Với diện tích đất nông nghiệp chiếm trên 89% diện tích đất tự nhiên, huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) có nhiều lợi thế phát triển nông – lâm nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung; phát triển các sản phẩm nông nghiệp có giá cao.Ngày 11/12, tại cơ quan Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng, Tổ công tác Ban Chỉ đạo 202 Bộ Quốc phòng do Đại tá Lê Thành Công – Trưởng phòng Kinh tế sự nghiệp Cục Kinh tế, Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện các nội dung, dự án thành phần trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2022 – 2023 và tình hình triển khai nhiệm vụ năm 2024 – 2025 của đơn vị Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sóc Trăng.Chiều 11/12, tiếp theo chương trình làm việc tại tỉnh Đồng Tháp, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương dự buổi gặp gỡ các đại biểu người có công tiêu biểu tỉnh Đồng Tháp nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tại trụ sở Ủy ban nhân dân huyện Tam Nông.Thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I từ năm 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đã tích cực triển khai các hoạt động truyền thông bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề bức thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó, đã từng bước thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao quyền năng cho phụ nữ DTTS.Công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân là một nhiệm vụ quan trọng, những năm qua, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó chú trọng tuyên truyền, vận động, hướng dẫn Nhân dân chuyển đổi cơ cấu, đưa nhiều giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi hiệu quả, người dân đã được tập huấn, hướng dẫn áp dụng khoa học – kỹ thuật vào sản xuất, nhờ đó các mô hình chuyển đổi đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, tạo sinh kế ổn định, nâng cao đời sống cho người dân. Đây được coi là chìa khóa quan trọng giúp người dân xóa đói, giảm nghèo bền vững.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 11/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Kon Tum: Khai mạc các hoạt động Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Nghề làm tranh cắt giấy của người Nùng bản Sen. Trại chim công trên đất B’Lao. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.“Khát vọng lớn nhất của con người là được sống. Tôi đem các con về nhà, muốn con được sống, được ăn cơm, có áo mặc, được học hành…”. Đó là chia sẻ của bà Kăn Ling ở bản Tăng Cô Hang, xã Lìa, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị về hành trình gần 40 năm nhận nuôi những đứa trẻ không nơi nương tựa. Hành trình ấy của người mẹ Pa Kô bên dòng Sê Pôn, đầy ấm áp tình người.Vừa qua, Phòng Dân tộc huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) phối hợp cùng Trường PTDT Nội trú THCS và THPT huyện Thuận Châu tổ chức Hội thi “Tìm hiểu và tuyên truyền pháp luật về hôn nhân và gia đình, luật bình đẳng giới và các quy định của pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 11/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Mùa lúa rẫy . Lễ hội Đồi cỏ Ba Quáng năm 2024. Người đưa văn hóa Tây Nguyên vào rượu cần. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Xác định rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của tín dụng chính sách xã hội đối với việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), gắn với phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã triển khai nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội hiệu quả. Đây là điểm tựa thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, ổn định sản xuất và phát triển sinh kế cho người dân.Đây là lần đầu tiên Vườn Quốc gia Pù Mát ghi nhận tình hình lợn rừng hoang dã trong Khu bảo tồn chết với số lượng lớn, nghi ngờ có dịch bệnh đang phát tán trong quần thể lợn rừng hoang dã.Tỉnh Đồng Tháp đặt mục tiêu, tới năm 2032 sẽ nhập khẩu và nuôi thả 100 cá thể sếu đầu đỏ, kỳ vọng nuôi sống thành công tối thiểu 50 con. Sau đó, đàn sếu nuôi thả ra tự nhiên có thể tự sinh tồn và sinh sản, sống quanh năm ở rừng Tràm Chim.Ngày 11/12, tại cơ quan Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng, Tổ công tác Ban Chỉ đạo 202 Bộ Quốc phòng do Đại tá Lê Thành Công – Trưởng phòng Kinh tế sự nghiệp Cục Kinh tế, Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện các nội dung, dự án thành phần trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2022 – 2023 và tình hình triển khai nhiệm vụ năm 2024 – 2025 của đơn vị Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Sóc Trăng.Ngày 11/12, tại TP. Cần Thơ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Mặt trận Cụm thi đua Ủy ban MTTQ Việt Nam 5 thành phố trực thuộc Trung ương năm 2024. Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến dự và chỉ đạo Hội nghị.
Sơn Dương là một huyện thuần nông, diện tích đất nông nghiệp hơn 69.200ha, chiếm gần 87% diện tích tự nhiên với các cây trồng chủ lực như lúa, ngô, chè, mía, cây ăn quả. Xác định nông nghiệp giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo, huyện Sơn Dương đã thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Hiện, nông dân Sơn Dương đã và đang mạnh dạn chuyển đổi những mô hình nông nghiệp kém hiệu quả sang những mô hình tiềm năng giúp nhiều hộ dân đã thoát nghèo, có thu nhập ổn định.
