Powered by Techcity

Nâng cấp hệ thống thủy lợi để thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững


Hiện nay, việc đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn, thuận thiên, ứng dụng đồng bộ khoa học và công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng là hướng đi mà ngành nông nghiệp tỉnh đang triển khai tích cực. Để quá trình này diễn ra đúng hướng, hiệu quả, cần quan tâm đầu tư đúng mức đối với hệ thống thủy lợi. Vì thủy lợi là cái gốc để cơ cấu lại nông nghiệp. Nếu xem nông nghiệp là “bệ đỡ” của nền kinh tế thì thủy lợi phải được xem là “bệ đỡ” của “bệ đỡ”, nhất là khi biến đổi khí hậu đang diễn biến ngày càng cực đoan, khó lường.

Nâng cấp hệ thống thủy lợi để thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững

Công trình đập ngăn mặn sông Hiếu đang phát huy hiệu quả -Ảnh: Đ.T

Nhiều hồ, đập chưa đảm bảo an toàn, vững chắc

Công ty TNHH MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi Quảng Trị được UBND tỉnh giao nhiệm vụ quản lý, vận hành khai thác các công trình thủy lợi trọng điểm trên địa bàn tỉnh. Các công trình này bao gồm 2 đập dâng (Nam Thạch Hãn và Sa Lung) với tổng lưu lượng thiết kế trên 33 m3/s, 17 hồ chứa với dung tích trên 185 triệu m3 nước, 29 trạm bơm điện, 10 cống đập ngăn mặn, 1 công trình phân lũ và trên 677 km kênh mương (bao gồm kênh chính, kênh cấp 1,2).

Hệ thống các công trình thủy lợi do công ty quản lý có nhiệm vụ cấp nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp của 8/10 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh, với tổng diện tích trên 32.000 ha/năm, chiếm trên 64% tổng diện tích sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh; ngăn mặn, giữ ngọt cho 14.300 ha/năm. Ngoài ra còn có nhiệm vụ cấp nước cho công nghiệp, nuôi trồng thủy sản và phục vụ dân sinh, kinh tế khác.

Theo lãnh đạo Công ty TNHH MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi Quảng Trị, những năm qua, được sự quan tâm của Nhà nước, nhiều công trình hồ, đập lớn như công trình đập dâng Nam Thạch Hãn, đập ngăn mặn sông Hiếu, các hồ chứa nước Đá Mài, Tân Kim, Hà Thượng, Trúc Kinh, Kinh Môn, La Ngà, Triệu Thượng 1, Triệu Thượng 2 đã được đầu tư nâng cấp; các tuyến kênh mương từ kênh chính đến kênh cấp 1 hầu hết đã được kiên cố hóa.

Nhờ vậy, các hệ thống công trình thủy lợi do công ty quản lý, khai thác ngày càng phát huy hiệu quả tưới tiêu, phục vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần tăng sản lượng lương thực, đảm bảo ổn định và phát triển kinh tế- xã hội, đồng thời đảm bảo an toàn công trình trong phòng chống thiên tai (PCTT).

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số hồ đập vừa và nhỏ chưa được đầu tư sửa chữa, nâng cấp, bảo đảm an toàn đập. Đặc biệt có các hồ như hồ Phú Dụng, Nghĩa Hy được đầu tư xây dựng từ những năm 1990 trở về trước, công trình được thiết kế theo tiêu chuẩn thiết kế cũ, không đảm bảo phòng lũ trong điều kiện thời tiết mưa lũ cực đoan hiện nay.

Mặt khác, do các công trình thủy lợi hầu hết nằm ngoài trời, hệ thống kênh mương trải dài trên diện rộng từ vùng núi đến đồng bằng, đi qua nhiều vùng có địa hình, địa vật, địa chất phức tạp nên thường xuyên chịu tác động của thiên nhiên rất lớn, nhất là sau những đợt bão lũ, nên nhiều công trình đã hư hỏng, xuống cấp. Hầu như năm nào cũng xuất hiện công trình hư hỏng, xuống cấp do tác động của mưa lũ.

Hằng năm, chi phí khắc phục hậu quả bão lụt cũng như kinh phí duy tu sửa chữa thường xuyên chưa đáp ứng nhu cầu thực tế nên nhiều hạng mục công trình đang bị hư hỏng, xuống cấp. Một số nội dung quản lý an toàn đập, hồ chứa nước theo Nghị định 114/2018/NĐ-CP ngày 4/9/2018 của Chính phủ như: kiểm định an toàn đập; lắp đặt thiết bị khí tượng thủy văn chuyên dùng; xây dựng phương án ứng phó trong tình huống khẩn cấp; lắp đặt hệ thống giám sát, vận hành, thiết bị thông tin cảnh báo an toàn đập và vùng hạ du chưa được bố trí kinh phí để thực hiện đảm bảo theo kế hoạch. Do đó vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn công trình trong mùa mưa lũ rất lớn.

Trong mùa mưa lũ năm 2023, có 7 hồ chứa có cửa van điều tiết lũ phải vận hành điều tiết xả lũ gồm các hồ chứa nước Ái Tử, Khe Mây, Nghĩa Hy, Đá Mài, Tân Kim, Trúc Kinh, Hà Thượng. Có một số tuyến kênh, công trình nằm ở vùng thấp trũng, dưới tác động của dòng chảy lũ đã làm sạt lở mái, bồi lấp lòng kênh.

Tổng chiều dài kênh mương bị hư hỏng hơn 2.000 m, trong đó sạt lở mái kênh với tổng chiều dài 450 m, bồi lấp lòng kênh với tổng chiều dài 1.580 m, sập gãy tường kênh 76 m. Công trình ngăn mặn Vĩnh Phước, Châu Thị có một số hạng mục bị hư hỏng…

Nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống thủy lợi là yêu cầu bức thiết

Khảo sát thực tế các công trình thủy lợi trên địa bàn cho thấy, những năm gần đây, nhiều yếu tố khách quan và chủ quan đã tác động lớn đến hạ tầng thủy lợi. Yếu tố tác động trực tiếp và gây hậu quả nặng nề nhất đối với hạ tầng thủy lợi là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, bão lũ xảy ra hằng năm với cường độ mạnh, liên tục.

Bên cạnh đó, nhiều công trình thủy lợi xây dựng từ lâu đã xuống cấp, thiết kế trước đây chủ yếu tập trung cho sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, phục vụ cho cây lúa, nên khó thay đổi công năng đáp ứng cho sản xuất quy mô lớn, phục vụ đa mục tiêu. Hiệu quả sử dụng nước cho nông nghiệp chưa cao, còn thất thoát do hệ thống kênh mương chưa bảo đảm.

Cùng với đó là việc bố trí sản xuất và quản lý sản xuất chưa hợp lý, các hoạt động gia tăng khai thác nước, hoạt động khai thác cát sỏi trên các con sông là nguyên nhân chính dẫn đến sạt lở bờ, hạ thấp lòng sông, dẫn đến tình trạng hạ thấp mực nước sông, gây cạn kiệt nguồn nước, suy thoái môi trường nguồn nước…

Hiện tỉnh Quảng Trị xác định phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh, tiến tới xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu. Ổn định sản lượng lương thực có hạt từ 25- 26 vạn tấn/năm. Đến năm 2025, đảm bảo tưới chủ động trên 90% diện tích trồng lúa 2 vụ, đến năm 2030 đạt 100% diện tích.

Để phục vụ nhiệm vụ phát triển nêu trên, tỉnh cần quan tâm lồng ghép mọi nguồn lực, huy động nguồn xã hội hóa để tiếp tục đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hàng hóa quy mô lớn, tập trung.

Đặc biệt là quan tâm nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống thủy lợi để phát huy tối đa năng lực thiết kế; đảm bảo tưới chủ động trên 90% diện tích đất trồng lúa 2 vụ, vùng màu và cây công nghiệp từ 5.500 -6.000 ha, cấp nước cho nuôi trồng thủy sản 2.500 ha; ngăn mặn, giữ ngọt 15.500 ha; tăng cường khả năng thoát lũ cho các vùng dân cư; chủ động tiêu úng cho 21.500 ha đất nông nghiệp trong những năm tới.

Cùng với đó, tỉnh cần triển khai các giải pháp để bảo đảm an ninh nguồn nước, tăng cường quản lý, vận hành, giữ an toàn hệ thống đập, hồ chứa nước. Chủ động phòng, chống, giảm thiểu tác động bất lợi do thiên tai liên quan đến hạ tầng thủy lợi; nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học và công nghệ, chuyển đổi số trong bảo đảm an ninh nguồn nước, an toàn đập, hồ chứa nước. Tăng cường bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn sinh thuỷ, phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước…để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển bền vững.

Đan Tâm



Nguồn: https://baoquangtri.vn/nang-cap-he-thong-thuy-loi-de-thuc-day-phat-trien-nong-nghiep-ben-vung-190030.htm

Cùng chủ đề

Cùng người Hải Lăng “đi một ngày đàng…”

Từ ngày 10-17/9/2013, tôi có dịp cùng Đoàn công tác huyện Hải Lăng do Bí thư Huyện ủy Trần Ngọc Ánh làm trưởng đoàn và 22 thành viên sang công tác tại Thái Lan. Đây có thể xem là chuyến công tác “đi trước, mở đường”, góp phần hình thành nhiều ý tưởng sáng tạo trong việc định hướng phát triển kinh tế- xã hội của huyện Hải Lăng cũng như chủ động trong việc cùng với tỉnh Quảng...

Một năm khởi sắc của ngành nông nghiệp Quảng Trị

Năm 2024, ngành nông nghiệp và PTNT Quảng Trị đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng và ổn định kinh tế - xã hội của tỉnh. Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như thời tiết bất lợi, dịch bệnh diễn biến phức tạp, thị trường biến động và một số cơ chế chính sách còn vướng mắc, song ngành đã chủ động tham mưu, triển...

Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng thăm các đơn vị khóa sổ cuối năm 2024

Tối nay 31/12, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng đã đến thăm, động viên và tặng hoa chúc mừng các đơn vị làm nhiệm vụ quyết toán, khóa sổ ngân sách Nhà nước cuối năm 2024 gồm: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Trị và Kho bạc Nhà nước tỉnh.Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng tặng hoa chúc mừng tập thể Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng...

Những bước “chuyển mình” trên cánh đồng lớn

Đến năm 2025 là chạm dấu mốc 35 năm nông nghiệp tỉnh Quảng Trị đồng hành với nền nông nghiệp nước nhà trên hành trình đổi mới. Tham khảo nhận định của một số chuyên gia nông nghiệp, có thể thấy, ngày 1/7/1989, thời điểm tỉnh mới lập lại, trên đồng ruộng Quảng Trị, sản xuất nông nghiệp đã có sự định hình và đem lại hiệu quả ở các mức độ khác nhau, nhưng phải đến năm 1990,...

Năm 2024, doanh thu toàn ngành thông tin và truyền thông ước đạt 4.243.984 tỉ đồng

Sáng nay 29/12, Bộ Thông tin và truyền thông (TT &TT) tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc dự hội nghị. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự tại điểm cầu Quảng Trị.Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự hội nghị tại điểm cầu Quảng Trị - Ảnh: T.TTổng kết lại 5 năm triển khai Chương...

Cùng tác giả

Chương trình “Nối vòng tay nhân ái” xuân Ất Tỵ

Tối nay 3/1, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Sở LĐ,TB&XH, Đài PT - TH Quảng Trị và Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp tổ chức Chương trình “Nối vòng tay nhân ái” tỉnh Quảng Trị xuân Ất Tỵ - 2025.Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Long Hải; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang;...

Triển khai nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng

Chiều nay 3/1, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Long Hải và Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Hồ Thị Thu Hằng chủ trì hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Dự hội nghị có Ủy viên UBKT Trung ương Võ Thái Nguyên; các ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy.Bí thư Tỉnh ủy...

UBND tỉnh làm việc với huyện Hải Lăng về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế

Chiều nay 3/1, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng chủ trì buổi làm việc của UBND tỉnh với huyện Hải Lăng về đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, QP-AN nhiệm kỳ 2020 - 2025.Chủ tịch UBND huyện Hải Lăng Lê Đức Thịnh báo cáo tại buổi làm việc - Ảnh: L.ATheo báo cáo của UBND huyện Hải Lăng, trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện giữa nhiệm kỳ, năm 2023...

Huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát

Hôm nay 3/1, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Long Hải chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Quảng Trị (Ban Chỉ đạo) về tình hình triển khai thực hiện công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang; Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng;...

Sẽ tổ chức công chiếu, cổ động trận chung kết Giải bóng đá AFF Cup 2024 tại Trung tâm Văn hoá

UBND tỉnh Quảng Trị vừa có văn bản đồng ý để Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ Ken Group tổ chức công chiếu và cổ động trận chung kết Giải bóng đá Đông Nam Á - AFF Cup năm 2024 tại Tiền sảnh Trung tâm Văn hoá - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị. Thời gian từ 18h - 23h ngày 5/1.Đội tuyển bóng đá quốc gia...

Cùng chuyên mục

Chủ động đáp ứng quy định chống phá rừng của Liên minh Châu Âu

Trong bối cảnh Liên minh Châu Âu (EU) áp dụng quy định chống phá rừng (EUDR), cây cà phê tại Quảng Trị đang đứng trước thách thức lớn nhưng cũng mở ra cơ hội để phát triển bền vững. Việc tuân thủ EUDR không chỉ giúp sản phẩm cà phê địa phương mở rộng cánh cửa vào thị trường quốc tế mà còn khẳng định cam kết của nông dân và doanh nghiệp Quảng Trị trong việc gìn giữ...

Nỗ lực đưa “Gạo Vĩnh Lâm” ra thị trường

Những năm gần đây, các thành viên Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đặng Xá (gọi tắt là HTX Đặng Xá), xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật, tuân thủ các quy trình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP. Nhờ vậy, vào tháng 8/2024, HTX Đặng Xá đã đưa ra thị trường sản phẩm “Gạo Vĩnh Lâm” và được người tiêu dùng đón nhận.Mới ra mắt nhưng sản...

Cùng người Hải Lăng “đi một ngày đàng…”

Từ ngày 10-17/9/2013, tôi có dịp cùng Đoàn công tác huyện Hải Lăng do Bí thư Huyện ủy Trần Ngọc Ánh làm trưởng đoàn và 22 thành viên sang công tác tại Thái Lan. Đây có thể xem là chuyến công tác “đi trước, mở đường”, góp phần hình thành nhiều ý tưởng sáng tạo trong việc định hướng phát triển kinh tế- xã hội của huyện Hải Lăng cũng như chủ động trong việc cùng với tỉnh Quảng...

Một năm khởi sắc của ngành nông nghiệp Quảng Trị

Năm 2024, ngành nông nghiệp và PTNT Quảng Trị đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng và ổn định kinh tế - xã hội của tỉnh. Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như thời tiết bất lợi, dịch bệnh diễn biến phức tạp, thị trường biến động và một số cơ chế chính sách còn vướng mắc, song ngành đã chủ động tham mưu, triển...

“Đánh thức” tiềm năng trên Hành lang kinh tế Đông

Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) là một trong 5 hành lang kinh tế thuộc Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng được thành lập vào tháng 10/1998, đi qua 13 tỉnh, thành của 4 nước: Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanmar. Đây được coi là thành tố quan trọng để tăng cường hợp tác phát triển kinh tế ở Tiểu vùng sông Mê Kông.Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng tỉnh Sekong (Lào) Lếc-lảy Sỷ-vy-lay (bìa phải)...

Đưa gỗ Quảng Trị đi xa

Quảng Trị có diện tích rừng hơn 248.189 ha, trong đó diện tích rừng trồng hơn 121.495 ha. Toàn tỉnh có hơn 26.136 ha diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC. Đây là điều kiện lý tưởng để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chế biến gỗ và hướng tới xuất khẩu, qua đó phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững.Mô hình trồng rừng gỗ lớn tại...

Kinh tế du lịch sẽ tạo đột phá lớn

Năm 2024, Quảng Trị đón hơn 3 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 168 nghìn lượt khách quốc tế, cao nhất từ trước đến nay và dự báo sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Đây là tín hiệu đáng mừng khi du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, tập trung đầu tư, qua đó tạo đột phá giúp Quảng Trị chuyển mình, phát triển.Hạ tầng bãi tắm Gio Hải được đầu tư...

Từ làng văn hóa Tày Thái Hải, nghĩ về du lịch cộng đồng thôn Chênh Vênh

Từ vùng đồi núi trọc, tròn 20 năm sau ngày lập làng, làng văn hóa Tày Thái Hải được Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) trao tặng giải thưởng “Làng du lịch tốt nhất thế giới” năm 2022. So với làng văn hóa Tày Thái Hải, làng du lịch sinh thái cộng đồng thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, có nhiều lợi thế hơn. Tuy nhiên, việc khai thác phát triển du lịch cộng đồng...

Đi chợ thời 4.0

Mua hàng không dùng tiền mặt đang phát triển mạnh mẽ từ thành phố tới vùng nông thôn, từ trung tâm thương mại, siêu thị đến chợ truyền thống, cửa hàng bán lẻ trên địa bàn tỉnh. Không chỉ mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp, hình thức này còn góp phần thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số của tỉnh, tạo sự minh bạch trong các khoản chi tiêu, giao dịch.Người dân thanh toán bằng quét...

Bừng sáng Mỹ Thủy

Những ngày cuối năm 2024, công trường xây dựng cảng nước sâu Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng, nhộn nhịp và hối hả hơn. Nhà thầu huy động tối đa máy móc, nhân lực để tăng tốc thi công công trình, phấn đấu đưa vào khai thác một cầu cảng trong năm 2025 theo đúng tiến độ đề ra. Sau gần 4 năm “im ắng”, dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy đã được tái khởi động...

Tin nổi bật

Tin mới nhất