Powered by Techcity

Tìm hướng đi riêng để đưa nông sản, cây dược liệu bản địa vươn ra thị trường

Dù mới đi vào hoạt động nhưng nhờ biết cách liên kết, hợp tác với đơn vị sản xuất có kinh nghiệm và lựa chọn dòng sản phẩm riêng, các thành viên HTX Nông nghiệp sinh thái Tây Thạch Hãn, xã Mò Ó, huyện Đakrông, đã sản xuất được một số sản phẩm mang tính đặc trưng của địa phương, bước đầu được thị trường đón nhận.

Tìm hướng đi riêng để đưa nông sản, cây dược liệu bản địa vươn ra thị trường

Thành viên HTX Nông nghiệp sinh thái Tây Thạch Hãn xay xát nông sản để chế biến trà – Ảnh: M.L

Được thành lập năm 2022, HTX Nông nghiệp sinh thái Tây Thạch Hãn hiện có 10 thành viên (8 nữ, 2 nam). Sản phẩm chủ yếu của HTX là bột sắn (khoai mì), bột đậu xanh, một số loại trà gừng cam sả, trinh nữ hoàng cung và trà làm từ rễ cây rừng của đồng bào dân tộc thiểu số dành cho phụ nữ sau sinh.

Những ngày này, thành viên Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp sinh thái Tây Thạch Hãn bận rộn với công việc sơ chế, đóng gói các sản phẩm trà thành phẩm để chuẩn bị tham gia những hội chợ thương mại ở các tỉnh, thành trong nước dịp cuối năm. Dù mới đi vào hoạt động hơn 1,5 năm nhưng sản phẩm của HTX ngoài được tiêu dùng chính trong tỉnh đã có mặt ở một số thị trường các tỉnh phía Nam.

Theo chị Trần Thị Nhung, Giám đốc HTX Nông nghiệp sinh thái Tây Thạch Hãn, địa bàn xã Mò Ó và một số vùng lân cận như Ba Lòng, Triệu Nguyên… có vùng đất trồng các loại cây hoa màu rất tốt. Nhờ chất đất và khí hậu nên chất lượng các loại nông sản ở đây mang hương vị, chất lượng rất đặc trưng, ít nơi nào có được.

Tuy nhiên, sản phẩm nông sản ở đây thường lâm vào cảnh “được mùa mất giá”, giá cả bấp bênh, phụ thuộc thương lái nên thu nhập của người dân rất thấp. Trong khi đó, những loại nông sản như các loại đậu, gừng, củ sắn… chỉ qua một số công đoạn sơ chế đơn giản là đã có thể tạo thành những sản phẩm mang tính đặc sản được nhiều người ưa chuộng.

Từ củ lạc nhưng nếu được sơ chế, sấy, đóng gói là giá bán đã cao gấp nhiều lần so với củ lạc nguyên liệu thông thường, chị Nhung nghĩ đến địa phương có giống sắn nếp truyền thống (không phải sắn KM94 chỉ để làm nguyên liệu sản xuất tinh bột sắn).

Trước đây, củ sắn nếp thường được người dân quê chị luộc, hấp ăn thay cơm để chóng đói. Bây giờ sắn nếp không còn là cây lương thực chính nhưng cũng là món quà quê dân dã được nhiều người ưa thích.

Tuy nhiên, củ sắn tươi thì chỉ có thể ăn theo mùa chứ không phải khi nào cũng sẵn. Để bảo quản sản phẩm được lâu hơn, đến mùa thu hoạch sắn nếp, người dân nhổ sắn mang củ về lột vỏ, rửa sạch, xắt lát phơi, sấy khô sau đó xay thành bột chế biến món chè và các loại bánh truyền thống. “Bột sắn nếp (khoai mì) rất ngon bởi có mùi thơm đặc trưng tự nhiên của dòng sắn này.

Tôi đóng gói, giới thiệu sản phẩm cho người quen dùng thử và nhận được những phản hồi tích cực. Sau khi HTX Nông nghiệp sinh thái Tây Thạch Hãn ra đời, tôi mạnh dạn đưa vào sản xuất và bây giờ bột khoai mì trở thành một trong những sản phẩm chính mang nét riêng của HTX được người tiêu dùng đón nhận”, chị Nhung bộc bạch.

