Powered by Techcity

Trịnh Công Sơn với niềm tiên cảm “sau hòa bình”

Chừng nào nhân loại còn khắc khoải, lo âu trước vấn đề chiến tranh và hòa bình; chừng nào con người còn phấp phỏng trước lằn ranh sinh tử; chừng nào con người còn cần chia sớt niềm vui hay nỗi buồn, niềm hạnh phúc hay nỗi đau thương; chừng nào con người thấy trước sự hữu hạn của đời người, mọi cái như tiền tài, danh vọng đều không mang theo được, duy chỉ có tình người là báu vật truyền đời, chừng đó nhạc Trịnh còn vọng mãi.

Trịnh Công Sơn với niềm tiên cảm “sau hòa bình”

Đội kèn Huế biểu diễn các tác phẩm của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn -Ảnh: LINH CHI

Ngày 30/4/1975, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã có mặt ở Đài Phát thanh Sài Gòn để nói lời chào mừng ngày độc lập, thống nhất đất nước và cùng mọi người hát vang bài “Nối vòng tay lớn”: “Hôm nay là cái ngày mơ ước của tất cả chúng ta…Thống nhất và độc lập là những điều chúng ta mơ ước từ mấy chục năm nay…Tôi xin hát một bài. Hiện tại ở trên đài thì không có đàn guitar, tôi xin hát lại cái bài “Nối vòng tay lớn”.

Hôm nay, thật sự cái vòng tay lớn đã được nối kết”. (1) Ông Nguyễn Hữu Thái, cựu Chủ tịch Tổng hội sinh viên Sài Gòn, bạn của Trịnh Công Sơn đã giới thiệu Trịnh Công Sơn lên nói và hát ở Đài Phát thanh Sài Gòn lúc đó, về sau, khi viết sách hồi ức đã bình luận rằng: “Làm một người nghệ sĩ, Trịnh Công Sơn chỉ cần sự kiện sáng tác “Nối vòng tay lớn”, hát“Nối vòng tay lớn” như thế là đã có tên trong bảng đồng bia đá rồi”. (2)

Thật ra, “bảng đồng, bia đá” là điều người đời nghĩ thay cho Trịnh Công Sơn, chứ không phải là điều Trịnh Công Sơn nghĩ và phải nghĩ. Ngay cả danh hiệu người đời tặng cho Trịnh Công Sơn là “người viết ca khúc nổi tiếng”,

Trịnh Công Sơn cũng không hề nghĩ đến: “Tôi không bao giờ có tham vọng trở thành một người viết ca khúc nổi tiếng nhưng đời đã tặng cho tôi món quà ấy thì tôi không thể không nhận. Và khi đã nhận rồi thì mình phải có trách nhiệm đối với mọi người” (3).

Với trách nhiệm dấn thân của một người nghệ sĩ trước “vận nước điêu linh”, “dân mình phận long đong” vì chiến tranh, Trịnh Công Sơn đã tận hiến cho đời một nguồn suối nhạc hòa bình tuôn trào dường như bất tận, một nguồn suối làm dịu mát lòng người trong lửa đỏ chiến tranh, một nguồn suối hòa cùng sông lớn để tưới tắm cho những “Cánh đồng hòa bình” ngày mai.

Để có ngày hòa cùng sông lớn, nguồn suối đó đã phải vượt qua bao ghềnh thác cheo leo, hiểm trở: Trịnh Công Sơn đã phải vượt qua bao chông gai nghiệt ngã trong đời và trong nghệ thuật. Có khi Trịnh Công Sơn phải uống thuốc diamox làm rút bớt nước trong các tế bào đi để giảm cân, tránh phải cầm súng bắn vào “anh em”: “Đời tôi ngốc dại, tự làm khô héo tôi đây” (Chiếc lá thu phai), có khi:“Đường chạy vòng quanh một vòng tiều tụy” (Một cõi đi về), “Tiến thoái lưỡng nan, đi về lận đận, ngày xưa lận đận, không biết về đâu” (Tiến thoái lưỡng nan).

“Nối vòng tay lớn”được Trịnh Công Sơn hát trên Đài Phát thanh Sài Gòn ngày đất nước hòa bình, thống nhất 30/4/1975 là một kiệt tác đã ra đời từ năm 1968, nghĩa là rất sớm. Điều lạ lùng là nhiều ca khúc về hòa bình nổi tiếng của Trịnh Công Sơn đã được sáng tác trong các năm 1967, 1968 như: “Chờ nhìn quê hương sáng chói”, “Cánh đồng hòa bình”, “Đồng dao hòa bình”, “Ta thấy gì đêm nay”, “Dựng lại người dựng lại nhà”…

Từ năm 1968, với ca khúc “Nối vòng tay lớn”, Trịnh Công Sơn đã cảm nhận:“Từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay”, với ca khúc “Ta thấy gì đêm nay”, Trịnh Công Sơn đã tỏ nghe: “Rừng núi loan tin đến mọi miền, gió hòa bình bay về muôn hướng, ngày vui con nước trôi nhanh”. Rõ ràng, đấy là những ca khúc đầy tiên cảm về hòa bình.

Trịnh Công Sơn với niềm tiên cảm “sau hòa bình”

Vì sao nhạc Trịnh có niềm tiên cảm sâu xa này? Vì nhạc Trịnh bén rễ sâu vào nguồn mạch dân tộc. Vì lời ca đó bắt nguồn từ “Ca dao mẹ”, từ “Lời mẹ ru”: “Ru con khôn lớn (í… a… ), con Rồng Rồng Tiên”. Vì lời ca đó bắt nguồn từ niềm tự hào về linh khí Tiên Rồng, về truyền thống nước Việt, một “quê hương thần thoại”. Linh khí đó, truyền thống đó được bảo bọc, được truyền đời từ thế hệ này sang thế hệ khác, qua trái tim lớn lao của người mẹ: “Mẹ dạy cho con tiếng nói quê hương” (Ca dao mẹ).

Vì lời ca đó thấu rõ sức mạnh đoàn kết bất diệt của dân tộc mà không một thế lực nào, đạn bom, khí giới, lòng tham nào tiêu diệt nổi. Sức mạnh đó là sức mạnh di truyền trong màu da, trong dòng máu. Sức mạnh đó truyền đi trên màu Da Vàng nắng rọi:“Hôm nay nắng lạ lùng rọi ấm trên da vàng trên da thơm” (Đồng dao hòa bình). Sức mạnh đó trào sôi trong máu: “Dòng máu nối con tim đồng loại” (Nối vòng tay lớn), “Dòng máu anh em đã nhuộm mặt trời” (Ta thấy gì đêm nay). Sức mạnh đó kết nối trong tay: “Bàn tay ta nắm, nối tròn một vòng Việt Nam”(Nối vòng tay lớn). Bao nhiêu ý nghĩa chất chứa trong chữ nắm này: “nắm” để xóa chia cắt, “nắm” để không phân ly, “nắm” để nối lòng người thống nhất.

Những cội nguồn cảm hứng trên đây là cơ sở của niềm tin chắc chắn về tương lai hòa bình trong nhạc Trịnh. Trong ca khúc “Ngày trở về” của Phạm Duy, có hình ảnh người mẹ lòa đôi mắt vì khắc khoải đợi chờ người con thương binh trở về: “Mẹ lần mò, ra trước ao, nắm áo người xưa, ngỡ trong giấc mơ, tiếc rằng ta đôi mắt đã lòa vì quá đợi chờ”.

Còn người mẹ trong nhạc Trịnh đợi chờ với đôi mắt không mờ mà được thắp sáng bởi niềm tin hòa bình: “Chờ nhìn quê hương sáng chói mắt mẹ ngày nay chưa mờ” (ca khúc “Chờ nhìn quê hương sáng chói”, sáng tác năm 1967). Không chỉ tiên cảm về hòa bình, nhạc Trịnh còn tiên cảm về những vấn đề “sau hòa bình”, thể hiện một cái nhìn sâu xa, dài hạn, vượt trước hiện thực.

“Sau hòa bình” là việc phải lo hàn gắn vết thương chiến tranh, vết thương trên mặt đất, vết thương trong thịt da và cả vết thương trong lòng người: “Những ngón tay thơm nối tật nguyền, nối cuộc tình, nối lòng đổ nát, bàn tay đi nối anh em” (Ta thấy gì đêm nay).

“Sau hòa bình” là chuyện dựng xây lại Việt Nam, dựng xây đời mới, dựng lại người, dựng lại nhà: “Dựng nhà mới trên đổ nát này, dựng đời mới trong nụ cười… Người đi lên bàn tay hăng, nhà lớp lớp lớn trên Việt Nam”(Dựng lại người dựng lại nhà), “Dựng tình người trong ngày mới” (Nối vòng tay lớn). Dựng lại người, dựng lại nhà là hai việc lớn phải làm cùng lúc, nhưng không phải ngẫu nhiên mà Trịnh Công Sơn đặt việc “dựng lại người” lên trước việc “dựng lại nhà” (như tên ca khúc “Dựng lại người dựng lại nhà” đã thể hiện điều đó).

Bởi vì người là nhân tố quyết định, bởi vì người mới sẽ làm nên nhà mới, đời mới và nước mới. Bởi vì dựng nhà trên đổ nát là khó, nhưng dựng người qua đau thương, cắt chia càng khó hơn. Với thời gian, những vết thương trên mặt đất đã lành lặn dần nhờ công cuộc tái thiết, những vết thương trong thịt da đã thành sẹo nhờ băng bó thương đau, nhưng còn những vết thương chiến tranh trong lòng người đang gọi đời hóa giải? “Sau hòa bình” là chuyện “dựng tình người”, lấy tình thương để hòa hợp, hòa giải dân tộc: “Ta cùng lên đường, đi xây lại tình thương, lòng mẹ ta xưa kia bao la như Thái Bình Dương, những đứa con là sông, mừng hôm nay xóa hết căm hờn”(Dựng lại người dựng lại nhà).

Hòa giải, hòa hợp dân tộc là chuyện dân tộc ta đã làm có hiệu quả trong thời chiến. Nhạc Trịnh đã cất cao tiếng ca thống thiết, thúc giục điều này. Và ngày 30/4/1975 không có chuyện “Sài Gòn tử thủ” mà chỉ có tiếng gọi hòa hợp, hòa giải dân tộc được truyền đi trên Đài Phát thanh Sài Gòn. Qua đài này, người ta nghe Tổng thống Dương Văn Minh nói lời đầu hàng và sau đó, nghe giọng Trịnh Công Sơn cùng nhiều người hòa ca, gõ nhịp hát “Nối vòng tay lớn”: “Mặt đất bao la anh em ta về gặp nhau mừng như bão cát quay cuồng trời rộng”.

“Hậu” 30/4/1975 không có chuyện “Sài Gòn tắm máu”. Vậy việc hóa giải những tang thương, đổ vỡ do chiến tranh gây nên trong lòng người rất cần được tiếp tục, không được lãng xao, không để đứt gãy. Phép hóa giải đó đâu cần đến phép thần thông siêu nhiên nào mà rất đơn giản và gần gũi như nhạc Trịnh đã hát: “Bàn tay ta nắm”, “nối liền nắm tay”.

“Sau hòa bình” là tự do, điều đó nằm trong mạch nghĩ lô gíc, xuyên suốt của nhạc Trịnh: “Chờ nghe từ đất dậy tiếng ca tự do” (Chờ nhìn quê hương sáng chói). Nhưng hòa bình chỉ mới là điều kiện cần, điều kiện đủ là để có tự do thì phải chủ động, đồng lòng, đồng sức xây nền: “Ta cùng lên đường, đi xây lại tự do”(Dựng lại người dựng lại nhà). Và để có nền hòa bình, tự do bền vững, phải có trái tim và khát vọng dựng nước mạnh giàu, thoát khỏi thân phận nhược tiểu: “Dựng người mới như cây sang mùa, người vượt tới những trời xa” (Dựng lại người dựng lại nhà), “Hai mươi năm chờ đợi đã lâu, nay sức sống tràn về mạch máu, nuôi tim mẹ nuôi tim cha, nuôi tim nhau nuôi đất nước thật giàu” (Đồng dao hòa bình). “Sau hòa bình”, ngoài niềm tiên cảm về việc xây lại tự do, xây lại tình thương, dựng người mới, xây “nhà lớp lớp lớn trên Việt Nam”, điều đặc biệt là Trịnh Công Sơn đã sớm tiên cảm đến lạ lùng về cái điều mà giờ đây gọi là “hội nhập quốc tế”:“Trên cánh đồng hòa bình này, mặt trời yên vui lên đỏ chói, ngày Việt Nam đã qua cơn đau dài, triệu trái tim người cùng nhịp vui với con tim nhân loại” (Cánh đồng hòa bình). Hội nhập với “nhịp vui”, tức là hội nhập với một tâm thế chủ động, vững vàng, lạc quan. Và hội nhập sâu, tức là “cùng nhịp” với nhân loại vậy, khi đã vượt lên rào cản, vượt qua lộ trình.

……………………………………………

(1) Nguyễn Hữu Thái, Chuyện ít biết về ngày giải phóng Sài Gòn 30/4/1975, NXB Lao Động, Hà Nội, 2013, tr. 128, 129.

(2) Nguyễn Hữu Thái, sđd, tr. 130.

(3) Một cõi Trịnh Công Sơn, NXB Thuận Hóa, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, 2002, tr. 518, 519.

Nguyễn Hoàn

Nguồn

Cùng chủ đề

Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia “Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình” tại Quảng Trị

Văn phòng Trung ương Đảng vừa ban hành Thông báo số 101- TBVPTW về kết quả chuyến thăm và làm việc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại tỉnh Quảng Trị từ ngày 15 đến 16/10/2024.Theo thông báo, cơ bản các bộ, ngành ủng hộ, đồng thuận và nhất trí với các kiến nghị, đề xuất của tỉnh. Trên tinh thần tạo điều kiện và hỗ trợ tối đa để thúc đẩy phát triển KT -...

Nghĩa tình và lẽ sống

Là một nhà quản lý lãnh đạo báo chí, giàu tình cảm, yêu quê hương, yêu con người và đất nước - nhà báo Trương Đức Minh Tứ, Tổng Biên tập Báo Quảng Trị đã ghi lại biết bao kỷ niệm và dành nhiều cảm xúc của mình về những miền đất ông đã đi qua và mỗi con người được ông ngưỡng mộ trong Bút ký “Đời như tiểu thuyết” phát hành vào đầu tháng 10-2024.Trưa ngày 24/10/2024,...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tiếp Tổ chức Cựu chiến binh vì hòa bình

Chiều nay 21/10, tại TP. Đông Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hoàng Nam có buổi tiếp xã giao với đoàn công tác của Tổ chức Cựu chiến binh vì hòa bình (VFP), Hoa Kỳ do Chủ tịch Chi hội Cựu chiến binh vì hòa bình 160 tại Việt Nam Chuck Searcy làm trưởng đoàn.Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tặng quà lưu niệm cho Chủ tịch Chi hội Cựu chiến binh vì hòa bình 160...

Gắn Lễ hội Vì Hòa bình với mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh

Sáng nay 10/9, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp với Ban Tổ chức Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024 để đánh giá công tác tổ chức Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024. Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024 Hoàng Nam chủ trì cuộc họp.Đến nay, 6 hoạt động chính của Lễ hội Vì Hòa bình năm 2024 và 8 hoạt động hưởng ứng trước, trong và sau...

Tự nguyện

Tôi định tìm một đầu đề khác đặt cho bài viết về ca khúc Tự nguyện của cố nhạc sĩ Trương Quốc Khánh. Nhưng, sau những đắn đo và trước mấy cái tít đã viết lên giấy, cuối cùng tôi chọn tên ca khúc đặt cho bài viết của mình. Và, tôi nghĩ, có lẽ không có cái tên nào hợp với bài viết của mình hơn Tự nguyện.Tự nguyện là tiếng ca lý tưởng trong sáng, đẹp đẽ...

Cùng tác giả

Không khí lạnh tràn về, Hà Nội chuyển mưa rét vào đầu tuần

.tdi_77{vertical-align:baseline}.tdi_77>.wpb_wrapper,.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_77>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_77>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_77{padding-bottom:30px!important} .tdi_78{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_78 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_78,.tdi_78>p,.tdi_78 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_78 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_78 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .wp-caption-text,.tdi_78 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78...

Không khí lạnh tràn về, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển lạnh​

.tdi_77{vertical-align:baseline}.tdi_77>.wpb_wrapper,.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_77>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_77>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_77{padding-bottom:30px!important} .tdi_78{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_78 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_78,.tdi_78>p,.tdi_78 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_78 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_78 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .wp-caption-text,.tdi_78 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78...

Chung kết Liên hoan tiếng hát Bông mai vàng năm 2024

Sáng nay 24/11, Nhà Thiếu nhi tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc vòng chung kết Liên hoan tiếng hát Bông mai vàng năm 2024 với chủ đề “Giai điệu tuổi học trò” dành cho thiếu nhi trên địa bàn tỉnh.Một số tiết mục dự thi của các thí sinh sau lễ khai mạc - Ảnh: ĐVSau hơn một tháng thông báo, ban tổ chức liên hoan đã nhận được 89 tiết mục của 93 thí sinh trong toàn...

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú và kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

(Cổng TTĐT) Chiều ngày 19/11/2024, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Quảng Trị tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú lần thứ 16 năm 2023 và kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 (1982 - 2024). Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hồ Đại Nam; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến tham dự. Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy...

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng làm việc với đoàn công tác của FAO và ECHO

(Cổng TTĐT) Ngày 20/11/2024, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng có buổi làm việc với ông Rémi Nono Womdim, Trưởng đại diện Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam và bà Valentina Auricchio, Trưởng đại diện của Ủy ban bảo vệ dân sự và Viện trợ nhân đạo Châu Âu (ECHO) tại khu vực D3 cùng các thành viên đoàn công tác. ...

Cùng chuyên mục

Chung kết Liên hoan tiếng hát Bông mai vàng năm 2024

Sáng nay 24/11, Nhà Thiếu nhi tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc vòng chung kết Liên hoan tiếng hát Bông mai vàng năm 2024 với chủ đề “Giai điệu tuổi học trò” dành cho thiếu nhi trên địa bàn tỉnh.Một số tiết mục dự thi của các thí sinh sau lễ khai mạc - Ảnh: ĐVSau hơn một tháng thông báo, ban tổ chức liên hoan đã nhận được 89 tiết mục của 93 thí sinh trong toàn...

Chùm thơ của cô giáo Hoàng Thị Kim Lịch

Trong những năm tháng đất nước chiến tranh, tháng 10/1954, khi mới 10 tuổi, cô giáo Hoàng Thị Kim Lịch được Đảng, Nhà nước đưa ra miền Bắc học theo tiêu chuẩn con cán bộ kháng chiến. Năm 1965, cô được sang Trung Quốc học đại học, trở thành giáo viên rồi trở về nước. Cùng với nhiều cán bộ trở về Nam chiến đấu, xây dựng vùng giải phóng, đầu năm 1972, cô viết đơn tình nguyện đi...

Huyện Gio Linh tăng cường quản lý lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Những năm qua, huyện Gio Linh thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chỉ đạo của cấp trên, chủ động triển khai nhiều kế hoạch, giải pháp tích cực nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý về lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch; tăng cường chỉ đạo tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, góp phần nâng cao đời sống văn...

Đã có một mối tình “tay ba” kỳ diệu như thế! *

Tôi muốn mời bạn trước khi đọc những dòng tiếp sau đây, vô trang Youtube nghe ca khúc “Mộng mơ” (Reverie) bất hủ của nhà soạn nhạc người Đức nổi tiếng R.Schumann (1810-1856) với lời Việt của Phạm Duy, do ca sĩ Lệ Thu trình diễn. “Ngồi im, nhìn lên vườn sao lấp lo... Người xưa...biết duyên bạc số vẫn chưa quên tình hờ...”Mấy chục năm trước, khi còn là một học sinh cấp hai, có một cô bé...

Người góp phần đưa thể thao hải lăng phát triển

25 năm làm giáo viên môn giáo dục thể chất của Trường THPT Hải Lăng cũng là ngần ấy năm anh Trần Quang Vinh (sinh năm 1975), ở Khóm 7, thị trấn Diên Sanh, huyện Hải Lăng, miệt mài ngày đêm đào tạo, dạy dỗ nên hàng chục thế hệ võ sinh môn Karate. Về chuyên môn, anh làm tốt công tác tổ chức các giải thể thao cấp trường, tuyển chọn học sinh tham gia các giải, hội...

Góp phần khôi phục và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số

Sau một thời gian tích cực triển khai thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, đến nay, dự án đã góp phần khơi dậy tình yêu giữ gìn, phát huy những...

Thầy Phan Đăng – Phan Hứa Thụy của chúng tôi!

“Chào các anh chị, năm nay tui được Ban chủ nhiệm khoa phân công chủ nhiệm lớp Văn K10 của các anh chị, tên tui là Phan Đăng”.Đó là một buổi sáng cuối tháng 10 năm 1986, lớp Văn K10 chúng tôi được gặp thầy. Gần bốn mươi năm trôi qua, khi những đứa sinh viên 18 - 20 tuổi lúc ấy nay đã ngấp nghé tuổi 60, đi gần trọn vòng hoa giáp đời người chợt nhận ra...

Truyện ngắn: Những nhành lan tím

Một chiều đầu hạ, trên bến xe thị trấn Cam Lộ, một ông già dáng người mảnh khảnh, cổ quấn chiếc khăn rằn đen, bước xuống một cách khó nhọc từ chiếc xe khách mang biển số 50C... Toàn thân ông cúi gập xuống phía cánh tay đang chống gậy. Khác với thân hình có vẻ tiều tụy, khuôn mặt ông cương nghị, vầng trán cao, đôi mắt sáng...-Minh họa: NGỌC DUYÔng bước dọc theo con đường Trần Hưng...

Những nhành lan tím

Một chiều đầu hạ, trên bến xe thị trấn Cam Lộ, một ông già dáng người mảnh khảnh, cổ quấn chiếc khăn rằn đen, bước xuống một cách khó nhọc từ chiếc xe khách mang biển số 50C... Toàn thân ông cúi gập xuống phía cánh tay đang chống gậy. Khác với thân hình có vẻ tiều tụy, khuôn mặt ông cương nghị, vầng trán cao, đôi mắt sáng...-Minh họa: NGỌC DUYÔng bước dọc theo con đường Trần Hưng...

Phát triển bóng đá phong trào không cạnh tranh trong trường học

Khoảng 2 năm trở lại đây, bóng đá phong trào trong các trường học trên địa bàn tỉnh Quảng Trị phát triển khá mạnh , thu hút số lượng lớn giáo viên và học sinh tham gia. Mô hình câu lạc bộ (CLB) bóng đá phong trào trong trường học trở thành một sân chơi thường xuyên, lành mạnh, mang đến nhiều cơ hội để rèn luyện sức khỏe, giáo dục toàn diện cho học sinh. Phong trào này...

Tin nổi bật

Tin mới nhất