Powered by Techcity

Người dân ngần ngại tái đàn vì lo lợn bị dịch bệnh


Từ sau tết Nguyên đán Ất Tỵ – 2025 đến nay, giá lợn hơi tăng liên tục đã kéo giá thịt lợn thành phẩm tăng theo. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của bệnh dịch tả lợn Châu Phi cùng với nguồn lợn giống khan hiếm, người dân tại nhiều địa phương đang ngần ngại, chưa dám đầu tư tái đàn.

Người dân ngần ngại tái đàn vì lo lợn bị dịch bệnh

Ông Quang đang nỗ lực thực hiện các biện pháp để bảo vệ đàn lợn của mình – Ảnh: T.P

Khoảng thời gian này cách đây một năm về trước là thời điểm ông Nguyễn Văn Thức, ở thôn Dương Lễ Đông, xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong chuẩn bị xuất bán lợn cũ để tái đàn lợn mới. Thế nhưng năm nay, sau khi lợn chết do bệnh dịch tả lợn Châu Phi ngay trước tết Nguyên đán Ất Tỵ – 2025, chuồng lợn của gia đình ông vẫn đang bỏ không.

“Gia đình tôi nuôi 4 – 5 con/ lứa, mỗi năm duy trì nuôi 3 lứa. Tuy không nhiều nhưng mỗi năm, từ chuồng lợn này mang lại cho chúng tôi nguồn thu nhập gần 50 triệu đồng. Đầu năm nay, khi còn khoảng 20 ngày nữa là tết Nguyên đán thì lợn chết do dịch bệnh. Thế là bao nhiêu công chăm sóc, vốn liếng cứ thế theo đàn lợn ra đi”, ông Thức bộc bạch.

Hiện tại, kinh tế của gia đình ông trông chờ vào một mẫu ruộng. Khi được hỏi về dự định tái đàn, ông Thức cho hay: “Trước mắt, chúng tôi đang đợi đủ thời gian cách ly dịch bệnh. Giá lợn giống giờ cao lắm, trước đây dao động từ 800.000 – 1.000.000 đồng/con (loại từ 6 – 7 kg) giờ tăng lên thành 1.200.000 đồng/con (loại từ 7 – 8 kg). Biết giá lợn ngoài thị trường tăng cao nhưng vợ chồng tôi không dám đổ vốn vào đầu tư, sợ dịch bệnh nữa thì khổ”.

Tương tự ông Thức, ông Hoàng Văn Hùng, ở thôn Võ Phúc An, xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong hiện chỉ còn nuôi một con lợn nái. Cuối năm 2024, dịch tả lợn Châu Phi tràn đến khiến ông phải bán lỗ toàn bộ đàn lợn 40 con của gia đình.

“Nếu không có dịch bệnh, tôi dự định mở rộng chuồng trại, tăng đàn lợn lên thành 50 con. Tuy nhiên, trong tình thế này, người chăn nuôi như chúng tôi buộc phải đợi tình hình dịch bệnh ổn định, giá lợn giống giảm mới có thể tái đàn”, ông Hùng chia sẻ.

Còn ông Trương Đức Quang, ở thôn Võ Phúc An, xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong cũng chỉ nuôi cầm chừng khoảng 30 con/lứa mà không dám mở rộng quy mô. Theo ông, trong tình cảnh giá lợn giống tăng cao, dịch bệnh phức tạp như hiện tại, đầu tư tái đàn là không hiệu quả .

Không riêng gì các hộ chăn nuôi tại xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong, gia đình bà Trần Thị Quýt, ở xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ cũng ngần ngại không dám đầu tư tái đàn trước ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh.

“Mỗi lứa lợn được nuôi trong khoảng 3 tháng là đã có thể xuất bán. Vì vậy, nguồn cung thịt lợn cho các tiểu thương luôn dồi dào. Bây giờ dịch bệnh có thể xảy ra bất cứ lúc nào nên tôi cũng sợ, không dám đầu tư nuôi nhiều. Hiện, giá thịt lợn hơi nhập cho thương lái đạt khoảng 80.000 – 90.000 đồng/kg. Nhiều người liên hệ hỏi lợn thịt nhưng chẳng có mà bán”, bà Quýt thông tin.

Có thể thấy, việc tái đàn vốn được coi là yếu tố quyết định sự ổn định của ngành chăn nuôi lại đang bị cản trở bởi giá lợn giống tăng chóng mặt. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của dịch bệnh cũng khiến người dân không mạnh dạn đầu tư tái đàn. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ chăn nuôi mà còn ảnh hưởng đến bộ phận không nhỏ các tiểu thương.

Theo tìm hiểu của phóng viên, tại các khu chợ truyền thống trên địa bàn tỉnh, giá thịt lợn đang ở mức tăng dao động từ 20.000 – 30.000 đồng/kg so với thời điểm trước tết Nguyên đán. Trong đó, thịt lợn mảnh loại 1 giá 97.000 đồng/kg, loại 2 giá 93.000 đồng/kg; sườn non có giá cao nhất 170.000 đồng/kg; cốt lết 95.000 – 100.000 đồng/kg; ba rọi 150.000 đồng/kg… Giá cả tăng cao nên sức tiêu thụ của người dân cũng giảm rõ rệt, giảm từ 40% – 50% so với thời điểm trước Tết.

Chị Nguyễn Thị Hiền, tiểu thương bán thịt lợn tại chợ Phiên Cam Lộ, huyện Cam Lộ cho biết: “Trước đây, mỗi ngày bình quân tôi bán được 50 – 70 kg. Nhưng hiện nay, giá thịt lợn tăng cao, người dân ít mua, mỗi ngày tôi nhập hơn 20 kg mà chủ yếu bỏ mối cho bạn hàng quen, bán lẻ tại chợ mỗi ngày 5 – 7 kg mà nhiều hôm không bán hết.

Thời gian tới, nếu giá thịt không giảm thì lượng tiêu thụ thịt lợn sẽ còn giảm nữa. Mặc dù bán ế nhưng không phải dễ nhập được hàng, có hôm tiểu thương tranh nhau lấy, vì hiện tại nhiều lò mổ không mua được lợn hơi nên mỗi ngày chỉ thịt mấy con cầm chừng”.

Một tiểu thương khác bán thịt lợn tại chợ Đông Hà, TP. Đông Hà thông tin thêm: “Giá thịt lợn tăng cao, một số tiểu thương đã tạm nghỉ bán vì ế quá. Làm nghề này bao năm, tôi chưa từng thấy nghịch lý: thịt bán chậm, ế ẩm mà giá lại tăng chóng mặt như bây giờ. Nhiều khi ngồi cả giờ mới có vài người ghé hỏi nhưng khi nói giá, họ chỉ mua vài ba lạng thịt lợn, có người bỏ đi luôn”.

Giá thịt lợn tăng từng ngày khiến tiểu thương lo lắng, trong khi người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu, tìm kiếm các loại thực phẩm thay thế. Chị Trần Hoàng Hà, người tiêu dùng ở TP. Đông Hà tâm sự, thịt lợn là món ăn thường xuyên xuất hiện trong bữa cơm gia đình. Tuy nhiên, thời gian gần đây do giá thịt lợn tăng cao, nên chị đành phải mua ít lại, đồng thời tìm kiếm các loại thực phẩm khác thay thế.

“Thực đơn gần đây của gia đình tôi tăng thêm các loại thực phẩm như cá, hải sản, thịt gà, vịt và rau xanh; hạn chế thịt lợn vì giá tăng cao quá. Không biết tình hình này sẽ kéo dài đến bao lâu?”, chị Hà băn khoăn.

Trong khi đó, một bộ phận người tiêu dùng khác lại lựa chọn mua thịt lợn tại các siêu thị, cửa hàng thay vì chợ truyền thống. Bởi theo họ, nguồn hàng ở đây có giá ổn định hơn, lại đảm bảo nguồn gốc, an toàn. Tại siêu thị Coop.mart Quảng Trị, giá thịt đùi lợn khoảng 132.000 đồng/kg; thịt vai khoảng 140. 500 đồng/kg… Đại diện siêu thị Coop.mart Quảng Trị cho hay, đơn vị đang nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp khác nhau với mục đích bình ổn giá tối đa trong khả năng.

Nam Phương



Nguồn: https://baoquangtri.vn/nguoi-dan-ngan-ngai-tai-dan-vi-lo-lon-bi-dich-benh-192320.htm

Cùng chủ đề

Chuyển mục đích sử dụng rừng trồng để thực hiện một số dự án tại huyện Cam Lộ

Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng vừa ký các quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Cam Hiếu và Công trình tạo quỹ đất sạch phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án Kho bãi và điểm trung chuyển hàng hóa tại xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ.Hình ảnh minh họa - Ảnh:...

Cần 16,5 tỉ đồng khắc phục khẩn cấp sạt lở bờ sông, bảo vệ tính mạng, tài sản Nhân dân

Ông Hồ Xuân Hòe, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Trị, cho biết do ảnh hưởng của mưa lũ đã gây ra tình trạng sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh ngày càng nhiều, nguy cơ ảnh hưởng tới an toàn tính mạng, tài sản người dân cũng như hạ tầng công trình trên địa bàn, đặc biệt là ở huyện Hải Lăng, Triệu Phong và Cam Lộ.Sạt lở bờ sông Vĩnh Định, đoạn...