Sinh ra và lớn lên ở vùng núi cao, từ nhỏ Nhung đã gắn bó với cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Đakrông. Vùng đất này có nhiều loại thảo dược tự nhiên, trong đó có các loại rễ cây rừng dùng cho phụ nữ sau sinh với tác dụng bổ máu, thông kinh lạc, bồi bổ sức khỏe được người dân địa phương sử dụng từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Cũng từ việc phát triển thị trường cho một số sản phẩm nông sản trên, chị Nhung bắt đầu nghĩ đến việc phát triển các loại trà, nhất là trà từ các loại rễ cây rừng, bài thuốc cho phụ nữ sau sinh mà chị và các thế hệ phụ nữ trong gia đình và bản làng đã sử dụng.

Chị Nhung chia sẻ: “Tôi quá quen thuộc với các loại cây thuốc lá, rễ cây rừng của đồng bào, có những loại cây rất tốt cho phụ nữ sau sinh. Sau này, làm việc với HTX Dịch vụ Nông nghiệp Hùng Anh được tham gia các hội chợ nông nghiệp, nông thôn, tôi thấy nhiều loại lá, rễ cây rừng bản địa được phát triển thành những sản phẩm truyền thống mang đặc trưng riêng nên ấp ủ ý tưởng sản xuất những sản phẩm thảo dược từ vùng nguyên liệu sẵn có tại địa phương, vừa giúp người dân phát triển kinh tế, vừa giới thiệu nét văn hóa đặc trưng của quê hương ra thị trường bên ngoài”.

Ý tưởng này của chị Nhung nhận được sự hỗ trợ tích cực từ HTX Dịch vụ nông nghiệp Hùng Anh, một đơn vị có máy móc, trang thiết bị tiên tiến và có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất các loại trà thảo dược trên địa bàn huyện Đakrông.

Ngoài được sử dụng máy móc, trang thiết bị để sơ chế, đóng gói sản phẩm, HTX này còn hỗ trợ các thành viên HTX Nông nghiệp sinh thái Tây Thạch Hãn phát triển thị trường với mong muốn cùng nhau xây dựng một quy trình sản xuất và kiểm soát chất lượng để đưa sản phẩm nông sản, cây dược liệu, những bài thuốc truyền thống ở vùng rừng núi Đakrông vươn ra thị trường, từ đó tạo thêm việc làm, thu nhập cho người dân.

Theo chị Nhung, hiện HTX đang hoàn thiện hồ sơ thủ tục để đăng ký nhãn mác, bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm. Tuy nhiên, hiện nay HTX vẫn còn nhiều khó khăn do mới thành lập, nguồn vốn ít, chưa đủ điều kiện xây dựng nhà xưởng, trang thiết bị máy móc nên rất mong muốn được cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đồng hành, tạo điều kiện để được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

Mai Lâm

Nguồn

Cùng chủ đề

Chuyện về cây lúa ở Hải Lăng

Đến bây giờ, đồng ruộng Hải Lăng đã trở thành vựa lúa của tỉnh. Nông dân Hải Lăng nơi vùng đồng nổi danh là người làm ruộng với kỹ năng thâm canh cao và làm chủ mọi tiến bộ khoa học kỹ thuật trong toàn bộ chuỗi sản xuất lúa. Hiện tổng sản lượng lương thực có hạt của huyện Hải Lăng đã đạt trên 90.000 tấn và giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đã đạt...

Đẩy nhanh thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo

Trong những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã nỗ lực triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Qua đó, giúp các gia đình nghèo có điều kiện cải thiện chỗ ở, ổn định cuộc sống và thúc đẩy phát triển kinh tế.Bản làng đổi mới ở các xã vùng Lìa, huyện...

Áp dụng truy xuất nguồn gốc để nâng cao giá trị nông sản

Truy xuất nguồn gốc là xu thế tất yếu, là hướng đi cần thiết giúp minh bạch hóa nguồn gốc, tăng độ nhận diện và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm nông sản. Xác định được điều đó, thời gian qua, cơ quan chuyên môn, các địa phương đã tích cực hỗ trợ nhiều cơ sở sản xuất đẩy mạnh việc áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm nông sản,...

Triển khai nhiệm vụ sắp xếp tổ chức bộ máy các sở

Sáng nay 1/1, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng chủ trì cuộc họp triển khai nhiệm vụ sắp xếp tổ chức bộ máy các sở: Nông nghiệp và PTNT - Tài nguyên và Môi trường; Kế hoạch và Đầu tư - Tài chính.Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng chủ trì làm việc với hai Sở Nông nghiệp và PTNT, Tài nguyên và Môi trường - Ảnh: T.TTheo dự thảo đề án hợp nhất...

Độc đáo, hấp dẫn Chợ phiên biên giới Lao Bảo

Chợ phiên biên giới Lao Bảo là hoạt động văn hóa, giao thương hàng hóa lần đầu tiên được UBND thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa tổ chức tại Trung tâm Thương mại Lao Bảo nhằm giới thiệu, quảng bá bản sắc văn hóa, tiềm năng, thế mạnh về du lịch và kinh tế biên mậu; đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đây còn là dịp để các...

Cùng tác giả

Chuyện về cây lúa ở Hải Lăng

Đến bây giờ, đồng ruộng Hải Lăng đã trở thành vựa lúa của tỉnh. Nông dân Hải Lăng nơi vùng đồng nổi danh là người làm ruộng với kỹ năng thâm canh cao và làm chủ mọi tiến bộ khoa học kỹ thuật trong toàn bộ chuỗi sản xuất lúa. Hiện tổng sản lượng lương thực có hạt của huyện Hải Lăng đã đạt trên 90.000 tấn và giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đã đạt...

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp năm 2024 ước tăng 8,4% so với năm trước, là mức tăng cao nhất kể từ năm...

.tdi_69{vertical-align:baseline}.tdi_69>.wpb_wrapper,.tdi_69>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_69>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_69>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_69>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_69{padding-bottom:30px!important} .tdi_70{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_70 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_70,.tdi_70>p,.tdi_70 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_70 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_70 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_70 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 .wp-caption-text,.tdi_70 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70...

Sơ kết 1 năm thực hiện Đề án 2036 về công tác dân vận của lực lượng vũ trang Quân khu 4

Chiều nay 6/1, Ban Chỉ đạo Đề án 2036, Bộ CHQS tỉnh Quảng Trị tổ chức hội nghị sơ kết 1 năm thực hiện Đề án "Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của lực lượng vũ trang Quân khu 4 giai đoạn 2023 - 2030 và những năm tiếp theo” (Đề án 2036).Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 4, Đại tá Thái Đức Hạnh phát biểu tại hội nghị - Ảnh: Trần TuyềnBáo cáo...

Tổng kết, trao giải Cuộc thi Khoa học kỹ thuật học sinh trung học cấp tỉnh và trưng bày sản phẩm giáo dục STEM 

Chiều nay 6/1, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi Khoa học kỹ thuật học sinh trung học cấp tỉnh và trưng bày sản phẩm giáo dục STEM năm học 2024 - 2025.Giám đốc Sở GD&ĐT Quảng Trị Lê Thị Hương trao giải Nhất cho các em học sinh đến từ Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Ảnh: H.TNăm học 2024 - 2025 là năm...

Công bố số liệu thống kê KT

Chiều nay 6/1, Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị tổ chức họp báo công bố số liệu thống kê KT - XH tỉnh Quảng Trị năm 2024.Cục Thống kê tỉnh công bố số liệu thống kê KT - XH tỉnh Quảng Trị năm 2024 - Ảnh: S.HNăm 2024, tỉnh Quảng Trị thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự nỗ lực và quyết tâm cao của Đảng bộ,...

Cùng chuyên mục

Chuyện về cây lúa ở Hải Lăng

Đến bây giờ, đồng ruộng Hải Lăng đã trở thành vựa lúa của tỉnh. Nông dân Hải Lăng nơi vùng đồng nổi danh là người làm ruộng với kỹ năng thâm canh cao và làm chủ mọi tiến bộ khoa học kỹ thuật trong toàn bộ chuỗi sản xuất lúa. Hiện tổng sản lượng lương thực có hạt của huyện Hải Lăng đã đạt trên 90.000 tấn và giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đã đạt...

Đảm bảo cân đối cung cầu, ổn định giá cả hàng hóa

Cuối năm là thời điểm nhu cầu tiêu dùng tăng cao, tập trung ở một số mặt hàng thiết yếu phục vụ tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025. Nhằm bảo đảm cân đối cung cầu, chủ động kiểm soát, điều tiết giá các mặt hàng, các ngành chức năng và doanh nghiệp trong tỉnh đang tích cực triển khai các biện pháp bình ổn thị trường.Khách hàng lựa chọn các sản phẩm tại siêu thị Co.opmart Đông Hà...

Đẩy nhanh thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo

Trong những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã nỗ lực triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Qua đó, giúp các gia đình nghèo có điều kiện cải thiện chỗ ở, ổn định cuộc sống và thúc đẩy phát triển kinh tế.Bản làng đổi mới ở các xã vùng Lìa, huyện...

Khí thế khẩn trương trên công trường Cảng hàng không Quảng Trị

Mặc dù Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang cận kề, nhưng với quyết tâm hoàn thành dự án đúng tiến độ, trên công trường dự án Cảng hàng không Quảng Trị thời điểm này một khí thế lao động sôi nổi và khẩn trương đang diễn ra. Đây chính là nỗ lực của địa phương, các nhà đầu tư và đơn vị thi công nhằm đạt mục tiêu đưa Cảng hàng không Quảng Trị vào khai thác vận...

Áp dụng truy xuất nguồn gốc để nâng cao giá trị nông sản

Truy xuất nguồn gốc là xu thế tất yếu, là hướng đi cần thiết giúp minh bạch hóa nguồn gốc, tăng độ nhận diện và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm nông sản. Xác định được điều đó, thời gian qua, cơ quan chuyên môn, các địa phương đã tích cực hỗ trợ nhiều cơ sở sản xuất đẩy mạnh việc áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm nông sản,...

Chủ động đáp ứng quy định chống phá rừng của Liên minh Châu Âu

Trong bối cảnh Liên minh Châu Âu (EU) áp dụng quy định chống phá rừng (EUDR), cây cà phê tại Quảng Trị đang đứng trước thách thức lớn nhưng cũng mở ra cơ hội để phát triển bền vững. Việc tuân thủ EUDR không chỉ giúp sản phẩm cà phê địa phương mở rộng cánh cửa vào thị trường quốc tế mà còn khẳng định cam kết của nông dân và doanh nghiệp Quảng Trị trong việc gìn giữ...

Nỗ lực đưa “Gạo Vĩnh Lâm” ra thị trường

Những năm gần đây, các thành viên Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đặng Xá (gọi tắt là HTX Đặng Xá), xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật, tuân thủ các quy trình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP. Nhờ vậy, vào tháng 8/2024, HTX Đặng Xá đã đưa ra thị trường sản phẩm “Gạo Vĩnh Lâm” và được người tiêu dùng đón nhận.Mới ra mắt nhưng sản...

Cùng người Hải Lăng “đi một ngày đàng…”

Từ ngày 10-17/9/2013, tôi có dịp cùng Đoàn công tác huyện Hải Lăng do Bí thư Huyện ủy Trần Ngọc Ánh làm trưởng đoàn và 22 thành viên sang công tác tại Thái Lan. Đây có thể xem là chuyến công tác “đi trước, mở đường”, góp phần hình thành nhiều ý tưởng sáng tạo trong việc định hướng phát triển kinh tế- xã hội của huyện Hải Lăng cũng như chủ động trong việc cùng với tỉnh Quảng...

Một năm khởi sắc của ngành nông nghiệp Quảng Trị

Năm 2024, ngành nông nghiệp và PTNT Quảng Trị đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng và ổn định kinh tế - xã hội của tỉnh. Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như thời tiết bất lợi, dịch bệnh diễn biến phức tạp, thị trường biến động và một số cơ chế chính sách còn vướng mắc, song ngành đã chủ động tham mưu, triển...

“Đánh thức” tiềm năng trên Hành lang kinh tế Đông

Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) là một trong 5 hành lang kinh tế thuộc Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng được thành lập vào tháng 10/1998, đi qua 13 tỉnh, thành của 4 nước: Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanmar. Đây được coi là thành tố quan trọng để tăng cường hợp tác phát triển kinh tế ở Tiểu vùng sông Mê Kông.Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng tỉnh Sekong (Lào) Lếc-lảy Sỷ-vy-lay (bìa phải)...

Tin nổi bật

Tin mới nhất