Powered by Techcity

Quê hương là nỗi nhớ, niềm thương, là cội nguồn sức mạnh

Nghệ sĩ Nhân dân Diệu Hương: Quê hương là nỗi nhớ, niềm thương, là cội nguồn sức mạnh

Sinh ra, lớn lên trong gian khó ở miền gió Lào, cát trắng Quảng Trị, chính những điệu lý, câu hò đã thắp lửa tình yêu, đưa nghệ sĩ Diệu Hương đến với con đường nghệ thuật và gặt hái nhiều thành công. Mới đây, chị vừa vinh dự được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân (NSND). Nhân dịp này, phóng viên Báo Quảng Trị đã có cuộc phỏng vấn NSND Diệu Hương, một người con tài sắc của quê hương Quảng Trị.

Thành quả của một đời làm nghề

– Trước tiên, xin được chúc mừng nghệ sĩ Diệu Hương vừa vinh dự được trao tặng danh hiệu NSND. Đề nghị chị chia sẻ về cảm xúc của mình sau khi đón nhận danh hiệu cao quý này?

– Thật sự, đến lúc này, mình vẫn còn lâng lâng cảm xúc. Lúc được xướng tên, Diệu Hương cảm thấy rất hồi hộp, xúc động. Thế rồi, cảm xúc như vỡ òa khi mình đứng trên sân khấu để đón nhận danh hiệu cao quý này. Đây là thành quả của cả một đời làm nghề. Từ khi bước chân vào con đường âm nhạc, Diệu Hương đã luôn phấn đấu, nỗ lực không mệt mỏi với mong muốn trở thành một người nghệ sĩ chân chính. Nhiều năm qua, mình gắn bó với nghệ thuật chỉ với mục tiêu đơn thuần là góp phần bảo tồn nền âm nhạc dân tộc. Khởi đầu từ sự quyết tâm, Diệu Hương đã yêu loại hình nghệ thuật dân tộc mà mình theo đuổi từ lúc nào không hay và cùng nó đi suốt chặng đường dài. Đích đến hôm nay là món quà ngọt ngào, thành quả ý nghĩa cho cả một quá trình nỗ lực phấn đấu của bản thân. Đó là lý do khiến từ lúc nhận tin vui cho đến khi ôm chặt, nâng niu thành quả mình có được, Diệu Hương trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc.

– Để được công nhận là NSND, thời gian qua, chị đã nỗ lực lao động nghệ thuật, sáng tạo và lan tỏa những giá trị tích cực như thế nào?

-Như mình vừa chia sẻ, con đường dẫn đến được thành quả ngày hôm nay kết tinh rất nhiều mồ hôi, công sức của một quá trình lao động nghệ thuật rất vất vả. Năm 2012, Diệu Hương vinh dự đón nhận danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú. Đó là kết quả của tháng ngày khổ luyện và cống hiến. Trân quý thành quả ấy, gần 12 năm vừa qua, Diệu Hương tiếp tục cháy hết mình cho nghệ thuật, âm nhạc dân tộc. Từ sự tin tưởng của lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam, mình được giao phụ trách mảng âm nhạc ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên. Ngoài thời gian thu thanh cho đài, phục vụ thính giả, mình còn đi biểu diễn khắp nơi trong nước và quốc tế. Diệu Hương luôn nỗ lực tạo sự chuyển mình cho những làn điệu ca Huế theo phong cách mới với âm nhạc điện tử, giúp thể loại âm nhạc này tiếp cận gần hơn với khán giả trẻ.

Nghệ sĩ Nhân dân Diệu Hương: Quê hương là nỗi nhớ, niềm thương, là cội nguồn sức mạnh

Nghệ sĩ Diệu Hương vinh dự được Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân – Ảnh: NVCC

– Ngoài danh hiệu cao quý NSND, nỗ lực ấy đã mang lại cho chị những thành tựu gì?

– Ngoài danh hiệu NSND, một danh hiệu cao quý mà hầu như nghệ sĩ nào cũng đều hướng đến, Diệu Hương còn may mắn nhận được nhiều danh hiệu, giải thưởng, phần thưởng cao quý khác. Hương cũng rất hạnh phúc khi những cống hiến cho nghệ thuật của mình được mọi người đón nhận và công nhận. Tình yêu thương của khán thính giả dành cho mình nói riêng và cho nền âm nhạc dân tộc nói chung chính là động lực để Diệu Hương tiếp tục vươn lên.

Tình quê chắp cánh

– Đề nghị NSND Diệu Hương chia sẻ để độc giả biết nhiều hơn về bản thân và tháng ngày ở quê hương Quảng Trị?

– Mình sinh ra và lớn lên tại Quảng Trị. Năm 1995, khi mới 18 tuổi thì gia nhập Đội Tuyên truyền văn hoá của Bộ đội Biên phòng Quảng Trị. Đến năm 2000, mình vào làm việc tại Đoàn Nghệ thuật Quảng Trị, nay là Đoàn Nghệ thuật – Truyền thống tỉnh. 7 năm sau đó, Diệu Hương rời quê hương, vào làm giảng viên âm nhạc tại Học viện Âm nhạc Huế và đến năm 2011 thì ra Hà Nội làm việc tại Đài Tiếng nói Việt Nam cho đến nay.

Quảng Trị trong ký ức Diệu Hương gắn liền với rất nhiều kỷ niệm đẹp. Thời ấy, tuy còn nhỏ nhưng mình đã được học tập, tham gia các chương trình văn nghệ của trường, rồi các sự kiện trong và ngoài tỉnh. Lớn lên, mình may mắn được đi khắp nơi trong và ngoài tỉnh biểu diễn phục vụ bộ đội, người dân, đặc biệt là bà con ở vùng sâu, vùng xa, địa bàn biên giới. Tình yêu thương của khán giả quê nhà đã chắp cánh cho ước mơ thành một nghệ sỹ chân chính trong Hương.

– Như NSND Diệu Hương chia sẻ, chị không sinh ra trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. Vậy, cơ duyên nào đã đưa chị đến với nghệ thuật?

– Ba Diệu Hương là bộ đội, hy sinh trên chiến trường Campuchia. Mẹ Hương là một nông dân thuần túy. Cuộc sống gia đình mình trước kia gặp rất nhiều khó khăn. Vậy mà, năm 5 tuổi, Diệu Hương đã có cơ hội lên sân khấu. Đó chính là dấu mốc lớn trong đời mình. Từ đây, tiếng hát của Diệu Hương bắt đầu được nhiều người biết đến. Đối với mình, đó chính là một cơ duyên đặc biệt, thôi thúc bản thân nỗ lực hơn nữa để cái duyên ngày càng thắm tươi.

– Quê hương có ý nghĩa như thế nào trong quá trình hoạt động nghệ thuật và cuộc sống của chị?

– Quê của Diệu Hương ở xã Trung Nam, huyện Vĩnh Linh. Có lẽ cái chất đất, chất nước của quê nhà đã nuôi nấng và nuôi lớn những ước mơ, hoài bão trong mình. Hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, không phải lúc nào người nghệ sĩ cũng may mắn, thuận lợi. Ngay bản thân mình cũng vậy. Diệu Hương phải vượt qua rất nhiều rào cản. Mỗi khi khó khăn, mình lại vươn lên với tinh thần Quảng Trị – mảnh đất từng hứng chịu đau thương chiến tranh và bao thiên tai khắc nghiệt. Quê hương luôn là nỗi nhớ, niềm thương, là nguồn cội sức mạnh của Hương.

Thổi làn gió mới vào âm nhạc truyền thống

– Nhắc đến NSND Diệu Hương, nhiều người nhớ ngay đến một nghệ sĩ tâm huyết, luôn nỗ lực thổi làn gió mới vào âm nhạc truyền thống. Điều gì đã thôi thúc chị chọn hướng đi này cho mình?

– Khi về làm việc tại Đài Tiếng nói Việt Nam, cái duyên với ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên của Hương phát triển rực rỡ dù con đường âm nhạc chưa bao giờ dễ dàng, bằng phẳng. Thử thách càng nhân lên khi người nghệ sĩ chọn lựa âm nhạc truyền thống. Thực tế, cơm áo, gạo tiền là điều khiến không ít nghệ sĩ phải đau đầu.

Tuy nhiên, mình vốn không ngại khó, ngại khổ, luôn ý thức tầm quan trọng của việc lựa chọn âm nhạc truyền thống. Khi còn ngồi trên ghế giảng đường, thầy giáo mình đã luôn nhắc nhủ học trò đừng ngại ngần đối diện, lựa chọn khó khăn, thử thách. Thầy cũng căn dặn Diệu Hương rằng, mỗi một nghệ sĩ phải có trách nhiệm định hướng khán giả theo dòng nhạc mình đã chọn; hướng dẫn khán giả nghe. Quan trọng hơn nữa là hãy nâng niu, quý trọng lựa chọn của mình. Với sự lựa chọn ấy, phải kiên định, chúng ta mới có thể thành công.

– Như NSND Diệu Hương chia sẻ, con đường âm nhạc mà chị lựa chọn có khá nhiều khó khăn, thử thách. Vậy, ngoài những lời nhắn nhủ của thầy, tại sao chị vẫn bền bỉ với sự lựa chọn này?

– Diệu Hương nhận thức sâu sắc, âm nhạc dân tộc là cội nguồn, là gốc rễ của văn hoá một dân tộc. Từ đáy lòng mình, Hương luôn muốn góp sức gìn giữ, bảo tồn những nét văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam. Dẫu biết khó khăn sẽ nhiều nhưng Diệu Hương vẫn lựa chọn. Như bạn thấy đấy, thành quả sẽ đến và sẽ ngọt ngào hơn khi chúng ta đi qua khó khăn, thử thách. Vì thế, Hương không ngại lựa chọn chông gai. Nói thật, trong thời gian làm nghề, có những thời điểm, Hương phải rất vất vả mới tìm được cho mình nguồn tài trợ trước khi ra một sản phẩm mới. Nghệ sĩ chọn đi theo âm nhạc truyền thống vất vả vì thu nhập thấp nhưng vì lỡ yêu rồi thì không thể rời xa.

– Chị có thể chia sẻ về một số dự định, kế hoạch của mình trong thời gian tới?

– Trong năm 2024, Diệu Hương sẽ tiếp tục cho ra đời hai sản phẩm âm nhạc dân gian có chất lượng về cả mặt âm thanh lẫn hình ảnh. Hương sẽ tiếp tục “thổi luồng gió mới” cho ca Huế và dân ca Bình Trị Thiên. Mong rằng sẽ luôn được khán giả đón nhận, dành cho nhiều tình yêu thương đối với mình.

– Xin cảm ơn NSND Diệu Hương! Chúc chị ngày càng thành công trên con đường đã chọn.

Quang Hiệp(thực hiện)

Nguồn

Cùng chủ đề

Mở rộng diện tích lúa hữu cơ gắn với liên kết chuỗi giá trị bền vững

Sản xuất lúa hữu cơ hướng đến một nền nông nghiệp xanh, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu là mục tiêu mà ngành nông nghiệp đã và đang nỗ lực triển khai thực hiện để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, đặc biệt, giá trị sản phẩm lúa gạo. Bên cạnh những kết quả bước đầu, vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc và hạn chế nên việc nhân rộng diện...

Cục Thuế Quảng Trị hoàn thành vượt dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2024

Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, Cục Thuế Quảng Trị đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024, góp phần tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.Nhiều khoản thu đạt và vượt dự toán Dự báo nền kinh tế thế giới tiếp tục biến động phức tạp, khó lường với nhiều rủi ro, bất ổn. Cạnh tranh chiến lược...

3 xã vùng bãi ngang, ven biển của Quảng Trị thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn

Ngày 9/12, Thủ tướng ban hành Quyết định số 1535/QĐ-TTg công nhận 8 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025 thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Trị, Bến Tre, Kiên Giang thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn năm 2024.Theo Quyết định, công nhận 8 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025 thuộc các tỉnh Thanh...

Quá trình triển khai các dự án ODA trên địa bàn Quảng Trị gặp nhiều khó khăn

Trong năm 2024, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 8 dự án ODA được bố trí vốn thực hiện với tổng số tiền trên 213 tỉ đồng; trong đó vốn nước ngoài ngân sách trung ương hơn 132,7 tỉ đồng; vốn nước ngoài vay lại hơn 23,8 tỉ đồng; vốn đối ứng ngân sách địa phương hơn 43 tỉ đồng; vốn đối ứng ngân sách trung ương hơn 13,5 tỉ đồng. Tuy nhiên, quá trình triển khai các...

Tỉnh lộ 587 đi qua địa bàn xã Húc hư hỏng nặng

Thời gian gần đây, tuyến Tỉnh lộ 587 (còn gọi là tuyến đường Khe Sanh – Sa Trầm) đi qua địa bàn xã Húc, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị bị hư hỏng nặng khiến việc lưu thông của người dân hết sức khó khăn và nguy hiểm.Tuyến Tỉnh lộ 587 đi qua địa bàn xã Húc, huyện Hướng Hóa xuất hiện nhiều điểm hư hỏng nặng gây khó khăn, nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia...

Cùng tác giả

Giữ nhịp cồng chiêng giữa đại ngàn

Hơn 60 năm theo đuổi niềm đam mê cồng chiêng, nghệ nhân Hồ Song Hào (74 tuổi), ở thôn Xóm Mới, xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh, không chỉ nắm vững kỹ năng và sử dụng điêu luyện mà còn tích cực tham gia vào việc truyền dạy, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Nhiều thế hệ trẻ ở vùng miền núi phía Tây huyện Vĩnh Linh nhờ sự hướng dẫn, dìu...

Năm 2024, doanh thu toàn ngành thông tin và truyền thông ước đạt 4.243.984 tỉ đồng

Sáng nay 29/12, Bộ Thông tin và truyền thông (TT &TT) tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc dự hội nghị. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự tại điểm cầu Quảng Trị.Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự hội nghị tại điểm cầu Quảng Trị - Ảnh: T.TTổng kết lại 5 năm triển khai Chương...

Trở lại vùng càng

Vùng càng, mảnh đất đặc trưng nhất của huyện Hải Lăng không ch ỉbởi nơi đây là vựa lúa của tỉnh, mà còn là một vùng sông nước có nhiều đặc sản cá tôm. Mùa khô, người dânn ghiêng đồng hứng nước từ sông Ô Lâu để gieo sạ cây lúa. Mùa nước nổi, họ trở thành những ngư phủ trên cánh đồng mênh mông. Người dân nơi đây sống hồn hậu với thiên nhiên, tận dụng nguồn phù...

Hoa hậu H’Hen Niê tham gia truyền thông “Vì cộng đồng không có ma túy” cho gần 1.000 học sinh, sinh viên Quảng Trị

Tối nay 28/12, tại Hội trường Nhà văn hóa Trung tâm TP. Đông Hà, Công an tỉnh Quảng Trị phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy thuộc Bộ Công an và Nhà hát kịch Việt Nam tổ chức Chương trình truyền thông “Vì cộng đồng không ma túy”.Hoa hậu H'Hen Niê giao lưu, chia sẻ kiến thức và kỹ năng phòng, chống ma túy với học sinh, sinh viên Quảng Trị - Ảnh:...

Hội Doanh nhân trẻ Quảng Trị tổng kết công tác hội năm 2024

Chiều nay 28/12, Hội Doanh nhân trẻ Quảng Trị tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng hoạt động năm 2025.Trao Bằng khen của trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam cho các cá nhân có thành tích xuất sắc năm 2024 - Ảnh: T.PNăm 2024, Hội Doanh nhân trẻ Quảng Trị đã chủ động vượt qua khó khăn để xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp, góp phần xây dựng môi trường...

Cùng chuyên mục

Giữ nhịp cồng chiêng giữa đại ngàn

Hơn 60 năm theo đuổi niềm đam mê cồng chiêng, nghệ nhân Hồ Song Hào (74 tuổi), ở thôn Xóm Mới, xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh, không chỉ nắm vững kỹ năng và sử dụng điêu luyện mà còn tích cực tham gia vào việc truyền dạy, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Nhiều thế hệ trẻ ở vùng miền núi phía Tây huyện Vĩnh Linh nhờ sự hướng dẫn, dìu...

Phát huy tinh thần và bản sắc Quảng Trị giữa lòng Thủ đô Hà Nội

Giải Bóng đá đồng hương Quảng Trị qua 9 lần tổ chức thành công liên tiếp đã tạo dựng được thương hiệu giữa lòng TP. Hà Nội. Giải đấu vừa tạo sân chơi bổ ích cho người Quảng Trị, vừa làm tốt “sứ mệnh” gắn kết tình đồng hương. Nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ khác được tổ chức đã phát huy tinh thần tương thân tương ái, hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống, đưa những người...

Bay xa hương sắc đại ngàn

Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình” và sự tham gia của các nghệ nhân, diễn viên, VĐV đồng bào các dân tộc, ngày hội diễn ra nhiều hoạt động với hình thức phong phú như: Không gian trưng bày ảnh “Các dân tộc thiểu số Việt Nam đồng hành cùng sự phát...

“Người lính với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và quê hương Quảng Trị” năm 2024

Trại sáng tác văn học nghệ thuật (VNHT) về đề tài người lính có chủ đề “Người lính với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và quê hương Quảng Trị” năm 2024 do Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (BCHQS) tỉnh Quảng Trị tổ chức. Mục đích của việc mở trại sáng tác nhằm tôn vinh, phản ánh một cách sinh động hoạt động của bộ đội Cụ Hồ nói...

Ngày hội thể thao thắm tình đoàn kết

Từ ngày 14-16/12/2024, 279 vận động viên (VĐV) đến từ 12 tỉnh, thành phố có mặt tại Nhà thi đấu đa năng tỉnh Quảng Trị để tranh tài ở 4 môn thể thao: đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ, bắn ná trong khuôn khổ của Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024. Đông đảo khán giả đã đến xem, cổ vũ, động viên cho tinh thần thi đấu thể thao trung thực, cao thượng, đoàn...

Sôi nổi Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Quảng Trị

Sôi nổi Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Quảng Trị 17/12/2024 10:10 Anh Quân - Lê Trường ...

Sôi nổi, độc đáo ngày hội văn hóa đa sắc màu và giàu cảm xúc của các dân tộc Việt Nam

Từ ngày 13-16/12/2024, nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnhQ uảng Trị năm 2024 diễn ra tại TP. Đông Hà. Đây không chỉ là một sự kiện văn hóa mà còn là dịp để các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên (VĐV) quần chúng các dân tộc được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu những nét đẹp văn hóa của...

Độc đáo không gian văn hóa và ẩm thực truyền thống các dân tộc

Sáng nay 16/12, tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh Quảng Trị diễn ra hoạt động trưng bày, giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống địa phương; trưng bày chế biến, giới thiệu ẩm thực và hướng dẫn du lịch tại một địa điểm du lịch cộng đồng tiêu biểu trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024.Một góc trưng bày không gian văn hóa các...

Ấn tượng trang phục truyền thống và những khúc ca từ đại ngàn

Hôm nay 14/12, tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh Quảng Trị đã diễn ra các hoạt động: Liên hoan văn nghệ quần chúng; trình diễn trang phục truyền thống dân tộc trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024.Phần trình diễn văn hóa văn nghệ quần chúng và trang phục truyền thống mở đầu chương trình của đoàn chủ nhà Quảng Trị - Ảnh: ĐVTừ giữa...

Sức sống trường tồn của các sắc màu văn hóa

Chiều nay 13/12, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị đã diễn ra hoạt động văn hóa với nội dung “Trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc tại địa phương” trong chương trình Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024.10 đoàn văn hóa nghệ thuật quần chúng của các tỉnh, thành phố tham gia đã lựa...

Tin nổi bật

Tin mới nhất