Powered by Techcity

Mở lối cho người khuyết tật bằng nghề truyền thống

Từ lúc còn được địu trên lưng, người Vân Kiều ở xã Đakrông, huyện Đakrông đã thấy ông bà, ba mẹ miệt mài làm chổi đót. Trăn trở khi thấy nghề truyền thống dần bị quên lãng, một nhóm người khuyết tật ở địa phương đã cùng nhau tìm cách bảo tồn, gìn giữ. Không phụ lòng người, nghề làm chổi đót đã mở ra cho họ một hướng đi mới, nhiều niềm vui.

Mở lối cho người khuyết tật bằng nghề truyền thống

Nhờ nghề làm chổi đót, anh Hồ Ê Nót (bên phải) cùng nhiều người khuyết tật khác ở xã Đakrông có thêm thu nhập và niềm vui trong lao động – Ảnh: T.L

Chọn nghề ông cha để lại

6 giờ sáng, khi đất trời còn chìm trong sương sớm, không khí ở nhà cộng đồng thôn Ka Lu đã nhộn nhịp. Từ khắp thôn, bản trên địa bàn xã Đakrông, những chiếc xe chở người khuyết tật đến làm việc mỗi lúc một đông. Hành trang mỗi người mang theo là dao, rựa, đót, mây… Phần lớn những người đến nhà cộng đồng làm việc đều bị khuyết tật vận động. Dẫu đi lại khó khăn, lại mang theo lỉnh kỉnh đồ đạc nhưng ai cũng nở nụ cười. Đó là niềm vui của những người đã rất lâu mới tìm thấy một nghề phù hợp với mình.

Trưởng nhóm người khuyết tật sản xuất chổi đót Hồ Ê Nót thường là người đến muộn nhất. Tuy nhiên, không ai lấy điều đó làm khó chịu. Các thành viên trong nhóm đều biết, cứ đến ngày làm việc chung theo kế hoạch đề ra, anh Nót phải lái xe máy đến nhiều thôn, bản để chở những người khuyết tật không có ai đưa đón hoặc thiếu phương tiện đi lại.

Một số hôm, anh Nót phải đón 2, 3 người. Gãy cả 2 chân sau vụ tai nạn giao thông, việc đi lại của anh Hồ Ê Nót gặp rất nhiều khó khăn. Dẫu vậy, so với thành viên trong nhóm, anh vẫn là một trong những người khỏe mạnh nhất. Vì thế, anh Nót luôn xem việc giúp đỡ các thành viên khác là nhiệm vụ, niềm vui của mình.

Chuyện trò với phóng viên, anh Hồ Ê Nót cho biết, nhóm người khuyết tật sản xuất chổi đót xã Đakrông được thành lập vào ngày 19/5/2023, đúng dịp kỷ niệm 113 năm ngày sinh nhật Bác. Trước đó, từ sự hỗ trợ của Dự án Plan, hàng chục người khuyết tật ở xã đã được tạo điều kiện học nghề làm chổi đót.

Để mở lớp học này, cán bộ xã, cán bộ dự án về từng thôn, bản khảo sát thực tế, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người khuyết tật. Khi được hỏi muốn học gì, anh Hồ Ê Nót và phần lớn người khuyết tật đều nhắc ngay đến nghề làm chổi đót. Từ lâu, họ luôn trăn trở khi nghề truyền thống của cha ông bị mai một.

Sau khi đào tạo nghề, phần lớn các học viên đã đồng lòng thành lập nhóm người khuyết tật sản xuất chổi đót xã Đakrông. Anh Hồ Ê Nót được mọi người tín nhiệm bầu làm trưởng nhóm. Theo anh Nót, mỗi thành viên trong nhóm đều có một hoàn cảnh, cá tính, nỗi khổ riêng. Họ gặp nhau ở điểm chung là không may mắn được khỏe mạnh, lành lặn. Vì thế, mọi người dễ đồng cảm, chia sẻ với nhau và luôn nêu cao tinh thần làm việc nhóm.

Sau khi thành lập, các thành viên trong nhóm sớm thống nhất xây dựng quy chế hoạt động; thời gian, địa điểm làm việc; xây dựng nguồn quỹ chung… “Nghề làm chổi đót khá phù hợp với những người khuyết tật. Mỗi tháng, chúng tôi làm việc tập trung 4 ngày, vào thứ 2 hằng tuần để mọi người có thể học tập, hỗ trợ lẫn nhau. Trong quá trình sản xuất, mỗi người đảm trách một công đoạn phù hợp”, anh Nót cho biết.

Nghề không phụ người

Trong nhóm người khuyết tật sản xuất chổi đót xã Đakrông, ông Hồ Văn Nươi là một trong những thành viên có hoàn cảnh khó khăn nhất. Ông Nươi bị khuyết tật chân phải đã lâu. Nhiều năm nay, có vợ san sẻ gánh nặng gia đình với ông. Thế nhưng, mới đây, vợ ông Nươi phát bệnh ung thư. Từ đó, những khó khăn trong cuộc sống gia đình ông nhân lên gấp đôi.

Trước tình cảnh ấy, ông Nươi muốn làm việc gì đó để phụ giúp gia đình nhưng tuổi tác, sức khỏe lại không cho phép. Trong lúc lòng rối như tơ vò, ông Nươi rất vui khi được hỗ trợ đào tạo nghề và trở thành thành viên nhóm người khuyết tật sản xuất chổi đót xã Đakrông. Từ đây, cuộc sống của ông có thêm niềm hy vọng mới.

Nhờ chăm chỉ làm chổi đót, ông Nươi có thu nhập ổn định để phần nào trang trải cho gia đình và chăm sóc người vợ đau ốm. Đặc biệt, từ ngày tham gia nhóm sản xuất, tinh thần ông như được vực dậy. Ông Nươi vui vì được quen biết, cùng làm việc với những người đồng cảnh và có cơ hội góp sức đưa sản phẩm truyền thống của người Vân Kiều đi xa.

Không chỉ ông Nươi, từ ngày gắn bó với nhóm và tham gia sản xuất chổi đót, những người khuyết tật ở xã Đakrông như đã tìm được hướng đi mới cho cuộc đời mình. Vì thế, ai cũng hăng say, chăm chỉ lao động, sản xuất. Không chỉ làm việc tập trung, họ còn đem dụng cụ, vật liệu về nhà làm để lấp đầy những khoảng thời gian rảnh rỗi.

Tuy nhiên, ai cũng thống nhất một quan điểm chung là phải làm cùng nhau ở những công đoạn quan trọng nhất. Lúc này, vai trò của những người có tay nghề cao sẽ được phát huy. Không chỉ để làm ra sản phẩm đẹp nhất, họ còn có thể hướng dẫn, chỉ việc cho những người khác để tay nghề mọi thành viên đều tiến bộ. Đó là lý do giúp những sản phẩm làm ra từ bàn tay các thành viên trong nhóm ngày càng bền đẹp, được nhiều khách hàng tin chọn.

Trò chuyện với phóng viên, chị Hoàng Vân Trinh, cán bộ văn hóa xã Đakrông, cũng là người phụ trách nhóm người khuyết tật sản xuất chổi đót vui mừng cho biết, hiện tại, sản phẩm do nhóm làm ra đã đến nhiều tỉnh, thành phố trong nước. Ngày càng có nhiều khách hàng cũ quay trở lại chọn sản phẩm của nhóm và giới thiệu cho người thân, bạn bè. Một số đơn vị, trường học cũng đã đặt hàng với nhóm để cung cấp sản phẩm hằng năm.

“Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu đáng mừng, nhóm người khuyết tật sản xuất chổi đót xã Đakrông và mỗi thành viên vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Chúng tôi rất mong sẽ nhận được sự quan tâm, sẻ chia từ các tổ chức, dự án, khách hàng gần xa và những tấm lòng nhân ái”, chị Trinh nói.

Tây Long

Nguồn

Cùng chủ đề

Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp xúc cử tri tại các huyện Hướng Hóa, Đakrông

Hôm nay 1/10, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Trị gồm các đại biểu: Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hoàng Đức Thắng; Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hồ Thị Minh tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tại xã Thanh, huyện Hướng Hóa và xã Hướng Hiệp, huyện ĐakrôngCử tri xã Thanh, huyện Hướng Hóa kiến nghị những vấn đề quan tâm đến Đoàn ĐBQH - Ảnh:...

Quản lý hiệu quả vốn vay ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội

Những năm qua, các tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị thực hiện tốt công tác quản lý vốn vay ủy thác từ Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, giúp sức đưa dòng chảy vốn tín dụng chính sách đến tận hộ nghèo và các đối tượng chính sách kịp thời, hiệu quả. Nhờ làm tốt công tác này, hàng nghìn gia đình có thêm điều kiện đầu...

Hồ Văn Hư và ước mơ về hợp tác xã bò nơi miền biên giới

10 năm trôi qua, anh Hồ Văn Hư, ở bản A La, xã A Ngo, huyện Đakrông vẫn nhớ như in ngày mình xuống thị trấn Krông Klang cách bản làng hơn 70 cây số để nhận bò giống lai sind mà Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel trao tặng cho hộ nghèo. Từ đó, cuộc đời của anh Hư bước sang trang mới, sống có trách nhiệm và hy vọng, bao nhiêu sức lực, tâm huyết anh...

Triển khai nhiệm vụ công tác tổ chức xây dựng Đảng quý IV/2024

Chiều nay 30/9, tại huyện Đakrông, Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức hội nghị giao ban công tác tổ chức xây dựng Đảng quý III, triển khai nhiệm vụ quý IV/2024. Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Phan Văn Phụng chủ trì hội nghị.Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Phan Văn Phụng phát biểu tại hội nghị - Ảnh: NVQuý III/2024, bám sát nội dung chương trình công tác của Ban Tổ chức Trung ương, Ban...

Cựu chiến binh Quảng Trị tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền

Sáng nay 27/9, Thường trực Tỉnh ủy Quảng Trị có buổi làm việc với Đoàn khảo sát Trung ương về tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết 09-NQ/TW, ngày 8/01/2002 của Bộ Chính trị khóa IX “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cựu chiến binh (CCB) Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới” (viết tắt là Nghị quyết số 09-NQ/TW). Chủ tịch Hội CCB Việt Nam, Thượng tướng Bế Xuân Trường,...

Cùng tác giả

Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp xúc cử tri tại các huyện Gio Linh, Vĩnh Linh

Hôm nay 2/10, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Trị gồm các đại biểu: Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hoàng Đức Thắng; Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hồ Thị Minh tiếp tục có các buổi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tại xã Phong Bình, huyện Gio Linh và xã Vĩnh Thủy, huyện Vĩnh Linh.Cần có cơ chế cho việc cải tạo đất sản xuấtCử tri...

Đề nghị cấp 17,8 tỉ đồng để sửa chữa khẩn cấp một số công trình thủy lợi

Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Quảng Trị vừa có báo cáo đề nghị UBND tỉnh bố trí nguồn vốn với tổng kinh phí 17,8 tỉ đồng để khắc phục, sửa chữa khẩn cấp 4 công trình thủy lợi hiện đang do Công ty TNHH MTV Quản lý, khai thác công trình thủy lợi quản lý gồm: đập ngăn mặn Vĩnh Phước, tràn xả lũ Trúc Kinh, đập hồ chứa nước Phú Dụng và đập ngăn mặn Châu Thị.Tràn...

Mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID trên toàn quốc

Chiều nay 2/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì hội nghị trực tuyến triển khai mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID trên toàn quốc. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến tham dự tại điểm cầu Quảng Trị.Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến tham dự tại điểm cầu Quảng Trị -...

Quán triệt nội dung các văn bản mới về công tác tổ chức xây dựng Đảng

Chiều nay 2/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai nội dung các văn bản mới ban hành của Trung ương về công tác tổ chức xây dựng Đảng và đánh giá tình hình kết quả công tác xây dựng Đảng quý III, triển khai nhiệm vụ quý IV/2024. UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lê Quang Tùng; Trưởng Ban Tổ chức...

Hợp tác với TP. Hồ Chí Minh là cơ hội để Quảng Trị xúc tiến, thu hút đầu tư

Hôm nay 2/10, tại TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra hội nghị sơ kết thực hiện Thỏa thuận hợp tác phát triển KT - XH giữa TP. Hồ Chí Minh với một số địa phương phía Bắc và Bắc Trung Bộ giai đoạn 2023-2024 và Kế hoạch triển khai thực hiện giai đoạn 2024-2025. Hội nghị do UBND TP. Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với UBND 9 tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Nam, Thanh Hóa,...

Cùng chuyên mục

Trồng hoa cúc mâm xôi để không “đụng hàng”

Hơn 15 năm gắn bó với nghề trồng hoa, cây cảnh, ông Hoàng Nhật Trinh (sinh năm 1959), ở Khu phố 1, phường Đông Giang, TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị không chỉ được làm công việc mình yêu thích mà còn kiếm được nguồn thu nhập khá, tạo việc làm thời vụ cho một số lao động trên địa bàn.Ông Trinh chăm sóc từng chậu cúc mâm xôi -Ảnh: T.PThời điểm này tuy chưa phải là mùa cao...

Tăng sức hút cho sản phẩm OCOP

Trong số các tiêu chí của sản phẩm OCOP, “câu chuyện sản phẩm” được đánh giá là tiêu chí quan trọng, là nét văn hóa đặc trưng của từng địa phương, là thông điệp mà chủ thể OCOP muốn truyền tải đến cộng đồng và người tiêu dùng. Đây cũng là yếu tố quan trọng nhằm quảng bá, thu hút khách hàng tìm đến sản phẩm.Giới thiệu sản phẩm của HTX dược liệu Trường Sơn -Ảnh: L.A“Từ xa xưa,...

Diễn tập phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn

Diễn tập phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn01/10/2024 15:39 GMT+7 Anh Quân - Lê TrườngQTO - Ngày 1/10, Ban Chỉ đạo diễn tập tỉnh Quảng Trị tổ chức diễn tập phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn năm 2024 tại xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ. Cuộc diễn tập này thu hút sự tham gia của trên 800 quần chúng nhân dân, các lực lượng chức năng cùng nhiều phương tiện, thiết bị. Nguồn: https://baoquangtri.vn/video/dien-tap-phong-chong-lut-bao-tim-kiem-cuu-nan-188717.htm

Quản lý hiệu quả vốn vay ủy thác từ Ngân hàng Chính sách xã hội

Những năm qua, các tổ chức chính trị - xã hội (CT-XH) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị thực hiện tốt công tác quản lý vốn vay ủy thác từ Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, giúp sức đưa dòng chảy vốn tín dụng chính sách đến tận hộ nghèo và các đối tượng chính sách kịp thời, hiệu quả. Nhờ làm tốt công tác này, hàng nghìn gia đình có thêm điều kiện đầu...

Gắn kết để giải quyết việc làm cho người lao động

Thời gian qua, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh đã triển khai hợp tác với doanh nghiệp (DN) góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, mối quan hệ này cần có những giải pháp phù hợp để tạo ra sự gắn kết chặt chẽ hơn nữa nhằm tạo việc làm bền vững cho học viên, học sinh, sinh viên sau khi...

Hồ Văn Hư và ước mơ về hợp tác xã bò nơi miền biên giới

10 năm trôi qua, anh Hồ Văn Hư, ở bản A La, xã A Ngo, huyện Đakrông vẫn nhớ như in ngày mình xuống thị trấn Krông Klang cách bản làng hơn 70 cây số để nhận bò giống lai sind mà Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel trao tặng cho hộ nghèo. Từ đó, cuộc đời của anh Hư bước sang trang mới, sống có trách nhiệm và hy vọng, bao nhiêu sức lực, tâm huyết anh...

Thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng ở Hướng Hóa

Huyện Hướng Hóa có lợi thế khí hậu ôn hòa mát mẻ quanh năm và nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, hoang sơ, kỳ vĩ, cùng với truyền thống văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô đã và đang mở ra hướng đi mới thúc đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương.Du lịch cộng đồng đang phát triển mạnh ở huyện Hướng Hóa -Ảnh: N.T.HTrên địa bàn...

Đánh thức tiềm năng du lịch sinh thái rừng

Du lịch sinh thái, khám phá thiên nhiên trong các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đang là xu hướng mới được giới trẻ quan tâm, trải nghiệm. Với tiềm năng, lợi thế về đất đai, nhiều cánh rừng đặc dụng, rừng phòng hộ có hệ sinh thái đa dạng phong phú, cảnh sắc hoang sơ, Quảng Trị đã và đang tích cực xây dựng, gọi mời thu hút đầu tư để các nơi này trở thành điểm...

Vĩnh Linh tăng cường giải quyết việc làm cho người lao động

Huyện Vĩnh Linh hiện có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 3 thị trấn và 15 xã với gần 99.600 người. Số người trong độ tuổi lao động chiếm hơn 52,61% dân số. Lao động có nhu cầu tìm việc làm rất lớn, tuy nhiên vấn đề giải quyết lao động, việc làm vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Vì vậy, huyện xác định chú trọng kết nối cung - cầu lao động...

Giữ thói quen đi chợ truyền thống

Giữa cuộc sống ngày càng hiện đại, bên cạnh việc mua sắm thông qua các sàn thương mại điện tử, nhiều người, trong đó có một bộ phận người trẻ vẫn giữ thói quen đi chợ truyền thống, tự tay lựa chọn mua thực phẩm, đồ dùng cho bản thân, gia đình.Chị Linh giữ thói quen đi chợ Phiên Cam Lộ vào mỗi sáng cuối tuần - Ảnh: N.PMười mấy năm nay, bà Phan Thị Huệ (54 tuổi), hiện...

Tin nổi bật

Tin mới nhất