Powered by Techcity

Lợi ích kép từ việc chi trả dịch vụ môi trường rừng


Tăng tỉ lệ che phủ rừng, đồng thời tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân-đó là những lợi ích kép khi triển khai hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Lợi ích kép từ việc chi trả dịch vụ môi trường rừng

Cán bộ Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa tuần tra bảo vệ rừng – Ảnh: H.T

Theo quyết định công bố hiện trạng rừng năm 2022 ngày 27/2/2023 của UBND tỉnh Quảng Trị, diện tích đất rừng của tỉnh là 285.878 ha, diện tích đất có rừng là 248.121,6 ha, trong đó diện tích được chi trả tiền DVMTR theo quy định tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ là 50.092,32 ha.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 10 nhà máy thủy điện và 1 cơ sở kinh doanh nước sạch sử dụng DVMTR thực hiện chi trả ủy thác qua Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng. Trong đó có 6 nhà máy thủy điện và 1 cơ sở kinh doanh nước sạch ký hợp đồng ủy thác thông qua Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Trị. Còn lại 4 nhà máy thủy điện ký hợp đồng ủy thác với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam.

Để chính sách chi trả DVMTR phát huy tối đa hiệu quả đối với nhiệm vụ xây dựng và phát triển vốn rừng tỉnh Quảng Trị, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh đã phối hợp với chính quyền địa phương, các ngành chức năng tổ chức phổ biến, tuyên truyền sâu rộng đến người dân các xã, những đối tượng trực tiếp tham gia, thụ hưởng chính sách chi trả DVMTR để đảm bảo môi trường rừng được bảo vệ và phát triển bền vững.

Mặt khác, nhằm đảm bảo việc chi trả tiền DVMTR đúng tiến độ và điều tiết hợp lý nguồn tiền DVMTR, hạn chế sự chênh lệch đơn giá giữa các lưu vực, Ban điều hành Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh đã tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt đơn giá chi trả DVMTR cho lưu vực Thủy điện Rào Quán, Hạ Rào Quán và Thủy điện Khe Nghi với đơn giá chi trả 800 ngàn đồng/ha/năm và đơn giá 300 ngàn đồng/ha/năm cho lưu vực các nhà máy Thủy điện trên sông Đakrông, La La và Khe Giông và lập dự toán thu chi nguồn kinh phí chi trả DVMTR, tiền trồng rừng thay thế, dự toán chi phí quản lý Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh tại Quyết định số 1032/ QĐ-UBND ngày 19/5/2023.

Trên cơ sở đó, đơn vị đã tiến hành chi trả kịp thời cho các chủ rừng để thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng trên lưu vực các nhà máy thủy điện. Cụ thể, năm 2023, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Trị đã chi trả cho các đơn vị chủ rừng nằm trong lưu vực chi trả gần 20 tỉ đồng, chi hỗ trợ tiền trồng cây phân tán cho các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh trên 661 triệu đồng.

Nguồn thu từ chi trả DVMTR đã góp phần tích cực trong công tác quản lý bảo vệ rừng và giảm nghèo đối với người dân tại 16 xã vùng sâu vùng xa nằm trên địa bàn hai huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông, góp phần nâng cao đời sống cho hơn 2.137 hộ gia đình, cá nhân; 35 cộng đồng dân cư thôn; 9 nhóm hộ gia đình và 89 tổ nhóm nhận khoán bảo vệ rừng của các chủ rừng là tổ chức, UBND xã, tổ chức được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng.

Cũng trong thời gian qua, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách của Nhà nước về Luật Lâm nghiệp và Nghị định 156/2018 bằng nhiều hình thức khác nhau.

Riêng trong năm 2023 trích từ nguồn kinh phí DVMTR, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đã lắp đặt 10 bảng thông tin tuyên truyền tại các điểm xung yếu, nhà cộng đồng thôn. Tổ chức tuyên truyền chính sách về DVMTR tại Trường TH&THCS Húc Nghì thông qua đó cấp phát 1.400 quyển vở học sinh và 135 ba lô cho học sinh toàn trường. Ngoài ra công tác tuyên truyền còn được thực hiện thông qua tạp chí, phóng sự truyền hình thực tế tại địa phương.

Lợi ích kép từ việc chi trả dịch vụ môi trường rừng

Người dân thôn Trăng -Tà Puồng, xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa tham gia tuần tra, bảo vệ rừng – Ảnh: H.T

Theo Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Trị Trần Xuân Dưỡng, nguồn thu từ chi trả DVMTR đã góp phần tích cực trong công tác quản lý bảo vệ rừng và xóa đói giảm nghèo, góp phần tạo nguồn thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân tại hai huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông.

Thông qua chính sách chi trả DVMTR, các tổ chức, hộ gia đình và cộng đồng đã nhận thức rõ tầm quan trọng của rừng và tích cực tham gia công tác bảo vệ rừng, tình trạng cháy rừng, xâm lấn đất rừng và khai thác rừng trái phép dần dần được hạn chế.

Đặc biệt, việc triển khai chi trả tiền DVMTR qua tài khoản ngân hàng rất nhanh gọn, tiết kiệm thời gian, ít gặp rủi ro, công khai, minh bạch và được người dân hưởng ứng cao.

Đối với các chủ rừng là tổ chức được Nhà nước giao, kinh phí chi trả DVMTR là nguồn thu hợp lý để cho các chủ rừng hạch toán tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập và chủ động trả tiền lương hợp đồng lao động cho các nhân viên làm công tác bảo vệ rừng.

Thời gian tới, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh tiếp tục tăng cường kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng tiền DVMTR của các chủ rừng, UBND xã và Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, bao gồm việc sử dụng kinh phí quản lý và thanh toán tiền cho các đối tượng nhận khoán theo quy định.

Đồng thời tiếp tục phối hợp với các ngân hàng thương mại làm việc với chính quyền địa phương, chủ rừng tổ chức và tổ nhận khoán bảo vệ rừng tuyên truyền, hướng dẫn tiếp cận giao dịch qua hệ thống ngân hàng; tìm ra giải pháp thích hợp để hỗ trợ người nhận tiền bảo vệ rừng từ nguồn DVMTR theo hình thức phi tiền mặt một cách thuận lợi và đơn giản nhất mà không mất nhiều thời gian, đảm bảo tính công khai, minh bạch, giúp cho cơ quan nhà nước thuận tiện trong việc kiểm tra, giám sát. Đẩy mạnh thực hiện các hoạt động tuyên truyền, truyền thông về chính sách chi trả DVMTR thông qua nhiều hình thức; hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng vùng khó khăn, tạo động lực và cải thiện sinh kế của người dân vùng cao để động viên Nhân dân gắn bó với rừng.

Có thể khẳng định, việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR đã góp phần quan trọng nâng cao giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước trong chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia.

Đặc biệt, việc triển khai hiệu quả chính sách này đã làm thay đổi nhận thức của Nhân dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, từng bước tạo lập sinh kế cho người dân sống được bằng nghề rừng. Từ đó cải thiện điều kiện sống, giải quyết việc làm cho người dân ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa của tỉnh; góp phần thực hiện thành công chính sách giảm nghèo, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Hà Trang



Nguồn: https://baoquangtri.vn/loi-ich-kep-tu-viec-chi-tra-dich-vu-moi-truong-rung-189444.htm

Cùng chủ đề

Đồng hành để phụ nữ biên cương vươn lên

Bằng những việc làm thiết thực và mô hình hỗ trợ hiệu quả, những năm qua, Chương trình “Đồng hành cùng Phụ nữ biên cương” do Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Trị và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh phối hợp triển khai đã góp phần giúp đỡ nhiều hộ gia đình phụ nữ ở khu vực biên giới phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Từ đó, nâng cao nhận thức, trách...

Năm 2025, tỉnh Quảng Trị được giao chỉ tiêu tuyển chọn 1.000 công dân nhập ngũ

Hôm nay 24/12, thừa ủy quyền của UBND tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Trị tổ chức hội nghị hiệp đồng tuyển quân năm 2025.Đại diện chỉ huy các đơn vị ký biên bản giao nhận quân năm 2025 - Ảnh: Hữu ThịnhNăm 2024, công tác tuyển quân của tỉnh Quảng Trị được triển khai thực hiện chặt chẽ, đồng bộ, bảo đảm chỉ tiêu trên giao. Bộ CHQS tỉnh tham mưu UBND tỉnh ra quyết...

Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng thăm các đơn vị quân đội nhân Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12 (1944 - 2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân 22/12 (1989 - 2024), chiều 19/12, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng đã đi thăm, tặng hoa chúc mừng các cán bộ, chiến sĩ Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh và Sư đoàn 968 (Quân khu 4).Tại Bộ chỉ huy Quân sự...

Tỉ lệ chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt cao nhất tỉnh

Thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt, thời gian qua, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp để quá trình chi trả an sinh xã hội từng bước được số hóa.Người dân huyện Cam Lộ được hỗ...

Phấn đấu sản lượng gỗ nguyên liệu khai thác bình quân đạt 1.200.000 m 3 /năm trong giai đoạn 2026

UBND tỉnh Quảng Trị vừa ban hành kế hoạch thực hiện Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh.Kế hoạch đặt ra mục tiêu phát triển bền vững nguồn cung nguyên liệu gỗ thông qua việc tổ chức thâm canh, mở rộng diện tích trồng rừng gỗ lớn để đảm bảo chủ động cung cấp nguyên liệu, góp phần nâng cao năng...

Cùng tác giả

Thẩm định đề án sắp xếp, đổi mới các công ty lâm nghiệp:  Nhà nước nắm giữ 55% cổ phần

Chiều nay 25/12, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng chủ trì cuộc họp thẩm định đề án sắp xếp, đổi mới của các công ty TNHH MTV lâm nghiệp: Bến Hải, Đường 9, Triệu Hải.Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng kết luận cuộc họp - Ảnh: L.ACác công ty TNHH MTV lâm nghiệp: Bến Hải, Đường 9, Triệu Hải do Nhà nước nắm giữ 100% vốn, diện tích đất quản lý hơn 17.000...

Hội nghị Chương trình du lịch về nguồn “Vĩnh Linh – Ký ức và hiện tại”

Chiều nay 25/12, tại huyện Vĩnh Linh, Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL); Sở VH,TT&DL Quảng Trị phối hợp với UBND huyện Vĩnh Linh tổ chức hội nghị Chương trình du lịch về nguồn “Vĩnh Linh – Ký ức và hiện tại”.Ký kết bản ghi nhớ hợp tác để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch của huyện Vĩnh Linh - Ảnh: H.NChương trình du lịch...

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Long Hải:  Quyết tâm sớm đưa Đakrông ra khỏi danh sách huyện nghèo cả nước

Chiều nay 25/12, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Long Hải làm việc với Ban Thường vụ (BTV) Huyện ủy Đakrông về tình hình phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN, công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị năm 2024, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 và tình hình thực hiện Đề án 197, chủ trương xóa nhà tạm, dột nát trên địa bàn huyện. Phó Chủ tịch Thường trực...

Bàn giao 2.745,6 ha đất của Công ty Lâm nghiệp Bến Hải cho địa phương quản lý

Chiều nay 25/12, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng chủ trì cuộc họp hội đồng thẩm định phương án sử dụng đất của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bến Hải (Công ty Lâm nghiệp Bến Hải).Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng phát biểu kết luận tại cuộc họp - Ảnh: N.PTheo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, Công ty Lâm nghiệp Bến Hải hiện đang quản lý, sử dụng...

Quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8

Chiều nay 25/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì hội nghị trực tuyến quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự tại điểm cầu Quảng Trị.Hội nghị đã nghe Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thông tin, quán triệt tư tưởng đổi mới quy trình xây dựng pháp...

Cùng chuyên mục

Mở rộng diện tích lúa hữu cơ gắn với liên kết chuỗi giá trị bền vững

Sản xuất lúa hữu cơ hướng đến một nền nông nghiệp xanh, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu là mục tiêu mà ngành nông nghiệp đã và đang nỗ lực triển khai thực hiện để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, đặc biệt, giá trị sản phẩm lúa gạo. Bên cạnh những kết quả bước đầu, vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc và hạn chế nên việc nhân rộng diện...

Đồng hành để phụ nữ biên cương vươn lên

Bằng những việc làm thiết thực và mô hình hỗ trợ hiệu quả, những năm qua, Chương trình “Đồng hành cùng Phụ nữ biên cương” do Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Trị và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh phối hợp triển khai đã góp phần giúp đỡ nhiều hộ gia đình phụ nữ ở khu vực biên giới phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Từ đó, nâng cao nhận thức, trách...

Trồng nấm sò cho lợi nhuận cao

Hiện nay, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã thành công trong việc phát triển kinh tế với nghề trồng nấm sò. Đầu tư vốn ít, thu hoạch sớm, lợi nhuận cao, thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng là điều kiện thuận lợi để nghề trồng nấm sò phát triển. Gia đình chị Lê Thị Thụy, thôn Đơn Quế, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng là một trong số những người thu nhập khá...

Phát triển cây ném vùng cát xã Hải Dương

Hải Dương là một xã vùng trũng của huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, chuyên canh về cây lúa nước nhưng lại được thiên nhiên ban tặng vùng đất cát trắng, bằng phẳng. Khai thác tiềm năng lợi thế của vùng cát, dưới sự chỉ đạo của UBND xã, người dân 3 thôn: Diên Khánh, Đông Dương, Xuân Viên đã đưa cây ném vào sản xuất sau khi 2 vụ lúa kết thúc. Từ chỗ trồng nhỏ lẻ, đến...

Cục Thuế Quảng Trị hoàn thành vượt dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2024

Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, Cục Thuế Quảng Trị đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024, góp phần tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.Nhiều khoản thu đạt và vượt dự toán Dự báo nền kinh tế thế giới tiếp tục biến động phức tạp, khó lường với nhiều rủi ro, bất ổn. Cạnh tranh chiến lược...

Đông Hà đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (TK,CLP), thành phố Đông Hà đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả.Một góc thành phố Đông Hà - Ảnh: VHTrong quá trình triển khai, UBND thành phố chú trọng tổ chức tuyên truyền, phổ biến đầy đủ các quy định của trung ương, tỉnh về công tác thực hành TK, CLP. Nhất là Kế hoạch...

Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia

Năm 2024, ngành bảo hiểm xã hội (BHXH) đã tập trung, quyết liệt triển khai công tác chuyển đổi số, trọng tâm là Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) của Chính phủ ở lĩnh vực BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) và đem lại rất nhiều lợi ích,...

Thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn

Thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn 19/12/2024 15:24 Bảo Bình- Thục Quyên QTO - Phát triển du lịch...

Triệu Phong nâng cao vai trò hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp

Hiện nay, huyện Triệu Phong có 85 hợp tác xã (HTX), 18 tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông - ngư nghiệp với gần 20.000 thành viên. Đa số thành viên HTX là đại diện cho hộ dân. Tổng tài sản bình quân mỗi HTX đạt 2.282 triệu đồng, trong đó tài sản lưu động 486 triệu đồng, tài sản cố định 1.796 triệu đồng, doanh thu đạt 712 triệu đồng/năm, lợi nhuận bình quân...

Kiểm soát chặt chẽ hàng hóa dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Kiểm soát chặt chẽ hàng hóa dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 18/12/2024 13:56 Hà Trang - Thanh Trúc - Thục Quyên ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất