Powered by Techcity

Tăng thu nhập trong dịp Tết từ sản phẩm đặc trưng


Khai thác tiềm năng thế mạnh và nguồn tài nguyên sẵn có ở địa phương, hằng năm, cứ đến dịp tết Nguyên đán, nhiều người dân tộc thiểu số (DTTS) miền sơn cước Quảng Trị lại tất bật với việc chuẩn bị những sản phẩm đặc trưng phục vụ thị trường. Để tạo niềm tin cho khách hàng, họ đặt tâm huyết vào việc lựa chọn, tạo ra những sản phẩm chất lượng, mẫu mã đẹp mắt với phong phú chủng loại. Thông qua các mặt hàng bán Tết, đồng bào DTTS không chỉ tăng thu nhập cho gia đình mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động, góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình, thúc đẩy phát triển du lịch ở địa phương.

Tăng thu nhập trong dịp Tết từ sản phẩm đặc trưng

Chị Hoạ My sẵn sàng các sản phẩm đặc trưng của địa phương phục vụ khách trong dịp tết Nguyên đán 2025 – Ảnh: NVCC

Những ngày cận tết Nguyên Đán, chị Hồ Thị Họa My, người Pa Kô ở thị trấn Krông Klang bận rộn chế biến các mặt hàng được xem là “độc quyền” ở huyện Đakrông. Đó là các sản phẩm như thịt bò, thịt trâu, thịt lợn bản gác bếp, muối ớt, cheo cá, rượu cần, rượu nếp than, rượu men lá…với những vị rất riêng, thơm ngon mà khi thưởng thức thực khách sẽ khó quên.

“Để đảm bảo số lượng sản phẩm phục vụ Tết, tôi phải chuẩn bị nguyên liệu cả tháng nay, thuê thêm nhân công là các chị người đồng bào DTTS ở thị trấn phụ các công đoạn sơ chế sản phẩm. Sau khi sơ chế, tôi tự tay chế biến từng món để đúng công thức, hợp khẩu vị.

Bao bì, chai lọ, nhãn mác sản phẩm được tôi lựa chọn khá kỹ với mong muốn sản phẩm không chỉ thơm ngon mà phải có thẩm mỹ, khách mua về dùng và có thể làm quà tết tặng cho người thân, bạn bè khi nhìn vào sản phẩm sẽ thiện cảm hơn, thấy được tâm huyết của người tạo ra nó”, chị Họa My chia sẻ.

Ngoài các sản phẩm nói trên, chị Họa My còn lựa chọn những sản vật chất lượng thu mua từ đồng bào ở các xã vùng sâu, vùng xa trong huyện để phục vụ thị trường tết như gạo, nếp than, rau củ quả, trái cây, cá mát, mật ong rừng, gà bản…Bên cạnh bày bán sản phẩm tại cửa hàng ở thị trấn Krông Klang, dịp Tết chị Họa My còn tham gia gian hàng ở Chợ phiên biên giới tại Lao Bảo; tăng cường bán hàng online qua các trang mạng facebook, zalo, tiktok, youtobe.

Tăng thu nhập trong dịp Tết từ sản phẩm đặc trưng

Thành phẩm măng khô giữ được màu vàng tươi đẹp của Tổ hợp tác nông sản sạch Ba Tầng – Ảnh: NVCC

Khởi nghiệp gặp nhiều khó khăn, vất vả nhưng chị luôn nỗ lực vượt qua để làm cầu nối đưa sản phẩm đặc trưng ở quê hương đến với thị trường ngày một rộng hơn. Đặc biệt, chị đã góp phần giúp bà con có đầu ra cho một số cây trồng, vật nuôi. Riêng trong tháng tết Nguyên đán, chị tạo công ăn việc làm cho từ 3-5 phụ nữ người DTTS với thu nhập bình quân từ 150-200 nghìn đồng/người/ngày.

