HomeVăn hóaTrần Hoàn nhạc sĩ của mùa xuân

Trần Hoàn nhạc sĩ của mùa xuân


Trong thập niên những năm 1980-1990 và cho đến bây giờ, mỗi lần mùa xuân về trên những nẻo đường, góc phố, nhiều bản nhạc xuân của Trần Hoàn lại vang lên trên sóng phát thanh, truyền hình. “Em ơi em mùa xuân đã về trên cành lá…”, Từ bài “Tình ca mùa xuân”; “Một mùa xuân nho nhỏ”; đến bài “Hát về mùa xuân”; “Em nghĩ gì khi mùa xuân đến”… Ông có tới hàng chục bài viết về mùa xuân hoặc mang âm hưởng mùa xuân. Ca khúc về mùa xuân của ông được yêu thích và có sức sống bền vững. Người dân Quảng Trị luôn tự hào vì có một người con làm bộ trưởng, cán bộ cách mạng mẫu mực, một nhạc sĩ sáng tác những ca khúc về quê hương, đất nước, mùa xuân làm xao động lòng người.

Trần Hoàn nhạc sĩ của mùa xuân

Nhạc sĩ Trần Hoàn-Ảnh: T.L

Nhạc sĩ Trần Hoàn, tên thật là Nguyễn Tăng Hích, sinh năm 1928 ở một vùng quê xã Hải Tân, huyện Hải Lăng. Ông tự học nhạc và sáng tác từ năm 16, 17 tuổi. Năm 20 tuổi ông đã viết được bản nhạc lừng danh “Sơn nữ ca”. Với ca khúc này, một số người cho rằng “ ông đứng vào đội ngũ những nhạc sĩ tiền chiến lừng danh như: Văn Cao, Đoàn Chuẩn, Lê Thương, Đặng Thế Phong”…

Tuy nổi tiếng sớm nhưng ông không phải là một nhạc sĩ chuyên nghiệp mà là cán bộ cách mạng, tham gia chống thực dân Pháp từ lúc còn đi học, được tôi luyện trong gian khổ, khó khăn ngày càng trưởng thành, được đồng đội và cấp trên tin tưởng, giao nhiều trọng trách như: Giám đốc Sở Văn hóa Hải Phòng, Trưởng ty Thông tin Bình Trị Thiên, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng (khóa VI, VII), đại biểu Quốc hội khóa VIII, Bộ trưởng Bộ Văn hóa- Thông tin, Phó Trưởng ban Tư tưởng- Văn hóa Trung ương, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật Việt Nam…

Làm cán bộ lãnh đạo, quản lý với bao công việc phải giải quyết hằng ngày hầu như chiếm hết cả thời gian. Chỉ những lúc rảnh rỗi có cảm hứng ông mới bắt tay vào viết nhạc, mỗi năm chỉ sáng tác vài ba tác phẩm. Số lượng không nhiều nhưng bù lại nhiều bài của ông rất hay, trở thành những bản nhạc được phổ biến rộng rãi, được người nghe yêu thích. Có những bài sống mãi với thời gian, đặc biệt là những bản nhạc viết về mùa xuân đầy sôi nổi, rạo rực, tươi trẻ như mùa xuân đang về. Trần Hoàn là một trong những nhạc sĩ viết nhạc xuân hay nhất, ông được nhiều người gọi là “nhạc sĩ của mùa xuân”.

Viết nhạc về mùa xuân không chỉ do cảm hứng trước sự thay đổi của thời gian, sự tươi mới của vạn vật, vũ trụ mà còn thể hiện một tinh thần lạc quan, yêu đời, giúp người nghe tạm quên đi những khó khăn, nhọc nhằn của cuộc sống hiện tại. Bà Thanh Hồng (vợ ông Trần Hoàn) từng nói về những bản nhạc xuân của chồng: “Anh Hoàn mê viết nhạc, say mùa xuân. Mùa xuân luôn tạo cho anh ấy những cảm xúc mới mẻ, thăng hoa, đầy sáng tạo…”.

Với bài hát “Tình ca mùa xuân” cho thấy mùa xuân đến là sự chuyển mình của trời đất, vạn vật mang đầy sắc xuân tươi mới. Mở đầu bài hát là lời báo hiệu mùa xuân đang về của chàng trai “Em ơi em mùa xuân đã vtrên cành lá/Tiếng chim kêu ngọt quácho trời xanh xanh thẳm”. Bài hát ra đời năm 1978 (phổ thơ Nguyễn Loan) trong hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, mới 3 năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, những vết thương chưa lành, những cánh đồng, ruộng nương còn nhiều bom đạn.

Trong bữa ăn hằng ngày có nhiều khoai sắn thay cơm, thêm vào đó là tiếng súng nổ ở hai đầu biên giới… nhưng lời ca, giai điệu lại không có chút ưu phiền mà trong trẻo, rạo rực, lạc quan đến lạ thường. Bài hát phản ánh hiện thực cuộc sống thời điểm lúc bấy giờ: “Trong ánh mắt em cưi có màu xanh khoai sắn/ trong bàn tay xinh xắn có hình dòng kênh xanh”.

Đây là lời nhạc của Trần Hoàn (nguyên văn bài thơ Nguyễn Loan là “Trong ánh mt em cười cómàu xanh non nước/Trong vòng tay mơ ước ôm hình dòng kênh xanh”) từ “khoai sắn” là do tác giả thêm vào để nói lên cuộc sống lúc đó. Hiện thực cuộc sống không như mong muốn nhưng nét nhạc vẫn tươi vui, trong sáng, lạc quan: “Mùa xuân vem ơi, cơn mưa đầu mát lạ/Mùa xuân vem ơi, nng mới đãbay về”.

Đây cũng là bài hát mang nỗi niềm tâm sự riêng của tác giả, là niềm vui gặp mặt sau bao năm chiến tranh xa cách của vợ chồng nhạc sĩ Trần Hoàn. Nỗi nhớ thương người vợ ở hậu phương trong nhiều năm chiến tranh và niềm vui được sum họp bên gia đình đã giúp tác giả viết nên bản tình ca sôi nổi, trữ tình, đằm thắm.

Bài hát ra đời có tác dụng to lớn, nhất là đối với người chiến sĩ ở tiền tuyến và người vợ ở hậu phương: “Trên chiến tuyến diệt thù có bàn tay anh chắc/Nơi hậu phương xa lắc vững vàng bàn tay em”.

Trần Hoàn nhạc sĩ của mùa xuân

Rực rỡ sắc xuân -Ảnh: T.N

Chỉ 3 năm sau, nhạc sĩ Trần Hoàn lại có thêm bài hát viết về mùa xuân đạt tới đỉnh cao. Bài “Mùa xuân nho nhỏ”, được thu âm và phát trên sóng phát thanh mùa xuân năm 1981, phổ thơ Thanh Hải- một người bạn chiến đấu lâu năm của Trần Hoàn.

Cả hai người đi theo cách mạng có những đóng góp cho sự nghiệp kháng chiến nhưng họ là những người rất khiêm tốn trong cuộc sống hiện tại: “Ta làm con chim hót/Ta làm một nhành hoa/Một nốt trm xao xuyến/Tan biến trong hoà ca”. Khi họ nói về mùa xuân cũng chỉ … nho nhỏ thôi.

Bài hát lột tả được bức tranh xuân tươi đẹp: “Mc giữa dòng sông xanh/ Một bông hoa tím biếc/Ơi con chim chiền chiện/Hót chi mà vang tri/Từng git long lanh rơi/Tôi đưa tay hứng về”…Âm thanh của niềm vui, rạo rực lòng người: “Ơi con chim chiền chiện/ hót chi mà vang trời”.

Nhạc sĩ Trần Hoàn từng tâm sự: “Chúng ta làm văn nghệ không nên vỗ ngực cho là làm cái gì to lớn. Ta góp một nhành trúc, một nhành hoa, một nốt nhạc cũng được, miễn là trong bản hòa ca chung của bản hợp xướng nghệ thuật phục vụ cách mạng”.

Ở bài hát này điệp khúc mùa xuân được nhắc lại nhiều lần “Mùa xuân, mùa xuân…mùa xuân” thể hiện sự tươi vui, rạo rực trước mùa xuân về. Bài hát cũng mang âm hưởng dân ca xứ Huế “Khúc Nam ai, Nam bằng/ Nưc non ngàn dặm mình/ Nưc non ngàn dặm tình/ Đất Huếnhịp phách tiền”

Ở bài hát này ông gần như giữ được hầu hết các câu chữ trong thơ của Thanh Hải, chỉ thay đổi chút ít. Điều đó cho thấy sự đồng điệu, thấu hiểu của hai người bạn…Có thể nói với một bài thơ rất hay và một bản nhạc có giai điệu, ca từ đẹp càng làm cho mùa xuân thêm náo nức, rộn ràng. Qua đó cũng giúp cho người nghe thấu hiểu được tấm lòng của nhà thơ, nhạc sĩ đối với quê hương, đất nước mến yêu.

Một thời gian sau, vào năm 1987 khán giả lại được nghe bài “Hát về mùa xuân” của Trần Hoàn do ca sĩ Thanh Hoa thể hiện. Mở đầu bài hát là khúc ca vui, rộn ràng: “La la là la, la la là la…Mùa xuân vui li đến, rung màu nắng vi ngàn ánh lung linh màu/Mùa xuân đang chuyển ti, cho cuộc sống nhịp điệu vi hương đi mi”…

Mùa xuân trong bài hát này của Trần Hoàn ta nghe được âm vang của lao động, sản xuất dựng xây đất nước, mùa xuân cũng gắn với câu chuyện tình của đôi trai gái: “Gặp nhau giữa công trưng, ưc mơ gì mà mắt em long lanh/ Gặp nhau giữa cánh đồng, nói những gì mà lúa em thêm xanh.” Mùa xuân ngập tràn nắng ấm, sắc hoa và tình người.

Bài hát như là câu chuyện có sự kết hợp giữa tình yêu cá nhân với tình yêu đất nước rộng lớn trên nét nhạc nhẹ nhàng, tươi vui, trong trẻo. Ngoài ra Trần Hoàn còn sáng tác một số bài về mùa xuân hoặc mang âm hưởng mùa xuân như: Em nghĩ gì khi mùa xuân đến, Thăm bến Nhà Rồng, Tiếng chim mùa xuân…

Những bài hát viết về mùa xuân của Trần Hoàn hầu hết ra đời trong hoàn cảnh đất nước còn khó khăn (cuối những năm 1970 và thập kỷ 1980) nhưng tràn trề sức sống, sự lạc quan, nhìn về tương lai. Cho ta niềm tin, thắp lên ánh lửa để giúp mọi người cùng tiến lên phía trước. Ngày nay mỗi lần khi mùa xuân về, nghe những bản nhạc mùa xuân của Trần Hoàn ta vẫn cảm thấy lâng lâng, rạo rực, xao xuyến như mùa xuân năm nào.

Hoàng Nam Bằng



Nguồn: https://baoquangtri.vn/tran-hoan-nhac-si-cua-mua-xuan-190890.htm

Tin mới nhất