Powered by Techcity

Lan tỏa tinh hoa của núi rừng


Từ bao đời nay, nếp than ở huyện Đakrông và men lá ở vùng Lìa, huyện Hướng Hóa được xem là những sản vật trưng của núi rừng phía Tây Quảng Trị. Những sản vật đó là sự kết tinh từ thổ nhưỡng, khí hậu, mạch nước từ khe suối và sự lao động, sáng tạo của người dân. Giờ đây, nếp than, men lá đã trở thành hàng hóa và không chỉ tiêu dùng trong phạm vi bản làng mà còn được lan tỏa giá trị tinh hoa của rừng đến những miền xa trên khắp cả nước…

Giữ hạt “ngọc đen” của núi rừng

Nếp than từ lâu được ví như những hạt “ngọc đen” của miền núi rừng Đakrông bởi giống lúa nếp này phải trồng ở đồi cao, ở lưng chừng núi, chịu đựng đủ cung bậc khắc nghiệt của thời tiết hanh khô, rét buốt, sương giá. Có lẽ do phải thích nghi để sinh trưởng, phát triển trong điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết khắc nghiệt nên giống lúa nếp than đã tự “rèn giũa” mình để có màu sắc đẹp, độ dẻo thơm, giàu chất dinh dưỡng mà không một giống nếp nào sánh kịp.

Lan tỏa tinh hoa của núi rừng

Lúa nếp than trĩu hạt trên những thửa ruộng thiếu nước ở xã A Ngo, huyện Đakrông – Ảnh: TIẾN SỸ

Theo lời kể của những vị cao niên người đồng bào dân tộc thiểu số ở nhiều thôn, bản trên địa bàn huyện Đakrông thì khi họ lớn lên đã biết đến giống lúa nếp than này. Có lẽ từ thuở bản làng sơ khai, giống lúa nếp than đã theo chân các bậc tiền nhân khai khẩn đến đây lập nghiệp.

Ngày ấy, muốn trồng được giống lúa nếp than thì vào khoảng tháng 1 đến tháng 3 dương lịch hằng năm, người dân nơi đây phải lên đồi núi cao phát quang cây cối, cỏ dại tạo thành từng đám rẫy tương đối bằng phẳng sau đó đến tháng 4 mới bắt đầu mang hạt giống lên gieo. Lúa nếp than cứ thế lớn lên một cách tự nhiên và được thu hoạch từ cuối tháng 10, đầu tháng 11 dương lịch.

Sau mùa vụ, người đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây chọn ra những hạt lúa chất lượng để dành làm giống cho vụ sau. Do đặc tính của giống lúa nếp than và quan niệm sản xuất phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên, không bón phân nên năng suất thấp vì thế ngày càng ít người gieo trồng. Hầu như đồng bào ở các xã trên địa bàn huyện miền núi Đakrông chỉ trồng nhỏ lẻ để phục vụ nhu cầu gia đình, lễ hội.

Trước thực trạng giống lúa nếp than có nguy cơ bị thoái hóa, mai một dần, thời gian qua huyện Đakrông đã tập trung triển khai thực hiện các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển giống lúa nếp có giá trị kinh tế này. Qua đó, góp phần lưu giữ nguồn gen quý và phát triển nếp than thành sản phẩm OCOP đặc trưng.

Từ năm 2019 đến nay, huyện Đakrông đã thực hiện nhiều chương trình hỗ trợ, mô hình thí điểm trồng lúa nếp than ở vùng chân ruộng thiếu nước, cạnh các công trình thủy lợi và đã đem lại hiệu quả cao. Điển hình như mô hình trồng lúa nếp than ở vùng chân ruộng thường xuyên thiếu nước của xã Tà Long đã cho năng suất 38-39 tạ/ha.