Hỗ trợ hơn 950 triệu đồng cho công tác bảo vệ và phát triển rừng

UBND tỉnh Quảng Trị vừa có quyết định bố trí kinh phí hơn 950 triệu đồng để thực hiện chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn huyện Cam Lộ.Tuần tra bảo vệ rừng tự nhiên ở xã Cam Chính - Ảnh: Anh VũTheo đó, số kinh phí này để hỗ trợ cho công tác bảo vệ rừng sản xuất và rừng phòng hộ là rừng tự nhiên cho các hộ gia đình thuộc các xã:...

932 ha lúa bị ngã đổ do mưa to, gió mạnh

Mưa to, gió mạnh do ảnh hưởng của không khí lạnh đã làm khoảng 932 ha lúa đang giai đoạn trổ bông của người dân Quảng Trị bị ngã đổ, trong đó thiệt hại nhiều nhất là huyện Hải Lăng.Diện tích lúa bị ngã đổ do mưa lớn, gió mạnh ở huyện Triệu Phong - Ảnh: Q.HVăn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị cho biết, đợt mưa...

Yêu cầu rà soát, xử lý việc chưa chi trả đầy đủ phụ cấp khu vực ở huyện Cam Lộ

Liên quan đến hàng trăm trường hợp cán bộ, công chức (CBCC) cấp xã và viên chức giáo dục ở huyện Cam Lộ chưa được chi trả chế độ phụ cấp khu vực theo quy định đầy đủ, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng cho biết, UBND tỉnh giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp Sở Nội vụ và các ngành, địa phương liên quan rà soát, đề xuất xử lý.CBCC xã Cam Thủy, huyện Cam...

Cùng tác giả

Phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính ký Quyết định số 756/QĐ-TTg ngày 14/4/2025 phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, tỉnh Quảng Trị.Không gian quanh cầu Hiền Lương- ảnh TLTổng diện tích lập quy hoạch là 104,96 haVề quy mô quy hoạch, Quyết định nêu rõ: Tổng diện tích lập quy hoạch là 104,96 ha, thuộc địa bàn xã Hiền Thành...

Giám sát trang trại lợn để bảo vệ nguồn nước khe Rào Trường

Ông Nguyễn Hữu Nam, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Trị, cho biết vừa báo cáo UBND tỉnh kết quả quan trắc chất lượng nước trên khe Rào Trường, xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh.Cán bộ Sở Nông nghiệp và Môi trường Quảng Trị lấy mẫu nước khu vực khe Rào Trường- Ảnh: Vân PhongTheo đó, thực hiện các quy định của Luật Bảo vệ môi trường và theo phản ánh của cử tri,...

Quảng Trị đứng thứ 3/11 tỉnh triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng chống sởi đợt 2

Theo báo cáo của Viện Pasteur Nha Trang, Quảng Trị là một trong các tỉnh có tỉ lệ tiêm chủng cao trong toàn quốc, đứng thứ 3 trong tổng số 11 tỉnh triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng chống sởi đợt 2. Tỉ lệ tiêm chủng cho các nhóm đối tượng của chiến dịch là 10.882/11.191 (số mũi tiêm/tổng số đối tượng); đạt tỉ lệ 97,2%; 9/9 huyện, thị xã, thành phố đạt trên 95%.Tỉnh Quảng Trị...

Chuyển mục đích sử dụng rừng trồng để thực hiện một số dự án tại huyện Cam Lộ

Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng vừa ký các quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Cam Hiếu và Công trình tạo quỹ đất sạch phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án Kho bãi và điểm trung chuyển hàng hóa tại xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ.Hình ảnh minh họa - Ảnh:...

Cần 16,5 tỉ đồng khắc phục khẩn cấp sạt lở bờ sông, bảo vệ tính mạng, tài sản Nhân dân

Ông Hồ Xuân Hòe, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Trị, cho biết do ảnh hưởng của mưa lũ đã gây ra tình trạng sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh ngày càng nhiều, nguy cơ ảnh hưởng tới an toàn tính mạng, tài sản người dân cũng như hạ tầng công trình trên địa bàn, đặc biệt là ở huyện Hải Lăng, Triệu Phong và Cam Lộ.Sạt lở bờ sông Vĩnh Định, đoạn...

Cùng chuyên mục

Du lịch nông thôn thúc đẩy xây dựng nông thôn mới

Thời gian gần đây, tỉnh đã tích cực triển khai các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Du lịch nông thôn không chỉ là giải pháp phát triển kinh tế mà còn góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, nâng cao chất lượng đời sống và tạo sinh kế bền vững cho người dân nông thôn.Một điểm du lịch tại xã...

Tăng cường công tác phòng, chống thiên tai

Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị những năm qua thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, nhất là xảy ra một số đợt mưa lũ cực đoan, dị thường, gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, tỉnh Quảng Trị tích cực triển khai nhiều giải pháp phòng, chống để bảo đảm đời sống, sản xuất,...

“Đầu mối” giải tỏa nguồn năng lượng lên lưới điện quốc gia

Dự án Trạm biến áp 500kV Quảng Trị và đường dây đấu nối Quảng Trị- rẽ Vũng Áng-Đà Nẵng đã được Tổng công ty Truyền tải điện (EVNPT) triển khai thi công. Sau khi hoàn thành, dự án được kỳ vọng sẽ trở thành “đầu mối” giải tỏa nguồn năng lượng tái tạo tại Quảng Trị lên lưới điện quốc gia.Công trường thực hiện dự án Trạm biến áp 500 kV Quảng Trị và đường dây đấu nối Quảng...

Kinh nghiệm trong công tác giải phóng mặt bằng xây dựng các dự án động lực

Bám sát Chỉ thị số 18 ngày 20/9/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Nghị quyết số 05 ngày 24/3/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), triển khai các dự án phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để thực hiện.KCN Quảng Trị giai đoạn...

Khẩn trương san lấp mặt bằng dự án Khu công nghiệp Quảng Trị

Dự án Khu công nghiệp (KCN) Quảng Trị được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 23/3/2021. Dự án do Công ty TNHH Liên doanh Phát triển Quảng Trị- QTIP làm chủ đầu tư. Sau hơn một năm khởi công triển khai giai đoạn 1, dự án đang đẩy nhanh tiến độ thi công kết cấu hạ tầng và san lấp mặt bằng giai đoạn 1 (96,05 ha) theo kế...

Quảng Trị mở rộng không gian phát triển về phía Tây

Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, xác định phát triển Quảng Trị trở thành tỉnh có nền kinh tế vững mạnh với cơ cấu chính là công nghiệp-dịch vụ; là một trong những động lực phát triển của khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ. Để hiện thực hóa mục tiêu phát triển, cùng với cả nước bước vào kỷ nguyên mới, Quảng Trị đã và đang kiến tạo...

Giao thông kết nối các trục kinh tế động lực Đông-Tây

Các tuyến giao thông huyết mạch kết nối theo chiều Đông-Tây, giữa miền biển và khu vực miền núi để tạo ra các trục kinh tế động lực đang dần được hình thành, tạo cơ sở vững chắc trong việc khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của Hành lang kinh tế Đông-Tây giúp Quảng Trị đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế-xã hội.Cầu Thạch Hãn 1 bắc qua sông Thạch Hãn nối TP. Đông Hà với huyện...

Kỳ vọng khu “thương mại tự do kiểu mới” Lao Bảo-Densavan

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của trung ương, thời gian qua, tỉnh Quảng Trị tích cực phối hợp với tỉnh Savannakhet (Lào) triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy thực hiện Đề án thí điểm “Xây dựng Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới (KTTTMXBG) chung Lao Bảo-Densavan”.Kỳ vọng, một khi đề án được hiện thực sẽ khai thác tối đa lợi thế tỉnh “đầu cầu” của EWEC về phía Việt Nam, tăng cường và thắt chặt...

Thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ ở khu vực miền núi

Những năm qua, không chỉ ở thành phố, đồng bằng mà tại khu vực miền núi, các hoạt động thương mại, dịch vụ cũng ngày càng phát triển. Đây là một tín hiệu tích cực, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.Cơ sở kinh doanh của chị Nguyễn Hồng Cẩm ở xã Hướng Tân - Ảnh: H.TDọc theo tuyến đường vào trung tâm huyện Hướng Hóa và...

Đổi thay từ những rẫy cà phê ở Hướng Phùng

Những vườn cà phê đặc sản dưới tán cây rợp bóng ở Hướng Phùng giờ đây không chỉ mang lại giá trị kinh tế mà còn là điểm đến của du khách gần xa. Để tạo ra những vườn cà phê này là tâm huyết và mồ hôi, công sức của bao người. Chính những nhân tố điển hình này đã góp phần thay đổi dần cách nghĩ, cách làm trên những rẫy cà phê truyền thống, từng bước...

Tin nổi bật

Tin mới nhất