Powered by Techcity

Lê Đàn- người dùng chữ vẽ tranh

Hơn 20 năm qua, ông Lê Đàn (70 tuổi) đã vẽ hàng trăm bức tranh về các chủ đề: chân dung, phong cảnh, 12 con giáp… trên nhiều chất liệu khác nhau. Điều đáng nói, ông dùng các chữ cái trong tên bài hát, tên nhân vật và tên năm âm lịch để tạo hình, tạo dáng cho từng tác phẩm.

Lê Đàn- người dùng chữ vẽ tranh

Ông Đàn vẽ tặng tác giả một bức tranh chân dung được ghép lại bằng các chữ cái – Ảnh: TRẦN TUYỀN

Vẽ chữ tạo hình trên đá

Trong ngôi nhà vang tiếng ê a của trẻ nhỏ ở Khu phố 5, Phường 1, TP. Đông Hà, ông Đàn trưng bày nhiều bức tranh vẽ trên các chất liệu bằng đá, gỗ và giấy từ hơn 20 năm qua. Mặc dù đã tặng cho khá nhiều nhưng ông vẫn giữ lại một số bức làm kỷ niệm. Sau khi giới thiệu một lượt về hoàn cảnh ra đời của từng bức tranh, ông kể với tôi về nhân duyên đến với nghệ thuật vẽ tranh bằng chữ.

Trước giải phóng, ông Đàn theo học Khoa Việt – Hán, Trường Đại học Văn khoa Huế (cũ). Do hoàn cảnh lúc bấy giờ, một thời gian sau trường bị giải thể nên ông dang dở việc học. Sau năm 1975, ông làm nghề sửa xe đạp để mưu sinh và chăm sóc mẹ già tại TP. Đông Hà. Đến năm 2000, sức khỏe giảm sút nên ông từ bỏ nghề sửa xe đạp. Vốn am hiểu về Phật giáo nên ông viết bài cộng tác với Báo Giác ngộ, Tạp chí Văn hóa Phật giáo và một số báo, tạp chí khác. “Thời gian cộng tác với Báo Giác ngộ, tôi có duyên được xem bức tranh thư họa của họa sĩ Chính Văn. Cũng trong thời gian này, họa sĩ Lê Vũ ở TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa nổi tiếng với nhiều tác phẩm vẽ tranh chân dung nhân vật lịch sử, danh nhân văn hóa thế giới bằng chữ trên Báo Khánh Hòa. Từ đó, tôi nảy sinh ý tưởng dùng chữ để vẽ tranh”, ông Đàn kể.

Lê Đàn- người dùng chữ vẽ tranh

Ông Đàn vẽ bức chân dung cho người quen bằng chính họ tên của người đó – Ảnh: TRẦN TUYỀN

Vào năm 2002, ông bắt đầu nghiên cứu, tìm tòi vẽ tranh bằng chữ trên đá. Bức tranh đầu tay của ông vẽ chân dung một thiếu nữ từ các chữ cái trong tên ca khúc “Diễm xưa” trên đá cuội. Từ đó, ông tìm những viên đá cuội có hình dáng đẹp rồi về nhà miệt mài vẽ chữ, tạo hình cho các bức tranh. Ông chủ yếu dùng tên những ca khúc bất hủ của nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn để vẽ chân dung các thiếu nữ đẹp hoặc tranh về mẹ. “Bức tranh mà tôi tâm đắc là vẽ chân dung Bồ Đề Đạt Ma bằng các chữ cái ghép từ tên bài hát “Một cõi đi về”.

Bức này tôi đã tặng cho một vị sư thầy trong tỉnh”, ông Đàn chia sẻ. Chỉ sau một thời gian ngắn đến với loại hình nghệ thuật này, ông đã vẽ được gần 100 tác phẩm trên đá. Ông Đàn không đặt nặng vấn đề tiền bạc mà tin vào nhân duyên nên ai thích bức nào ông đều vui lòng tặng, kèm theo lời dặn dò giữ gìn cẩn thận, bởi đó là tâm huyết của ông.

Vẽ chân dung bằng chính tên nhân vật

Hôm tôi đến, ông Đàn đang cặm cụi vẽ một bức chân dung cho người quen bằng chính họ tên của người đó. Trên nền giấy trắng, ông cẩn thận đưa nét bút mực đen tạo thành những đường nét mềm mại, uyển chuyển. Phải tinh mắt lắm mới nhận ra những chữ cái ẩn trong từng nét vẽ, ghép thành bức tranh hoàn chỉnh. Mỗi chữ, mỗi nét góp phần làm nên tổng thể của bức tranh.

Đoạn, ông Đàn dừng tay rồi nói với tôi: “Sau một thời gian đã “quen tay” với đá, tôi chuyển sang vẽ tranh trên gỗ và giấy. Song đá và gỗ không phải lúc nào cũng có, phải mất nhiều thời giam kiếm tìm, chọn lựa nên tôi dần chuyển hẳn sang vẽ tranh trên giấy. Bên cạnh vẽ những bức “họa tự” về thiếu nữ, mẹ, Bồ Đề Đạt Ma bằng tên các ca khúc của Trịnh Công Sơn, vào năm 2011 tôi chuyển sang vẽ tranh 12 con giáp, phong cảnh và chân dung”.

Đối với tranh 12 con giáp, ông Đàn dùng các chữ cái tên năm âm lịch để “họa tự” thành dáng hình của con vật năm đó. Tỉ dụ, năm Bính Thân thì ông họa chữ “Bính” và chữ “Thân” ra hình con khỉ. Năm Quý Mão thì ông họa chữ “Quý” và chữ “Mão” thành hình con mèo…

Với tranh phong cảnh, ông cũng dùng các chữ cái trong tên bài hát để ghép thành hình đóa hoa sen hay cảnh tĩnh vật. Còn tranh chân dung thì ông vẽ bạn bè, người thân hay những ai có nhu cầu nhờ ông vẽ bằng chính họ tên của người đó.

Lê Đàn- người dùng chữ vẽ tranh

Với ông Đàn, mỗi bức tranh là một mối nhân duyên – Ảnh: TRẦN TUYỀN

“Để vẽ tranh đẹp thì đòi hỏi phải có năng khiếu nhất định. Vẽ tranh bằng chữ lại càng khó hơn gấp bội vì vừa phải phác thảo ý tưởng cho bức tranh, vừa ghép chữ sao cho hài hòa, hợp lý. Vậy đâu là bước quan trọng nhất trong nghệ thuật dùng chữ để vẽ tranh, thưa bác?”, tôi thắc mắc.

Ông Đàn chậm rãi trả lời: “Trước khi vẽ một chủ đề hay chân dung một người nào đó, tôi phải dành thời gian để tưởng tượng, tư duy cách sắp đặt các chữ cái sao cho hài hòa, hợp lý, không thiếu nhưng cũng không được thừa nét, các chữ phải liền mạch với nhau. Bức tranh phải toát lên được thần thái của nhân vật. Sau khi đã hình dung xong trong đầu rồi thì tôi mới đặt bút vẽ trên giấy”.

Gần đây, khi mạng xã hội phát triển, một số người biết đến tranh của ông Đàn và liên hệ nhờ ông vẽ chân dung. Cách đây chưa lâu, một người phụ nữ ở TP. Hồ Chí Minh được ông vẽ tặng tranh và rất thích thú khi ngắm nhìn bức tranh vẽ chân dung mình bằng các chữ cái ghép thành.

Sau đó, người này chủ động trả cho ông vài triệu đồng dù ông không ra giá. Với ông, đó là một nhân duyên. Tuy vậy, trong sâu thẳm ông Đàn vẫn có chút tiếc nuối vì mặc dù đã ra đời hơn 20 năm nhưng nghệ thuật vẽ tranh bằng chữ vẫn ít người biết đến. Điều ông mong muốn là một ngày nào đó, nghệ thuật vẽ tranh bằng chữ sẽ phát triển, được nhiều người am hiểu.

Trần Tuyền

Nguồn

Cùng chủ đề

Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh làm việc với Sở VH, TT&DL

Sáng nay 27/11, Ban Văn hóa - Xã hội (VH-XH) HĐND tỉnh Quảng Trị làm việc với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) để nghe báo cáo nội dung 3 tờ trình chuẩn bị cho kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh khóa VIII. Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Ban VH-XH HĐND tỉnh Hồ Thị Thu Hằng chủ trì buổi làm việc.Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Hồ Thị Thu...

Đã có một mối tình “tay ba” kỳ diệu như thế! *

Tôi muốn mời bạn trước khi đọc những dòng tiếp sau đây, vô trang Youtube nghe ca khúc “Mộng mơ” (Reverie) bất hủ của nhà soạn nhạc người Đức nổi tiếng R.Schumann (1810-1856) với lời Việt của Phạm Duy, do ca sĩ Lệ Thu trình diễn. “Ngồi im, nhìn lên vườn sao lấp lo... Người xưa...biết duyên bạc số vẫn chưa quên tình hờ...”Mấy chục năm trước, khi còn là một học sinh cấp hai, có một cô bé...

Khi thơ đã sang sông…

Nhà thơ Võ Văn Luyến, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Trị vừa cho ra mắt thêm một đứa con tinh thần “Từ độ qua sông”* với gần 120 thi phẩm, hầu hết được sáng tác trong thời gian gần đây, chất chứa những trăn trở, chiêm nghiệm, suy nghiệm và có thể cả linh nghiệm, mở rộng thêm những chiều kích trong tư duy nghệ thuật. Tác phẩm...

Rộn ràng cho một mùa trăng

Những ngày này, không khí đón tết Trung thu tại các tuyến phố và khu dân cư đã rộn ràng, tưng bừng từ thành thị đến nông thôn. Thị trường các loại đèn lồng, bánh kẹo, đồ chơi với đa dạng mẫu mã, chủng loại cùng nhiều đoàn lân sư rồng đã hoàn thiện chương trình tập luyện, sẵn sàng phục vụ nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của người dân. Tất cả hứa hẹn một mùa trăng vui...

Tự nguyện

Tôi định tìm một đầu đề khác đặt cho bài viết về ca khúc Tự nguyện của cố nhạc sĩ Trương Quốc Khánh. Nhưng, sau những đắn đo và trước mấy cái tít đã viết lên giấy, cuối cùng tôi chọn tên ca khúc đặt cho bài viết của mình. Và, tôi nghĩ, có lẽ không có cái tên nào hợp với bài viết của mình hơn Tự nguyện.Tự nguyện là tiếng ca lý tưởng trong sáng, đẹp đẽ...

Cùng tác giả

Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị- xã hội Quảng Trị triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều nay 26/12,Thường trực Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức hội nghị tổng kết công tác mặt trận, các tổ chức chính trị- xã hội trong tỉnh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang chủ trì hội nghị. Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đào Mạnh Hùng tham dự hội nghị.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn...

Hoa hậu Việt Nam 2024 không chấp nhận phẫu thuật thẩm mỹ, song cũng có ngoại lệ

.tdi_69{vertical-align:baseline}.tdi_69>.wpb_wrapper,.tdi_69>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_69>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_69>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_69>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_69{padding-bottom:30px!important} .tdi_70{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_70 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_70,.tdi_70>p,.tdi_70 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_70 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_70 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_70 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 .wp-caption-text,.tdi_70 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70...

Quảng Trị cấp 37 mã số vùng trồng cho nông sản

Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị, đến nay toàn tỉnh đã cấp được 37 mã số vùng trồng (MSVT) tại các địa phương, trong đó 11 MSVT phục vụ xuất khẩu và 26 MSVT nội địa.Để nâng cao hiệu quả kinh tế, đồng thời xây dựng cho tỉnh Quảng Trị những vùng trồng sản xuất có thế mạnh, sản phẩm nông nghiệp tham gia xuất khẩu, trong năm 2024, Sở Nông nghiệp...

Bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu dịp cuối năm và tết Nguyên đán Ất Tỵ

Hôm qua 25/12, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng ký ban hành kế hoạch thực hiện chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn tỉnh dịp cuối năm 2024 và tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025.Theo đó, ngoài các hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá được quy định tại Nghị định số 85/2024/NĐ-CP ngày 10/7/2024 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn...

Quốc lộ 1 đi qua Quảng Trị nhiều chỗ hư hỏng nặng

Quốc lộ 1 đoạn từ TP. Đông Hà đến thị xã Quảng Trị xuất hiện nhiều điểm hư hỏng gây mất an toàn giao thông, cá biệt có đoạn cả trăm mét mặt đường nứt lún, tạo gờ cao và chi chít “ổ gà”, “ổ voi”.Theo ghi nhận của phóng viên Báo Quảng Trị vào sáng 26/12, trên Quốc lộ 1 đoạn đi qua TP. Đông Hà và huyện Triệu Phong, có hàng chục điểm hư hỏng mặt đường.Một...

Cùng chuyên mục

Bay xa hương sắc đại ngàn

Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình” và sự tham gia của các nghệ nhân, diễn viên, VĐV đồng bào các dân tộc, ngày hội diễn ra nhiều hoạt động với hình thức phong phú như: Không gian trưng bày ảnh “Các dân tộc thiểu số Việt Nam đồng hành cùng sự phát...

“Người lính với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và quê hương Quảng Trị” năm 2024

Trại sáng tác văn học nghệ thuật (VNHT) về đề tài người lính có chủ đề “Người lính với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và quê hương Quảng Trị” năm 2024 do Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (BCHQS) tỉnh Quảng Trị tổ chức. Mục đích của việc mở trại sáng tác nhằm tôn vinh, phản ánh một cách sinh động hoạt động của bộ đội Cụ Hồ nói...

Ngày hội thể thao thắm tình đoàn kết

Từ ngày 14-16/12/2024, 279 vận động viên (VĐV) đến từ 12 tỉnh, thành phố có mặt tại Nhà thi đấu đa năng tỉnh Quảng Trị để tranh tài ở 4 môn thể thao: đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ, bắn ná trong khuôn khổ của Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024. Đông đảo khán giả đã đến xem, cổ vũ, động viên cho tinh thần thi đấu thể thao trung thực, cao thượng, đoàn...

Sôi nổi Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Quảng Trị

Sôi nổi Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Quảng Trị 17/12/2024 10:10 Anh Quân - Lê Trường ...

Sôi nổi, độc đáo ngày hội văn hóa đa sắc màu và giàu cảm xúc của các dân tộc Việt Nam

Từ ngày 13-16/12/2024, nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnhQ uảng Trị năm 2024 diễn ra tại TP. Đông Hà. Đây không chỉ là một sự kiện văn hóa mà còn là dịp để các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên (VĐV) quần chúng các dân tộc được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu những nét đẹp văn hóa của...

Độc đáo không gian văn hóa và ẩm thực truyền thống các dân tộc

Sáng nay 16/12, tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh Quảng Trị diễn ra hoạt động trưng bày, giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống địa phương; trưng bày chế biến, giới thiệu ẩm thực và hướng dẫn du lịch tại một địa điểm du lịch cộng đồng tiêu biểu trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024.Một góc trưng bày không gian văn hóa các...

Ấn tượng trang phục truyền thống và những khúc ca từ đại ngàn

Hôm nay 14/12, tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh Quảng Trị đã diễn ra các hoạt động: Liên hoan văn nghệ quần chúng; trình diễn trang phục truyền thống dân tộc trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024.Phần trình diễn văn hóa văn nghệ quần chúng và trang phục truyền thống mở đầu chương trình của đoàn chủ nhà Quảng Trị - Ảnh: ĐVTừ giữa...

Sức sống trường tồn của các sắc màu văn hóa

Chiều nay 13/12, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị đã diễn ra hoạt động văn hóa với nội dung “Trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc tại địa phương” trong chương trình Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024.10 đoàn văn hóa nghệ thuật quần chúng của các tỉnh, thành phố tham gia đã lựa...

Nước sông Sa Lung chưng cất bầu rượu thơ

(Nhân đọc tập thơ “Căn cước niềm tin” của Nguyễn Hữu Thắng)Nhà thơ Nguyễn Hữu Thắng lớn lên bên dòng sông Sa Lung xanh trong. Có phải dòng sông Sa Lung là dòng sông thơ ca của đất Rồng- Vĩnh Long?. Những năm tháng mộng mơ ngồi trên ghế giảng đường sư phạm bên dòng Hương Giang, anh có thơ đăng đều đặn trên trang văn nghệ báo Dân và tạp chí Văn nghệ Bình Trị Thiên, lấy bút...

Chùm thơ mới sáng tác của nhà thơ Lê Thị Mây

Nhà thơ Lê Thị Mây tên thật là Phạm Thị Tuyết Bông, sinh năm 1949 tại Quảng Trị. Học xong phổ thông, chị tham gia Thanh niên xung phong thời chống Mỹ, sau đó trở về học Trường viết văn Nguyễn Du, cử nhân báo chí; nhiều năm làm báo và làm biên tập văn học của tạp chí Sông Hương, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt, chuyên viên cao cấp Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung...

Tin nổi bật

Tin mới nhất