Từ đó, có khoảng 20 hộ dân ở các thôn trên địa bàn xã Tà Long mạnh dạn mở rộng diện tích trồng giống lúa nếp than. Tại xã A Ngo, qua nhiều vụ gieo trồng giống lúa nếp than có hiệu quả, chính quyền đã khuyến khích người dân mở rộng diện tích sản xuất từ 7-10 ha và dự kiến lên tới khoảng 20-30 ha.

Không chỉ riêng xã Tà Long, xã A Ngo mà nhiều xã trên địa bàn huyện Đakrông đã mạnh dạn mở rộng diện tích và gieo trồng giống lúa nếp than theo mùa vụ như các giống lúa thông thường trên ruộng nước. Bên cạnh đó, chính quyền các cấp, các phòng, đơn vị chuyên môn của huyện Đakrông còn thường xuyên hỗ trợ, hướng dẫn người dân canh tác theo hướng sản xuất hữu cơ tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng. Đồng thời, quảng bá thương hiệu, liên kết đầu ra sản phẩm nếp than nhằm nâng cao giá trị sản xuất, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương.

Men lá, hương vị đặc trưng vùng Lìa

Vùng Lìa gồm các xã: Thanh, Thuận, Hướng Lộc, Lìa, Xy, A Dơi và Ba Tầng, huyện Hướng Hóa. Ở vùng đất này, hàng chục năm nay, người dân bản địa vẫn còn bảo tồn nguyên vẹn bí quyết làm men lá nấu rượu truyền thống và dần phát triển thành sản phẩm hàng hóa đặc trưng của huyện. Men lá là loại men truyền thống dùng để nấu rượu từ sự kết hợp của nhiều loại lá, rễ cây, cây dược liệu quý.

Lan tỏa tinh hoa của núi rừng

Men lá tiếp tục được hong khô trên giàn bếp khoảng 8 – 10 ngày để men khô kiệt, sử dụng được lâu hơn – Ảnh: N.B

Để làm men lá truyền thống, người đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã vùng Lìa đã lặn lội nhiều ngày vào các khu rừng sâu để tìm lá, rễ, vỏ cây… đến khi nào đủ thành phần mới có thể làm được loại men đặc trưng này.

Theo các bậc cao niên, để làm men lá cần có ít nhất 12 loại lá, rễ cây, vỏ cây, thân cây dược liệu như: cây kurưng (riềng), tăn-tiêu, kurai, rangil (tuế rừng), la baq (trầu không), pliêm părdang, tiêu (ớt), ka tao (mía), bák noi (cây sương sâm lông), a-pin (cây núc nắc), si râm (hà thủ ô trắng)…

Khi đã tìm được đầy đủ nguyên liệu, đồng bào nơi đây đem về chọn lọc kỹ càng từng loại rồi rửa sạch, thái nhỏ, trộn lẫn vào nhau và đem phơi khô. Có người còn đem nguyên liệu đã rửa sạch bỏ chung vào cối dùng chày giã sơ qua rồi mới đem phơi khô.

Khi nguyên liệu đã khô, để tiếp tục làm men thành phẩm thì lấy gạo nếp nương ngâm trong nước sạch khoảng nửa ngày sau đó vớt ra cho vào cối gỗ giã thành bột mịn. Lá và rễ, thân cây sau khi phơi khô sẽ được chia làm 2 phần, một phần trộn đều với bột gạo nếp, men giống (được giữ lại từ các đợt trước) giã nhỏ.

Phần lá, rễ, thân cây còn lại được ngâm trong nước khoảng 4-5 giờ để lấy nước làm men lá. Bước tiếp theo là dùng tay nhào trộn đều hỗn hợp vừa giã với nước làm men đã ngâm trước đó đến khi sánh dẻo đạt yêu cầu. Tiếp đến, rải trấu sạch lên mặt nia, hoặc mâm, ván gỗ bằng phẳng với độ dày khoảng 2-3 cm nhằm giữ ẩm cho men và làm cho men ráo nước. Tiếp đó, người làm men lá sẽ dùng tay vo, nặn từ hỗn hợp lá, thân, rễ cây và bột nếp đã nhào trộn trước đó thành những viên men nhỏ với đường kính từ 3-4 cm, hoặc có thể lớn hơn rồi đặt nhẹ xuống nia, mâm, ván đã lót trấu.

Công đoạn kế tiếp là ủ men dưới lớp rơm mỏng, rồi phủ lớp bạt kín lên trên giúp giữ ấm men trong 2 ngày. Khi viên men có hiện tượng phồng ra và có màu trắng xốp bao phủ trên bề mặt thì gạt bỏ bớt trấu phía dưới rồi dùng dây xâu thành từng xâu nhỏ đem phơi nắng khoảng 8 giờ. Men sau khi phơi nắng xong, được đem vào treo trên gác bếp khoảng 8-10 ngày để men được tiếp tục hong khô là có thể sử dụng.

Lan tỏa tinh hoa của núi rừng

Lá, thân, vỏ, rễ cây dược liệu sau khi rửa sạch, cắt nhỏ, phơi khô sẽ đem trộn lẫn với bột nếp rồi cho vào cối giã nhỏ để làm men lá truyền thống – Ảnh: N.B

Chủ tịch UBND xã Thuận Hồ A Dung cho biết; “Xã Thuận, huyện Hướng Hóa là một địa phương thuộc vùng Lìa có nghề làm men lá truyền thống từ lâu đời. Hiện nay, trên địa bàn xã có rất nhiều hộ gia đình giữ gìn và phát huy nghề làm men lá truyền thống, trong đó có gia đình làm theo quy mô khá lớn, cung ứng sản phẩm ra thị trường như hộ: Hồ A Khiêm, Hồ Văn Lin, Pỉ Ta Lữ…

Những năm qua, huyện Hướng Hóa đã thường xuyên quan tâm, hỗ trợ phát triển nghề làm men lá truyền thống cho nhiều địa phương trên vùng Lìa trong đó có xã Thuận. Trong thời gian tới, địa phương sẽ nỗ lực hơn nữa trong bảo tồn, phát huy nghề làm men lá truyền thống, đồng thời tiếp tục quảng bá, kết nối đầu ra sản phẩm để khuyến khích người dân sản xuất, phát triển kinh tế”

Bây giờ có thể khẳng định, thực phẩm làm từ nếp than vùng miền núi Đakrông và rượu từ men lá ở vùng Lìa, huyện Hướng Hóa đã có vị trí của riêng mình, có sức níu giữ và làm say lòng người thưởng thức. Nếp than, men lá không còn là sản phẩm đặc trưng của miền núi Quảng Trị mà còn xuống núi về xuôi lan tỏa hương vị của núi rừng, mang cả tâm tình của người vùng cao gửi đến những miền xa trong và ngoài nước.

Nhơn Bốn



Nguồn: https://baoquangtri.vn/lan-toa-tinh-hoa-cua-nui-rung-190273.htm

Cùng chủ đề

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Long Hải:  Quyết tâm sớm đưa Đakrông ra khỏi danh sách huyện nghèo cả nước

Chiều nay 25/12, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Long Hải làm việc với Ban Thường vụ (BTV) Huyện ủy Đakrông về tình hình phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN, công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị năm 2024, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 và tình hình thực hiện Đề án 197, chủ trương xóa nhà tạm, dột nát trên địa bàn huyện. Phó Chủ tịch Thường trực...

Quyết tâm sớm đưa Đakrông ra khỏi danh sách huyện nghèo cả nước

Chiều nay 25/12, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Long Hải có buổi làm việc với Ban Thường vụ (BTV) Huyện ủy Đakrông về tình hình phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN, công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị năm 2024, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 và tình hình thực hiện Đề án 197, chủ trương xóa nhà tạm, dột nát trên địa bàn huyện. Phó Chủ...

Đánh giá giữa kỳ chương trình Bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu...

Chiều nay 24/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Trị phối hợp với Tổ chức Plan International Việt Nam tổ chức hội thảo đánh giá giữa kỳ Chương trình “Bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số tại tỉnh Quảng Trị” (gọi tắt là dự án GEM).Quang cảnh hội thảo đánh giá giữa kỳ Dự án GEM - Ảnh: K.STừ tháng 9/2022, Dự án GEM được...

Đề xuất điều chỉnh mức tăng bình quân giá đất ở trên địa bàn tỉnh Quảng Trị lên 1,5 lần

Hôm nay 24/12, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng tỉnh chủ trì phiên họp với các sở, ngành, địa phương để thẩm định kết quả điều chỉnh bảng giá các loại đất định kỳ 5 năm (2020 - 2024) trên địa bàn tỉnh để tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31/12/2025.Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng phát biểu kết luận phiên họp - Ảnh: Lê MinhThực hiện Luật Đất đai năm 2024, UBND tỉnh...

Trồng thử nghiệm 4 ha cây gai xanh tại các huyện Cam Lộ, Gio Linh và Đakrông

Thông tin từ Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị cho biết, đơn vị đang liên kết với Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Thương mại An Phước (Thanh Hóa); các huyện: Cam Lộ, Gio Linh và Đakrông triển khai trồng thử nghiệm 4 ha cây gai xanh AP1.Nông dân xã Cam Hiếu triển khai trồng cây gai xanh - Ảnh: Anh VũCụ thể, diện tích cây gai xanh được trồng tại...

Cùng tác giả

‘Đại gia’ nuôi heo BAF thâu tóm thêm một công ty chăn nuôi

.tdi_77{vertical-align:baseline}.tdi_77>.wpb_wrapper,.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_77>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_77>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_77{padding-bottom:30px!important} .tdi_78{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_78 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_78,.tdi_78>p,.tdi_78 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_78 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_78 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .wp-caption-text,.tdi_78 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78...

Thẩm định đề án sắp xếp, đổi mới các công ty lâm nghiệp:  Nhà nước nắm giữ 55% cổ phần

Chiều nay 25/12, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng chủ trì cuộc họp thẩm định đề án sắp xếp, đổi mới của các công ty TNHH MTV lâm nghiệp: Bến Hải, Đường 9, Triệu Hải.Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng kết luận cuộc họp - Ảnh: L.ACác công ty TNHH MTV lâm nghiệp: Bến Hải, Đường 9, Triệu Hải do Nhà nước nắm giữ 100% vốn, diện tích đất quản lý hơn 17.000...

Hội nghị Chương trình du lịch về nguồn “Vĩnh Linh – Ký ức và hiện tại”

Chiều nay 25/12, tại huyện Vĩnh Linh, Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL); Sở VH,TT&DL Quảng Trị phối hợp với UBND huyện Vĩnh Linh tổ chức hội nghị Chương trình du lịch về nguồn “Vĩnh Linh – Ký ức và hiện tại”.Ký kết bản ghi nhớ hợp tác để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch của huyện Vĩnh Linh - Ảnh: H.NChương trình du lịch...

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Long Hải:  Quyết tâm sớm đưa Đakrông ra khỏi danh sách huyện nghèo cả nước

Chiều nay 25/12, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Long Hải làm việc với Ban Thường vụ (BTV) Huyện ủy Đakrông về tình hình phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN, công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị năm 2024, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 và tình hình thực hiện Đề án 197, chủ trương xóa nhà tạm, dột nát trên địa bàn huyện. Phó Chủ tịch Thường trực...

Bàn giao 2.745,6 ha đất của Công ty Lâm nghiệp Bến Hải cho địa phương quản lý

Chiều nay 25/12, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng chủ trì cuộc họp hội đồng thẩm định phương án sử dụng đất của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bến Hải (Công ty Lâm nghiệp Bến Hải).Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng phát biểu kết luận tại cuộc họp - Ảnh: N.PTheo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, Công ty Lâm nghiệp Bến Hải hiện đang quản lý, sử dụng...

Cùng chuyên mục

Mở rộng diện tích lúa hữu cơ gắn với liên kết chuỗi giá trị bền vững

Sản xuất lúa hữu cơ hướng đến một nền nông nghiệp xanh, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu là mục tiêu mà ngành nông nghiệp đã và đang nỗ lực triển khai thực hiện để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, đặc biệt, giá trị sản phẩm lúa gạo. Bên cạnh những kết quả bước đầu, vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc và hạn chế nên việc nhân rộng diện...

Đồng hành để phụ nữ biên cương vươn lên

Bằng những việc làm thiết thực và mô hình hỗ trợ hiệu quả, những năm qua, Chương trình “Đồng hành cùng Phụ nữ biên cương” do Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Trị và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh phối hợp triển khai đã góp phần giúp đỡ nhiều hộ gia đình phụ nữ ở khu vực biên giới phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Từ đó, nâng cao nhận thức, trách...

Trồng nấm sò cho lợi nhuận cao

Hiện nay, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã thành công trong việc phát triển kinh tế với nghề trồng nấm sò. Đầu tư vốn ít, thu hoạch sớm, lợi nhuận cao, thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng là điều kiện thuận lợi để nghề trồng nấm sò phát triển. Gia đình chị Lê Thị Thụy, thôn Đơn Quế, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng là một trong số những người thu nhập khá...

Phát triển cây ném vùng cát xã Hải Dương

Hải Dương là một xã vùng trũng của huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, chuyên canh về cây lúa nước nhưng lại được thiên nhiên ban tặng vùng đất cát trắng, bằng phẳng. Khai thác tiềm năng lợi thế của vùng cát, dưới sự chỉ đạo của UBND xã, người dân 3 thôn: Diên Khánh, Đông Dương, Xuân Viên đã đưa cây ném vào sản xuất sau khi 2 vụ lúa kết thúc. Từ chỗ trồng nhỏ lẻ, đến...

Cục Thuế Quảng Trị hoàn thành vượt dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2024

Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, Cục Thuế Quảng Trị đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024, góp phần tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.Nhiều khoản thu đạt và vượt dự toán Dự báo nền kinh tế thế giới tiếp tục biến động phức tạp, khó lường với nhiều rủi ro, bất ổn. Cạnh tranh chiến lược...

Đông Hà đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (TK,CLP), thành phố Đông Hà đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả.Một góc thành phố Đông Hà - Ảnh: VHTrong quá trình triển khai, UBND thành phố chú trọng tổ chức tuyên truyền, phổ biến đầy đủ các quy định của trung ương, tỉnh về công tác thực hành TK, CLP. Nhất là Kế hoạch...

Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia

Năm 2024, ngành bảo hiểm xã hội (BHXH) đã tập trung, quyết liệt triển khai công tác chuyển đổi số, trọng tâm là Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) của Chính phủ ở lĩnh vực BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) và đem lại rất nhiều lợi ích,...

Thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn

Thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn 19/12/2024 15:24 Bảo Bình- Thục Quyên QTO - Phát triển du lịch...

Triệu Phong nâng cao vai trò hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp

Hiện nay, huyện Triệu Phong có 85 hợp tác xã (HTX), 18 tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông - ngư nghiệp với gần 20.000 thành viên. Đa số thành viên HTX là đại diện cho hộ dân. Tổng tài sản bình quân mỗi HTX đạt 2.282 triệu đồng, trong đó tài sản lưu động 486 triệu đồng, tài sản cố định 1.796 triệu đồng, doanh thu đạt 712 triệu đồng/năm, lợi nhuận bình quân...

Kiểm soát chặt chẽ hàng hóa dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Kiểm soát chặt chẽ hàng hóa dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 18/12/2024 13:56 Hà Trang - Thanh Trúc - Thục Quyên ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất