Powered by Techcity

Nước sông Sa Lung chưng cất bầu rượu thơ


(Nhân đọc tập thơ “Căn cước niềm tin” của Nguyễn Hữu Thắng)

Nhà thơ Nguyễn Hữu Thắng lớn lên bên dòng sông Sa Lung xanh trong. Có phải dòng sông Sa Lung là dòng sông thơ ca của đất Rồng- Vĩnh Long?. Những năm tháng mộng mơ ngồi trên ghế giảng đường sư phạm bên dòng Hương Giang, anh có thơ đăng đều đặn trên trang văn nghệ báo Dân và tạp chí Văn nghệ Bình Trị Thiên, lấy bút danh Nguyễn Hoài Chung. Năm 1977 khi mới 20 tuổi, Nguyễn Hữu Thắng vinh dự là hội viên trẻ nhất của Hội Văn học- Nghệ thuật tỉnh Bình Trị Thiên.

Nước sông Sa Lung chưng cất bầu rượu thơ

Bìa tập sách “Căn cước niềm tin” – NXB Thuận Hóa -Ảnh: T.N

Thấm thoắt mới đó đã gần 50 năm, chàng sinh viên thư sinh trắng trẻo mơ mộng ngày nào, nay thành “lão nhà thơ 67 mùa lá vàng rơi”. Sự nghiệp đời anh hanh thông là niềm mơ ước của lứa bạn đồng niên; bước đầu là người thầy mẫu mực dạy Văn, đến nhà quản lý. Ở vị trí nào, anh cũng đều hoàn thành xuất sắc vị trí đảm nhiệm.

Dù thơ là “nghề tay trái” nhưng sức viết của anh thật đáng nể phục. Hình như trong anh có sẵn một “bồ chữ” đầy, nên khi vừa nắm bắt thông tin, sự kiện, tứ thơ chợt đến, anh hoàn thành một bài thơ khá nhanh. Thơ anh tràn trề sinh lực, dồi dào cảm xúc, bút pháp linh hoạt, nắm chắc các thể loại thơ, gieo vần nhuần nhuyển.

Thơ chính luận thì ngôn ngữ thơ nghiêm ngang nhưng lối viết nhẹ nhàng, dễ hiểu; thơ đời thường thì lời thơ hài hước, tếu táo, bông đùa nhưng lại khá sâu sắc. Anh chung thủy với các thể thơ truyền thống.

Phần lớn nhà thơ một đời xuất bản hơn một tập thơ là sự cố gắng rất lớn. Vậy mà Nguyễn Hữu Thắng xuất bản liên tục đến 7 tập thơ riêng, được đánh giá là những tập thơ chất lượng, với hơn ngàn bài thơ.

Trong tập thơ thứ 7 mang tựa đề: “Căn cước niềm tin” gồm 75 bài, do NXB Thuận Hóa ấn hành tháng 7/2023. Thơ Nguyễn Hữu Thắng hay nhắc nhớ về vĩ tuyến 17, ranh giới nỗi đau chia cắt giữa hai miền Nam-Bắc.

Nhà thơ tự hào là con dân vĩ tuyến 17 lịch sử. Nơi đó có chiếc cầu Hiền Lương mang hai màu sơn xanh và vàng chia đôi hai miền. Đầu cầu phía Bắc có lá cờ đỏ sao vàng rộng chín sáu mét vuông tung bay trên đỉnh cột cờ cao ba mươi tám mét, như là biểu tượng niềm tin. Nhà thơ đau nỗi đau chia cắt hai miền và đặt câu hỏi: “Bến Hải ơi, giới tuyến tạm thời/ Tạm thời chi mà cách xa đằng đẵng/ Hiền Lương ơi, một vạch sơn giới hạn/ Giới hạn chi mà nghẽn lối, ngăn đường” (Một thời Bến Hải)

Quê Nguyễn Hữu Thắng ở Vĩnh Linh đất thép, địa đầu giới tuyến, tiền đồn miền Bắc XHCN nên đế quốc Mỹ ném bom hủy diệt không kể ngày đêm: “Chẳng thể nào quên được người ơi/ Thuở quê hương chìm trong lửa đạn/ Bom cháy, bom bi, pháo chùm, pháo hạm/ Đêm đêm pháo sáng đỏ trời/ Thuở ấy chúng tôi lên chín, lên mười/ Một chiều thu xa nhà đi sơ tán/ Người lớn gọi đây “kế hoạch K8”/ Đưa chúng tôi ra gặp Bác Hồ…K8 một thời để tôi có hôm nay” (Ký ức K8).

Trong những năm tháng chiến tranh đánh phá ác liệt từ vĩ tuyến 17 trở ra, trẻ con đến người già sợ nhất con ác quỷ B52 thả bom rải thảm, san bằng mặt đất bán kính đến vài cây số, tang tóc kể sao cho hết: “B52 rải thảm đất Vĩnh Linh/ 37 lần chiếc/ Mỗi chiếc ba mươi tấn bom/ Vĩnh Lâm, Vĩnh Thủy, Vĩnh Sơn/ Dải đất bờ Bắc Hiền Lương/ Bom nối bom, nhà cháy nối nhà/ …B52 lần đầu dội xuống Vĩnh Linh/ Nơi tuyến đầu miền Bắc/ Địa đạo, chiến hào khoét sâu vào lòng đất/ Người vẫn kiên cường bám trụ giữ quê hương (Có ai còn nhớ ngày này).

Nhà thơ Nguyễn Hữu Thắng chọn bài thơ Căn cước niềm tin” làm tựa đề tập thơ. Niềm tin trong cuộc sống mang đến

cho ta nguồn sức mạnh để hành động, nếu không có niềm tin, sẽ không làm được gì cả. Với cảm nhận trực quan nhạy bén, nhà thơ ngợi ca hình ảnh những cán bộ chiến sĩ công an ân cần làm “căn cước công dân” là loại giấy tờ tùy thân cho cư dân thành phố, nông thôn, miền xuôi, miền ngược: “Ngày nối ngày, đêm lại nối đêm/ Chiến dịch làm căn cước/ Cho anh hiểu thêm thế nào là hạnh phúc/ Khi được nhận về mình căn cước của niềm tin. (Căn cước niềm tin).

Nhà văn Andersen người Đan Mạch nói: “Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết ra”. Quả đúng như vậy, hơn bốn mươi năm trôi qua nhưng nhà thơ Nguyễn Hữu Thắng vẫn nhớ như in những năm tháng mới ra trường làm “Người kỹ sư tâm hồn” tại thị xã Đông Hà sau giải phóng.

Biết bao khó khăn vây bủa thầy giáo trẻ: Trường lớp dựng tạm lợp bằng mái tôn cũ, thiếu sách giáo khoa, trò đói nên nhặt từng mảnh bom dọc đường đến lớp bán phế liệu, còn thầy đói cồn cào tay phấn cứ run run. Tôi và nhà thơ lúc ấy cùng cảnh ngộ, nghĩ về quá khứ không khỏi bùi ngùi xa xót: “Bếp tập thể bữa sắn, bữa khoai/ Tháng chậm lương chia nhau từng nắm gạo/ Đứng trước học sinh vẫn nụ cười hiền hậu/ Vẫn say sưa bài giảng tiết cuối cùng/ Mấy dãy nhà tôn tạm gọi là trường/ Ghế không đủ ngồi, học trò thay nhau đứng/ Thầy giảng bài mà cồn cào đói bụng/ Mượn áo nhau san sẻ rách, lành” (Ký ức Đông Hà).

Hầu hết nhà thơ các thế hệ đều làm thơ ca ngợi mẹ. Mẹ không chỉ là người “mang nặng đẻ đau” mà mẹ còn đảm đang, tần tảo, thương yêu chồng con quên cả bản thân mình. Trong thơ Nguyễn Hữu Thắng hình ảnh mẹ mình vẫn manh áo vá, đội nón lá, lội ruộng, gánh gồng nuôi anh ăn học thành tài. Bây giờ con trai mẹ “chăn ấm nệm êm” là nhờ công ơn trời biển của mẹ: “Con như cây lúa trên đồng/ Nhờ ơn gieo cấy vun trồng mà nên” (Vu lan nhớ mẹ).

Bên cạnh thơ tự sự trữ tình, nhà thơ sắp bước vào tuổi “thất tuần” nên đôi lúc trầm tư, chiêm nghiệm cuộc đời: “Người già thường tỉnh giấc trong đêm/ Nhìn đồng hồ biết ngày còn xa ngái/ Đêm cứ dần dài ra/ Giấc ngủ thì ngắn lại/ Người già thường nghĩ về quá khứ/ Giấc ngủ cứ ngắt ra từng quãng/Thấy dáng mình ở phía thanh xuân” (Đêm của người già).

Tôi tin những lúc tỉnh ngủ, nhà thơ Nguyễn Hữu Thắng nhẹ nhàng bật đèn pin nằm nghiêng người làm thơ, che ánh sáng sợ đánh thức giấc mộng của “một nửa” nằm bên. Những bài thơ như những dấu mốc đáng nhớ: “Câu thơ trên đỉnh tháp”, “Những gương mặt, những linh hồn”, “Ghi trong ngày hội trường”, “Có một nàng dâu Quảng Trị”, “Khúc ca từ những mái trường”, “Đầu xuân trở lại Tân Kỳ”, “Bản làng nhớ mãi tên anh”, “Sinh nhật đích tôn”, “Ngày quốc tế đàn ông”, “Về quê nói trạng”…

Tôi thích cái lối viết ẩn dụ, hóm hỉnh, ngôn từ bình dị nhưng khiến những vần thơ lục bát của anh hấp dẫn lạ thường: “Tôi về hỏi đám trẻ con/ Chúng đều ngơ ngác mắt tròn nhìn tôi/ Xa làng từ thuở đôi mươi/ Nay về làng trẻ còn tôi đã già” (Về làng); “Tép đồng nấu với me chua/ Khoai deo hầm đậu mạ vừa dọn ra/ Xa quê thèm ruốc, thèm cà/ Linh tinh ba thứ gọi là ngày xưa ” (Hương vị quê nhà); “Cho anh vay một nụ cười/ Lãi suất anh trả bằng mười nụ hôn/ Nụ cười hãy giữ nghe em/ Mỗi ngày anh lại vay thêm để dành” (Nụ cười); “Tiền còn một ít để tiêu/ Thơ còn một ít để phiêu với đời/ Tim còn một ít bồi hồi/ Bạn còn một ít – những người tâm giao” (Còn một ít); “Nợ em một thoáng vô tình/ Đường đời xuôi ngược không nhìn thấy nhau/ Chợ chiều ế một buồng cau/ Chợ mai ế một mớ trầu chờ têm” (Nợ mùa đông); “Có ai bán cái dửng dưng/ Tôi mua một mớ lận lưng dùng dần/ Có ai mua cái phân vân/ Để tôi bán rẻ giá gần như cho” (Dửng dưng); “Tôi đi mấy vạn ngày đàng/ Bạc đầu còn nhớ mấy lằn roi tre/ Tôi thành giám đốc, giáo sư/ Nhờ ơn trách phạt thầy cô thuở nào”(Có ai còn nhớ)…

Bên cạnh mê thơ, nhà thơ còn say môn “túc cầu”. Hầu hết các trận bóng đá của đội tuyển Việt Nam trên đấu trường quốc tế, anh đều có thơ cập nhật. Anh chuẩn bị cho xuất bản tập thơ: “Bóng đá và thơ”. Hiện nay thơ in nhiều, nhưng chất lượng phần lớn không như mong đợi. Tập thơ “Căn cước niềm tin” là món quà tinh thần có giá trị cho những người yêu thơ hứng thú thưởng thức cái hay trong mỗi bài thơ.

Nguyễn Xuân Sang



Nguồn: https://baoquangtri.vn/nuoc-song-sa-lung-chung-cat-bau-ruou-tho-190263.htm

Cùng chủ đề

Chùm thơ mới sáng tác của nhà thơ Lê Thị Mây

Nhà thơ Lê Thị Mây tên thật là Phạm Thị Tuyết Bông, sinh năm 1949 tại Quảng Trị. Học xong phổ thông, chị tham gia Thanh niên xung phong thời chống Mỹ, sau đó trở về học Trường viết văn Nguyễn Du, cử nhân báo chí; nhiều năm làm báo và làm biên tập văn học của tạp chí Sông Hương, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt, chuyên viên cao cấp Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung...

Khi thơ đã sang sông…

Nhà thơ Võ Văn Luyến, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Trị vừa cho ra mắt thêm một đứa con tinh thần “Từ độ qua sông”* với gần 120 thi phẩm, hầu hết được sáng tác trong thời gian gần đây, chất chứa những trăn trở, chiêm nghiệm, suy nghiệm và có thể cả linh nghiệm, mở rộng thêm những chiều kích trong tư duy nghệ thuật. Tác phẩm...

Như tìm thấy mình

Nhân đọc tập thơ: “Thôi đành rong rêu” của nhà thơ Nguyễn Văn TrìnhTrước khi chuyển công tác vào Bà Rịa - Vũng Tàu, tôi làm việc tại Quảng Trị gần mười lăm năm. Ở mảnh đất giàu nghĩa tình này, tôi thân quen hầu hết giới văn nghệ sĩ và báo chí. Nhưng với nhà thơ Nguyễn Văn Trình, tôi chưa một lần gặp mặt, chỉ đọc thơ anh trên tạp chí Cửa Việt và báo Quảng Trị.Mới...

Có một dòng Thạch Hãn “chảy” trên Cửu đỉnh

Sông Thạch Hãn (hay còn gọi là sông Ba Lòng, sông Quảng Trị) là con sông lớn nhất tỉnh Quảng Trị. Đây là con sông gắn liền với lịch sử tỉnh Quảng Trị. Tại vùng hạ nguồn, sông Thạch Hãn nối với sông Bến Hải qua sông Cánh Hòm, và nối với sông Ô Lâu qua sông Vĩnh Định. Bên cạnh lịch sử hào hùng, sông Thạch Hãn còn được nhiều người dân trên cả nước biết đến qua...

Tặng thêm sách cho Phòng đọc “Khát vọng hòa bình”

Nhân kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 (1945 - 2024), sáng nay 4/9, Tổng Biên tập Báo Quảng Trị, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Trương Đức Minh Tứ đã trao sách của nhiều nhà văn, nhà thơ trong nước tặng Phòng đọc “Khát vọng hòa bình” của Chi hội Nhà văn Việt Nam tỉnh Quảng Trị.Tổng Biên tập Báo Quảng Trị, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Trương Đức Minh Tứ trao...

Cùng tác giả

Ca sĩ Bạch Trà mang ‘Giọng hò thương nhớ’ trình diễn trên sân khấu quê nhà

.tdi_77{vertical-align:baseline}.tdi_77>.wpb_wrapper,.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_77>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_77>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_77{padding-bottom:30px!important} .tdi_78{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_78 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_78,.tdi_78>p,.tdi_78 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_78 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_78 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .wp-caption-text,.tdi_78 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78...

Sơ kết giai đoạn 1 Đề án “Xây dựng Hải đội dân quân thường trực tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong...

Chiều nay 18/12, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Trị tổ chức hội nghị sơ kết rút kinh nghiệm giai đoạn 1 (từ 2019 - 2024) của Đề án “Xây dựng Hải đội dân quân thường trực tham gia bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới”. Thiếu tướng Lê Văn Vỹ, Phó Tham mưu trưởng Quân khu; Đại tá Nguyễn Hữu Đàn, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh tham dự hội nghị.Thực hiện Đề án...

Huy động tối đa nguồn lực  hỗ   trợ huyện Gio Linh về đích  nông thôn mới   trong  năm 2025

Đó là chỉ đạo của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang tại buổi làm việc với huyện Gio Linh về xây dựng huyện Gio Linh đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2025 vào chiều nay 18/12. Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng; Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hoàng Đức Thắng tham dự làm việc.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn...

Tỉ lệ chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt cao nhất tỉnh

Thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt, thời gian qua, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp để quá trình chi trả an sinh xã hội từng bước được số hóa.Người dân huyện Cam Lộ được hỗ...

Tổ chức Pacific Links Foundation tài trợ xây mới 2 phòng học tại điểm lẻ của huyện Hướng Hóa

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hoàng Nam vừa ký quyết định phê duyệt dự án “Xây dựng 2 phòng học tại điểm lẻ thôn Raman 2, Trường Mầm non Xy, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị” do Tổ chức Pacific Links Foundation tài trợ (PALS).Mục tiêu của dự án nhằm xây dựng môi trường học tập và sinh hoạt tốt hơn, góp phần giúp nhà trường đáp ứng một số mục tiêu của chương trình “Trường học...

Cùng chuyên mục

Sôi nổi Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Quảng Trị

Sôi nổi Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Quảng Trị 17/12/2024 10:10 Anh Quân - Lê Trường ...

Sôi nổi, độc đáo ngày hội văn hóa đa sắc màu và giàu cảm xúc của các dân tộc Việt Nam

Từ ngày 13-16/12/2024, nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnhQ uảng Trị năm 2024 diễn ra tại TP. Đông Hà. Đây không chỉ là một sự kiện văn hóa mà còn là dịp để các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên (VĐV) quần chúng các dân tộc được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu những nét đẹp văn hóa của...

Độc đáo không gian văn hóa và ẩm thực truyền thống các dân tộc

Sáng nay 16/12, tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh Quảng Trị diễn ra hoạt động trưng bày, giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống địa phương; trưng bày chế biến, giới thiệu ẩm thực và hướng dẫn du lịch tại một địa điểm du lịch cộng đồng tiêu biểu trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024.Một góc trưng bày không gian văn hóa các...

Ấn tượng trang phục truyền thống và những khúc ca từ đại ngàn

Hôm nay 14/12, tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh Quảng Trị đã diễn ra các hoạt động: Liên hoan văn nghệ quần chúng; trình diễn trang phục truyền thống dân tộc trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024.Phần trình diễn văn hóa văn nghệ quần chúng và trang phục truyền thống mở đầu chương trình của đoàn chủ nhà Quảng Trị - Ảnh: ĐVTừ giữa...

Sức sống trường tồn của các sắc màu văn hóa

Chiều nay 13/12, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị đã diễn ra hoạt động văn hóa với nội dung “Trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc tại địa phương” trong chương trình Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024.10 đoàn văn hóa nghệ thuật quần chúng của các tỉnh, thành phố tham gia đã lựa...

Chùm thơ mới sáng tác của nhà thơ Lê Thị Mây

Nhà thơ Lê Thị Mây tên thật là Phạm Thị Tuyết Bông, sinh năm 1949 tại Quảng Trị. Học xong phổ thông, chị tham gia Thanh niên xung phong thời chống Mỹ, sau đó trở về học Trường viết văn Nguyễn Du, cử nhân báo chí; nhiều năm làm báo và làm biên tập văn học của tạp chí Sông Hương, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt, chuyên viên cao cấp Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung...

“Chàng trai vàng” của đội tuyển điền kinh quốc gia

Bắt đầu tập luyện chuyên nghiệp và thi đấu thành tích cao khá muộn nhưng sự tiến bộ của tuyển thủ điền kinh quốc gia Việt Nam Lương Đức Phước (sinh năm 2002) rất vượt bậc. Anh thi đấu ấn tượng từ các giải vô địch điền kinh quốc gia, tỏa sáng ở Đại hội Thể thao toàn quốc năm 2022, sau đó bứt phá ngoạn mục để giành Huy chương Vàng (HCV) tại SEA Games 31, Huy chương...

Quảng Trị hội tụ bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam

Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 là sự kiện lần đầu được tổ chức tại tỉnh Quảng Trị. Để ngày hội diễn ra thành công và để lại ấn tượng tốt đẹp, hiện nay tỉnh đang tích cực triển khai công tác chuẩn bị các điều kiện cần thiết. Liên quan đến sự kiện văn hóa ý nghĩa này, phóng viên Báo Quảng Trị đã phỏng vấn Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao...

Miên man Xuân Lợi

Không, không phải vì tên tập thơ mà tôi đặt tên bài viết này như vậy. Nhưng cũng đúng là vậy, chính vì câu thơ “nghiêng phía miên man” đã như một ký hiệu cho tôi nhận ra tâm hồn và cảm xúc của tác giả tập thơ. Xuân Lợi như không viết thơ mà anh mượn câu từ cho những rung động của hồn mình chảy thành vần điệu. Mà tâm hồn Xuân Lợi lại rất dễ rung...

Chung kết Liên hoan tiếng hát Bông mai vàng năm 2024

Sáng nay 24/11, Nhà Thiếu nhi tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc vòng chung kết Liên hoan tiếng hát Bông mai vàng năm 2024 với chủ đề “Giai điệu tuổi học trò” dành cho thiếu nhi trên địa bàn tỉnh.Một số tiết mục dự thi của các thí sinh sau lễ khai mạc - Ảnh: ĐVSau hơn một tháng thông báo, ban tổ chức liên hoan đã nhận được 89 tiết mục của 93 thí sinh trong toàn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất