Powered by Techcity

Người phụ nữ nỗ lực vì sự phát triển của cộng đồng


Sau gần 2 tiếng đồng hồ đi xe gắn máy từ TP. Đông Hà lên thôn Tà Lao, xã Tà Long (Đakrông) chúng tôi mới có dịp gặp được chị Hồ Thị Ngam, (42 tuổi), người dân tộc Pa Kô, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn Tà Lao, Tổ trưởng Tổ hợp tác du lịch cộng đồng suối A Lao. Chị là người phụ nữ có nhiều đổi mới, nỗ lực trong phát triển kinh tế, năng động trong hoạt động xã hội, là điển hình để nhiều chị em phụ nữ vùng cao noi theo.

Người phụ nữ nỗ lực vì sự phát triển của cộng đồng

Chị Hồ Thị Ngam (bên phải) cùng Chủ tịch Hội LHPN xã Tà Long Hồ Thị Thương tại Khu du lịch sinh thái suối A Lao -Ảnh: NV

Người phụ nữ đầu tiên làm chủ mô hình kinh tế tập thể

9 giờ sáng một ngày đầu tháng 8/2024, chúng tôi có mặt ở khu du lịch sinh thái nơi chị Hồ Thị Ngam làm Tổ trưởng Tổ hợp tác du lịch cộng đồng suối A Lao. Những ngày này, dù ở đây có mưa nhưng chị vẫn tất bật với công việc của mình chuẩn bị mọi thứ từ thực phẩm đến sắp xếp, trang trí các vật dụng để đón du khách.

Vừa làm việc, chị vừa kể: “Năm 2020, tôi được Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) xã Tà Long hướng dẫn, vận động tham gia các hoạt động dịch vụ của Tổ hợp tác du lịch cộng đồng suối A Lao. Với vai trò là tổ trưởng tổ hợp tác, tôi suy nghĩ phải làm gì để phát triển khi khu du lịch này nằm sâu trong vùng rừng núi, mọi thứ còn hoang sơ, ít người biết đến. Từ đó, tôi cùng với chị em trong tổ hợp tác thống nhất đầu tư mở rộng chòi lán, bãi đỗ ô tô, xe máy, bếp nấu, nhà tắm, khu treo võng, trang trí…trong khuôn viên đoạn suối mùa hè nước trong xanh mát rượi để đón du khách.

Để đáp ứng tốt nhu cầu cho du khách, cùng với ẩm thực là các sản vật của người dân nơi đây, tổ hợp tác còn phục vụ đồ tắm suối, dụng cụ bắt cá và còn có cả những trang phục dệt bằng thổ cẩm của người Vân Kiều, Pa Kô để du khách mặc chụp ảnh với giá hợp lý. Sau khi chuẩn bị hoàn tất, tổ hợp tác tăng cường quảng bá hình ảnh khu du lịch lên mạng xã hội. Nhờ đó cứ vào mùa hè rất đông du khách đến đây trải nghiệm. Với cách làm đó, tổ hợp tác đã tạo việc làm ổn định cho 20 phụ nữ, doanh thu mỗi năm lên đến hàng trăm triệu đồng, thu nhập đạt từ 6 – 10 triệu đồng/người/tháng”.

Người phụ nữ nỗ lực vì sự phát triển của cộng đồng

Những món đặc sản được chị Hồ Thị Ngam chế biến để phục vụ du khách- Ảnh: HT

Chị Tằm, một du khách ở thị xã Quảng Trị chia sẻ: “Biết được khu du lịch này qua mạng xã hội đã lâu, mùa hè này tôi đưa gia đình lên đây trải nghiệm. Tại đây, cả nhà tôi được hòa mình vào thiên nhiên với nước suối mát trong, tiếng chim hót líu lo, cây cối xanh tươi và đón nhận cả những nụ cười thật hồn hậu của các chị phục vụ ở khu du lịch này. Có dịp, gia đình tôi sẽ trở lại khu du lịch này để tận hưởng không khí trong lành, vẻ đẹp của thiên nhiên và cả những tình cảm chân thành của người Vân Kiều, Pa Kô trên dãy Trường Sơn”.

Khi nói về chị Hồ Thị Ngam, Chủ tịch Hội LHPN xã Tà Long Hồ Thị Thương chia sẻ: “Chị Ngam là người phụ nữ biết tìm tòi học hỏi, đã nghĩ là làm nên được chị em phụ nữ nói riêng và người dân ở đây nói chung rất khâm phục, nể trọng. Chị Ngam thường xuyên gần gũi với chị em trong thôn để trao đổi, giúp đỡ về cách làm ăn như trồng rừng, trồng lúa, chăn nuôi, chi tiêu đúng cách, giữ gìn vệ sinh môi trường và xây dựng cuộc sống gia đình hạnh phúc, nuôi dạy con cái nên người.

Để có điều kiện tiếp xúc với nhiều chị em trong thôn, với vai trò là Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn Tà Lao, chị luôn đi đầu thực hiện tốt mọi công việc của thôn, đồng thời cùng với thôn và chị em thành lập các câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa- văn nghệ, thể dục – thể thao. Đến nay, thôn Tà Lao đã thành lập 3 đội văn nghệ, 1 nhóm phụ nữ nòng cốt trong công tác tuyên truyền, 1 Câu lạc bộ phụ nữ tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang, 1 Câu lạc bộ làm cha mẹ, qua đó giúp phụ nữ tự tin xây dựng cuộc sống gia đình tốt hơn và có nhiều đóng góp cho xã hội”.

Chị Hồ Thị Thương cho biết thêm, chị Ngam là người phụ nữ đầu tiên làm chủ mô hình kinh tế tập thể ở địa phương đem lại cuộc sống khá giả cho nhiều phụ nữ. Năm 2023, chị Ngam được kết nạp vào hàng ngũ của Đảng.

Biết kinh doanh online sớm nhất ở địa phương

Thấy được sự thuận lợi về đất đai và khí hậu, ngoài trồng rừng lấy gỗ, gieo trỉa lúa rẫy, chị Ngam cùng với Hội LHPN xã Tà Long vận động phụ nữ gieo cấy thử nghiệm thành công lúa nếp than. Đây là một loại nếp không chỉ để nấu cơm xôi thơm dẻo mà còn tạo ra loại rượu rất có giá trị được người tiêu dùng ưa chuộng. Đến nay, thôn Tà Lao đã phát triển hơn 2 ha loại giống lúa nếp này. Khi có lượng lúa nếp dồi dào, chị Ngam tự học cách kinh doanh online trên internet để giúp chị em bán sản phẩm nếp than, sau đó mở rộng ra các sản phẩm khác bán ra thị trường.

Chị Hồ Thị Ngam tâm sự: “Tôi là người Pa Kô ở địa phương khác, khi về làm dâu ở đây chưa lâu thì được tổ chức giới thiệu, chị em tin tưởng bầu giữ chức Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn Tà Lao nên vừa mừng vừa lo. Tuy nhiên, sau khi nhận thức được nhiệm vụ của mình, tôi thường xuyên tự nỗ lực học hỏi cùng với sự giúp đỡ của lãnh đạo Hội LHPN xã, của cấp ủy, chính quyền địa phương, của thôn, và tôi đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Người phụ nữ nỗ lực vì sự phát triển của cộng đồng

Đường dẫn vào Khu du lịch sinh thái Tà Lao -Ảnh: N.V

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, tôi thường xuyên nói với chị em rằng, mình là con cháu Bác Hồ nên phải học tập Bác để xây dựng cuộc sống mới. Từ đó, Chi hội phụ nữ thành lập Câu lạc bộ phụ nữ làm theo lời Bác, qua đó vận động chị em đóng góp công sức, tiền của để giúp đỡ phụ nữ đơn thân, cao tuổi, già yếu, đồng thời vận động 100% hội viên tham gia nhóm tiết kiệm và vay vốn thôn bản với tổng số 6 nhóm, 82 thành viên, tổng số tiền tiết kiệm được hằng năm 130 triệu đồng để giúp đỡ chị em còn khó khăn thêm vốn sản xuất.

Để đảm bảo nguồn thực phẩm sạch, Chi hội phụ nữ cùng với thôn xây dựng 15 mô hình làm vườn rau gia đình, 5 mô hình nuôi gà thả vườn, 2 mô hình chăn nuôi lợn bản thịt theo nhóm, 1 mô hình hợp tác chăn nuôi dê…Với cách làm đó, đã có nhiều chị em làm kinh tế giỏi với thu nhập hàng trăm triệu đồng từ các mô hình chăn nuôi và trồng rừng”.

Ghi nhận thành tích đạt được, chị Hồ Thị Ngam được các cấp từ tỉnh đến cơ sở khen thưởng.

Nguyễn Vinh



Nguồn: https://baoquangtri.vn/nguoi-phu-nu-no-luc-vi-su-phat-trien-cua-cong-dong-187451.htm

Cùng chủ đề

Từ làng văn hóa Tày Thái Hải, nghĩ về du lịch cộng đồng thôn Chênh Vênh

Từ vùng đồi núi trọc, tròn 20 năm sau ngày lập làng, làng văn hóa Tày Thái Hải được Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) trao tặng giải thưởng “Làng du lịch tốt nhất thế giới” năm 2022. So với làng văn hóa Tày Thái Hải, làng du lịch sinh thái cộng đồng thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, có nhiều lợi thế hơn. Tuy nhiên, việc khai thác phát triển du lịch cộng đồng...

Độc đáo không gian văn hóa và ẩm thực truyền thống các dân tộc

Sáng nay 16/12, tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh Quảng Trị diễn ra hoạt động trưng bày, giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống địa phương; trưng bày chế biến, giới thiệu ẩm thực và hướng dẫn du lịch tại một địa điểm du lịch cộng đồng tiêu biểu trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024.Một góc trưng bày không gian văn hóa các...

Trải nghiệm mô hình du lịch cộng đồng

Hai huyện Đakrông và Hướng Hóa của tỉnh Quảng Trị có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt du lịch cộng đồng; du lịch homestay, farmstay và du lịch sự kiện. Thời gian qua, các loại hình du lịch ở vùng này đã thực sự hấp dẫn, thu hút được nhiều du khách trong và ngoài tỉnh đến trải nghiệm.Điểm du lịch cộng đồng Chênh Vênh, xã Hướng Phùng thu hút nhiều du khách -Ảnh:T.LSuối A Lao,...

Tập trung xây dựng sản phẩm du lịch nông thôn mang đặc trưng vùng, miền

Quảng Trị là địa phương có tiềm năng trong phát triển các mô hình du lịch nông thôn với khá nhiều điểm có thể phát triển và công nhận điểm du lịch. Tuy nhiên, để khai thác được loại hình du lịch này cần có chính sách phát triển tổng thể, từ đó khuyến khích người dân, doanh nghiệp đầu tư khai thác.Dưa lê bạch ngọc được trồng tại Dfarm Quảng Trị cho hiệu quả kinh tế cao -...

Nỗ lực thoát nghèo từ nguồn vốn chính sách

Nhờ nguồn vốn vay chính sách, vợ chồng thương binh, cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Xuân Lai (60 tuổi) và bà Nguyễn Thị Hương (53 tuổi) ở thôn Dương Văn Lộc, xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong đã phát triển chăn nuôi, cho con đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và dần thoát khỏi cuộc sống nghèo khó.Bà Nguyễn Thị Hương (vợ CCB Nguyễn Xuân Lai) ở thôn Dương Văn Lộc, xã Triệu Thuận, huyện Triệu...

Cùng tác giả

Tỉnh Quảng Trị đã giải ngân 22,12 triệu USD vốn chương trình, dự án của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài

Thông tin từ Sở Ngoại vụ cho biết, từ 16/11/2023 đến ngày15/12/2024, tỉnh Quảng Trị đã vận động được 61 dự án phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), viện trợ phi dự án mới với tổng giá trị cam kết đạt 9.197.672,08 USD, nâng số lượng các chương trình, dự án đang triển khai trên địa bàn tỉnh lên 109 dự án,giá trị giải ngân đạt 22,12 triệu USD nhằm phục vụ nhu cầu khắc phục hậu quả bom...

Hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh quy hoạch Khu kinh tế Đông Nam trước 30/4/2025

Đó là chỉ đạo của Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Long Hải tại buổi làm việc của Ban Thường vụ Tỉnh ủy với Ban cán sự Đảng UBND tỉnh về việc thông qua phương án, ý tưởng điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế (KKT) Đông Nam và phương án điều chỉnh ranh giới KKT Đông Nam Quảng Trị vào chiều qua 2/1. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh...

Khối thi đua Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị

Chiều nay 2/1, Khối thi đua MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh Quảng Trị tổ chức hội nghị tổng kết, bình xét thi đua - khen thưởng năm 2024 và ký kết giao ước thi đua năm 2025.Khối thi đua Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ký kết giao ước thi đua năm 2025 - Ảnh: K.STrong năm 2024, các đơn vị trong Khối thi đua MTTQ...

Tổng kết công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ năm 2024

Chiều nay 2/1, Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ (BVCSSKCB) tỉnh Quảng Trị tổ chức hội nghị tổng kết công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ năm 2024. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang; Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Trưởng Ban BVCSSKCB tỉnh Phan Văn Phụng tham dự.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang phát biểu chỉ...

Lần thứ hai tỉnh Quảng Trị không đề xuất Chính phủ hỗ trợ gạo cứu đói dịp tết Nguyên đán

Hôm nay 2/1, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Nguyên Hồng xác nhận, tỉnh Quảng Trị không đề xuất hỗ trợ gạo cứu đói dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025.Theo ông Hồng, ngày 25/12/2024, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề nghị tỉnh Quảng Trị rà soát, đề xuất hỗ trợ gạo dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ và giáp hạt đầu năm 2025. Sau khi rà soát, các huyện,...

Cùng chuyên mục

Cùng người Hải Lăng “đi một ngày đàng…”

Từ ngày 10-17/9/2013, tôi có dịp cùng Đoàn công tác huyện Hải Lăng do Bí thư Huyện ủy Trần Ngọc Ánh làm trưởng đoàn và 22 thành viên sang công tác tại Thái Lan. Đây có thể xem là chuyến công tác “đi trước, mở đường”, góp phần hình thành nhiều ý tưởng sáng tạo trong việc định hướng phát triển kinh tế- xã hội của huyện Hải Lăng cũng như chủ động trong việc cùng với tỉnh Quảng...

Một năm khởi sắc của ngành nông nghiệp Quảng Trị

Năm 2024, ngành nông nghiệp và PTNT Quảng Trị đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng và ổn định kinh tế - xã hội của tỉnh. Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như thời tiết bất lợi, dịch bệnh diễn biến phức tạp, thị trường biến động và một số cơ chế chính sách còn vướng mắc, song ngành đã chủ động tham mưu, triển...

“Đánh thức” tiềm năng trên Hành lang kinh tế Đông

Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) là một trong 5 hành lang kinh tế thuộc Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng được thành lập vào tháng 10/1998, đi qua 13 tỉnh, thành của 4 nước: Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanmar. Đây được coi là thành tố quan trọng để tăng cường hợp tác phát triển kinh tế ở Tiểu vùng sông Mê Kông.Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng tỉnh Sekong (Lào) Lếc-lảy Sỷ-vy-lay (bìa phải)...

Đưa gỗ Quảng Trị đi xa

Quảng Trị có diện tích rừng hơn 248.189 ha, trong đó diện tích rừng trồng hơn 121.495 ha. Toàn tỉnh có hơn 26.136 ha diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC. Đây là điều kiện lý tưởng để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chế biến gỗ và hướng tới xuất khẩu, qua đó phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững.Mô hình trồng rừng gỗ lớn tại...

Kinh tế du lịch sẽ tạo đột phá lớn

Năm 2024, Quảng Trị đón hơn 3 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 168 nghìn lượt khách quốc tế, cao nhất từ trước đến nay và dự báo sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Đây là tín hiệu đáng mừng khi du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, tập trung đầu tư, qua đó tạo đột phá giúp Quảng Trị chuyển mình, phát triển.Hạ tầng bãi tắm Gio Hải được đầu tư...

Từ làng văn hóa Tày Thái Hải, nghĩ về du lịch cộng đồng thôn Chênh Vênh

Từ vùng đồi núi trọc, tròn 20 năm sau ngày lập làng, làng văn hóa Tày Thái Hải được Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) trao tặng giải thưởng “Làng du lịch tốt nhất thế giới” năm 2022. So với làng văn hóa Tày Thái Hải, làng du lịch sinh thái cộng đồng thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, có nhiều lợi thế hơn. Tuy nhiên, việc khai thác phát triển du lịch cộng đồng...

Đi chợ thời 4.0

Mua hàng không dùng tiền mặt đang phát triển mạnh mẽ từ thành phố tới vùng nông thôn, từ trung tâm thương mại, siêu thị đến chợ truyền thống, cửa hàng bán lẻ trên địa bàn tỉnh. Không chỉ mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp, hình thức này còn góp phần thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số của tỉnh, tạo sự minh bạch trong các khoản chi tiêu, giao dịch.Người dân thanh toán bằng quét...

Bừng sáng Mỹ Thủy

Những ngày cuối năm 2024, công trường xây dựng cảng nước sâu Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng, nhộn nhịp và hối hả hơn. Nhà thầu huy động tối đa máy móc, nhân lực để tăng tốc thi công công trình, phấn đấu đưa vào khai thác một cầu cảng trong năm 2025 theo đúng tiến độ đề ra. Sau gần 4 năm “im ắng”, dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy đã được tái khởi động...

Bán tín chỉ carbon, tiềm năng từ rừng đến thảm cỏ biển

Kinh doanh tín chỉ carbon từ giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng, suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng carbon rừng là hướng đi mới để phát triển kinh tế lâm nghiệp của các địa phương có rừng. Đối với Quảng Trị, nguồn thu từ bán tín chỉ carbon không chỉ đến từ rừng mà trong tương lai, tiềm năng về...

Kết nối cung – cầu để hỗ trợ doanh nghiệp vươn xa

Thời gian qua, hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM), kết nối cung - cầu được tỉnh Quảng Trị triển khai tích cực, hiệu quả. Thông qua hoạt động này đã tạo cơ hội thúc đẩy các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, ký kết được nhiều đơn hàng có giá trị với đối tác trong và ngoài khu vực.Các...

Tin nổi bật

Tin mới nhất