Powered by Techcity

Người đàn ông đi qua hai cuộc chiến


Đã mấy năm nay, cứ vào cữ cuối tháng Bảy dương lịch, tức tháng Sáu ta, tôi cùng với một người bạn lại đi thăm những Bà mẹ Việt Nam anh hùng hiện còn sống trên địa bàn tỉnh. Thường thì tôi chạy chiếc ô tô cà tàng của mình, men theo các con đường làng xinh đẹp, ngóc ngách trong những xóm nhỏ yên bình để đến với các Mẹ. Trời tháng Sáu ở xứ mình nắng như đổ lửa, nhưng nhờ việc làm ý nghĩa này mà tôi đã đi hết những rẻo làng thơm hương, những cánh đồng xanh ngát, những chiếc cầu xinh đẹp nối nhịp đôi bờ…

Truyện ngắn: Người đàn ông đi qua hai cuộc chiến

Minh họa: LÊ NGỌC DUY

Tôi đã lao xe vun vút trong nắng trưa qua một làng quê có cánh đồng xanh rì lúa non bên cạnh chiếc cổng làng sơn màu đỏ thẫm. Xe chạy bon bon trong một tinh thần phấn chấn. Trong mắt tôi, nơi này đẹp từ trạng khoai, vạt sắn bời bời xanh dưới cát trắng, những chiếc cầu cho dù có thô mộc nhưng chỉ cần ẩn mình dưới những rặng tre vàng ươm nắng là trở nên thơ mộng…

Đang đi với một tốc độ khá nhanh thì bất chợt tôi phát hiện một chiếc ghế đặt bên mé đường. Trên ghế, một người đàn ông tóc để dài, che gần hết khuôn mặt cúi xuống mơ màng. Miệng lẩm nhẩm lời một bài hát cũ “cuộc đời vẫn đẹp sao, tình yêu vẫn đẹp sao…”, rồi ngửa khuôn mặt thô ráp có chiếc mũi cao và thẳng cùng đôi mắt dài dại, buồn buồn lên hứng ánh nắng trưa rất rát. Xe tôi đi qua rồi, người đàn ông ấy vẫn ngửa mặt lên như vậy. Tôi dừng xe lại bên đường để hỏi một cụ già cạnh đó về người đàn ông đang phơi nắng đằng kia.

Chuyện là thế này…

Ông cụ bắt đầu câu chuyện như vậy. Ông thủng thẳng, còn tôi thì nóng ruột. Tôi giục ông nói nhanh còn ông thì rề rà…

Ông ấy tên là Thạch. Ông Thạch quê ở làng này, bên con sông Thạch Hãn trằn mình rẽ nhánh chảy ra biển. Cha mạ ông ấy tập kết ra Bắc khi vừa sinh ông. Nghe đâu ra sống ở Vĩnh Linh một thời gian rồi đưa nhau ra Hà Nội. Vậy nên ông ấy nói giọng Bắc ngọt và ấm lắm! Năm 1972, vừa xong cấp ba ngoài Bắc, ông ấy không theo đại học mà viết đơn tình nguyện bằng máu đề nghị được trở về chiến đấu ở quê nhà. Sau bốn tháng huấn luyện ở một vùng đồi trung du, ông Thạch theo đoàn chuyển quân vào đất Quảng Trị. Chưa được đặt chân về làng nhưng chỉ cần được chiến đấu trên đất quê hương là ông ấy hạnh phúc lắm. Sau này, có đận sức khỏe tốt, tinh thần tỉnh táo, ông ấy đã rủ rỉ chuyện trò với tôi như vậy.

Được biên chế vào C12, Thạch luôn tự hào là người lính của một đơn vị với những chiến công lừng lẫy trên đất quê hương. Mỗi lần nghe ông kể lại những trận đánh mà mình tham gia cùng đồng đội, tôi như nhìn thấy thời trai trẻ của ông trong nụ cười rạng rỡ.

Trong nụ cười ấy có niềm hy vọng về một ngày mai, về lời hẹn cũ, thuở học cấp ba ở Hà Nội với một cô gái xinh đẹp và học giỏi. Dưới đáy ba lô của ông luôn có tấm hình và lời nhắn gửi của cô gái này. Quả thực ông Thạch vốn là một gã “trai đẹp” như lời bọn trẻ bây giờ hay nói. Sống mũi cao và thẳng, đôi mắt có đuôi dài, sắc với hàng mi dài rợp, khuôn miệng rộng, khóe môi vừa phải hình trái tim cứ mỗi khi nói hay nở nụ cười đều rất duyên.

Có lần Thạch nói với tôi trong lúc tinh thần rất phấn chấn rằng: “Tụi bạn luôn khuyến khích tôi thi vào trường điện ảnh vì tôi đẹp trai và có năng khiếu nhưng tôi muốn làm một cái gì đó của trai thời loạn cho đáng mặt nam nhi”. Và đúng là ông đã làm “đáng mặt nam nhi” khi tham gia trận tập kích của C12 vào đêm mùng 8 rạng ngày mùng 9 tháng 3 năm 1975 vào chi khu quân sự ML. Ông Thạch về quê, ở cùng xóm với tôi cũng đã được hai chục năm. Cho dù bây giờ sức khỏe tâm thần ông không được bình thường, nhưng chỉ cần nghe nói ông là lính đặc công là tôi cảm mến ngay rồi.

Ông cụ cứ nói chuyện cùng tôi thủng thẳng như kiểu quá lâu rồi không có ai để chia sẻ. Mà đúng thật, bởi thỉnh thoảng lâu lắm, khi ông Thạch khỏe thì ông mới có người để rủ rỉ tâm tình, còn không thì ông ngồi trông ông Thạch từ xa, nói như ông là “lỡ may cái ghế nó có lật làm ông Thạch ngã thì còn có người thấy cô ạ!”. Ông cụ dừng chuyện, rít một hơi điếu thuốc lá vấn sâu kèn. Ông cười bảo tôi, thuốc “bọ” ni sạch mà ngon, chớ tui không hút mấy các đầu lọc, nhặt phèo! Ông bảo ông trồng được dăm hàng, nắng nam phơi khô giòn được mấy xấp, đủ hút tới mùa sau, xong nháy mắt, “để tui kể tiếp…”.

Cô còn nhớ đoạn tui kể về lời hẹn hò của ông Thạch với một cô bạn cấp ba không? Đương nhiên là nhớ rồi, đúng không? Ngày giải phóng, cha mẹ Thạch nhanh chóng thu xếp về quê. Cha mẹ, con cái gặp nhau mừng mừng tủi tủi. Cha mẹ Thạch mừng hơn bắt được vàng vì đứa con trai độc nhất của mình vẫn còn sống, lành lặn. Thạch đã tốt nghiệp cấp ba, được cấp trên ghi nhận về năng lực và sự nhạy bén, linh hoạt nên được cử đi học trường sĩ quan đặc công. Trước khi đi, anh xin nghỉ phép mười ngày.

Mười ngày, Thạch dành cho cha mạ hết ba, còn bảy ngày, anh xách chiếc ba lô cũ sờn suốt mấy năm ở chiến trường lên đường ra Bắc với ý định gặp lại cô bạn gái hẹn hò thời phổ thông, cho dù suốt hơn ba năm ở chiến trường, Thạch kiên quyết không gửi cho cô lá thư nào! Dự tính nối lại tình xưa xong thì vào trường nhập học, người lính có hơn ba năm chinh chiến sống chết tấc gang hồn nhiên đi gặp lại người xưa với bộ quân phục cỏ úa bạc phếch. Cô gái ấy đã tốt nghiệp đại học và vừa vào làm kỹ sư ở nhà máy bánh kẹo.

Vậy nhưng cô gái không chê anh. Gặp anh, cô khóc như mưa một hồi, sờ nắn khắp người anh xem có bị thương đâu không, rồi đưa anh về nhà mình giới thiệu với bố mẹ. Bố me cô quý anh vô cùng, còn đòi anh phải cưới cô ngay. Nhưng hai người lại quyết định không cưới nhau mà tiếp tục chờ đợi.

Ngày anh tốt nghiệp và trong đoàn quân lên biên giới, cô gái của anh mím chặt môi. Anh nhận ra, khuôn mặt cô đã mất đi vẻ ngây thơ và cứng cỏi hơn rất nhiều. Anh chợt mang cảm giác của người có lỗi, chỉ vì mình mà kéo cả tuổi thanh xuân của cô trôi đi. Anh đi với một tâm trạng rối bời, bỏ lại sau lưng mình đôi mắt vời vợi chờ trông. Năm ấy anh tròn hai mươi sáu tuổi.

***

Sáu năm ở chiến trường biên giới phía Bắc, Thạch như người bản, nói thạo tiếng Tày Nùng, thông thuộc địa hình, từng cành cây ngọn cỏ. Suốt hơn ba trăm ba mươi cây số đường biên giới Cao Bằng, huyện, xã nào cũng có dấu chân anh. Làm tiểu đoàn trưởng trinh sát, anh không chỉ chỉ đường, vẽ lối cho cấp dưới thực hiện nhiệm vụ mà chính đôi bàn chân anh đặt lên nhiều phiến đá; đôi bàn tay anh bấu vào nhiều bụi cỏ biên giới để nắm tình hình địch, tìm cách hỗ trợ các đơn vị bạn đánh địch và thắng địch. Anh đi thị sát tình hình còn nhiều hơn cả lính. Nhưng sáu năm, anh chỉ về Hà Nội có năm lần. Mà lần nào về cũng là công tác chứ không phải về với người yêu.

Thạch nói với tui: “Tại hồi đó nhìn bọn lính bên kia điên tiết quá, cứ muốn đánh. Anh em mình chết nhiều quá, đau quá nên tôi không thấy thoải mái khi về cưới vợ, vì vậy mà cứ hẹn rày hẹn mai với cô ấy”. Bình thường, không về Hà Nội với người yêu nhưng tháng nào Thạch cũng viết thư cho cô. Cho đến năm thứ tư thì một sư cố xảy ra. Thạch bị thương trong một lần trinh sát dọc tuyến biên giới. Khi tỉnh lại trong quân y viện, bác sĩ cho biết chức năng đàn ông của anh đã không còn! Từ đó, anh im lặng hẳn, không một lời từ biệt với người con gái đã đợi chờ anh mười mấy năm trời.

***

Thạch ra quân vào năm 1986 với tỉ lệ thương tật 75%. Anh trở về thì cha mẹ đã già yếu. Anh không thể nói cho ông bà biết là anh không thể cưới vợ. Sức vóc dẻo dai và hình hài đẹp đẽ ngày xưa đã không còn. Thạch gầy rộc đi và sống khép kín, mồm miệng không còn nói cười duyên dáng như thời trai trẻ. Cha mẹ anh cũng thúc hối anh lấy vợ nhưng riết rồi chán không thèm nhắc nữa. Khoảng năm 1992, 1993 gì đó thì hai ông bà rủ nhau “đi”. Và một Thạch đẹp trai, thông minh của ngày xưa, một trinh sát đặc công tài ba của ngày xưa còn lại như cô thấy đó. Ông cụ dừng chuyện, nhìn tôi, đôi mắt xót xa.

Tôi nhìn về phía người đàn ông đang phơi nắng. Vầng trán cao bướng bỉnh, gan góc. Khóe miệng duyên mím chặt chịu đựng. Tôi chắc một điều, có thể hình hài, dáng vóc tả tơi như thế nhưng trí tuệ ông không hề bị “tả tơi” như vẻ bề ngoài. Tôi có một quyết định táo bạo, tìm lại người phụ nữ năm xưa cho ông.

Và bằng nhiều biện pháp của thời hiện đại, tôi đã tìm ra bà, cô gái có đôi bím tóc với khuôn mặt trái xoan dịu dàng, hiền hậu năm xưa của ông. Bà ở vậy mà không hề lấy chồng sau nhiều lần lên biên giới tìm ông khi chiến tranh kết thúc. Bà cho rằng ông đã hy sinh ở một khe đá nào đó dọc biên giới khi đi trinh sát vướng mìn.

Một vài đồng đội cũ của ông bất ngờ gặp bà khi họ tìm về chiến trường xưa. Khi nghe chuyện của bà, họ đã nhận ra đó là người vợ chưa cưới của người thủ trưởng cũ nên đã động viên bà quay về vì ông vẫn còn sống và đã về quê.

Họ cũng nói để bà biết rõ lý do vì sao ông rời xa bà. Vậy nhưng, bà vẫn không chịu tin, vẫn cố chấp cho rằng ông đã hy sinh nên bà phải ở vậy để thờ ông… Bà bảo, tên tôi là Thủy – tôi sẽ ở vậy chung thủy cùng ông.

Tôi tìm được bà Thủy sau hơn nửa năm nảy sinh ý định đi tìm bà. Bà sững người trong giây lát khi tôi trình bày, rồi khóc như mưa. Dòng nước mắt của người phụ nữ tưởng đã cạn khô vì chịu đựng bỗng giàn giụa. Bà vừa cười, vừa nói: “Không phải tôi không muốn đi tìm ông ấy mà bởi tôi không dám tin rằng ông ấy còn sống.

Vì làm sao còn sống mà ông ấy không về với tôi được chứ? Ông ấy còn sống thật phải không cô?”. Còn ông, người đàn ông miền gió cát trải đời mình qua hai cuộc chiến tranh tưởng không còn chút cảm xúc gì về tình yêu và tuổi trẻ, hôm tôi dắt tay bà Thủy đặt vào tay ông thì run lẩy bẩy. Đôi môi mấp máy gọi: “Thủy! Thủy!” và ông ôm chặt lấy bà. Bất chợt tôi không còn nhìn thấy trên gương mặt ông bóng dáng người đàn ông phơi nắng hôm nào.

***

Hôm ấy ngày lập Xuân. Có một người đàn ông khoảng 70 tuổi dắt một người phụ nữ cũng trạc tuổi mình đi chợ tết. Người đàn ông mặc bộ quân phục còn mới, tay cầm cành đào phai ươm nụ; người phụ nữ mặc áo dài màu mận chín, cầm cành mai một vài cánh đã bung. Hai người đi dưới buổi sớm mùa Xuân tinh khôi. Ánh mùa Xuân lấp lánh làm hai khuôn mặt tưởng già nua bởi tuổi tác bừng sáng.

Khánh Hà



Nguồn: https://baoquangtri.vn/truyen-ngan-nguoi-dan-ong-di-qua-hai-cuoc-chien-191853.htm

Cùng chủ đề

Hải Lăng đất của những dòng sông sử thi

Không hiểu sao, mỗi lần chạm đất Hải Lăng, trong lòng tôi lại vấn vương câu văn đẹp như một bức tranh của nhà văn Nga Ilya Ehrenburg nói về lòng yêu nước mà tôi đã đọc từ thời trẻ tuổi: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu...

Trở lại vùng càng

Vùng càng, mảnh đất đặc trưng nhất của huyện Hải Lăng không ch ỉbởi nơi đây là vựa lúa của tỉnh, mà còn là một vùng sông nước có nhiều đặc sản cá tôm. Mùa khô, người dânn ghiêng đồng hứng nước từ sông Ô Lâu để gieo sạ cây lúa. Mùa nước nổi, họ trở thành những ngư phủ trên cánh đồng mênh mông. Người dân nơi đây sống hồn hậu với thiên nhiên, tận dụng nguồn phù...

Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp xúc cử tri xã Hải Lâm và xã Triệu Ái

Hôm nay 2/12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị gồm các đại biểu: Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng; Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh, Đại tá Nguyễn Hữu Đàn tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tại xã Hải Lâm, huyện Hải Lăng và xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong.Cử tri xã Hải Lâm, huyện Hải Lăng trình bày kiến nghị - Ảnh: ĐVCử tri các xã Hải...

Thông tin định kỳ đối với cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đã nghỉ hưu

Sáng nay 27/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức hội nghị trực tiếp và trực tuyến thông tin định kỳ đối với cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý nghỉ hưu tại TP. Đông Hà, huyện Vĩnh Linh và thị xã Quảng Trị với gần 400 đại biểu tham dự.Quang cảnh hôi nghị - Ảnh: NVTại hội nghị, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hồ Đại Nam thông tin nội dung chuyến...

Chấm dứt việc lợi dụng danh nghĩa ban đại diện cha mẹ học sinh để thu các khoản thu ngoài quy định

Ngày 21/8, UBND tỉnh Quảng Trị ban hành văn bản yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường chỉ đạo triển khai thực hiện một số nội dung chuẩn bị cho năm học 2024-2025, đặc biệt là tăng cường công tác quản lý thu, chấm dứt tình trạng lạm thu trong cơ sở giáo dục.Theo đó, tập trung quán triệt triển khai thực hiện Nghị quyết số 58/2024/NQ-HĐND, ngày 11/7/2024...

Cùng tác giả

Tái khởi động công trình đường Hùng Vương kết nối Hành lang kinh tế Đông

Sáng nay 23/2, thông tin từ Ban Quản lý dự án (QLDA) Đầu tư và Xây dựng tỉnh Quảng Trị cho biết, sau thời gian dài tạm dừng thi công, trong sáng qua 22/2, Dự án đường Hùng Vương kết nối Hành lang kinh tế Đông-Tây và Khu kinh tế Đông Nam đoạn qua huyện Triệu Phong thuộc Dự án Hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng...

Góp phần lan tỏa hình ảnh thể thao Quảng Trị

Với mong muốn lan tỏa nhiều hình ảnh đẹp của thể thao đến với cộng đồng, anh Ngô Đình Tuấn (sinh năm 1980) ở Khu phố 8, thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh, đã xây dựng kênh truyền thông “Xóm làng TV” chuyên tổ chức sự kiện thể thao - văn hóa; sản xuất hình ảnh, video cho các giải thể thao; livestream và tư vấn tổ chức các giải đấu. Kênh hiện có hàng chục ngàn lượt...

Bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ

Việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) giúp đảm bảo cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp, người dân trong tạo lập và khai thác tài sản trí tuệ. Để bảo vệ quyền SHTT hiệu quả, hoạt động SHTT trên địa bàn tỉnh đã từng bước được thực hiện, tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo, góp phần đưa SHTT trở thành công cụ thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội...

Chùm thơ mới của nhà thơ Võ Văn Luyến

Võ Văn Luyến là một cây bút sống và viết vắt qua hai thế kỷ. Càng về sau, thơ Võ Văn Luyến càng “lót ổ” chắc chắn trong lòng bạn đọc. Anh là tác giả của gần 10 cuốn sách. Điều đáng nói là người viết đã giành 16 giải thưởng văn học trung ương và địa phương cùng với chính thức đứng trong đội ngũ những nhà văn Việt Nam hiện đại. Nhân kỷ niệm 50 năm ngày...

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Chiều nay 21/2, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 (1955-2025), trao tặng danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú” cho 4 bác sĩ của bệnh viện. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam dự lễ.Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam trao danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú” cho...

Cùng chuyên mục

Góp phần lan tỏa hình ảnh thể thao Quảng Trị

Với mong muốn lan tỏa nhiều hình ảnh đẹp của thể thao đến với cộng đồng, anh Ngô Đình Tuấn (sinh năm 1980) ở Khu phố 8, thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh, đã xây dựng kênh truyền thông “Xóm làng TV” chuyên tổ chức sự kiện thể thao - văn hóa; sản xuất hình ảnh, video cho các giải thể thao; livestream và tư vấn tổ chức các giải đấu. Kênh hiện có hàng chục ngàn lượt...

Chùm thơ mới của nhà thơ Võ Văn Luyến

Võ Văn Luyến là một cây bút sống và viết vắt qua hai thế kỷ. Càng về sau, thơ Võ Văn Luyến càng “lót ổ” chắc chắn trong lòng bạn đọc. Anh là tác giả của gần 10 cuốn sách. Điều đáng nói là người viết đã giành 16 giải thưởng văn học trung ương và địa phương cùng với chính thức đứng trong đội ngũ những nhà văn Việt Nam hiện đại. Nhân kỷ niệm 50 năm ngày...

Bền bỉ cống hiến cho thể thao phong trào

Từ lâu, anh Nguyễn Văn Tý (sinh năm 1984) ở Khu phố 4, Phường 5, TP. Đông Hà được nhiều người trong giới thể thao biết đến. Với tình yêu và vốn kiến thức, am hiểu về thể thao, anh luôn có mặt ở nhiều giải đấu để cổ vũ cho các vận động viên (VĐV); thường xuyên viết bài phân tích, bình luận các giải đấu, nhất là giải thích tình huống gây tranh cãi trên các trang...

Hội vật truyền thống các thôn Trung An, Thâm Khê

Chiều nay 12/2, các thôn Trung An, Thâm Khê, xã Hải Khê, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị tổ chức hội vật truyền thống.Hồi trống bắt đầu hội vật truyền thống thôn Trung An, xã Hải Khê - Ảnh: ĐVHội vật các thôn Trung An, Thâm Khê là hoạt động văn hóa truyền thống vào dịp đầu xuân hằng năm, được người dân rất mong chờ; là nơi tranh tài hấp dẫn, gay cấn của trai tráng làng biển....

Quảng Trị khát vọng bay lên cùng đất nước

Lại một mùa xuân mới - mùa xuân Ất Tỵ đã về mang theo niềm vui, hy vọng và những ước mơ tốt đẹp nhất đến với mọi miền, mọi nhà và mọi người.Năm 2024 đi qua, đất nước và quê hương Quảng Trị đã trải qua, những thử thách vô cùng cam go, nhưng cũng là năm gặt hái được rất nhiều thành tựu rất đáng tự hào. Trong muôn vàn khó khăn, thử thách, tinh thần đoàn...

Mùi hương trong rương gỗ

Trong ký ức tôi về buổi chiều cuối cùng của một năm, thường hiện lên chiếc rương gỗ cũ kỹ. Như một chiếc hộp bí mật được bật mở mỗi dịp Tết đến, khi lề khóa lách cách, nắp rương he hé, lập tức một mùi hương nồng nàn thoảng bay ra. Ngày Tết có bao nhiêu mùi hương kỳ lạ mà ngày thường ta không thể ngửi thấy.Xúng xính tà áo mới du xuân - Ảnh: H.C.D1.Ngày trước...

Khởi tranh Đại hội Thể dục thể thao cấp cơ sở

Thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh về tổ chức Đại hội Thể dục thể thao (TDTT) các cấp và Đại hội TDTT tỉnh Quảng Trị lần thứ IX, năm 2025 - 2026, ngay từ những ngày đầu xuân Ất Tỵ - 2025, các địa phương trong tỉnh đã tổ chức sôi nổi nhiều giải thể thao nằm trong chương trình thi đấu chính thức của đại hội; tạo sân chơi bổ ích, hấp dẫn ngày Tết, thu hút...

Xách vợt đi tập pickleball

Pickleball là môn thể thao thi đấu trong nhà hoặc ngoài trời, đánh đơn hoặc đôi trên sân hình chữ nhật (13,4 m x 6,1 m). Người chơi dùng một chiếc vợt mặt nhẵn để đánh một quả bóng nhựa rỗng, đục lỗ, qua lưới cao 0,86 m cho đến khi một bên không thể trả bóng hoặc phạm luật. Môn thể thao được phát minh vào năm 1965 tại Mỹ, trở thành cơn sốt thể thao ở Mỹ...

Chân thực và cảm động

Phim “Mưa đỏ”, một tác phẩm điện ảnh lịch sử về cuộc chiến tranh bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị, do Điện ảnh Quân đội nhân dân đang thực hiện mang dấu ấn sâu sắc không chỉ bởi nội dung cảm động mà còn nhờ sự chân thực và tỉ mỉ trong xây dựng bối cảnh.Sự đầu tư công phu Phim “Mưa đỏ” do Điện ảnh Quân đội nhân dân sản xuất là một dự án quy mô lớn,...

Độc đáo ẩm thực Lào

Nổi tiếng với những món ăn dân dã, mộc mạc, văn hóa ẩm thực nước bạn Lào làm hài lòng thực khách Việt chính là hương vị độc đáo, hấp dẫn riêng có. Vì thế, không ít người Việt nói chung và người Quảng Trị nói riêng đã lựa chọn đồ ăn Lào vào dịp Tết đến xuân về. Nhiều nhà hàng, quán ăn chuyên kinh doanh ẩm thực Lào cũng đã xuất hiện tại Quảng Trị, thu hút...

Tin nổi bật

Tin mới nhất