Powered by Techcity

Tập trung phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa

Thời gian qua, thời tiết có sương mù về đêm và sáng sớm, độ ẩm không khí cao đang tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại trên diện rộng, đặc biệt là bệnh đạo ôn hại lúa. Trước tình hình đó, ngành nông nghiệp và các địa phương đang tăng cường khuyến cáo nông dân về áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây lúa và phòng trừ hiệu quả bệnh đạo ôn.

Tập trung phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa

Nông dân huyện Hải Lăng phun thuốc phòng trừ bệnh đạo ôn trên cây lúa – Ảnh: L.A

Vụ đông xuân năm nay huyện Hải Lăng xuống giống được gần 6.900 ha lúa. Thời điểm này cây lúa đang đứng cái – làm đòng. Từ sau tết Nguyên đán đến nay thời tiết thuận lợi cho cây lúa sinh trưởng nhưng cũng thuận lợi cho một số đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại. Đặc biệt, trong điều kiện thời tiết âm u, sương mù nhiều rất thuận lợi cho bệnh đạo ôn phát sinh gây hại nặng.

Ông Nguyễn Như Bảy ở Khóm 4, thị trấn Diên Sanh có 2 mẫu lúa gieo cấy giống BĐR57 đang giai đoạn làm đòng. Sau khi phát hiện một số đám lúa bị cháy lá do bệnh đạo ôn, ông Bảy đã mua thuốc bảo vệ thực vật để phun phòng trừ toàn bộ diện tích theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật. Theo ông Bảy, bệnh đạo ôn thường lây lan rất nhanh, nếu không phun trừ kịp thời thì sẽ dẫn đến cháy lá. Ngoài ra, hiện cây lúa đang làm đòng, nếu để bị bệnh đạo ôn cổ bông thì năng suất thu hoạch sẽ giảm nhiều. “Mặc dù mới bị ít nhưng tôi phải phun trừ ngay vì nếu không phun mà trời mưa lại là bệnh còn lây lan ra nhiều nữa”, ông Bảy cho hay.

Trạm trưởng Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV) huyện Hải Lăng Thái Thị Kim Tuyến cho biết, qua kiểm tra thăm đồng toàn huyện đã có gần 400 ha lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn với tỉ lệ bệnh trung bình từ 5 – 10%, nơi cao từ 30 – 50%, cục bộ có một số thửa ruộng tỉ lệ bệnh lên đến 50 – 70%, tập trung trên các giống BĐR57, HG244, HC95, Dự Hương 8…; ruộng bón phân không cân đối, bón thừa đạm. Đáng lưu ý là năm nay bệnh đạo ôn gây hại nặng trên giống lúa BĐR57, trong khi đây là một trong những giống lúa chủ lực của huyện với diện tích gieo cấy hơn 1.300 ha.

Theo bà Tuyến, ngay khi bệnh đạo ôn phát sinh gây hại, Trạm TT&BVTV đã cử cán bộ trực tiếp về các địa phương, tổ chức tuyên truyền hướng dẫn các biện pháp chăm sóc, phòng trừ. Với những biện pháp tích cực, cùng với sự chủ động của nông dân nên hiện tại bệnh đạo ôn trên địa bàn huyện đã cơ bản ổn định.

Tuy nhiên với dự báo thời tiết thời gian tới tiếp tục có không khí lạnh tăng cường, xuất hiện mưa ẩm là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn lá tiếp tục phát sinh, nguy cơ cao phát sinh bệnh đạo ôn cổ bông trên giống nhiễm, vùng nhiễm. Ngoài ra, sâu cuốn lá nhỏ đang xuất hiện với mật độ trung bình từ 4 – 5 con/m2 , dự báo sẽ phát sinh lứa mới gây hại lúa giai đoạn làm đòng vào trung tuần tháng 3.

