Powered by Techcity

Mùa Ra dư trĩu hạt

Niềm vui được mùa như vẫn đang hiện hữu trên nụ cười của mỗi người dân thôn A Đeng, xã A Ngo, huyện Đakrông. Đã lâu lắm rồi, cái tên lúa Ra dư – niềm tự hào của đồng bào Pa Kô nơi đây – mới được nhắc đến nhiều như thế.

Vui mùa lúa Ra dư

Bước qua tháng 11, khi chút nắng ấm cuối mùa vương đầy trên lá, bông lau nở trắng rừng, dưới chân núi, lúa bắt đầu óng vàng là lúc đồng bào Pa Kô, ở A Ngo bước vào vụ thu hoạch lúa.

Mùa Ra dư trĩu hạt

Niềm vui của người dân khi được mùa lúa Ra dư – Ảnh: DO HỘI LHPN XÃ A NGO CUNG CẤP

Lần đầu tiên sau nhiều năm bị mai một, cây lúa Ra dư – vật thiêng của Giàng – lại được mùa. Tỉ mẫn cắt từng nắm bông lúa bỏ vào gùi, chị Hồ A Ríp, thôn A Đeng hớn hở khoe: “Năm nay lúa Ra dư xanh tốt, hạt vàng mẩy, nhà nào cũng nhiều lúa nên ai cũng phấn khởi!”. Cạnh thửa ruộng của chị Ríp, nhiều đồng bào Pa Kô khác cũng đang thu hoạch lúa, tiếng nói cười vang vọng cả góc rừng.

Năm nay đã ở tuổi 80 nhưng bà Hồ Thị Hệp, thôn A Đeng, không nhớ rõ lúa Ra dư xuất hiện từ bao giờ. Trong ký ức của mình, bà chỉ nhớ rằng từ khi còn nhỏ đã theo mẹ lên rẫy trỉa lúa rồi đợi ngày vác gùi đi thu hoạch. Những mùa vàng trĩu hạt của lúa Ra dư cứ thế lớn dần theo ký ức tuổi thơ bà.

Bà Hệp kể rằng, đối với người dân A Đeng, Ra dư không đơn giản là lương thực mà còn là “ngọc trời”, là vật phẩm không thể thiếu để cúng Giàng trong dịp lễ cơm mới hoặc tiếp khách quý. Ngày trước, lúa Ra dư trồng trên rẫy nên sinh trưởng theo quy luật tự nhiên của đất trời, bà con không hề sử dụng phân bón hay thuốc bảo vệ thực vật. Hạt lúa Ra dư sau khi được gửi vào lòng đất tự nảy mầm, hút dưỡng chất, tắm nước từ những cơn mưa rừng mà vươn mầm xanh cùng trời đất. Vậy nên hạt gạo Ra dư dẻo, ngon, mang vị đặc trưng của núi rừng.

Vốc nắm lúa Ra dư no nắng sớm trên tay, bà Hệp cho hay: “Bao năm rồi, hôm nay người Pa Kô chúng tôi mới được sống trong bầu không khí rộn ràng của ngày mùa với lúa Ra dư. Vụ lúa năm nay, nhà mình trồng 2 sào, mảnh ruộng nào cũng được mùa, hạt trĩu bông. Giàng thương cho lúa được mùa, báo hiệu một năm bản làng no ấm”.

Giải đáp thêm những thắc mắc của chúng tôi về lúa Ra dư, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã A Ngo Hồ Thị Miềm, chia sẻ: “Ra dư còn được gọi là “thóc thiêng”, có hạt gạo to, dẻo, màu hồng thẫm, khi nấu lên hạt cơm rất thơm và không bị khô. Lúc ăn nhai kỹ mới thấy vị ngon thấm vào đầu lưỡi.

Từ xa xưa, người dân A Ngo đã biết chọn những chân đất màu mỡ, tầng dày để trỉa hạt Ra dư. Thời gian sinh trưởng của lúa tầm 6 tháng nên mỗi năm chỉ trồng được một vụ. Do người Pa Kô quan niệm đây là loại “thóc thiêng” nên trong quá trình trồng, trỉa và gom thóc, người dân đều phải tổ chức cúng Giàng. Khi tuốt lúa về, bà con làm lễ cơm mới để cầu cho lúa nặng hạt, chắc bông, tuốt sao cho gùi đừng cạn, đừng vơi, hạt bằng thúng, nắm bằng bồ.

Lễ cúng kéo dài từ 2-4 ngày, trong mâm cúng không thể thiếu dé lúa Ra dư nặng hạt nhất được bà con tuốt về để dâng lên các vị thần. Tuốt lúa xong, trước khi đưa về nhà, người dân làm lễ rước thần lúa về nhà với nguyện ước thần về cho no ấm, hạnh phúc, cầu cho lúa về tới nhà không bị chuột tha, chim cắp. Gạo Ra dư đưa về nhà được cất kỹ ở một nơi cao ráo hoặc giã xong thì cho vào gùi để lên tra.

Hành trình khôi phục lúa bản địa

Mặc dù là giống lúa quý, chất lượng gạo tốt nhưng lúa Ra dư kén đất, chu kỳ sinh trưởng dài nên người dân địa phương dần ít trồng hơn trước, thậm chí nhiều người còn bỏ vì năng suất thấp. Đứng trước nguy cơ mai một của giống lúa quý, là một người con của bản làng, nhiều lần chị Miềm trăn trở tìm giải pháp để khôi phục giống lúa truyền thống của địa phương. Chị Miềm chia sẻ: “Những năm trước, tôi cùng bà con trong thôn gom giống lúa Ra dư để trồng cả trên rẫy và ruộng nước ở dưới chân núi. Tuy nhiên, vụ nào lúa cũng mất mùa, hạt lép do thời tiết không thuận lợi hoặc chọn mùa vụ không phù hợp. Do Ra dư là cây “lúa thiêng” nên theo quan niệm của dân bản, lúa ưng ai thì cho hạt nhiều, không ưng thì cho hạt lép”.

Mùa Ra dư trĩu hạt

Người dân thôn A Đeng, xã A Ngo, thu hoạch lúa Ra dư – Ảnh: L.N

Đầu năm 2023, được sự hỗ trợ của LHPN tỉnh, sự quan tâm của chính quyền địa phương, cây lúa Ra dư bản địa đã được khôi phục. Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Trần Thị Thúy Nga chia sẻ: “Thực hiện Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương” do Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phát động, đầu năm 2023, Hội LHPN tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan hỗ trợ 100 triệu đồng để thực hiện mô hình khôi phục lúa Ra dư bản địa tại xã A Ngo.

22 hộ dân tham gia mô hình trên diện tích 1,5 ha”. Trên cơ sở kinh nghiệm sẵn có của người dân, cùng với bài học rút ra từ các vụ mùa trước đó, bà con đã có sự thay đổi phù hợp từ khâu gieo hạt đến điều chỉnh lượng phân bón, mực nước cho từng chân ruộng. Chị Hồ A Ríp cho biết thêm: “Nhờ áp dụng tốt kỹ thuật canh tác, chăm sóc nên lúa Ra dư vụ này được mùa lớn, năng suất cao hơn nhiều so với các vụ trước. Hiện nay, gia đình tôi đã giữ lại những bông tốt nhất để làm giống cho vụ tiếp theo”.

Chia sẻ thêm về kinh nghiệm trồng lúa Ra dư, chị Miềm bộc bạch: “Điều quan trọng nhất để lúa Ra dư cho năng suất cao là phải gieo trồng đúng thời vụ. Thời gian gieo phù hợp nhất là từ cuối tháng 4, đầu tháng 5, thời điểm này có mưa giông, độ ẩm vừa đủ để cây nảy mầm tốt. Để quá trình chăm sóc diễn ra thuận lợi, chúng tôi đã thành lập nhóm trồng lúa Ra dư, tổ chức họp thường xuyên để triển khai các kỹ thuật mới, hướng dẫn cách chăm sóc hiệu quả, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm hay trong quá trình sản xuất. Nhờ vậy, sau gần 6 tháng chăm sóc đã cho “quả ngọt” với mùa vàng bội thu. Bà con bản trên bản dưới rất phấn khởi vì giống lúa truyền thống của bản đã được khôi phục”.

