Powered by Techcity

Triển khai biện pháp ngăn chặn, giảm thiểu tối đa quá trình sa mạc hóa, hạn hán

Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động Ngày Môi trường Thế giới (5/6) năm 2024 với chủ đề “Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hoá” nhằm kêu gọi các quốc gia trên toàn cầu cùng chung tay hướng tới mục tiêu phục hồi đất đai, chống sa mạc hóa và khả năng chống hạn, làm chậm quá trình biến đổi khí hậu, bảo vệ tự nhiên, tăng cường sinh kế và an ninh lương thực cho hàng tỉ người trên toàn thế giới.

Triển khai biện pháp ngăn chặn, giảm thiểu tối đa quá trình sa mạc hóa, hạn hán

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng và Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Trần Văn Bến trao cờ Tổ quốc cho ngư dân 3 xã vùng biển huyện Vĩnh Linh tại lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới, Ngày Đại dương Thế giới, Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2024 – Ảnh: T.N

Năm 2024, đánh dấu kỷ niệm 30 năm Công ước Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa. Theo đó, từ ngày 2-13/12/2024, phiên họp thứ 16 hội nghị các bên (COP 16) của Công ước Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa (UNCCD) sẽ được tổ chức tại thủ đô Riyadh của Ả Rập Xê Út. Theo Công ước của Liên hợp quốc về chống sa mạc hóa, có tới 40% diện tích đất đai trên hành tinh bị suy thoái, ảnh hưởng trực tiếp đến một nửa dân số thế giới và đe dọa khoảng một nửa GDP toàn cầu (44 nghìn tỉ USD).

Tần suất và thời gian hạn hán đã tăng 29% kể từ năm 2000, nếu không có hành động khẩn cấp, hạn hán có thể ảnh hưởng đến hơn 3/4 dân số thế giới vào năm 2050. Phục hồi đất là một trong những mục tiêu chính trong Thập kỷ Phục hồi Hệ sinh thái của Liên hợp quốc (2021-2030), thông qua các chính sách, sáng kiến và tham gia cơ chế hợp tác toàn cầu, khu vực để bảo vệ và hồi sinh các hệ sinh thái trên toàn thế giới nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

Do đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường khuyến nghị các cấp chính quyền cần nâng cao nhận thức, coi nội dung phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hóa là một phần không thể tách rời của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, là nhiệm vụ quan trọng của quá trình phát triển bền vững gắn chặt với các chương trình dự án, sáng kiến có liên quan tới biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai và phát triển sinh kế bền vững.

Kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải từ hoạt động xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp (đặc biệt là hoạt động chăn nuôi và canh tác nông nghiệp) và quy định về phân loại rác thải tại nguồn (theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường tại khoản 1 Điều 79 và khoản 1 Điều 75 phải được thực hiện chậm nhất là ngày 31/12/2024) đảm bảo chất thải phát sinh phải được xử lý đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia về chất thải tương ứng trước khi thải ra môi trường, đặc biệt nghiêm cấm việc xả thải không đúng quy định ra môi trường đất.

Đồng thời, tăng cường triển khai nhân rộng các mô hình hiệu quả trong việc phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hóa, đặc biệt là những khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của hiện tượng hạn hán, sa mạc hóa…

Đối với tỉnh Quảng Trị, hiện nay đã xây dựng và ban hành nhiều chính sách quản lý và bảo vệ tài nguyên, môi trường nhằm nâng cao trách nhiệm, hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững, trong đó có những chính sách mang tính chiến lược lâu dài như Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2030, Kế hoạch thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Trị đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trong đó, chú trọng công tác bảo vệ môi trường tại các khu, cụm công nghiệp, làng nghề, khắc phục tình trạng ô nhiễm, cải thiện môi trường làng nghề, nông thôn và các lưu vực sông, hồ, tăng cường công tác quan trắc, giám sát môi trường nhằm cảnh báo và đề xuất các giải pháp hạn chế xâm nhập mặn.

Tỉnh cũng đã có những định hướng chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa các ngành kinh tế, từng bước hạn chế các ngành kinh tế phát sinh chất thải lớn, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, ban hành các chính sách cũng như khuyến khích và xây dựng các mô hình các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp về chống rác thải nhựa thực hiện theo tinh thần Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy.

Để hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới (5/6), Tháng hành động vì môi trường năm 2024, UBND tỉnh Quảng Trị yêu cầu các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể, địa phương, đơn vị tích cực triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới.

Trong đó, tiếp tục triển khai Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật; các nghị quyết, chương trình hành động của Chính phủ về tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất và suy thoái rừng; phòng chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn…

Xây dựng cơ chế chính sách, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở nghiên cứu phòng chống sa mạc hóa; điều tra đánh giá thực trạng sa mạc hóa, xây dựng cơ sở dữ liệu về sa mạc hóa, xây dựng bản đồ hạn hán cho các khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp; tổ chức các hoạt động chuyển giao công nghệ và những kết quả về hợp tác quốc tế, hợp tác khu vực, trong đó có sáng kiến về giảm phát thải thông qua các nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, sáng kiến về chi trả dịch vụ môi trường rừng…

Chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và sinh thái của từng vùng. Tập trung rà soát, phân loại, theo dõi diễn biến chất lượng môi trường đất; điều tra, đánh giá khu vực bị ô nhiễm, có nguy cơ ô nhiễm đảm bảo các khu vực này phải được khoanh vùng; xây dựng và thực hiện kế hoạch xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường đất bị ô nhiễm theo quy định; có biện pháp ngăn chặn, giảm thiểu tối đa quá trình sa mạc hóa, hạn hán trên địa bàn.

Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các địa phương và tạo điều kiện cho người dân địa phương tham gia tiếp cận với các thông tin và kỹ thuật phòng tránh khô hạn và hoang mạc. Đẩy mạnh các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, phát triển sinh kế cho người dân ở những vùng có nguy cơ hoặc bị sa mạc hóa. Bên cạnh đó nghiên cứu và áp dụng những giải pháp tiên tiến nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nước và bảo vệ bề mặt của đất.

Đặc biệt là các địa phương cần nâng cao nhận thức, coi nội dung phục hồi đất, chống sa mạc hóa là một phần của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, là nhiệm vụ quan trọng của quá trình phát triển bền vững gắn chặt với các chương trình dự án, sáng kiến có liên quan tới biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai và phát triển sinh kế bền vững.

Kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải từ hoạt động xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp, đặc biệt là hoạt động chăn nuôi và canh tác nông nghiệp và quy định về phân loại chất thải rắn tại nguồn, đảm bảo chất thải phát sinh phải được xử lý đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường và quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia về chất thải tương ứng trước khi thải ra môi trường. Đặc biệt nghiêm cấm việc xả thải không đúng quy định ra môi trường đất.

Triển khai nhân rộng các mô hình hiệu quả trong việc phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hóa. Đồng thời phát hiện, biểu dương khen thưởng tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và cộng đồng có thành tích, sáng kiến tiêu biểu trong hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên.

Tân Nguyên

Nguồn

Cùng chủ đề

Tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ dự án LNG Hải Lăng giai đoạn 1

Chiều nay 14/11, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng chủ trì buổi làm việc với các sở, ban, ngành, địa phương và liên danh nhà đầu tư dự án LNG Hải Lăng giai đoạn 1 để tháo gỡ những vướng mắc, thúc đẩy tiến độ dự án.Đại diện Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh báo cáo tại buổi làm việc - Ảnh: Lê TrườngBáo cáo của Ban Quản lý Khu kinh tế...

Kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 23/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm kê đất đai năm 2024; Quyết định số 817/QĐ-TTg ngày 9/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024”; Thông tư số 8/2024/TTBTNMT ngày 31/7/2024 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản...

Hội nghị đối thoại doanh nghiệp lĩnh vực tài nguyên và môi trường

Nhằm xây dựng, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thân thiện, an toàn, minh bạch; hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh trong thực hiện các hồ sơ, thủ tục thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường, sáng nay 12/11, Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Trị tổ chức hội nghị đối thoại doanh nghiệp lĩnh vực tài nguyên và môi trường năm 2024. Hội nghị có sự tham gia...

Giảm tác động, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu

Quảng Trị là tỉnh có địa hình chiều ngang hẹp, ngắn, dốc; có bờ biển dài 75km, hệ thống sông ngòi khá dày đặc và khí hậu phức tạp. Do đó, Quảng Trị là một trong những tỉnh thường chịu ảnh hưởng của các loại hình thiên tai với tần suất và mức độ lớn. Bình quân mỗi năm tỉnh phải hứng chịu khoảng 2 cơn bão cùng với lũ lụt, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn, lũ...

Trồng rừng ngập mặn cải thiện môi trường sinh thái

Nhiều năm qua, Sở Tài Nguyên và Môi trường Quảng Trị cùng các sở, ngành, cơ quan chức năng liên quan đã triển khai các dự án trồng rừng ngập mặn nhằm phát huy tác dụng chắn sóng, bảo vệ đê điều, chống triều cường, xói lở đất, cải thiện môi trường sinh thái, giảm thiểu biến đổi khí hậu, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân ở một số vùng ven biển phát triển sản xuất, nâng...

Cùng tác giả

Không khí lạnh tràn về, Hà Nội chuyển mưa rét vào đầu tuần

.tdi_77{vertical-align:baseline}.tdi_77>.wpb_wrapper,.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_77>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_77>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_77{padding-bottom:30px!important} .tdi_78{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_78 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_78,.tdi_78>p,.tdi_78 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_78 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_78 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .wp-caption-text,.tdi_78 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78...

Không khí lạnh tràn về, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển lạnh​

.tdi_77{vertical-align:baseline}.tdi_77>.wpb_wrapper,.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_77>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_77>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_77{padding-bottom:30px!important} .tdi_78{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_78 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_78,.tdi_78>p,.tdi_78 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_78 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_78 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .wp-caption-text,.tdi_78 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78...

Chung kết Liên hoan tiếng hát Bông mai vàng năm 2024

Sáng nay 24/11, Nhà Thiếu nhi tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc vòng chung kết Liên hoan tiếng hát Bông mai vàng năm 2024 với chủ đề “Giai điệu tuổi học trò” dành cho thiếu nhi trên địa bàn tỉnh.Một số tiết mục dự thi của các thí sinh sau lễ khai mạc - Ảnh: ĐVSau hơn một tháng thông báo, ban tổ chức liên hoan đã nhận được 89 tiết mục của 93 thí sinh trong toàn...

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú và kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

(Cổng TTĐT) Chiều ngày 19/11/2024, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Quảng Trị tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú lần thứ 16 năm 2023 và kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 (1982 - 2024). Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hồ Đại Nam; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến tham dự. Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy...

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng làm việc với đoàn công tác của FAO và ECHO

(Cổng TTĐT) Ngày 20/11/2024, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng có buổi làm việc với ông Rémi Nono Womdim, Trưởng đại diện Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam và bà Valentina Auricchio, Trưởng đại diện của Ủy ban bảo vệ dân sự và Viện trợ nhân đạo Châu Âu (ECHO) tại khu vực D3 cùng các thành viên đoàn công tác. ...

Cùng chuyên mục

Tiếp sức cho lao động huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Thời gian gần đây, số lượng người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng ở huyện Đakrông tăng mạnh. Kết quả trên có được một phần quan trọng nhờ chính sách hỗ trợ người lao động là người dân tộc thiểu số, người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ nguồn lực của trung ương, địa phương.Hồ Văn Sống (thứ 2 từ trái sang) ở thôn...

Tăng cường hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp

Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển các cụm công nghiệp (CCN) nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các địa phương, đặc biệt là khu vực nông thôn. Việc thành lập các CCN đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động, giải quyết việc làm tại chỗ; đồng thời khắc phục tình trạng sản...

Tích cực nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý, vận hành lưới điện

Những năm qua Công ty Điện lc Quảng Tr (PC Quảng Trị) đã tích cực nghiên cứu, xây dựng và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào các lĩnh vực tự động hóa công tác vận hành, kiểm tra, đánh giá chất lượng mạng lưới điện, quản lý đầu tư xây dựng và kinh doanh dịch vụ khách hàng, góp phần nâng cao hoạt động sản xuất-kinh doanh của công ty.Một số hình ảnh mất an toàn lưới điện...

Góp phần để Hải Lăng đạt chuẩn huyện nông thôn mới

Thời gian qua, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Quảng Trị đã tập trung đầu tư, nâng cấp, sửa chữa hệ thống giao thông, từ đường tỉnh đến đường huyện, đường xã giúp huyện Hải Lăng khai thác các tiềm năng, thế mạnh, thu hút đầu tư, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đặc biệt giúp huyện hoàn thành tiêu chí về giao thông, góp phần để Hải Lăng đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào năm...

Phát huy hiệu quả chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

HÀ SỸ ĐỒNG, UVBTVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng TrịPhát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi luôn là một nhiệm vụ mang tính chiến lược. Đại hội XIII của Đảng xác định:“Tập trung hoàn thiện và triển khai thực hiện tốt các chính sách dân tộc trên tất cả các lĩnh vực, nhất là các chính sách đặc thù giải quyết những khó khăn của đồng...

Nỗ lực thoát nghèo từ nguồn vốn chính sách

Nhờ nguồn vốn vay chính sách, vợ chồng thương binh, cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Xuân Lai (60 tuổi) và bà Nguyễn Thị Hương (53 tuổi) ở thôn Dương Văn Lộc, xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong đã phát triển chăn nuôi, cho con đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và dần thoát khỏi cuộc sống nghèo khó.Bà Nguyễn Thị Hương (vợ CCB Nguyễn Xuân Lai) ở thôn Dương Văn Lộc, xã Triệu Thuận, huyện Triệu...

Biến rác thải thành tài nguyên

Từ phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp và các chợ dân sinh, bếp ăn tập thể, anh Nguyễn Đăng Vương, hội viên Hội Nông dân thôn Bình An, xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đã nghiên cứu, sản xuất thành công hơn 300 tấn thức ăn hỗn hợp vi sinh, hơn 50 tấn phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ chăn nuôi và trồng trọt. Đây là sản phẩm mà anh Vương dày công thực...

Quan tâm xây dựng sản phẩm du lịch OCOP

Mới đây, tại thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh vừa tổ chức hội thảo tham vấn cộng đồng đề án nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch gắn kết trải nghiệm cà phê tại Quảng Trị và công bố sản phẩm du lịch Khe Sanh coffee tour. Mô hình được đánh giá là hướng đi mới, nhiều tiềm năng phát triển để trở thành sản...

Kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 23/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm kê đất đai năm 2024; Quyết định số 817/QĐ-TTg ngày 9/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024”; Thông tư số 8/2024/TTBTNMT ngày 31/7/2024 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản...

Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính trên địa bàn thành phố Đông Hà

Công tác đo đạc, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sử dụng đất được đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bao gồm cấp lần đầu; cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), thực hiện các quyền của người sử dụng đất và tăng cường công tác quản...

Tin nổi bật

Tin mới nhất