“Do vậy, chúng tôi khuyến cáo nông dân tuyệt đối không được chủ quan, thường xuyên thăm đồng, theo dõi sát sao tình hình sâu bệnh để phòng trừ kịp thời theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, nhằm tránh thiệt hại vào cuối vụ”, bà Tuyến nhấn mạnh.

Vụ đông xuân năm nay toàn tỉnh gieo cấy 25.600 ha lúa. Hiện nay, cây lúa đang ở giai đoạn đứng cái – làm đòng, trà sớm đã ôm đòng, cây lúa phát triển tốt. Tuy nhiên, thời gian qua, thời tiết có sương mù về đêm và sáng sớm, độ ẩm không khí cao đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sâu bệnh phát sinh gây hại trên diện rộng, đặc biệt là bệnh đạo ôn hại lúa.

Theo thống kê của Chi cục TT&BVTV, toàn tỉnh có hơn 610 ha lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn, xuất hiện ở hầu hết các vùng trồng lúa trong tỉnh.

Cụ thể, huyện Hải Lăng 395 ha, Gio Linh 145 ha, Vĩnh Linh 25 ha… Tỉ lệ bệnh phổ biến từ 10 – 20%, cục bộ nơi cao lên đến trên 40%. Bệnh gây hại chủ yếu trên các giống BĐR57, Bắc Thơm số 7, HC95, IR38…, hại nặng trên các chân ruộng gieo dày, bón thừa đạm.

Chi cục trưởng Chi cục TT&BVTV Bùi Phước Trang lưu ý, dự báo thời gian tới, thời tiết tiếp tục âm u, mưa phùn, ẩm độ không khí cao, đêm và sáng sớm có sương mù đồng thời cây lúa phát triển tốt như hiện nay sẽ là điều kiện rất thuận lợi cho bệnh đạo ôn tiếp tục phát sinh gây hại, lây lan ra diện rộng, hại nặng và gây cháy trên các giống nhiễm, chân ruộng bón phân không cân đối, thừa đạm… nếu không được phòng trừ kịp thời và triệt để.

Do vậy, để phòng trừ hiệu quả và ngăn chặn sự lây lan của bệnh đạo ôn, nông dân cần tăng cường kiểm tra bệnh đạo ôn trên tất cả các giống, đặc biệt là các giống nhiễm như BĐR57, IR38, Bắc Thơm số 7, HC95…; trên các ruộng gieo dày, bón phân không cân đối và khẩn trương phun thuốc ngày khi tỉ lệ bệnh khoảng 5%.

Vùng hại nặng phải phun tiếp lần 2 sau lần 1 từ 5 – 7 ngày. Tăng cao mức nước và ngừng bón tất cả các loại phân. Sau khi phun thuốc, bệnh ngừng phát triển mới được bón phân thúc đòng hoặc bổ sung phân bón lá. Phun thuốc phòng bệnh đạo ôn cổ bông trước khi lúa trổ 5 – 7 ngày, nhất là những vùng đã bị nhiễm bệnh đạo ôn lá, vùng ổ dịch, ruộng bón thừa đạm, vùng gieo giống nhiễm như BĐR 57, IR38, VN10, Bắc Thơm 7, HC95…

“Chúng tôi cũng đã tăng cường cán bộ kỹ thuật bám sát cơ sở, thường xuyên thăm đồng để kiểm tra, phát hiện, dự tính, dự báo chính xác và hướng dẫn nông dân các biện pháp phòng trừ dịch hại, đặc biệt là bệnh trên cây lúa kịp thời, hiệu quả”, ông Trang cho biết thêm.

Lê An

Nguồn

Cùng chủ đề

Hơn 610 ha lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT, qua kiểm tra đồng ruộng, toàn tỉnh đã có hơn 610 ha lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn, xuất hiện ở hầu hết các vùng trồng lúa trong tỉnh. Cụ thể, huyện Hải Lăng 395 ha, Gio Linh 145 ha, Vĩnh Linh 25 ha... Tỉ lệ bệnh phổ biến từ 10% – 20%, cục bộ nơi cao lên đến trên 40%. Bệnh gây hại chủ yếu trên các giống BĐR57,...

Tập trung các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại lúa

Hiện nay, thời tiết thay đổi thất thường, nắng, mưa xen kẽ, tiết trời âm u, có sương mù, mưa phùn, ẩm độ cao, nhiệt độ từ 22-260 C... là điều kiện tốt để các loại sâu bệnh phát sinh, phát triển và gây hại trên các loại cây trồng, trong đó gây hại mạnh nhất là trên cây lúa.Phòng trừ sâu bệnh hại lúa vụ đông xuân - Ảnh: T.C.LHiện lúa đang vào giai đoạn đẻ nhánh rộ...

Cùng tác giả

Ban  Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến  về chủ trương đầu tư Trường Chính trị Lê Duẩn và một số dự án

Chiều nay 6/11, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy Quảng Trị họp cho ý kiến một số nội dung KT-XH. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng chủ trì cuộc họp.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang kết luận các nội dung liên quan triển khai các dự án mới - Ảnh: T.TTại...

16 tỉnh, thành phố tham gia Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 tại tỉnh Quảng Trị

Chiều nay 6/11, Ban tổ chức Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024 (gọi tắt là ngày hội) tổ chức cuộc họp nhằm rà soát, đánh giá công tác chuẩn bị và thông qua các nội dung liên quan đến việc tổ chức ngày hội. Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL), Trưởng Ban chỉ đạo ngày hội Trịnh Thị Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị cho ý kiến một số nội dung về kinh tế xã hội

(Cổng TTĐT) Chiều ngày 6/11/2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị đã tổ chức cuộc họp nhằm cho ý kiến đối với một số nội dung về kinh tế xã hội theo thẩm quyền. Đồng chí Nguyễn Đăng Quang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đồng chí Võ Văn Hưng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì...

Không sử dụng giống sắn từ những vùng bị bệnh khảm lá để trồng mới trong niên vụ 2024

Bắt đầu phát sinh gây hại từ năm 2020 tại huyện Hải Lăng và thị xã Quảng Trị, đến nay bệnh khảm lá sắn đã lây lan ra các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị với tổng diện tích nhiễm năm 2024 là 1.180 ha, trong đó nhiễm nặng 222 ha.Cây sắn bị nhiễm bệnh khảm lá tại huyện Hải Lăng - Ảnh: L.ANguyên nhân là do một số địa phương chưa quyết liệt trong việc thực...

Sôi nổi Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư An Lộng

Chào mừng 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam 18/11 (1930 - 2024), sáng nay 6/11, khu dân cư An Lộng, xã Triệu Hòa, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị sôi nổi tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc và Ngày hội văn hóa quân - dân; phát động xây dựng khu dân cư nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu. Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hồ Thị...

Cùng chuyên mục

Mô hình trồng rau thủy canh với nhiều triển vọng

Với những kiến thức, kinh nghiệm học hỏi được sau 10 năm đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng tại các nông trại trồng rau thủy canh hiện đại ở Malaysia, anh Hồ Văn Thông (40 tuổi), ở thôn Đơn Quế, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị đã trở về quê và quyết tâm lập nghiệp làm giàu với mô hình này. Sau gần 1 năm bắt tay thực hiện, đến nay mô hình trồng...

Giảm tác động, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu

Quảng Trị là tỉnh có địa hình chiều ngang hẹp, ngắn, dốc; có bờ biển dài 75km, hệ thống sông ngòi khá dày đặc và khí hậu phức tạp. Do đó, Quảng Trị là một trong những tỉnh thường chịu ảnh hưởng của các loại hình thiên tai với tần suất và mức độ lớn. Bình quân mỗi năm tỉnh phải hứng chịu khoảng 2 cơn bão cùng với lũ lụt, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn, lũ...

Giải pháp tạo sinh kế bền vững cho người dân vùng núi

Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) năm 2024, thời gian qua, các địa phương ở Quảng Trị tích cực triển khai các hoạt động hỗ trợ sản xuất, tạo sinh kế bền vững cho người dân. Qua đó, giúp đồng bào DTTS có thêm động lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, quá...

Đảm bảo an toàn các công trình thủy lợi trong mùa mưa bão

Hiện nay, nhiều hạng mục hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh đang bị xuống cấp, hư hỏng, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố, đặc biệt khi mùa mưa bão đến. Để bảo đảm an toàn cho các công trình thủy lợi quan trọng này, giảm ngập lụt cho vùng hạ du, Công ty TNHH MTV quản lý khai thác công trình thủy lợi Quảng Trị đang triển khai nhiều giải pháp phòng ngừa, ứng phó hiệu...

Chủ động ứng phó sạt lở đất và lũ quét ở miền núi

Vùng miền núi Quảng Trị có lượng mưa hằng năm khá lớn, trong khi dân cư phân bố ở hầu khắp các khu vực có địa hình đồi núi cao, nhiều sông suối. Vì thế, nơi đây thường xuyên phải đối mặt các nguy cơ sạt lở đất, lũ ống và lũ quét. Để ứng phó, các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh đã, đang và tiếp tục chủ động xây dựng các biện pháp phòng, chống hiệu...

Nguy cơ mất an toàn từ những cây cầu xuống cấp

Nguy cơ mất an toàn từ những cây cầu xuống cấp05/11/2024 07:58 Anh Quân - Lê TrườngQTO - Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện có 104 cây cầu xuống cấp. Đây là thực trạng đáng lo ngại trong đảm bảo an toàn, thông suốt giao thông phục vụ phát triển KT - XH, đảm bảo QP - AN. Thực tế này rất cần được các cơ quan chức năng sớm quan tâm giải quyết. Nguồn: https://baoquangtri.vn/video/nguy-co-mat-an-toan-tu-nhung-cay-cau-xuong-cap-189500.htm

Hiệu quả từ trồng rừng FSC

Bảo vệ môi trường hệ sinh thái, đa dạng sinh học, giảm nguy cơ cháy rừng, đồng thời mang lại giá trị kinh tế cao hơn trên cùng một diện tích canh tác là hiệu quả kép mà trồng rừng chứng chỉ FSC mang lại!Rừng được cấp cấp chứng chỉ FSC mang lại hiệu quả trên nhiều mặt - Ảnh: L.MPhó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phan Văn Phước cho biết, việc thực hiện...

Trồng rừng ngập mặn cải thiện môi trường sinh thái

Nhiều năm qua, Sở Tài Nguyên và Môi trường Quảng Trị cùng các sở, ngành, cơ quan chức năng liên quan đã triển khai các dự án trồng rừng ngập mặn nhằm phát huy tác dụng chắn sóng, bảo vệ đê điều, chống triều cường, xói lở đất, cải thiện môi trường sinh thái, giảm thiểu biến đổi khí hậu, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân ở một số vùng ven biển phát triển sản xuất, nâng...

Xây dựng các mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu (BĐKH) thực sự là một thách thức lớn cho sự phát triển bền vững, trong đó, nông nghiệp là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất, Do đó, để nông nghiệp phát triển ổn định, bền vững thì việc nghiên cứu, đưa ra các phương pháp canh tác nông nghiệp thông minh, thích ứng với BĐKH là yêu cầu cấp thiết.Mô hình sản xuất giống đậu xanh 12ĐX02 cho năng suất cao, rất phù...

Hiệu quả những công trình ngăn mặn

Quảng Trị là một trong những tỉnh thuộc khu vực duyên hải miền Trung hằng năm phải chịu tác động và thiệt hại lớn từ bão, lũ lụt, biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn. Hệ thống đê điều trên địa bàn tỉnh được Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp trong những năm qua đã góp phần quan trọng và thiết thực trong việc phát triển KT-XH địa phương, đảm bảo sản xuất cho cả...

Tin nổi bật

Tin mới nhất