Măng là một trong những sản phẩm đặc trưng được sử dụng chế biến nhiều món ăn ngon trong dịp tết Nguyên đán. Từ lợi thế vùng miền núi có nguồn măng tự nhiên dồi dào, các thành viên Tổ hợp tác (THT) nông sản sạch Ba Tầng, huyện Hướng Hóa đã tập trung thu hái lượng lớn măng, chuối hột, hoa đu đủ đực, mướp đắng, chè rừng để sơ chế, đưa vào lò sấy, bảo quản phục vụ thị trường tết sắp tới.

Trước đây, kinh tế của gia đình các thành viên trong THT chủ yếu nhờ vào nương rẫy, do phương thức sản xuất lạc hậu nên cuộc sống rất khó khăn. Được sự tài trợ của Tổ chức Plan International Việt Nam, tháng 7/2023 tổ hợp tác thành lập, gồm 16 thành viên là phụ nữ người Vân Kiều trong xã.

Chị Hồ Thị Linh thành viên Tổ hợp tác nông sản sạch Ba Tầng chia sẻ: “Nhiệm vụ của chúng tôi là thu hái các sản vật từ thiên nhiên như măng, chuối rừng, các loại lá thảo dược về sơ chế, đưa vào hệ thống sấy nông sản bằng năng lượng mặt trời.

Tranh thủ thời gian nông nhàn sau khi làm nương rẫy, chúng tôi vào rừng thu hái nông sản để tăng thêm thu nhập.

Tham gia mô hình này, bình quân 1/2 ngày, chúng tôi thu nhập từ 150-200 nghìn đồng/người, dịp tết Nguyên đán thì chúng tôi dành thời gian thu hái, sơ chế nông sản nhiều hơn nên thu nhập cao gần gấp đôi. Các đơn đặt hàng nông sản sấy trước tết cả tháng, nhiều nhất là sản phẩm măng khô nên chúng tôi rất bận rộn”.

Tăng thu nhập trong dịp Tết từ sản phẩm đặc trưng

Sản phẩm rượu nếp cẩm men lá của chị Hải Âu được trưng bày tại gian hàng của Công ty TNHH TMDV Bảo An Khôi tại Trung tâm Văn hóa điện ảnh tỉnh Quảng Trị – Ảnh: K.S

Nhờ sấy trong lồng kín, nhiệt độ ổn định nên các sản phẩm của tổ hợp tác khô rất đẹp, đặc biệt đối với măng làm đúng quy trình từ khi thu hái về làm luôn nên măng không bị ố màu, chảy nhựa, sấy xong thơm ngon, màu vàng. Các sản phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm và được đóng gói cẩn thận.

Đầu ra sản phẩm của tổ hợp tác được anh Nguyễn Hữu Khóa, Phó Ban điều hành Dự án Plan tại xã Ba Tầng hỗ trợ quảng bá tích cực trên mạng xã hội nên sản xuất đến đâu, bán hết đến đó. Anh Khóa cho hay: “Thông qua tổ hợp tác, chị em người Vân Kiều có thêm nguồn thu nhập đáng kể từ việc tranh thủ thời gian làm vườn làm rẫy có thêm tiền mua sách vở cho con, mua thức ăn và mua mứt, bánh kẹo, hạt dưa ăn tết. Thị trường của các sản phẩm chủ yếu ở Quảng Trị và các tỉnh lân cận như Huế, Quảng Bình. Năm nay, đơn đặt hàng nông sản sấy tại THT nhiều hơn năm ngoái nhưng các thành viên luôn động viên nhau đảm bảo được số lượng lẫn chất lượng để giữ uy tín với khách”.

Cũng như chị Họa My, THT nông sản sạch Ba Tầng, những tháng cuối cùng 2024, chị Kô Kăn Hải Âu, người Pa Kô ở Khối 3B thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa chuẩn bị một lượng khá lớn nếp cẩm, nếp trắng để chế biến các loại rượu từ men lá rừng.

Nhờ có bí quyết riêng nên sản phẩm của chị thơm ngon, khẳng định được uy tín, chất lượng với thị trường. Sản phẩm của chị được cơ quan chức năng kiểm định chất lượng, cấp mã vạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nên được thị trường ưa chuộng.

“Rượu được làm bằng men lá rừng, lên men tự nhiên nên có hương vị đặc trưng và chất lượng đảm bảo. Chính vì vậy, tôi mong muốn góp phần cùng người dân địa phương cung cấp cho khách hàng dịp Tết loại thức uống đặc trưng của người Vân Kiều, Pa Kô. Số lượng rượu sản xuất phục vụ Tết của gia đình tôi tăng hơn những tháng khác trong năm, khoảng hơn 1.000 lít rượu các loại, trừ chi phí lợi nhuận khoảng 20 triệu đồng”.

Tăng thu nhập trong dịp Tết từ sản phẩm đặc trưng

Các thành viên Tổ hợp tác nông sản sạch Ba Tầng sơ chế măng tươi chuẩn bị đưa vào hệ thống sấy – Ảnh: T.H.T

Ngoài các loại sản phẩm nông sản đặc trưng nói trên, người Vân Kiều, Pa Kô ở các huyện miền núi còn chuẩn bị phong phú sản phẩm phục vụ thị trường tết như chổi đót, vải thổ cẩm, các vật dụng làm bằng mây tre nứa như a điên, a đư…

Theo những người sản xuất sản phẩm đặc trưng ở vùng đồng bào DTTS, bên cạnh những thuận lợi, họ còn gặp một số khó khăn trong sản xuất kinh doanh như: Thiếu vốn đầu tư các trang thiết bị, máy móc hiện đại; nhãn mác, bao bì chủ yếu tự mày mò, thiết kế, chưa đúng với quy định…

Vì vậy, để nâng cao chất lượng, tăng số lượng sản phẩm, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của thị trường, họ mong muốn các cấp, các ngành chức năng quan tâm hỗ trợ các hộ, cơ sở sản xuất của người đồng bào DTTS thiết kế mẫu mã tem, nhãn mác, bao bì đóng gói sản phẩm. Mở các khóa đào tạo giúp chị em người DTTS biết thêm nhiều hơn về sử dụng công nghệ, đáp ứng nhu cầu thị trường. Quảng bá, kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Kô Kăn Sương



Nguồn: https://baoquangtri.vn/tang-thu-nhap-trong-dip-tet-tu-san-pham-dac-trung-191343.htm

Cùng chủ đề

Sẵn sàng cho sân chơi thể thao xuân Ất Tỵ

Những ngày cận tết Ất Tỵ - 2025, khắp nơi trên toàn tỉnh, nhiều cơ quan, đơn vị, địa phương khẩn trương hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, địa điểm chuẩn bị cho các giải thể thao mừng Đảng, mừng xuân. Nhiều shop thể thao tập trung lựa chọn sản phẩm chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, huy động nhân lực, tăng ca để sớm hoàn tất hợp đồng với khách hàng và đồng hành tài...

Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm của huyện Hải Lăng

Thời gian qua, hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Hải Lăng nói riêng ngày càng được nâng cao cả về quy mô và chất lượng, từng bước khẳng định vị trí, vai trò hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh phát triển, tiếp cận các nhà đầu tư. Từ đó, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm và nâng cao thu nhập cho người...

Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng thăm, chúc Tết lực lượng bộ đội biên phòng và các địa phương

Nhân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025, hôm nay 23/1, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng đến thăm, chúc Tết tại các huyện Đakrông và Hướng Hóa; Đội Đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm, Phòng Phòng, chống tội phạm ma túy và tội phạm; Đội Trinh sát đặc nhiệm, Tiểu đoàn huấn luyện – cơ động, Bộ đội Biên phòng tỉnh.Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng tặng quà...