Điển hình như nhóm liên kết chăn nuôi gà đồi Thanh Sơn, thôn Thanh Sơn, xã Hợp Hòa có 7 thành viên liên kết chăn nuôi gà thảo dược. Mỗi năm, nhóm cung cấp cho thị trường từ 15 – 17 tấn gà thịt, đem lại thu nhập cho mỗi hội viên trung bình từ 100 – 200 triệu đồng/năm.
Ông Lê Đại Dương, Tổ trưởng Nhóm liên kết chăn nuôi gà đồi Thanh Sơn cho biết, trước đây, gia đình nuôi gà nhưng số lượng ít và theo cách truyền thống nên hiệu quả không cao. Từ khi tham gia mô hình chăn nuôi tuần hoàn, được hỗ trợ giống tốt, xây dựng chuồng trại thoáng mát và được hướng dẫn quy trình chăn nuôi nên gà sinh trưởng nhanh. Hiện tất cả thành viên phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình, có ghi chép nhật ký sản xuất như tuân thủ tiêm phòng vắc-xin đúng thời điểm, giảm thiểu kháng sinh hoặc không sử dụng kháng sinh, chỉ sử dụng chế phẩm được chiết xuất từ thảo dược. Sàn của chuồng gà được sử dụng trấu, mùn cưa trộn men vi sinh. Phân gà sẽ được các loại vi khuẩn khử mùi hôi hoàn toàn.
Mô hình chăn nuôi theo hướng tuần hoàn sẽ tận dụng chất thải phân gà, ủ phân để bón cho nhiều cây trồng, như: Mít, ổi, na và một số cây thảo dược, như: Cỏ lào, khôi tía, khôi trắng, tía tô, khổ sâm, xuyến chi, xả, đinh lăng… Các loại cây này sẽ được sử dụng làm thức ăn cho gà theo hướng tuần hoàn. “Do mô hình khép kín, việc vệ sinh chuồng trại tốt, nguồn thức ăn đầu vào đảm bảo nên rất ít xuất hiện dịch bệnh trên gà. Hiện nay, lượng phân bón từ trại gà cung cấp cho vườn cây còn dư còn có thể cung cấp cho các hộ dân trong vùng, tạo thêm thu nhập” – ông Dương chia sẻ.
Nhằm thực hiện hiệu quả Đề án Cơ cấu lại ngành Nông nghiệp theo hướng phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản hàng hóa, tập trung vào các sản phẩm chủ lực, đặc sản theo chuỗi liên kết bảo đảm chất lượng, giá trị gia tăng cao gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, huyện Sơn Dương đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân sản xuất nông nghiệp theo hướng khép kín, tái tạo, tận dụng triệt để các phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp nhằm tiết kiệm tài nguyên, giảm giá thành sản phẩm, nâng cao thu nhập, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và tạo ra các sản phẩm nông nghiệp sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo Kế hoạch số 415/KH-UBND, ngày 23/9/2021, huyện Sơn Dương triển khai thực hiện Đề án, mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ sử dụng phân bón hữu cơ trên các cây trồng chính (lúa, ngô, lạc, mía, chè, rau) trên 55%; hầu hết các phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp được tái sử dụng một cách hiệu quả.
Hết năm 2023, trên địa bàn huyện đã có 49 sản phẩm được UBND tỉnh Tuyên Quang phê duyệt đạt sản phẩm OCOP (12 sản phẩm đạt hạng bốn sao, 37 sản phẩm đạt hạng ba sao); có 54 sản phẩm xây dựng nhãn hiệu bao bì sản phẩm. Năm 2024 có 14 sản phẩm chăn nuôi đăng ký sản xuất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn… nhiều mô hình kinh tế vùng nông thôn mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Đến nay, Sơn Dương đã hình thành được các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, như: Vùng chè (1.808,2ha), vùng mía (1.706,5ha), vùng cây dược liệu (56,2ha), vùng trồng rau các loại (459,9ha), cây lâm nghiệp (31.473,6ha). Tổng đàn vật nuôi hiện là hơn 18 nghìn con trâu, gần 13 nghìn con bò, 177 nghìn con lợn, 1,7 triệu con gia cầm.
Nhiều nông dân ở Sơn Dương đang mạnh dạn ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp, tập trung thay đổi phương thức sản xuất từ hướng truyền thống sang hiện đại.
Đến nay, huyện có trên 8.000 hộ nông dân đạt danh hiệu Hộ sản xuất kinh doanh giỏi. Các hộ sản xuất, kinh doanh giỏi đã tạo việc làm ổn định cho trên 20.000 lao động tại địa phương. Nhờ vậy, đã tạo ra những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh, thân thiện môi trường, không chỉ giúp người nông dân nâng cao thu nhập, mà còn góp phần làm thay đổi diện mạo nền nông nghiệp hướng đến xây dựng nền nông nghiệp thông minh ở địa phương.