Powered by Techcity

Màu của hy vọng


Đỗ Hà Cừ sinh năm 1984, trong gia đình có bố là quân nhân bị nhiễm chất độc da cam khi chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị những năm 1972 – 1973. Do ảnh hưởng từ bố, anh không thể kiểm soát hoạt động cơ thể, chỉ dùng được ngón trỏ bên phải. Mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào sự giúp đỡ của mọi người. Luôn tin rằng “trời đất sinh ra tất có ích”, Đỗ Hà Cừ đã nhờ mẹ dạy cách đọc, cách viết rồi vươn lên hoàn cảnh, tự viết sách, làm thơ, nghiên cứu sử dụng máy vi tính, thành lập không gian đọc sách Hy Vọng và hỗ trợ thành lập 32 không gian đọc sách “vệ tinh” do người khuyết tật quản lý.

Màu của hy vọng

Bìa sách “Màu của hy vọng”

Mới đây, Đỗ Hà Cừ đã phát hành cuốn sách “Màu của hy vọng” với tâm nguyện dùng số tiền thu được từ 1.000 cuốn sách in lần đầu để gây quỹ xây dựng các tủ sách cộng đồng do người khuyết tật quản lý. Cũng như rất nhiều người trên đất nước Việt Nam, tác giả cuốn sách đã phải ẩn mình trong một hình hài như thế, bởi di chứng của chất độc da cam.

Một người không tự chủ được trong việc sinh hoạt cá nhân, chưa qua trường lớp nào ngoài nhà trẻ, không thể cầm một cuốn sách như người bình thường lại có thể thành lập một không gian đọc miễn phí cho cộng đồng, kêu gọi hỗ trợ để thành lập rất nhiều không gian đọc do người khuyết tật quản lý và giờ là tác giả của cuốn tự truyện dày gần 400 trang, đó là câu trả lời mà Đỗ Hà Cừ dành cho sự “thách đố” của ông Trời.

“Màu của hy vọng” được kể theo tuyến tính thời gian, từ lúc bố mẹ Đỗ Hà Cừ yêu nhau, lấy nhau, sinh con, cho tới lúc phát hiện ra con mình không bình thường, bắt đầu hành trình dài đằng đẵng đưa Cừ đi chữa trị khắp nơi, từ Tây y tới Đông y, đến những đớn đau dai dẳng trên cơ thể người con và trong trái tim người mẹ: Nhưng hãi hùng nhất là cấy chỉ! Các bác sĩ dùng một cây kim thật to rỗng, trong có một sợi chỉ bằng gì thì tôi cũng không rõ, chắc nó được làm bằng một chất hóa học nào đó, khi cấy chỉ vào huyệt thì tôi phải nghỉ châm cứu một tuần. Một tuần sao dài đến thế, cái chỉ kích thích huyệt của cơ thể tôi đau đớn khó chịu vô cùng. Đứa bé là tôi khi đó khóc nhiều lắm, mẹ phải bế suốt ngày đêm. Mẹ mệt rã rời… Bây giờ nghe mẹ kể lại tôi vẫn hoảng sợ sởn gai ốc.

-Mẹ ơi, có lúc nào mẹ nghĩ là… mẹ sẽ không ôm con vào lòng nữa?

(Chương 3 – Những năm tháng nằm viện)

Tự tử không thành, Cừ tiếp tục sống với khát vọng được học hành, được đi thật xa, ra khỏi bốn bức tường và người đã chắp cánh ước mơ cho anh, chính là mẹ. “Em biết chữ, bắt đầu đòi mẹ thuê truyện tranh về đọc. Thấy em đọc được truyện, tôi mê lắm. Những ngày nghỉ, những lúc rảnh rỗi, tôi bắt mẹ đọc truyện tranh cho tôi nghe (…). Không chỉ đọc truyện hay đọc sách, mẹ còn đọc cả thơ cho tôi nghe nữa.

Mẹ tôi đọc thơ rất hay, mẹ thuộc nhiều thơ lắm (…). Những bài thơ xuân và nhiều bài thơ của các nhà thơ khác, những bài thơ trong sách trích giảng văn học hồi học cấp ba mẹ cũng thuộc hết. Tôi ngưỡng mộ mẹ về điều đó. Tôi bắt đầu muốn học thuộc như mẹ. Tôi chưa biết chữ, tôi bắt mẹ đọc từng câu một, tôi đọc theo mỗi ngày mấy câu, dần dần thuộc cả bài. Tôi ghi nhớ trong đầu, nằm ở nhà buồn quá, tôi cũng nhẩm và thuộc làu từng câu, từng bài một như mẹ (…).

Xem ti vi tôi thấy nhiều người tàn tật vẫn học được chữ. Kể cả người mù họ còn học được chữ thì tại sao mình còn đôi mắt lại không thể học được. Tôi thầm thì điều này với mẹ, lúc đầu mẹ chưa nghĩ ra cách nào để tôi học được. Vì thương con, lòng quyết tâm của con, mẹ ngày đêm tìm mọi cách để con học. Điều rất may là mẹ đã cho tôi thuộc nhiều bài thơ, rồi mẹ nghĩ ra một cách dạy chữ bằng thơ cho tôi “(Chương 8 – Tôi học chữ).

Không chỉ quyết tâm dạy chữ theo ý nguyện của con, người mẹ còn quyết tâm thực hiện rất nhiều ý nguyện khác của Cừ, dù có rất nhiều rào cản. Nhờ sự quyết tâm của mẹ mà Cừ có thật nhiều sách để đọc, có xe lăn để đi, có máy tính để làm thơ và vào facebook, zalo, lập trang cá nhân, trò chuyện với bạn bè khắp nơi.

Được lên không gian mạng “nhìn ngắm” thế giới, Cừ bắt đầu viết lên những ước nguyện của mình. Lực hấp dẫn đã chứng minh sự tồn tại của nó bằng việc đáp ứng các mong ước của Đỗ Hà Cừ. Cừ ước được đi xem đá bóng, có người đưa xe về mời gia đình Cừ đi xem đá bóng. Ước có thật nhiều sách để tự đọc, tự học, rồi có người tới giúp Cừ làm hẳn một tủ sách với số sách ủng hộ ban đầu gần 3.000 cuốn cho cộng đồng tới mượn miễn phí.

Ước cho mình xong rồi ước cho người, Cừ ước thành lập tủ sách cho những người khuyết tật khác cũng có một việc để làm, để thấy sự tồn tại của mình có ý nghĩa. Các tủ sách cộng đồng do người khuyết tật quản lý lần lượt hình thành nhờ những lời kêu gọi của Cừ trên không gian mạng.

Hiện tại cuốn tự truyện “Màu của hy vọng” đã được tái bản lần thứ 2 và đang được rất nhiều độc giả đón nhận, để tiếp thêm niềm hy vọng sống cho chàng trai đặc biệt này.

Trần Trà My



Nguồn: https://baoquangtri.vn/mau-cua-hy-vong-189417.htm

Cùng chủ đề

Trồng nấm sò cho lợi nhuận cao

Hiện nay, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã thành công trong việc phát triển kinh tế với nghề trồng nấm sò. Đầu tư vốn ít, thu hoạch sớm, lợi nhuận cao, thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng là điều kiện thuận lợi để nghề trồng nấm sò phát triển. Gia đình chị Lê Thị Thụy, thôn Đơn Quế, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng là một trong số những người thu nhập khá...

Nông dân phường An Đôn tất bật vụ hoa Tết

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân phường An Đôn, thị xã Quảng Trị đã khẩn trương xuống giống, chăm sóc hoa phục vụ nhu cầu tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Từ chỗ chỉ trồng rải rác một số loại hoa ở vườn nhà, hiện nay, nhiều hộ nông dân trên địa bàn phường đã tham gia tổ hội nghề nghiệp trồng hoa tập trung và thu lợi nhuận khá từ trồng hoa Tết.Nông dân phường...

Ưu tiên vốn chính sách xã hội cho vùng “lõi nghèo”

Những năm gần đây, KT - XH của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi từng bước phát triển. Tuy vậy, đây vẫn là vùng khó khăn so với mặt bằng chung của tỉnh. Xác định đây là vùng “lõi nghèo”, tỉnh đã ưu tiên dành nhiều nguồn lực đầu tư cho khu vực này, trong đó có nguồn vốn vay tín dụng chính sách xã hội (CSXH).Cán bộ Phòng giao dịch Ngân...

Thu nhập khá từ mô hình cải tạo vườn tạp

Rời quân ngũ trở về quê hương, ông Nguyễn Đức Tri (sinh năm 1959), ở thôn Tân Kiên, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đã nhanh chóng bắt tay vào phát triển kinh tế gia đình. Nhờ biết lựa chọn các loại cây trồng phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương, gia đình ông từng bước vươn lên làm giàu chính đáng.Ông Tri chăm sóc vườn hoa màu của gia đình -Ảnh: T.P“Phát...

Hơn 250 người cao tuổi vùng khó được khám và tư vấn chăm sóc sức khoẻ

Sáng nay 3/12, Hội Y Dược và Kế hoạch hoá gia đình phối hợp với Bệnh viện mắt tỉnh Quảng Trị, Trung tâm Y tế huyện Hướng Hoá tổ chức chương trình khám và tư vấn chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi (NCT) là đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Ba Tầng.Khám mắt cho người cao tuổi ở xã Ba Tầng - Ảnh: M.LTại Trạm Y tế xã Ba Tầng, hơn 250 NCT trên địa...

Cùng tác giả

Thẩm định đề án sắp xếp, đổi mới các công ty lâm nghiệp:  Nhà nước nắm giữ 55% cổ phần

Chiều nay 25/12, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng chủ trì cuộc họp thẩm định đề án sắp xếp, đổi mới của các công ty TNHH MTV lâm nghiệp: Bến Hải, Đường 9, Triệu Hải.Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng kết luận cuộc họp - Ảnh: L.ACác công ty TNHH MTV lâm nghiệp: Bến Hải, Đường 9, Triệu Hải do Nhà nước nắm giữ 100% vốn, diện tích đất quản lý hơn 17.000...

Hội nghị Chương trình du lịch về nguồn “Vĩnh Linh – Ký ức và hiện tại”

Chiều nay 25/12, tại huyện Vĩnh Linh, Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL); Sở VH,TT&DL Quảng Trị phối hợp với UBND huyện Vĩnh Linh tổ chức hội nghị Chương trình du lịch về nguồn “Vĩnh Linh – Ký ức và hiện tại”.Ký kết bản ghi nhớ hợp tác để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch của huyện Vĩnh Linh - Ảnh: H.NChương trình du lịch...

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Long Hải:  Quyết tâm sớm đưa Đakrông ra khỏi danh sách huyện nghèo cả nước

Chiều nay 25/12, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Long Hải làm việc với Ban Thường vụ (BTV) Huyện ủy Đakrông về tình hình phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN, công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị năm 2024, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 và tình hình thực hiện Đề án 197, chủ trương xóa nhà tạm, dột nát trên địa bàn huyện. Phó Chủ tịch Thường trực...

Bàn giao 2.745,6 ha đất của Công ty Lâm nghiệp Bến Hải cho địa phương quản lý

Chiều nay 25/12, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng chủ trì cuộc họp hội đồng thẩm định phương án sử dụng đất của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bến Hải (Công ty Lâm nghiệp Bến Hải).Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng phát biểu kết luận tại cuộc họp - Ảnh: N.PTheo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, Công ty Lâm nghiệp Bến Hải hiện đang quản lý, sử dụng...

Quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8

Chiều nay 25/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì hội nghị trực tuyến quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự tại điểm cầu Quảng Trị.Hội nghị đã nghe Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thông tin, quán triệt tư tưởng đổi mới quy trình xây dựng pháp...

Cùng chuyên mục

Bay xa hương sắc đại ngàn

Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình” và sự tham gia của các nghệ nhân, diễn viên, VĐV đồng bào các dân tộc, ngày hội diễn ra nhiều hoạt động với hình thức phong phú như: Không gian trưng bày ảnh “Các dân tộc thiểu số Việt Nam đồng hành cùng sự phát...

“Người lính với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và quê hương Quảng Trị” năm 2024

Trại sáng tác văn học nghệ thuật (VNHT) về đề tài người lính có chủ đề “Người lính với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và quê hương Quảng Trị” năm 2024 do Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (BCHQS) tỉnh Quảng Trị tổ chức. Mục đích của việc mở trại sáng tác nhằm tôn vinh, phản ánh một cách sinh động hoạt động của bộ đội Cụ Hồ nói...

Ngày hội thể thao thắm tình đoàn kết

Từ ngày 14-16/12/2024, 279 vận động viên (VĐV) đến từ 12 tỉnh, thành phố có mặt tại Nhà thi đấu đa năng tỉnh Quảng Trị để tranh tài ở 4 môn thể thao: đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ, bắn ná trong khuôn khổ của Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024. Đông đảo khán giả đã đến xem, cổ vũ, động viên cho tinh thần thi đấu thể thao trung thực, cao thượng, đoàn...

Sôi nổi Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Quảng Trị

Sôi nổi Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Quảng Trị 17/12/2024 10:10 Anh Quân - Lê Trường ...

Sôi nổi, độc đáo ngày hội văn hóa đa sắc màu và giàu cảm xúc của các dân tộc Việt Nam

Từ ngày 13-16/12/2024, nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnhQ uảng Trị năm 2024 diễn ra tại TP. Đông Hà. Đây không chỉ là một sự kiện văn hóa mà còn là dịp để các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên (VĐV) quần chúng các dân tộc được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu những nét đẹp văn hóa của...

Độc đáo không gian văn hóa và ẩm thực truyền thống các dân tộc

Sáng nay 16/12, tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh Quảng Trị diễn ra hoạt động trưng bày, giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống địa phương; trưng bày chế biến, giới thiệu ẩm thực và hướng dẫn du lịch tại một địa điểm du lịch cộng đồng tiêu biểu trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024.Một góc trưng bày không gian văn hóa các...

Ấn tượng trang phục truyền thống và những khúc ca từ đại ngàn

Hôm nay 14/12, tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh Quảng Trị đã diễn ra các hoạt động: Liên hoan văn nghệ quần chúng; trình diễn trang phục truyền thống dân tộc trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024.Phần trình diễn văn hóa văn nghệ quần chúng và trang phục truyền thống mở đầu chương trình của đoàn chủ nhà Quảng Trị - Ảnh: ĐVTừ giữa...

Sức sống trường tồn của các sắc màu văn hóa

Chiều nay 13/12, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị đã diễn ra hoạt động văn hóa với nội dung “Trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc tại địa phương” trong chương trình Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024.10 đoàn văn hóa nghệ thuật quần chúng của các tỉnh, thành phố tham gia đã lựa...

Nước sông Sa Lung chưng cất bầu rượu thơ

(Nhân đọc tập thơ “Căn cước niềm tin” của Nguyễn Hữu Thắng)Nhà thơ Nguyễn Hữu Thắng lớn lên bên dòng sông Sa Lung xanh trong. Có phải dòng sông Sa Lung là dòng sông thơ ca của đất Rồng- Vĩnh Long?. Những năm tháng mộng mơ ngồi trên ghế giảng đường sư phạm bên dòng Hương Giang, anh có thơ đăng đều đặn trên trang văn nghệ báo Dân và tạp chí Văn nghệ Bình Trị Thiên, lấy bút...

Chùm thơ mới sáng tác của nhà thơ Lê Thị Mây

Nhà thơ Lê Thị Mây tên thật là Phạm Thị Tuyết Bông, sinh năm 1949 tại Quảng Trị. Học xong phổ thông, chị tham gia Thanh niên xung phong thời chống Mỹ, sau đó trở về học Trường viết văn Nguyễn Du, cử nhân báo chí; nhiều năm làm báo và làm biên tập văn học của tạp chí Sông Hương, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt, chuyên viên cao cấp Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung...

Tin nổi bật

Tin mới nhất