Để lúa Ra dư vươn xa

Những ngày cuối năm, thôn A Đeng bừng nắng xuân ấm áp. Sau khi hong khô lúa cất vào bồ, kịp chọn những bông mẩy nhất giữ làm giống cho vụ sau, bà con lại háo hức chuẩn bị cho Tết ăn cơm mới.

“Từ ngày thu hoạch, hay tin lúa Ra dư được mùa, chúng tôi đã nhận được nhiều đơn đặt hàng mua gạo Ra dư với giá khá cao, từ 30.000-50.000 đồng/kg nhưng không có để bán, do mỗi hộ chỉ làm được khoảng 2 sào. Là giống lúa chống chịu sâu bệnh tốt nên quá trình chăm sóc, bà con hạn chế bón phân và tuyệt đối không dùng thuốc trừ sâu, do vậy đây là một loại gạo sạch, rất an toàn cho sức khỏe. Với sự giúp đỡ của Hội LHPN tỉnh, trong vụ tới, chúng tôi tiếp tục động viên người dân mở rộng diện tích trồng lúa Ra dư, vừa đảm bảo lương thực, vừa tạo thêm thu nhập cho người dân từ cây trồng truyền thống”, chị Miềm chia sẻ.

Mùa Ra dư trĩu hạt

Lúa Ra dư sau khi tuốt về được phơi cẩn thận trước khi cất vào bồ và chuẩn bị cho Tết ăn cơm mới – Ảnh: L.N

Lúa Ra dư không chỉ gắn với truyền thống của bà con dân tộc vùng cao A Ngo mà còn là một trong những giống lúa có phẩm cấp đứng hàng đầu các giống lúa địa phương. Là cây trồng truyền thống bị lãng quên được phục hồi lại theo hướng canh tác tự nhiên, ít rủi ro, sản phẩm gạo sạch. Đây chính là lợi thế để xây dựng thương hiệu cho giống lúa bản địa, góp phần nâng cao đời sống, đảm bảo an ninh lương thực cho người dân vùng biên giới.

Cùng với đó, địa phương cũng cần có phương án, kế hoạch dài hạn trong việc phát triển lúa Ra dư theo hướng hữu cơ sinh học, chuyển giao công nghệ kỹ thuật cho người dân trên địa bàn, đồng thời có hướng quảng bá phù hợp để sản phẩm gạo Ra dư tiếp tục vươn xa.

Lệ Như

Nguồn

Cùng chủ đề

Tiếp sức cho phụ nữ vùng khó thoát nghèo

Bằng nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực, hiệu quả, thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đakrông đã tiếp sức cho các hội viên vượt qua nghịch cảnh, vươn lên trong cuộc sống, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo của địa phương.Nhờ nguồn vốn vay quay vòng, chị Xiên có điều kiện mở rộng việc chăn nuôi - Ảnh: T.PTheo cán bộ phụ nữ xã Tà Rụt, chúng tôi đến thăm gia...

Hội nghị báo cáo viên Tỉnh ủy Quảng Trị lần thứ 15 , nhiệm kỳ 2020-2025

Sáng nay 24/10, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị báo cáo viên Tỉnh ủy lần thứ 15, nhiệm kỳ 2020-2025.Lãnh đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh thông tin chuyên đề về tình hình chung về biên giới trên đất liền Việt Nam - Lào - Ảnh: S.HTại hội nghị, lãnh đạo Chi cục Dân số tỉnh thông tin chuyên đề về già hóa dân số và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi...

Hội trại chăm sóc sức khoẻ sinh sản nắm bắt hạnh phúc tương lai

Sáng nay 21/10, tại Trường Trẻ em Khuyết tật tỉnh, Sở Giáo dục & Đào tạo Quảng Trị phối hợp Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Hoà nhập (RCI) tổ chức Hội trại chăm sóc sức khoẻ sinh sản (SKSS) học sinh khuyết tật năm 2024 với chủ đề: “Chăm sóc SKSS nắm bắt hạnh phúc tương lai”. Gần 300 học sinh khuyết tật, phụ huynh, người chăm sóc học sinh khuyết tật trên địa bàn tỉnh Quảng Trị...

Trồng hoa cúc mâm xôi để không “đụng hàng”

Hơn 15 năm gắn bó với nghề trồng hoa, cây cảnh, ông Hoàng Nhật Trinh (sinh năm 1959), ở Khu phố 1, phường Đông Giang, TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị không chỉ được làm công việc mình yêu thích mà còn kiếm được nguồn thu nhập khá, tạo việc làm thời vụ cho một số lao động trên địa bàn.Ông Trinh chăm sóc từng chậu cúc mâm xôi -Ảnh: T.PThời điểm này tuy chưa phải là mùa cao...

Thu nhập cao từ trồng bưởi da xanh

Nhận thấy cây bưởi da xanh phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương, cho quả quanh năm, giá bán và đầu ra ổn định, ông Trần Đình Bình ở thôn Thượng Phước, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đã chuyển đổi hơn 0,6 ha đất vườn kém hiệu quả sang trồng bưởi da xanh, mang lại thu nhập cao cho gia đình.Ông Trần Đình Bình (thứ 3 từ trái sang) giới thiệu với khách hàng...

Cùng tác giả

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam dự Ngày hội đại đoàn kết dân tộc ở Khu dân cư thôn Tích Tường, xã Hải...

(Cổng TTĐT) Ngày 9/11/2024, khu dân cư thôn Tích Tường, xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị sôi nổi tổ chức Ngày hội đại đoàn kết dân tộc và Ngày hội văn hóa quân - dân; phát động Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng khu dân cư có nếp sống văn minh, thân thiện, nghĩa tình”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự. Phó...

Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc và Ngày hội văn hóa quân

Hướng tới kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất 18/11 (1930 - 2024), sáng nay 9/11, khu dân cư thôn Tích Tường, xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị sôi nổi tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc và Ngày hội văn hóa quân - dân; phát động Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng khu dân cư có nếp sống văn minh, thân thiện, nghĩa tình”. Phó Chủ...

Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị thảo luận tại tổ về các dự án luật

Hôm nay 9/11, Quốc hội thảo luận ở tổ dự án Luật Hóa chất, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo và dự án Luật Nhà giáo. Đại biểu Hoàng Đức Thắng, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh; đại biểu Hồ Thị Minh, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh tham gia thảo luận.Đại biểu Hoàng Đức Thắng - Ảnh: NLTham gia thảo luận về dự án Luật sửa đổi bổ sung một...

Hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Ninh Thuận tại TP.Hồ Chí Minh

Sự cần thiết phải sửa đổi Luật Điện lực 2024-11-08 05:30:00QTO - Luật Điện lực năm 2004 là cơ sở pháp lý cho hoạt động điện lực và sử dụng điện, đồng thời bảo vệ lợi ích hợp pháp của khách hàng sử dụng điện và đơn...Công ty Điện lực Quảng Trị góp phần tích cực trong xây dựng nông thôn mới 2024-11-08 05:25:00QTO - Trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) điện...

Ngày hội đại đoàn kết dân tộc và Ngày hội văn hóa quân – dân ở Khu dân cư thôn Tích Tường

Hướng tới kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất 18/11 (1930 - 2024), sáng nay 9/11, khu dân cư thôn Tích Tường, xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị sôi nổi tổ chức Ngày hội đại đoàn kết dân tộc và Ngày hội văn hóa quân – dân; phát động Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng khu dân cư có nếp sống văn minh, thân thiện, nghĩa tình”. Phó Chủ...

Cùng chuyên mục

Hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Ninh Thuận tại TP.Hồ Chí Minh

Sự cần thiết phải sửa đổi Luật Điện lực 2024-11-08 05:30:00QTO - Luật Điện lực năm 2004 là cơ sở pháp lý cho hoạt động điện lực và sử dụng điện, đồng thời bảo vệ lợi ích hợp pháp của khách hàng sử dụng điện và đơn...Công ty Điện lực Quảng Trị góp phần tích cực trong xây dựng nông thôn mới 2024-11-08 05:25:00QTO - Trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) điện...

Quan tâm chuyển giao khoa học và công nghệ cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Đặc biệt, thực hiện Kế hoạch số 130/KH-UBND ngày 1/7/2022 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN)...

Công ty Điện lực Quảng Trị góp phần tích cực trong xây dựng nông thôn mới

Trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) điện là 1 trong 8 tiêu chí thuộc nhóm hạ tầng kinh tế - xã hội. Vì vậy, để đảm bảo đủ tiêu chí và duy trì chất lượng điện trong xây dựng NTM, Công ty Điện lực Quảng Trị (PC Quảng Trị) đã triển khai nhiều giải pháp để mở rộng và nâng cao chất lượng điện đáp ứng đủ tiêu chí, đồng thời phục...

Nỗ lực thi công công trình đường tránh phía Đông thành phố Đông Hà

Công trình đường tránh phía Đông TP. Đông Hà có tổng chiều dài 17,5 km, trong đó đoạn từ Dốc Miếu - Quốc lộ 9 có chiều dài gần 13,3 km; đoạn từ nút giao đường Nguyễn Hoàng - Nam cầu sông Hiếu dài hơn 4,2 km. Hiện các địa phương đã bàn giao mặt bằng thi công lần lượt hai đoạn là 11,68/13,3km, đạt 88% và 3,54/4,26km, đạt 84,4%. Các nhà thầu đang tăng tốc thi công công...

Tiếp sức cho phụ nữ vùng khó thoát nghèo

Bằng nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực, hiệu quả, thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đakrông đã tiếp sức cho các hội viên vượt qua nghịch cảnh, vươn lên trong cuộc sống, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo của địa phương.Nhờ nguồn vốn vay quay vòng, chị Xiên có điều kiện mở rộng việc chăn nuôi - Ảnh: T.PTheo cán bộ phụ nữ xã Tà Rụt, chúng tôi đến thăm gia...

Kiểm soát chặt chẽ hoạt động giết mổ gia súc

Tình dịch bệnh gia súc trên địa bàn tỉnh thời gian qua diễn biến phức tạp, do đó, ngoài việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị còn đẩy mạnh công tác kiểm soát giết mổ nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm thịt gia súc, bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.Xử lý dịch bệnh trên gia súc ở Hướng Hóa -...

Mô hình trồng rau thủy canh với nhiều triển vọng

Với những kiến thức, kinh nghiệm học hỏi được sau 10 năm đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng tại các nông trại trồng rau thủy canh hiện đại ở Malaysia, anh Hồ Văn Thông (40 tuổi), ở thôn Đơn Quế, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị đã trở về quê và quyết tâm lập nghiệp làm giàu với mô hình này. Sau gần 1 năm bắt tay thực hiện, đến nay mô hình trồng...

Giảm tác động, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu

Quảng Trị là tỉnh có địa hình chiều ngang hẹp, ngắn, dốc; có bờ biển dài 75km, hệ thống sông ngòi khá dày đặc và khí hậu phức tạp. Do đó, Quảng Trị là một trong những tỉnh thường chịu ảnh hưởng của các loại hình thiên tai với tần suất và mức độ lớn. Bình quân mỗi năm tỉnh phải hứng chịu khoảng 2 cơn bão cùng với lũ lụt, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn, lũ...

Giải pháp tạo sinh kế bền vững cho người dân vùng núi

Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) năm 2024, thời gian qua, các địa phương ở Quảng Trị tích cực triển khai các hoạt động hỗ trợ sản xuất, tạo sinh kế bền vững cho người dân. Qua đó, giúp đồng bào DTTS có thêm động lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, quá...

Đảm bảo an toàn các công trình thủy lợi trong mùa mưa bão

Hiện nay, nhiều hạng mục hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh đang bị xuống cấp, hư hỏng, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố, đặc biệt khi mùa mưa bão đến. Để bảo đảm an toàn cho các công trình thủy lợi quan trọng này, giảm ngập lụt cho vùng hạ du, Công ty TNHH MTV quản lý khai thác công trình thủy lợi Quảng Trị đang triển khai nhiều giải pháp phòng ngừa, ứng phó hiệu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất