Powered by Techcity

Ngành Ngân hàng Quảng Trị góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy nhanh công cuộc xóa đói giảm nghèo của tỉnh

Đồng chí NGUYỄN ĐỨC ĐỒNG, TUV, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Quảng Trị trả lời phỏng vấn

-Thưa đồng chí! Sau 38 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước và 35 năm kể từ khi lập lại tỉnh Quảng Trị, hoạt động ngành Ngân hàng Quảng Trị đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh và đẩy nhanh công cuộc xóa đói giảm nghèo. Đề nghị đồng chí cho biết rõ hơn về những thành tựu rất có ý nghĩa này?

-Có thể thấy, tổng nguồn vốn huy động đến cuối năm 1999 (10 năm sau ngày lập lại tỉnh) là 300 tỉ đồng, tăng 25,3 lần so với năm 1989 (11,86 tỉ đồng). Đến năm 2019, tổng nguồn vốn huy động là 23,14 ngàn tỉ đồng, gấp 77 lần so với năm 1999, 1.052 lần so với năm 1989. Năm 2023, nguồn vốn huy động đạt 36,43 ngàn tỉ đồng, tăng 3.071 lần so với năm 1989, tốc độ tăng trưởng bình quân năm trên 20% cho thấy nguồn vốn huy động ngày càng được tăng cao, đáp ứng yêu cầu sử dụng vốn của toàn xã hội.

Ngành Ngân hàng Quảng Trị góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy nhanh công cuộc xóa đói giảm nghèo của tỉnh

Hội nghị kết nối ngành Ngân hàng Quảng Trị với doanh nghiệp tỉnh năm 2023 -Ảnh: Đ.T

Năm 1989, dư nợ tín dụng chỉ có 22 tỉ đồng, đến cuối năm 2019 đạt 35,9 ngàn tỉ đồng, tăng 1.631 lần so với năm 1989. Tín dụng được mở rộng đi liền với chất lượng tín dụng được đảm bảo; năm 1989, tỉ lệ nợ quá hạn là 6,8% thì đến năm 2019, tỉ lệ nợ quá hạn là 2,89%. Dư nợ hằng năm tăng trưởng bình quân trên 10%, đặc biệt, năm 2003, tốc độ tăng trưởng dư nợ trên 57%. Dư nợ năm 2023 đạt 51.608 tỉ đồng, tăng 144% so với năm 2019, tăng 2.346 lần so với năm 1989, nợ xấu chỉ chiếm 0,83%, khẳng định tốc độ tăng trưởng rất lớn và an toàn của quy mô tín dụng toàn ngành ngân hàng sau những năm đổi mới, phát triển.

Sau 35 năm lập lại tỉnh, ngành Ngân hàng Quảng Trị đã có nhiều đóng góp tích cực cho sự tăng trưởng nền kinh tế của tỉnh. Nguồn vốn ngân hàng đã góp phần hình thành và đưa vào hoạt động 3 khu công nghiệp, 15 cụm công nghiệp, 7.770 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, trong đó có nhiều cơ sở quy mô lớn, giải quyết nhiều việc làm cho hàng ngàn lao động. Trong đó có nhiều công trình, dự án lớn như: Dự án đầu tư mở rộng Quốc lộ 1; Nhà máy thủy điện Quảng Trị; các nhà máy thủy điện Khe Nghi, Khe Giông, Mai Linh,…; Dự án Nhà máy điện gió Hướng Linh 1, 2; Dự án đầu tư Trung tâm dịch vụ du lịch Cửa Việt; Dự án Nhà máy gỗ ván MDFVRG Quảng Trị 1, 2; các dự án dệt may, đánh bắt hải sản, trồng tiêu, cao su, cà phê và nhiều sản phẩm nông nghiệp khác; công trình đường tránh lũ Hải Lăng, Triệu Phong, Vĩnh Linh, Gio Linh…

Những năm qua, hệ thống ngân hàng trên địa bàn đã huy động và cho vay một khối lượng vốn lớn cho nền kinh tế. Ngoài lĩnh vực kinh tế nhà nước, đã cho vay hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân phát triển, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tham gia giải quyết các vấn đề xã hội. Đến ngày 25/2/2024, nguồn vốn huy động tại địa bàn đạt hơn 36,5 ngàn tỉ đồng; tổng dư nợ cho vay hơn 51 ngàn tỉ đồng hỗ trợ cho hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế.

Hiện tại ngành Ngân hàng Quảng Trị tiếp tục đồng hành sát sao với các dự án lớn, trọng điểm của tỉnh, thể hiện qua việc SHB cam kết cung cấp tài chính hơn 4.700 tỉ đồng cho dự án Cảng hàng không Quảng Trị, Vietcombank Quảng Trị ký hợp đồng tín dụng tài trợ 450 tỉ đồng để đầu tư dự án Khu công nghiệp Quảng Trị; công tác chuyển đổi số và thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng phát triển mạnh; đẩy mạnh việc thực hiện chính sách tiền tệ theo hướng chủ động, linh hoạt, hiệu quả, hỗ trợ nền kinh tế phát triển, góp phần kiềm chế lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Công tác thanh tra, giám sát được tăng cường.

Nhờ vậy, chất lượng các mặt hoạt động tương đối tốt. Hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn an toàn, hiệu quả. Hiện nay, ngành Ngân hàng trên địa bàn đã trang bị tổng số 115 máy ATM (trong đó có 11 máy CDM), 782 máy POS, có hơn 23.000 QRCode được đặt tại các cửa hàng bán lẻ, nhà hàng, khách sạn, các cơ sở y tế, bệnh viện, trường học… tạo thuận lợi cho người dân dễ dàng tiếp cận các phương tiện thanh toán và sử dụng các dịch vụ ngân hàng.

Việc hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thực sự đi vào cuộc sống từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 78/2002/NĐ-CP, nhất là từ sau khi có Chỉ thị số 40-CT/TW, Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư.

Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã xây dựng mạng lưới hoạt động rộng khắp toàn tỉnh, với 125 điểm giao dịch xã đặt tại trụ sở UBND các xã, phường, thị trấn; đang triển khai 18 chương trình tín dụng, là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận thuận lợi các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn không ngừng tăng trưởng, huy động được các nguồn lực tài chính đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách; thu hút tạo việc làm cho hàng nghìn lao động; một số lượng lớn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để trang trải chi phí học tập, mua máy tính, thiết bị học tập trực tuyến; hỗ trợ xây mới và cải tạo công trình nước sạch vệ sinh môi trường ở nông thôn; hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho hộ nghèo, nhà ở xã hội, hàng trăm lượt lao động được doanh nghiệp vay vốn để trả lương do ảnh hưởng của COVID-19…

Một trong những điểm nổi bật của ngành Ngân hàng Quảng Trị đó là công tác quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng và ngân hàng không ngừng được hoàn thiện.

Việc điều hành chính sách tiền tệ theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước ngày càng có hiệu quả. Hệ thống các dịch vụ ngân hàng đa dạng và có chất lượng hơn. Số lượng tổ chức tín dụng trên địa bàn ngày càng tăng, các dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng và hiện đại.

Đến nay, hệ thống Ngân hàng Quảng Trị đã có cơ cấu tổ chức chặt chẽ gồm: Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng; hệ thống các ngân hàng gồm: Ngân hàng Chính sách xã hội; 4 chi nhánh ngân hàng thương mại nhà nước và 7 chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần; 10 chi nhánh cấp 2 Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT; 1 phòng giao dịch Ngân hàng hợp tác xã và 11 Quỹ tín dụng nhân dân. Ngoài ra, hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn có 51 phòng giao dịch.

Trong những năm qua, chính sách tiền tệ đã được điều hành linh hoạt, chắc chắn, hiệu quả; ngành Ngân hàng Quảng Trị đã phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan để chung tay, góp sức, thúc đẩy kinh tế – xã hội của tỉnh ngày càng phát triển.

– Từ nay đến năm 2025, cùng với toàn ngành, ngành Ngân hàng Quảng Trị thực hiện đề án phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 8/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là nhiệm vụ hết sức nặng nề và có tính toàn diện sâu sắc. Ngành Ngân hàng Quảng Trị cần phải triển khai những giải pháp gì để thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị của ngành, thưa đồng chí?

– Phát huy những kết quả đạt được, ngành Ngân hàng Quảng Trị chú trọng cụ thể hóa các nội dung Chương trình hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; tạo sự thống nhất trong lãnh đạo điều hành các nhiệm vụ chính trị của ngành trên địa bàn, góp phần hoàn thành mục tiêu đề ra; thực hiện các giải pháp điều hành hoạt động ngân hàng trên địa bàn theo đúng định hướng của Ngân hàng Trung ương và của cấp ủy, chính quyền địa phương; đảm bảo hoạt động ngân hàng trên địa bàn an toàn, hiệu quả, đúng định hướng.

Ngành Ngân hàng Quảng Trị đã đặt ra một số chỉ tiêu chính như: các tổ chức tín dụng trên địa bàn tăng trưởng huy động vốn bình quân hằng năm khoảng 12%, đạt số tuyệt đối vào cuối năm 2025: 44.060 tỉ đồng. Tăng trưởng tín dụng khoảng 12%, đạt số tuyệt đối vào cuối năm 2025: 72.500 tỉ đồng. Nợ xấu: dưới 2%. Hoạt động các tổ chức tín dụng trên địa bàn an toàn, ổn định.

Để đạt được điều đó, ngành Ngân hàng Quảng Trị đã triển khai các giải pháp, cụ thể như sau: Về điều hành chính sách tiền tệ, hằng năm, căn cứ vào chỉ đạo của Chính phủ, của Ngân hàng Trung ương để thực hiện chính sách tiền tệ trên địa bàn.

Việc điều hành chính sách tiền tệ theo hướng chủ động, linh hoạt nhằm ổn định giá trị đồng tiền, góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả huy động và phân bổ nguồn vốn trong nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững theo chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Trung ương. Triển khai kịp thời các cơ chế, chính sách mới của Đảng, Nhà nước, của ngành Ngân hàng.

Thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân. Trong đó, bám sát các định hướng, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương và của cấp ủy, chính quyền địa phương, tạo điều kiện cho vay doanh nghiệp phục vụ phát triển kinh tế địa phương, tạo việc làm cho người lao động.

Các tổ chức tín dụng tiếp tục làm tốt chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp; ổn định lãi suất cho vay; thực hiện ưu tiên nguồn vốn để cho vay đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực: nông nghiệp – nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao; thực hiện các giải pháp về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi cho các khách hàng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, rủi ro khách quan gây ra.

Tập trung công tác huy động vốn nhằm đảm bảo đáp ứng nguồn vốn cho nhu cầu của tổ chức, cá nhân trên địa bàn.

Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng theo kế hoạch thanh tra đã được Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh phê duyệt; thực hiện tốt công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, công tác tiếp công dân, phòng chống tham nhũng, phòng chống tội phạm trong ngành Ngân hàng; chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống cháy nổ và cứu hộ cứu nạn, phòng chống lụt bão…

Thực hiện công tác quản lý nhà nước về ngoại hối, vàng theo đúng quy định của pháp luật.

Đảm bảo cung ứng tiền mặt đầy đủ, kịp thời cho nhu cầu của nền kinh tế, hoạt động kho quỹ an toàn tuyệt đối. Làm tốt công tác thanh toán không dùng tiền mặt, chú trọng an toàn hệ thống máy ATM, máy POS.

Trong đó, trọng tâm chỉ đạo việc triển khai thực hiện Kế hoạch số 5972/KHUBND ngày 27/12/2018 của UBND tỉnh, Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 241/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với các dịch vụ công: thuế, tiền điện, tiền nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội.

Tiếp tục triển khai thực hiện cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu theo chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Thực hiện rà soát các thủ tục hành chính, trên cơ sở đó đề nghị Ngân hàng Trung ương sửa đổi, bổ sung đảm bảo tinh gọn, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng; triển khai cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam…

Các tổ chức tín dụng thực hiện hướng dẫn về quy trình và thủ tục cho vay, tiếp cận các dịch vụ ngân hàng theo hướng minh bạch, đơn giản, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng và sử dụng các dịch vụ ngân hàng.

Tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng trong hoạt động, kịp thời nắm bắt ý kiến, kiến nghị của người dân liên quan đến hoạt động ngân hàng để giải đáp, trả lời một cách kịp thời.

Cán bộ, công chức, người lao động toàn ngành phát huy tính chủ động, sáng tạo; đổi mới phong cách làm việc, nâng cao chất lượng nghiên cứu, tham mưu; đề cao tinh thần thái độ phục vụ.

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, kiến thức về kinh tế thị trường. Gắn công tác đào tạo với việc sắp xếp quy hoạch đội ngũ cán bộ, đảm bảo nguồn lực đủ sức đảm đương nhiệm vụ theo yêu cầu trong tình hình mới.

-Xin cảm ơn đồng chí!

Đào Tâm Thanh(thực hiện)

Nguồn

Cùng chủ đề

Tiếp sức cho lao động huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Thời gian gần đây, số lượng người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng ở huyện Đakrông tăng mạnh. Kết quả trên có được một phần quan trọng nhờ chính sách hỗ trợ người lao động là người dân tộc thiểu số, người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ nguồn lực của trung ương, địa phương.Hồ Văn Sống (thứ 2 từ trái sang) ở thôn...

Trao giải Búa liềm vàng tỉnh Quảng Trị năm 2024 và cuộc thi tìm hiểu tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng,...

Sáng nay 12/11, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức lễ tổng kết, trao Giải Búa liềm vàng năm 2024 và cuộc thi trực tuyến tìm hiểu tác phẩm “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng...

Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực ngân hàng

Sáng nay 11/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực ngân hàng.Đặt câu hỏi với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng, đại biểu Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị cho rằng, sự phối hợp giữa chính sách tài khóa...

Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị chất vấn nhóm vấn đề về lĩnh vực ngân hàng

Sáng nay 11/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực ngân hàng.Đặt câu hỏi với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng, đại biểu Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị cho rằng, sự phối hợp giữa chính sách tài khóa...

Hiệu quả những công trình ngăn mặn

Quảng Trị là một trong những tỉnh thuộc khu vực duyên hải miền Trung hằng năm phải chịu tác động và thiệt hại lớn từ bão, lũ lụt, biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn. Hệ thống đê điều trên địa bàn tỉnh được Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp trong những năm qua đã góp phần quan trọng và thiết thực trong việc phát triển KT-XH địa phương, đảm bảo sản xuất cho cả...

Cùng tác giả

Chung kết Liên hoan tiếng hát Bông mai vàng năm 2024

Sáng nay 24/11, Nhà Thiếu nhi tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc vòng chung kết Liên hoan tiếng hát Bông mai vàng năm 2024 với chủ đề “Giai điệu tuổi học trò” dành cho thiếu nhi trên địa bàn tỉnh.Một số tiết mục dự thi của các thí sinh sau lễ khai mạc - Ảnh: ĐVSau hơn một tháng thông báo, ban tổ chức liên hoan đã nhận được 89 tiết mục của 93 thí sinh trong toàn...

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú và kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

(Cổng TTĐT) Chiều ngày 19/11/2024, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Quảng Trị tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú lần thứ 16 năm 2023 và kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 (1982 - 2024). Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hồ Đại Nam; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến tham dự. Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy...

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng làm việc với đoàn công tác của FAO và ECHO

(Cổng TTĐT) Ngày 20/11/2024, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng có buổi làm việc với ông Rémi Nono Womdim, Trưởng đại diện Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam và bà Valentina Auricchio, Trưởng đại diện của Ủy ban bảo vệ dân sự và Viện trợ nhân đạo Châu Âu (ECHO) tại khu vực D3 cùng các thành viên đoàn công tác. ...

Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị và Trường Cao đẳng...

(Cổng TTĐT) Sáng nay 20/11/2024, nhân Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam đã đến thăm và chúc mừng tập thể cán bộ, giảng viên Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị và Trường Cao đẳng Y tế Quảng Trị. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tặng hoa chúc mừng Trường Cao đẳng Y tế Quảng...

UBND tỉnh họp phiên toàn thể về tình hình kinh tế xã hội và các nội dung trình kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh...

(Cổng TTĐT) Ngày 20/11/2024, UBND tỉnh tổ chức phiên họp toàn thể về tình hình kinh tế xã hội 10 tháng đầu năm 2024, tham gia ý kiến với các nội dung trình kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh khóa VIII. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến chủ trì phiên họp. ...

Cùng chuyên mục

Tiếp sức cho lao động huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Thời gian gần đây, số lượng người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng ở huyện Đakrông tăng mạnh. Kết quả trên có được một phần quan trọng nhờ chính sách hỗ trợ người lao động là người dân tộc thiểu số, người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ nguồn lực của trung ương, địa phương.Hồ Văn Sống (thứ 2 từ trái sang) ở thôn...

Tăng cường hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp

Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển các cụm công nghiệp (CCN) nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các địa phương, đặc biệt là khu vực nông thôn. Việc thành lập các CCN đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động, giải quyết việc làm tại chỗ; đồng thời khắc phục tình trạng sản...

Tích cực nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý, vận hành lưới điện

Những năm qua Công ty Điện lc Quảng Tr (PC Quảng Trị) đã tích cực nghiên cứu, xây dựng và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào các lĩnh vực tự động hóa công tác vận hành, kiểm tra, đánh giá chất lượng mạng lưới điện, quản lý đầu tư xây dựng và kinh doanh dịch vụ khách hàng, góp phần nâng cao hoạt động sản xuất-kinh doanh của công ty.Một số hình ảnh mất an toàn lưới điện...

Góp phần để Hải Lăng đạt chuẩn huyện nông thôn mới

Thời gian qua, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Quảng Trị đã tập trung đầu tư, nâng cấp, sửa chữa hệ thống giao thông, từ đường tỉnh đến đường huyện, đường xã giúp huyện Hải Lăng khai thác các tiềm năng, thế mạnh, thu hút đầu tư, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đặc biệt giúp huyện hoàn thành tiêu chí về giao thông, góp phần để Hải Lăng đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào năm...

Phát huy hiệu quả chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

HÀ SỸ ĐỒNG, UVBTVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng TrịPhát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi luôn là một nhiệm vụ mang tính chiến lược. Đại hội XIII của Đảng xác định:“Tập trung hoàn thiện và triển khai thực hiện tốt các chính sách dân tộc trên tất cả các lĩnh vực, nhất là các chính sách đặc thù giải quyết những khó khăn của đồng...

Nỗ lực thoát nghèo từ nguồn vốn chính sách

Nhờ nguồn vốn vay chính sách, vợ chồng thương binh, cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Xuân Lai (60 tuổi) và bà Nguyễn Thị Hương (53 tuổi) ở thôn Dương Văn Lộc, xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong đã phát triển chăn nuôi, cho con đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và dần thoát khỏi cuộc sống nghèo khó.Bà Nguyễn Thị Hương (vợ CCB Nguyễn Xuân Lai) ở thôn Dương Văn Lộc, xã Triệu Thuận, huyện Triệu...

Biến rác thải thành tài nguyên

Từ phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp và các chợ dân sinh, bếp ăn tập thể, anh Nguyễn Đăng Vương, hội viên Hội Nông dân thôn Bình An, xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đã nghiên cứu, sản xuất thành công hơn 300 tấn thức ăn hỗn hợp vi sinh, hơn 50 tấn phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ chăn nuôi và trồng trọt. Đây là sản phẩm mà anh Vương dày công thực...

Quan tâm xây dựng sản phẩm du lịch OCOP

Mới đây, tại thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh vừa tổ chức hội thảo tham vấn cộng đồng đề án nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch gắn kết trải nghiệm cà phê tại Quảng Trị và công bố sản phẩm du lịch Khe Sanh coffee tour. Mô hình được đánh giá là hướng đi mới, nhiều tiềm năng phát triển để trở thành sản...

Kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 23/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm kê đất đai năm 2024; Quyết định số 817/QĐ-TTg ngày 9/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024”; Thông tư số 8/2024/TTBTNMT ngày 31/7/2024 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản...

Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính trên địa bàn thành phố Đông Hà

Công tác đo đạc, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sử dụng đất được đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bao gồm cấp lần đầu; cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), thực hiện các quyền của người sử dụng đất và tăng cường công tác quản...

Tin nổi bật

Tin mới nhất