Powered by Techcity

Thầy Phan Đăng – Phan Hứa Thụy của chúng tôi!


“Chào các anh chị, năm nay tui được Ban chủ nhiệm khoa phân công chủ nhiệm lớp Văn K10 của các anh chị, tên tui là Phan Đăng”.

Đó là một buổi sáng cuối tháng 10 năm 1986, lớp Văn K10 chúng tôi được gặp thầy. Gần bốn mươi năm trôi qua, khi những đứa sinh viên 18 – 20 tuổi lúc ấy nay đã ngấp nghé tuổi 60, đi gần trọn vòng hoa giáp đời người chợt nhận ra chúng tôi đã may mắn nhường nào khi được thầy dạy dỗ trong những năm đại học, và hơn thế, có được thầy chủ nhiệm sau hai năm học đầu tiên.

Thầy Phan Đăng - Phan Hứa Thụy của chúng tôi!

Thầy Phan Đăng (thứ tư từ phải qua) trong một lần dẫn sinh viên khoa Văn đi thực tế

Những năm sau đó, thầy không còn chủ nhiệm lớp nhưng ở cương vị mới Chủ nhiệm khoa Văn thì chúng tôi vẫn luôn được gắn bó cùng Thầy cho đến những ngày cuối cùng của đời sinh viên. Cả sau này ra trường, trong rất nhiều công việc liên quan đến nghề nghiệp chúng tôi vẫn còn được gặp thầy, may mắn được thầy sẻ chia cho những kiến thức uyên thâm về vùng đất quê hương mà ngoài thầy ra ít ai có được. Trở lại với buổi sinh hoạt lớp đầu tiên của thời sinh viên.

Sau khi giới thiệu tên mình, chắc là nghĩ học trò trong lớp đến từ nhiều vùng miền không nghe rõ tên mình, thầy cầm lấy viên phấn đứng dậy ghi lên bảng chữ Phan Đăng rồi quay xuống nói với chúng tôi: “Thật ra tên ông già tui đặt cho tui là Đang chứ không phải Đăng. Khi tui bắt đầu đi học, ông thầy đồ nghe tên tui như vậy, bèn nói: Này trò, để thầy thêm cho cái dấu “á”, tên trò Đang sẽ là Đăng, nghe hay hơn, đều trò về hỏi ông già là tên nớ có kiêng cử chi không, nếu không thì tên trò sẽ là Đăng. Tui về hỏi thì ba tui đồng ý, rứa là tui có cái tên Đăng như anh chị thấy trên bảng”.

Mà không chắc chi tui được thầy sửa tên đâu nghe. Trong lớp tui có một anh tên là Lê Cu, học rất giỏi, chắc anh chị biết rồi, ngày xưa cha mẹ có phải ai cũng hay chữ đâu, cứ con trai là Cu, con gái là Bẹp, cái anh Lê Cu nớ thì ông thầy ông nói luôn: Trò ni tên Cu thì để thầy sửa lại, thầy cho thêm một cái râu nghe, chữ U mà thêm cái râu là thành chữ Ư, thầy đổi thành Lê Cư nghe. Cái anh bạn tui tên Lê Cu được đổi thành Lê Cư đó sau này thành đạt lắm.

Tui kể với anh chị mấy chuyện ni để làm chi ? Là để anh chị thấy cái tên gắn với cả cuộc đời con người ta nhưng thời của tui đi học ông thầy có thể thay đổi được, để cho trò mình hay hơn, tốt hơn, đẹp hơn. Mà đó là thầy của ngày xưa, còn thầy bây chừ, nhất là ở bậc đại học, rồi anh chị sẽ từ từ biết.

Buổi thầy trò gặp nhau lần đầu ấy, không hiểu sao gần 40 năm qua vẫn cứ mới nguyên trong ký ức chúng tôi như vừa mới hôm qua. Cũng hôm đó nhân nói tới những khó khăn mà sinh viên sẽ gặp phải, không chỉ chuyện ăn uống, sinh hoạt, mà chuyện học cụ, sách vở. Thầy kể: Nếu anh chị có vở để viết là may rồi. Thời tui đi học, mỗi đứa được ba mẹ nhờ ông thợ mộc đóng cho cái khay bằng gỗ. Khi học viết thì đổ cát vào khay, dùng tay gạt phẳng, thầy dạy chữ nào thì lấy ngón tay viết lên mặt cát, viết đi viết lại cho thuần thục mặt chữ thì cầm cái khay lắc cho mặt cát phẳng lại, tập viết lên đó chữ khác…

Thầy Phan Đăng - Phan Hứa Thụy của chúng tôi!

Thầy Phan Đăng - Phan Hứa Thụy của chúng tôi!

Thầy Phan Đăng và tác phẩm “Hoàng Việt nhất thống dư địa chí” được giải sách hay quốc gia năm 2022

Mấy hôm nay, sau khi được tin thầy Đăng của chúng tôi ra đi, hàng chục thế hệ sinh viên học trò của thầy đã từ nhiều vùng miền về Huế, về bên ngôi nhà nhỏ bên dòng An Cựu (Huế) để thắp nén nhang tiễn biệt. Trên trang facebook của những học trò là vô vàn tiếc thương dành cho người thầy kính quý.

Nhà báo Đinh Như Hoan, sinh viên Văn K7, nguyên Phó Tổng biên tập báo Nhân Dân nhắc về hai người thầy ở khoa Văn “Dân Văn khoa Tổng hợp Huế ngày ấy vẫn chưa quên câu: Chữ “Đức” học thầy Thảng, chữ “Nhân” học thầy Đăng”. Chữ Nhân của thầy Đăng dành cho sinh viên của mình mỗi đứa giữ một niềm riêng.

Lớp tôi (Văn K10) có bạn Phan Quang Mười, bạn bị thương tật do hậu quả chiến tranh. Khi chuẩn bị tốt nghiệp, thầy gặp riêng Mười rồi bảo: hoàn cảnh em, chắc xin việc không dễ dàng, thầy chẳng có chi để giúp, thôi để thầy bàn với khoa, trường, giữ em lại, bố trí một việc gì đó, giáo vụ chẳng hạn”. Dù Mười không ở lại khoa với công việc mà thầy có thể tạo điều kiện, nhưng ân tình ấy, chữ “nhân” ấy của thầy sẽ đi mãi với cuộc đời của bạn. Bây giờ Mười đang là trưởng phòng tổ chức hành chính của báo Quảng Nam.

Một trong những nỗi ám ảnh lớn nhất của thời sinh viên thế hệ chúng tôi có lẽ là…đói. Tiêu chuẩn cơm sinh viên đã đẻ ra các thuật ngữ “ canh toàn quốc”, nước mắm “ đại dương”. Đã đói như vậy mà gặp phải những giờ giảng lê thê thì cái đói còn tăng gấp bội. May sao những giờ học với thầy Đăng luôn khiến cho chúng tôi háo hức chờ đợi và mong…lâu hết giờ! Không chỉ vì lượng kiến thức được thầy nén vào trong bài giảng cho chúng tôi mà còn là cái cách thầy truyền đạt, nghiêm nghị mà lại rất hóm hỉnh, thông tuệ mà lại rất bình dân, im lặng mà đầy vang động.

Nhà nghiên cứu Phan Đăng (Phan Hứa Thụy)

Quê quán: Đông Hà, Quảng Trị

Đã học Đại học Văn khoa, ĐHSP Huế

Tu nghiệp ở Đại học Harvard (Mỹ)

Giảng viên Đại học Sư phạm Huế, Đại học Tổng hợp (Khoa học) Huế, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế

* Sách đã in:

– Thơ văn Nguyễn Cư Trinh

– Thơ văn Tự Đức, tập I, II (hiệu chỉnh)

– Thơ văn Tự Đức, tập III, -Tự Đức thánh chế tự học giải nghĩa ca (phiên âm, chú thích, giới thiệu)

– Đại Nam hội điển sự lệ (đồng chỉnh lý biên tập)

– Hoàng Việt địa dư chí (dịch, chú thích, giới thiệu)

– Hoàng Việt nhất thống dư địa chí (dịch, chú thích, giới thiệu, in lần thứ nhất – 2005)

– Ô châu cận lục, cùng Văn Thanh (dịch, chú thích, giới thiệu)

– Văn bản Hán Nôm Việt Nam (giáo trình Đại học)

– Việt sử diễn nghĩa (phiên âm, chú thích, giới thiệu)

* Một số tác phẩm viết chung và nhiều bài nghiên cứu tham luận khoa học trong và ngoài nước

Hai năm trước, khi thầy được trao giải A cho tác phẩm “Hoàng Việt nhất thống dư địa chí” trong giải thưởng Sách Quốc gia lần V năm 2022 (do Bộ TT&TT, Hội Xuất bản Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp tổ chức vào tối 3-10-2022 tại Hà Nội), học trò của thầy khắp nơi hân hoan chia sẻ niềm vui, gọi điện thông báo tin mừng cho anh em cựu sinh viên khoa.

Sau lễ vinh danh, Lê Thanh Hà (lớp Văn K13 -nay là Giám đốc Nhà xuất bản Thanh niên ở Hà Nội) mời thầy và cô đi ăn khuya, rồi Hà gửi cho bạn bè hình ảnh ấm áp của mấy thầy trò trong đêm trên một góc phố cổ. Chỉ là chia sẻ niềm vui với thầy thôi, nhưng tôi nghe ra trong đó bao nhiêu là nghĩa tình ấm áp riêng có của những đứa học trò từ thầy mà chọn cho mình con đường chữ nghĩa!

Quan sát những mảng nghiên cứu, dịch thuật của Thầy sau này, ngoài lĩnh vực văn hóa Phật giáo mà Thầy luôn được các chuyên gia trong lĩnh vực này hết sức nể trọng thì câu chuyện về chủ quyền quốc gia trong thư tịch cổ luôn được thầy quan tâm. Khi thầy dịch lại bộ sách “Hoàng Việt nhất thống dư địa chí” của Lê Quang Định, đây được xem là bộ địa chí đầu tiên của triều Nguyễn, viết ngay sau khi vua Gia Long đăng quang.

Tác phẩm có ý nghĩa rất lớn đối với công cuộc xây dựng đất nước, xây dựng triều đại của nhà Nguyễn. Lãnh thổ dài rộng từ Nam chí Bắc được chép trong đó là một biểu thị về sự hùng mạnh của Việt Nam vào thời kỳ ấy. Trong lần ra mắt sách tại Huế, thầy cho biết do đây là tác phẩm địa chí nên có rất nhiều từ địa danh, nhân danh, tên gọi các thổ sản, vừa chữ Hán vừa chữ Nôm nên khá khó khăn trong dịch thuật.

Nhưng với chúng tôi, những đứa học trò của thầy hiểu rằng, với kiến văn của mình, tầm dịch thuật Hán Nôm của thầy đủ sức để làm cho một thư tịch chính thống khẳng định cương vực của quốc gia, vừa tỏ rõ ý thức độc lập, văn hiến của một dân tộc tự cường vào đầu thế kỷ XIX chính là cách đóng góp lặng thầm của thầy cho Tổ quốc.

Không chỉ có bộ sách “Hoàng Việt nhất thống dư địa chí”, còn nhiều bộ khác thầy đang dụng công dịch lại đều liên quan đến chủ quyền quốc gia, chủ quyền biên giới biển đảo…, và rồi thầy đã không kịp hoàn thành, những ước nguyện ấy vẫn còn nằm im trong những cuốn cổ thư trên căn gác nhỏ của ngôi nhà nhỏ. Từ căn gác ấy, nhìn qua bên kia sông phía đối diện là bóng Cung An Định cùng soi bóng vào dòng An Cựu “nắng đục mưa trong”.

Thầy Phan Đăng - Phan Hứa Thụy của chúng tôi!

Thầy Phan Đăng phát biểu trong tọa đàm về di sản Phật giáo ở Quảng Trị diễn ra ở Chùa Sắc Tứ, huyện Triệu Phong

Cùng với thời gian, sau bao nhiêu mưa nắng đời người, qua bao nhiêu dặm đường xuôi ngược, rất có thể chúng tôi sẽ không nhớ hết những câu thơ thầy giảng, những tác phẩm được thầy lao tâm khổ tứ, nhưng chắc chắn trong chúng tôi, những học trò của thầy vẫn nhớ về hình ảnh của một kẻ sĩ thời hiện đại và cả những ký ức buồn vui khác mà không phải khi nào cũng có thể kể ra một cách dễ dàng.

May mắn là điều không phải ai cũng có được trong đời. Và nếu có một điều may mắn còn ảnh hưởng mãi lên nhiều thế hệ sinh viên Văn khoa chúng tôi thì đó là chúng tôi đã may mắn được HỌC với thầy, một chữ Học viết hoa vì không chỉ dạy chữ, thầy là biểu hiện sinh động nhất mà như cách ngày nay chúng ta hay nói, đó là: “Thân giáo”.

Và chúng tôi lại mượn lời của một đồng nghiệp đàn anh đã nhắc ở đầu bài khi nhớ về thầy: “Học Thầy, không chỉ một bề chữ nghĩa mà còn có cả học cách để làm Người. Bao nhiêu thế hệ học trò theo Thầy mà ngang ngay, sổ thẳng, trượng nghĩa, khinh tài. Và Thầy hoá thành ngọn cao sơn trong mỗi chúng em. Giờ, ngọn núi ấy đã khuất xa mãi mãi!”

Lê Đức Dục



Nguồn: https://baoquangtri.vn/thay-phan-dang-phan-hua-thuy-cua-chung-toi-189480.htm

Cùng chủ đề

“Giọt vàng” giữa lưng chừng trời giữa trời

Dịp áp Tết năm ngoái, người bạn vong niên gửi cho tôi một món quà kèm theo lời nhắc bâng khuâng: “Đặc sản quê mình đó, ai nhớ, ai quên?”. Quà bạn tặng là một chai dầu sở vàng sóng sánh bọc kỹ trong lần lá chuối thơm như từgóc vườn thơm ra. Bạn không nhắc thì tôi vẫn nhớ. Những gì gắn bó với làng tôi, tôi không thể nào quên, huống nữa là cây sở, loài cây...

Khải hoàn ca sau chiến tranh

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc khi tôi tròn mười chín tuổi. Không thể nào quên được cái buổi trưa lịch sử 30/4/1975 ấy, khi Đài Tiếng nói Việt Nam đưa tin cờ Giải phóng đã tung bay trên dinh Độc Lập. Chúng tôi, những chàng lính trẻ hô vang đến khản giọng “Miền Nam được giải phóng rồi! Chiến tranh kết thúc rồi!”. Hai mươi mốt năm đánh trận trường kỳ, rất nhiều máu và...

Vĩnh Linh khúc xạ qua góc nhìn văn nghệ

Theo một nghĩa nào đó, vùng quê Vĩnh Linh đã phần nào phản chiếu về mảnh đất Quảng Trị. Viết về Vĩnh Linh có khá nhiều bài thơ hay nhưng đặc biệt có hai bài thơ vừa hay vừa lạ mà không phải ai cũng biết tỏ tường. Cũng đã có vở diễn đậm chất Vĩnh Linh cũng có vẻ khác thường.“Bắt cọp mà cày”, tranh minh họa chuyện trạng Vĩnh Hoàng -Ảnh: T.Đ.VChuyện trạng và đám cưới vào...

Trần Hoàn nhạc sĩ của mùa xuân

Trong thập niên những năm 1980-1990 và cho đến bây giờ, mỗi lần mùa xuân về trên những nẻo đường, góc phố, nhiều bản nhạc xuân của Trần Hoàn lại vang lên trên sóng phát thanh, truyền hình. “Em ơi em mùa xuân đã về trên cành lá...”, Từ bài “Tình ca mùa xuân”; “Một mùa xuân nho nhỏ”; đến bài “Hát về mùa xuân”; “Em nghĩ gì khi mùa xuân đến”... Ông có tới hàng chục bài viết...

Cam Lộ phấn đấu sớm trở thành trung tâm dược liệu, huyện đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao của tỉnh Quảng...

Chiều nay 26/12, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng và các phó chủ tịch UBND tỉnh: Hoàng Nam; Lê Đức Tiến chủ trì buổi làm việc với UBND huyện Cam Lộ về đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH và QP-AN nhiệm kỳ 2020-2025.Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng đề nghị huyện Cam Lộ tiếp tục bám sát sự điều hành, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh nhằm...

Cùng tác giả

Hội thảo khoa học về nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND xã, phường, thị trấn

Sáng nay 7/2, Trường Chính trị Lê Duẩn tổ chức Hội thảo “Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân (HĐND) xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng tham dự.Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng phát biểu tại hội thảo - Ảnh: S.HBáo cáo đề dẫn tại hội thảo cho biết, từ khi có Luật Tổ...

Thường trực Tỉnh ủy Quảng Trị làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh đoàn

Sáng nay 7/2, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang chủ trì buổi làm việc của Thường trực Tỉnh ủy với Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh đoàn về một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang đề nghị các cấp bộ đoàn quan tâm nhiều hơn đối tượng thanh niên...

Triệu Phong quyết liệt triển khai các giải pháp để tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt trên 8%

Hôm nay 7/2, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Long Hải chủ trì buổi làm việc của Thường trực Tỉnh ủy với Ban Thường vụ (BTV) Huyện ủy Triệu Phong về nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng; Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Hồ Thị Thu Hằng tham dự.Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Long Hải phát biểu kết luận làm việc - Ảnh: N.T.HNăm 2024,...

Công ty Điện lực Quảng Trị coi trọng kỷ cương, kỷ luật, đảm bảo an toàn lao động

Công ty Điện lực Quảng Trị (PC Quảng Trị) hiện đang quản lý, vận hành hệ thống lưới điện gồm 8 trạm biến áp 110 kV với tổng dung lượng 360 MVA, 3 trạm biến áp trung gian với tổng dung lượng là 25,2 MVA, 2.486 trạm biến áp phụ tải với dung lượng 645,4 MVA và 390,15 km đường dây 110 kV, 2.228 km đường dây trung thế, 4.001 km đường dây hạ thế.Giám đốc và Chủ tịch...

Điện lực Đông Hà nỗ lực khắc phục để hệ thống đo đếm vận hành chính xác

Điện lực Đông Hà được giao nhiệm vụ quản lý 242 trạm biến áp có đường dây hạ thế phía sau bán điện cho khách hàng với tổng số 9.533 vị trí cột và hơn 33.000 khách hàng sử dụng điện. Với đặc thù là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Quảng Trị nên công tác quản lý, vận hành và kinh doanh điện của Điện lực Đông Hà luôn được đặc biệt quan tâm...

Cùng chuyên mục

Xách vợt đi tập pickleball

Pickleball là môn thể thao thi đấu trong nhà hoặc ngoài trời, đánh đơn hoặc đôi trên sân hình chữ nhật (13,4 m x 6,1 m). Người chơi dùng một chiếc vợt mặt nhẵn để đánh một quả bóng nhựa rỗng, đục lỗ, qua lưới cao 0,86 m cho đến khi một bên không thể trả bóng hoặc phạm luật. Môn thể thao được phát minh vào năm 1965 tại Mỹ, trở thành cơn sốt thể thao ở Mỹ...

Chân thực và cảm động

Phim “Mưa đỏ”, một tác phẩm điện ảnh lịch sử về cuộc chiến tranh bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị, do Điện ảnh Quân đội nhân dân đang thực hiện mang dấu ấn sâu sắc không chỉ bởi nội dung cảm động mà còn nhờ sự chân thực và tỉ mỉ trong xây dựng bối cảnh.Sự đầu tư công phu Phim “Mưa đỏ” do Điện ảnh Quân đội nhân dân sản xuất là một dự án quy mô lớn,...

Độc đáo ẩm thực Lào

Nổi tiếng với những món ăn dân dã, mộc mạc, văn hóa ẩm thực nước bạn Lào làm hài lòng thực khách Việt chính là hương vị độc đáo, hấp dẫn riêng có. Vì thế, không ít người Việt nói chung và người Quảng Trị nói riêng đã lựa chọn đồ ăn Lào vào dịp Tết đến xuân về. Nhiều nhà hàng, quán ăn chuyên kinh doanh ẩm thực Lào cũng đã xuất hiện tại Quảng Trị, thu hút...

Gói trọn vị quê hương trong những món ngon ngày tết

Những món ngon ngày Tết là một phần không thể thiếu trong khung cảnh sum họp của nhiều gia đình. Bên cạnh yếu tố tâm linh thể hiện ở sự hiện diện đủ màu sắc của ngũ hành trong mâm cỗ Tết, người Quảng Trị còn khéo léo lựa chọn những nguyên liệu thân quen, dân dã nhưng không kém phần tươi ngon, đặc sắc để chế biến những món ăn tươm tất dâng lên ông bà, tổ tiên...

Nét đẹp văn hóa của hồi môn người Pa Kô

Sau những tháng ngày tìm hiểu, được gia đình đôi bên đồng ý, nhiều chàng trai, cô gái Pa Kô nên vợ, nên chồng. Họ được ông bà, bố mẹ, người thân thực hiện phong tục, nghi lễ cưới hỏi rất độc đáo. Trong đó, văn mun (của hồi môn) được người Pa Kô chuẩn bị đầy đủ với mong muốn tương lai con cháu có cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy.Mẹ Việt Nam anh hùng Hồ Thị Niêng...

Magazine: Làng nghề truyền thống vào xuân

Quảng Trị được biết đến với nhiều làng nghề nổi tiếng và ở mỗi vùng quê đều mang nét đặc sắc riêng. Mứt gừng Mỹ Chánh, bánh chưng, bánh tét Đại An Khê, bánh giầy Triệu Trung, bánh hộc Mai Xá đều là những sản phẩm có thương hiệu làm nức lòng người thưởng thức, đặc biệt là vào dịp Tết đến xuân về...Quảng Trị được biết đến với nhiều làng nghề nổi tiếng và ở mỗi vùng quê...

Khải hoàn ca sau chiến tranh

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc khi tôi tròn mười chín tuổi. Không thể nào quên được cái buổi trưa lịch sử 30/4/1975 ấy, khi Đài Tiếng nói Việt Nam đưa tin cờ Giải phóng đã tung bay trên dinh Độc Lập. Chúng tôi, những chàng lính trẻ hô vang đến khản giọng “Miền Nam được giải phóng rồi! Chiến tranh kết thúc rồi!”. Hai mươi mốt năm đánh trận trường kỳ, rất nhiều máu và...

Chùm thơ mới sáng tác của nhà thơ Bùi Phan Thảo

Nhà thơ Bùi Phan Thảo sinh năm 1963 tại làng Mai Xá, xã Gio Mai, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Anh là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam; hội viên Hội Nhà báo Việt Nam; hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh.Tác phẩm xuất bản: Lao xao hồn phố (thơ); Không chờ những giấc mơ (thơ); Búp bê áo rách (tập truyện ngắn); Những ngọn khói về trời (trường ca); Nụ cười trên phố ban...

Hai người tôi yêu quý nhất!

Trời trở lạnh! Khi những cơn gió lạnh mùa đông rít vào kh e cửa làm tê buốt những đồ vật xung quanh, đâu đây lời bài hát “ Tình cha ấm áp như vầng thái dương...” làm lòng tôi cảm thấy lạnh, cái lạnh không phải vì mùa đông rét buốt mà cái lạnh khi nhớ về ba tôi và thầy giáo chủ nhiệm, hai con người đáng kính đối với cuộc đời tôi. Minh họa: LÊ DUYTôi...

Khi người trẻ ngày càng hứng thú với thư pháp

Không chỉ đối với những người lớn tuổi, ngày nay, thư pháp, một bộ môn nghệ thuật tưởng chừng đã cũ dần chiếm được vị trí nhất định trong lòng giới trẻ. Với nhiều người, luyện thư pháp không đơn thuần để cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong từng con chữ mà còn là cách giúp người viết dưỡng tâm, rèn tính, tìm thấy sự cân bằng trong nhịp sống hiện đại.Anh Khánh viết chữ thư pháp...

Tin nổi bật

Tin mới nhất