Phấn đấu hoàn thành công tác kiểm kê tài sản công trên địa bàn tỉnh trước thời hạn

Sáng nay 23/1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến chủ trì cuộc họp với các sở, ngành, đơn vị, địa phương về triển khai công tác kiểm kê tài sản công trên địa bàn tỉnh.Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến đôn đốc các sở, ngành, đơn vị, địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện tổng kiểm kê tài sản công - Ảnh: T.TTổng kiểm kê tài sản công là nhiệm vụ trọng điểm của...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam thăm, chúc Tết các đơn vị 

Chiều nay 20/1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hoàng Nam đến thăm, chúc Tết Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh, Đài Phát thanh - Truyền hình (PT - TH) tỉnh nhân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025.Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tặng quà tết tại BVĐK tỉnh - Ảnh: S.HTại điểm đến thăm, chúc Tết, lãnh đạo các đơn vị đã báo cáo với Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam về những...

Cùng tác giả

Magazine: Làng nghề truyền thống vào xuân

Quảng Trị được biết đến với nhiều làng nghề nổi tiếng và ở mỗi vùng quê đều mang nét đặc sắc riêng. Mứt gừng Mỹ Chánh, bánh chưng, bánh tét Đại An Khê, bánh giầy Triệu Trung, bánh hộc Mai Xá đều là những sản phẩm có thương hiệu làm nức lòng người thưởng thức, đặc biệt là vào dịp Tết đến xuân về...Quảng Trị được biết đến với nhiều làng nghề nổi tiếng và ở mỗi vùng quê...

Doanh nhân Nguyễn Thanh Hải và câu chuyện truyền cảm hứng 

15 năm kể từ khi sáng lập và điều hành Hai Tran Media & Airs Group - một doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực khai thác quảng cáo và dịch vụ phi hàng không chính thức trên hệ thống sân bay toàn quốc, anh Nguyễn Thanh Hải (sinh năm 1983), ở xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị đã dành cho quê hương những tình cảm đặc biệt thông qua nhiều hoạt động từthiện, an sinh...

Doanh nhân Nguyễn Thanh Hải và câu chuyện truyền cảm hứng và hứng

15 năm kể từkhi sáng lập và điều hành Hai Tran Media & Airs Group - một doanh nghiệp dẫn đầu về lĩnh vực khai thác quảng cáo và dịch vụ phi hàng không chính thức trên hệ thống sân bay toàn quốc, anh Nguyễn Thanh Hải (sinh năm 1983), ở xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị đã dành cho quê hương những tình cảm đặc biệt thông qua nhiều hoạt động từthiện, an sinh xã...

Khải hoàn ca sau chiến tranh

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc khi tôi tròn mười chín tuổi. Không thể nào quên được cái buổi trưa lịch sử 30/4/1975 ấy, khi Đài Tiếng nói Việt Nam đưa tin cờ Giải phóng đã tung bay trên dinh Độc Lập. Chúng tôi, những chàng lính trẻ hô vang đến khản giọng “Miền Nam được giải phóng rồi! Chiến tranh kết thúc rồi!”. Hai mươi mốt năm đánh trận trường kỳ, rất nhiều máu và...

Chùm thơ mới sáng tác của nhà thơ Bùi Phan Thảo

Nhà thơ Bùi Phan Thảo sinh năm 1963 tại làng Mai Xá, xã Gio Mai, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Anh là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam; hội viên Hội Nhà báo Việt Nam; hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh.Tác phẩm xuất bản: Lao xao hồn phố (thơ); Không chờ những giấc mơ (thơ); Búp bê áo rách (tập truyện ngắn); Những ngọn khói về trời (trường ca); Nụ cười trên phố ban...

Cùng chuyên mục

Doanh nhân Nguyễn Thanh Hải và câu chuyện truyền cảm hứng 

15 năm kể từ khi sáng lập và điều hành Hai Tran Media & Airs Group - một doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực khai thác quảng cáo và dịch vụ phi hàng không chính thức trên hệ thống sân bay toàn quốc, anh Nguyễn Thanh Hải (sinh năm 1983), ở xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị đã dành cho quê hương những tình cảm đặc biệt thông qua nhiều hoạt động từthiện, an sinh...

Doanh nhân Nguyễn Thanh Hải và câu chuyện truyền cảm hứng và hứng

15 năm kể từkhi sáng lập và điều hành Hai Tran Media & Airs Group - một doanh nghiệp dẫn đầu về lĩnh vực khai thác quảng cáo và dịch vụ phi hàng không chính thức trên hệ thống sân bay toàn quốc, anh Nguyễn Thanh Hải (sinh năm 1983), ở xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị đã dành cho quê hương những tình cảm đặc biệt thông qua nhiều hoạt động từthiện, an sinh xã...

Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm của huyện Hải Lăng

Thời gian qua, hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Hải Lăng nói riêng ngày càng được nâng cao cả về quy mô và chất lượng, từng bước khẳng định vị trí, vai trò hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh phát triển, tiếp cận các nhà đầu tư. Từ đó, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm và nâng cao thu nhập cho người...

Tích cực chăm sóc các loại cây trồng vụ đông xuân

Vụ đông xuân 2024-2025, toàn tỉnh gieo cấy 25.500 ha lúa. Hiện nay, thời tiết có ấm dần, khá thuận lợi cho cây trồng phát triển, diện tích lúa trà đầu bắt đầu bước vào giai đoạn đẻ nhánh nên nông dân khắp nơi trong tỉnh tiến hành tỉa, dặm, bón phân thúc đợt 1 để đẩy nhanh sự sinh trưởng của các loại cây trồng, nhất là cây lúa.Nông dân xã Hải Quế, huyện Hải Lăng tỉa dặm...

Tháo gỡ vướng mắc trong chi trả kinh phí từ bán tín chỉ các

Quảng Trị là một trong 6 tỉnh được lựa chọn tham gia thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải (bán tín chỉ các-bon) và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) theo Nghị định số 107/2022/NĐ-CP của Chính phủ. Đây là cơ hội giúp người dân trên địa bàn tỉnh gắn bó với rừng có thêm thu nhập, đồng thời nâng cao trách nhiệm bảo...

Kể chuyện sản phẩm OCOP

Không chỉ là những sản phẩm đặc trưng của địa phương, các sản phẩm OCOP còn mang trong mình những câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng của những người trẻ khát khao giữ gìn và nâng tầm bản sắc địa phương. Từ nghề truyền thống đến những giá trị văn hóa độc đáo, họ đã thổi hồn vào từng sản phẩm, biến chúng thành những “đại sứ” kể chuyện về quê hương và con người trên hành trình...

Sản phẩm OCOP kể chuyện

Không chỉ là những sản phẩm đặc trưng của địa phương, các sản phẩm OCOP còn mang trong mình những câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng của những người trẻ khát khao giữ gìn và nâng tầm bản sắc địa phương. Từ nghề truyền thống đến những giá trị văn hóa độc đáo, họ đã thổi hồn vào từng sản phẩm, biến chúng thành những “đại sứ” kể chuyện về quê hương và con người trên hành trình...

Những gam màu sáng trong bức tranh kinh tế

Năm 2024 được xác định là năm “tăng tốc, bứt phá và về đích” để hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hải Lăng nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra. Do đó, huyện Hải Lăng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hoàn thành các chỉ tiêu, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.Mùa vàng trên cánh đồng lớn huyện Hải Lăng - Ảnh: T.TĐiểm...

Phát triển nông nghiệp hiệu quả và bền vững

Đầu năm 2025, chúng tôi có dịp về cảng Mỹ Thủy. Trước khi đến với miền cát trắng nhiều hứa hẹn bứt phá trong tương lai gần, con đường huyết mạch trải nhựa phẳng lỳ đưa chúng tôi đi qua những làng quê yên ả nằm lọt giữa bao la đồng lúa đang vào vụ. Những thửa ruộng càng gần thị trấn Diên Sanh, lúa bắt đầu bén chân, lấm tấm dệt nên thảm xanh mát mắt. Những thửa...

Tăng cường quản lý các cụm công nghiệp

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp tại các cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị tích cực hoạt động, chấp hành quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được, hoạt động đầu tư kết cấu hạ tầng và sản xuất- kinh doanh trong CCN còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước đối với các CCN.Nhà máy...

Tin nổi bật

Tin mới nhất