Powered by Techcity

Lạc vào “lãnh địa” giáng hương cổ thụ

Cách đây mấy chục năm, đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô của nhiều bản làng nằm dọc theo dòng sông Sê Pôn cứ ký thác cuộc sống khó nghèo của mình vào những cánh rừng thường xanh. Để rồi khi những cánh rừng ấy cứ rời xa dần bản làng thì họ mới chợt nhận ra sự quý giá của rừng. Người Vân Kiều, Pa Kô ở các xã Thuận, Thanh, Hướng Lộc, Lìa, A Dơi (huyện Hướng Hóa)… vội vàng đi tìm nhiều loài cây gỗ quý như giáng hương (người Vân Kiều thường gọi là “xa rưi”, còn người Pa Kô gọi “trưi”), huê, trắc… còn sót lại về trồng xung quanh nhà, trên nương rẫy.

Nghìn vàng” không bán

Gia tài mà người chồng quá cố để lại cho bà Hồ Thị Bút ở Bản 7, xã Thuận, huyện Hướng Hóa, là 6 cây giáng hương cổ thụ có tuổi đời trên 30 năm. Mỗi cây cao hàng chục mét vươn tán lá xanh tỏa bóng che chắn căn nhà sàn bạc phếch qua mấy mùa mưa rừng, nắng núi của bà Bút.

Lạc vào “lãnh địa” giáng hương cổ thụ

Những cây giáng hương cổ thụ của bà Hồ Thị Bút – Ảnh: S.H

Gần chục năm qua, nhiều người đến hỏi mua 6 cây giáng hương cổ thụ nhưng chỉ nhận được từ bà cái lắc đầu dứt khoát. Hắt ánh nhìn xa xăm về phía từng khoảng đồi nhấp nhô được phủ xanh bởi cà phê, cao su, sắn, chuối cùng nhiều loại cây trồng khác, bà Bút nói rằng, nơi ấy ngày xưa từng là những cánh rừng già với vô số loài gỗ quý, đặc biệt là giáng hương, trắc, muồng đen… Giáng hương hiện diện trong “rừng ma”, trên nương rẫy, trong vườn nhà.

Nhưng rồi, cuộc sống quay quắt trong đói nghèo lạc hậu đã dẫn dắt bước chân của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô vào những cánh rừng để chặt cây làm nhà sàn, phát rừng làm nương rẫy qua mấy mùa du canh.

Những cánh rừng thường xanh cũng vì vậy mà lùi xa dần bản làng. Như dự cảm được sự thưa vắng của những cánh rừng trong tương lại không xa, cách đây hơn 30 năm, chồng bà Bút cũng như nhiều người dân Bản 7, xã Thuận đã vào rừng tìm chọn cây giáng hương cao ngang đầu người để đào bới mang về trồng xung quanh nhà, trên nương rẫy.

Bây giờ, chồng của bà đã về với “Giàng”, chỉ còn 6 cây giáng hương cổ thụ vẫn ở lại tiếp tục tỏa bóng chở che, làm bạn với bà khi tuổi đã xế chiều.

Ngôi nhà của già làng Ăm Moan (78 tuổi) ở bản A Quan, xã Lìa, huyện Hướng Hóa, nằm yên bình dưới tán cây giáng hương cổ thụ.

Thấy khách đến thăm nhà có vẻ quan tâm đến loài giáng hương cổ thụ, già làng Ăm Moan nở nụ cười thân thiện rồi tự hào khoe với khách, rằng bao bọc xung quanh ngôi nhà sàn của già làng Ăm Moan là hàng chục cây giáng hương cổ thụ. Ngoài ra, già còn sở hữu vườn gỗ trắc với diện tích hơn 2 ha.

Lý do già làng Ăm Moan sở hữu vườn cây giáng hương cổ thụ cũng đơn giản là cách đây khoảng 30 năm (năm 1994), cứ mỗi lần lên nương, lên rẫy hoặc vào rừng, già bắt gặp cây giáng hương mọc hoang thì đào về trồng xung quanh vườn nhà để làm choái trồng cây hồ tiêu.

Dần dà theo thời gian, cây hồ tiêu không sống được, không bám được thân ngọn lên cây giáng hương để cho những mùa hồ tiêu sai trái, trĩu hạt, nên chỉ còn lại vườn cây giáng hương bám rễ sâu bền vào lòng đất.

Và những cây giáng hương ấy được già Ăm Moan chăm sóc cho đến tận bây giờ. Nhiều năm qua, đã có hàng chục người ghé đến nhà già làng Ăm Moan để ngỏ ý muốn mua vườn cây giáng hương cổ thụ, trắc… với giá hàng chục triệu đồng/ cây nhưng già dứt khoát không bán.

“Bán một vài cây giáng hương cổ thụ, trắc lấy tiền có thể cải thiện được phần nào cuộc sống vốn nghèo khó của gia đình tôi. Nhưng rồi, cứ mỗi lần có người đến hỏi mua, tôi dẫn khách ra vườn xem giáng hương cổ thụ, tự nhiên trong lòng lại day dứt, tiếc nuối. Thế là tôi quyết định không bán trước sự ngỡ ngàng của khách hỏi mua cây. Tiếc lắm chứ. Ngày xưa, bỏ công sức đào bới mang về trồng xung quanh nhà ngoài việc làm choái tiêu, thì cũng là cách để mang rừng về gần nhà, để gìn giữ những loài cây gỗ quý cho con cháu mai sau”, già làng Ăm Moan chia sẻ.

Hồi ấy, xung quanh bản A Quan là những cánh rừng thưa nhưng không hiếm nhiều loài gỗ quý. Người dân bản A Quan cũng như các bản làng của đồng bào dân tộc Pa Kô khi muốn làm nhà cửa cũng như các vật dụng phục vụ cho sinh hoạt của gia đình chỉ cần mang búa, rựa ra rừng đốn hạ vài cây giáng hương là có thể làm được nhà cửa, vật dụng.

Còn muốn làm “đung pựt” to lớn thì phải đốn hạ khoảng 10 – 15 cây giáng hương cổ thụ mới đủ. Tiếng Pa Kô “đung pựt” có nghĩa là nhà to, nhà chung. Người miền xuôi thì gọi là nhà dài truyền thống. “Đung pựt” là nơi sinh sống của nhiều thế hệ, nhiều gia đình đồng bào dân tộc Pa Kô. Đó là chuyện của hàng chục năm về trước.

Còn bây giờ, ở nhiều bản làng của người dân tộc Vân Kiều, Pa Kô ở các xã vùng Lìa vẫn còn rất nhiều cây giáng hương cổ thụ, đặc biệt là trong các khu “rừng ma”, trên nương rẫy và xung quanh vườn của người dân. Người dân tộc Vân Kiều, Pa Kô ở các xã vùng Lìa đều có chung quyết tâm gìn giữ, trao truyền những cây giáng hương cổ thụ, trắc… lại cho con cháu mai sau.

Gìn giữ cho mai sau

Gắn bó gần trọn vẹn đời người với công tác bảo vệ rừng, Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm khu vực Lao Bảo (Hạt Kiểm lâm huyện Hướng Hóa) Nguyễn Minh Hiền cho biết, đối với đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô khi thực hiện việc tuyên truyền bảo vệ rừng phải linh hoạt, mềm dẻo thì mới mang lại hiệu quả trong thực tế.

Lạc vào “lãnh địa” giáng hương cổ thụ

Giáng hương cổ thụ được người dân trồng trong vườn nhà – Ảnh: S.H

Lực lượng kiểm lâm phải đến từng nhà để tuyên truyền, giải thích cho người dân hiểu là muốn khai thác cây giáng hương cổ thụ trong vườn nhà thì phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép chứ không được tự ý chặt hạ. Nếu tự ý khai thác loài cây quý hiếm này khi chưa được cơ quan chức năng đồng ý thì sẽ vi phạm pháp luật.

Rồi tuyệt đối không được khai thác cây giáng hương cổ thụ cũng như các loài cây rừng khác trong rừng tự nhiên, “rừng ma”… Bởi giáng hương thuộc nhóm gỗ IIA quý hiếm, cấm khai thác. Cứ phải tuyên truyền theo kiểu “mưa dầm thấm đất” mới mang lại hiệu quả trong thực tế.

Kết quả, hơn 1.000 ha rừng tự nhiên ở 7 xã vùng Lìa luôn được lực lượng kiểm lâm cùng với đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô bảo vệ nghiêm ngặt trong những năm gần đây. Nhất là các khu “rừng ma” như “rừng ma” thôn Tăng Quan 1, Kỳ Tăng (xã Lìa); thôn Xa Doan (xã A Dơi) và thôn Úp Ly (xã Thuận)… với nhiều loài gỗ quý như giáng hương cổ thụ, trắc, muồng đen có cây to đến 3 người ôm, cao hàng chục mét.

Mướt mồ hôi với chặng đường mòn xuyên qua rừng cây chỉ vừa người đi, cứ dài dằng dặc băng qua khe, suối rồi leo ngược lên ngọn đồi, tôi cùng anh Hồ Văn Còm (47 tuổi) ở thôn Kỳ Tăng, xã Lìa, huyện Hướng Hóa, mới đặt chân đến khu vực nương rẫy có hơn 60 cây giáng hương cổ thụ mọc tự nhiên.

Anh Còm nói rằng: “Ở đâu không biết, chứ riêng ở các xã vùng Lìa khoảng tháng 10 hằng năm, cây giáng hương cổ thụ bắt đầu nở hoa vàng li ti, hương thơm thoang thoảng tỏa khắp bản làng, rừng núi. Giáng hương cổ thụ ở các xã vùng Lìa thuộc loài quả to, cây càng nhiều năm tuổi thì gỗ càng đỏ và bền chắc. Hiện tại, có hàng trăm hộ đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô ở các xã vùng Lìa sở hữu ít nhất là vài cây, còn nhiều nhất 30 – 40 cây giáng hương cổ thụ nên nhiều người thường ví von là lạc vào “lãnh địa” giáng hương cổ thụ khi đặt chân đến miền đất này”.

Sỹ Hoàng

Nguồn

Cùng chủ đề

Những câu chuyện đẹp đầu xuân

Chiều 3/2, đại úy Hoàng Ngọc Minh - Trưởng Công an xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị cho hay, đã nhận được gần 160 triệu đồng tiền ủng hộ chị Nguyễn Thị Hoa (55 tuổi), ở thôn Tân Mạch, xã Vĩnh Thái từ rất nhiều tấm lòng hảo tâm không quen biết. Câu chuyện ấm lòng ngày đầu xuân này xuất phát từ hoàn cảnh éo le của gia đình chị Hoa và nỗ lực tìm...

Các điểm đến du lịch thu hút 182.400 lượt khách tham quan trong dịp Tết

Tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị tổ chức nhiều hoạt động mừng Đảng, mừng xuân, chào năm mới. Trong kỳ nghỉ tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày, tổng lượng khách tham quan các địa điểm du lịch trong tỉnh cũng như tham gia các hoạt động lễ hội tăng mạnh. Thời tiết nắng đẹp kéo dài trong những ngày nghỉ tết cũng là điều kiện thuận lợi để người dân du...

Chân thực và cảm động

Phim “Mưa đỏ”, một tác phẩm điện ảnh lịch sử về cuộc chiến tranh bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị, do Điện ảnh Quân đội nhân dân đang thực hiện mang dấu ấn sâu sắc không chỉ bởi nội dung cảm động mà còn nhờ sự chân thực và tỉ mỉ trong xây dựng bối cảnh.Sự đầu tư công phu Phim “Mưa đỏ” do Điện ảnh Quân đội nhân dân sản xuất là một dự án quy mô lớn,...

Đưa hương Ta Lư cà phê bay xa

Sau khi lấy chồng, chị Nông Thị Hanh (sinh năm 1972) - một phụ nữ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng - đã chọn Quảng Trị làm quê hương thứ hai. 27 năm gắn bó, chị đã để lại dấu ấn trên mảnh đất này bằng hành trình miệt mài và đầy tâm huyết với cây cà phê Hướng Hóa.Chị Nông Thị Hanh (thứ 3, từ trái sang) tại cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng...

Gói trọn vị quê hương trong những món ngon ngày tết

Những món ngon ngày Tết là một phần không thể thiếu trong khung cảnh sum họp của nhiều gia đình. Bên cạnh yếu tố tâm linh thể hiện ở sự hiện diện đủ màu sắc của ngũ hành trong mâm cỗ Tết, người Quảng Trị còn khéo léo lựa chọn những nguyên liệu thân quen, dân dã nhưng không kém phần tươi ngon, đặc sắc để chế biến những món ăn tươm tất dâng lên ông bà, tổ tiên...

Cùng tác giả

Rà soát nội dung kế hoạch phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Chiều nay 4/2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Lê Đức Tiến chủ trì buổi làm việc với các sở, ngành liên quan để rà soát nội dung Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (KHCN, ĐMST và CĐS) quốc gia trước khi trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy.Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê...

Thu hồi 5.657,7 m 2  đất trồng lúa để xây dựng vùng trồng hoa chậu tập trung

UBND TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị vừa ban hành quyết định về việc thu hồi đất để xây dựng công trình vùng trồng hoa chậu tập trung tại phường Đông Giang.Một cơ sở trồng hoa chậu của nông dân phường Đông Giang, TP. Đông Hà - Ảnh: T.TTheo đó, UBND TP. Đông Hà thu hồi 5.657,7 m2 đất chuyên trồng lúa của 8 hộ dân ở Khu phố 2, phường Đông Giang để đầu tư xây dựng vùng...

Người dân đăng ký làm hộ chiếu, giấy thông hành tăng mạnh sau Tết

Những ngày làm việc đầu năm mới Ất Tỵ 2025, lượng người dân đến Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh để làm thủ tục cấp hộ chiếu, giấy thông hành tăng mạnh, trung bình mỗi ngày có khoảng hơn 400 hồ sơ làm hộ chiếu và giấy thông hành.Người dân đến Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an tỉnh để được hướng dẫn các thủ tục làm hộ chiếu, giấy thông hành - Ảnh: T.TSau...

Tạm dừng tiếp nhận hồ sơ cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe do lỗi phần mềm​​​​​​​

Ngày 3/2, Sở Giao thông vận tải Quảng Trị có thông báo tạm dừng việc tiếp nhận hồ sơ cấp đổi, cấp lại giấy phép lái xe (GPLX) do hệ thống phần mềm quản lý GPLX của Cục Đường bộ Việt Nam bị lỗi chưa thể khắc phục, hoàn thiện được.Trước đó, thực hiện Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, từ ngày 1/1/2025, Sở Giao thông vận tải đã tổ chức tiếp nhận hồ sơ cấp...

Đưa vào sử dụng trang Zalo Official “Hỗ trợ doanh nghiệp Quảng Trị”

Để phục vụ tiếp nhận, trả lời, giải quyết các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp, nhà đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Trị đã phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan thiết lập và đưa vào sử dụng trang Zalo Official “Hỗ trợ doanh nghiệp Quảng Trị”.Các doanh nghiệp sử dụng mã QR Code để đề xuất phản ánh, kiến nghị - Ảnh: H.TTheo đó, mục tiêu hoạt động của trang Zalo...

Cùng chuyên mục

Khẩn trương chăm sóc cây trồng vụ đông xuân

Sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán, thời điểm này, không khí lao động rộn ràng đã trở lại trên khắp các cánh đồng. Nông dân tất bật xuống đồng, bắt tay vào vụ sản xuất đầu năm với kỳ vọng một mùa bội thu. Cùng với niềm vui ngày xuân, bà con nông dân hăng hái ra quân, khởi động một vụ mùa mới với tinh thần phấn khởi.Nông dân huyện Triệu Phong ra đồng tỉa dặm cho cây...

Ngành Thuế hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách

Vượt qua nhiều thách thức, Cục Thuế tỉnh Quảng Trị đã đạt kết quả ấn tượng trong năm 2024, hoàn thành và vượt xa các chỉ tiêu thu ngân sách đề ra. Đây là thành quả từ sự đổi mới trong quản lý, nỗ lực cải cách hành chính và sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của địa phương.Cán bộ ngành Thuế Quảng Trị hỗ trợ, hướng dẫn...

Phát triển hệ thống thủy lợi nơi vùng đồng Hải Lăng

Tháng 5/1976, thực hiện chủ trương của trung ương về việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh và huyện, ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và khu vực Vĩnh Linh hợp nhất thành tỉnh Bình Trị Thiên. Sau khi nhập tỉnh, ngày 5/3/1977, Tỉnh ủy Bình Trị Thiên ra Nghị quyết số 02 về sáp nhập các huyện trong tỉnh, hai huyện Triệu Phong và Hải Lăng thành huyện Triệu Hải. Thời kỳ...

Người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng hàng Việt

Từ thực phẩm thiết yếu, đồ tươi sống đến các loại gia vị, bánh mứt, hạt sấy khô, nước giải khát... mang thương hiệu Việt hiện đang “phủ sóng” diện rộng tại các chợ truyền thống, cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, những năm trở lại đây, nhiều sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Trị cũng đã bắt nhịp cùng thị trường sôi động dịp Tết và...

Đưa hương Ta Lư cà phê bay xa

Sau khi lấy chồng, chị Nông Thị Hanh (sinh năm 1972) - một phụ nữ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng - đã chọn Quảng Trị làm quê hương thứ hai. 27 năm gắn bó, chị đã để lại dấu ấn trên mảnh đất này bằng hành trình miệt mài và đầy tâm huyết với cây cà phê Hướng Hóa.Chị Nông Thị Hanh (thứ 3, từ trái sang) tại cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng...

Người Quảng Trị lập nghiệp ở phương Nam

Từ khúc ruột miền Trung đầy nắng gió khắc nghiệt, nhiều người con Quảng Trị đã bôn ba vào lập nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh. Phẩm chất bền bỉ vượt khó, sáng tạo vươn lên của người xứgió Lào cát trắng đã mang lại cho họnhững thành công trên hành trình lập nghiệp ở thành phố mang tên Bác.Khởi nghiệp từ nghề... tay trái Năm 2006, anh Tống Quang Phú rời quê hương thị trấn Cam Lộ, huyện...

“Giọt vàng” giữa lưng chừng trời giữa trời

Dịp áp Tết năm ngoái, người bạn vong niên gửi cho tôi một món quà kèm theo lời nhắc bâng khuâng: “Đặc sản quê mình đó, ai nhớ, ai quên?”. Quà bạn tặng là một chai dầu sở vàng sóng sánh bọc kỹ trong lần lá chuối thơm như từgóc vườn thơm ra. Bạn không nhắc thì tôi vẫn nhớ. Những gì gắn bó với làng tôi, tôi không thể nào quên, huống nữa là cây sở, loài cây...

Doanh nhân Nguyễn Thanh Hải và câu chuyện truyền cảm hứng 

15 năm kể từ khi sáng lập và điều hành Hai Tran Media & Airs Group - một doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực khai thác quảng cáo và dịch vụ phi hàng không chính thức trên hệ thống sân bay toàn quốc, anh Nguyễn Thanh Hải (sinh năm 1983), ở xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị đã dành cho quê hương những tình cảm đặc biệt thông qua nhiều hoạt động từthiện, an sinh...

Doanh nhân Nguyễn Thanh Hải và câu chuyện truyền cảm hứng và hứng

15 năm kể từkhi sáng lập và điều hành Hai Tran Media & Airs Group - một doanh nghiệp dẫn đầu về lĩnh vực khai thác quảng cáo và dịch vụ phi hàng không chính thức trên hệ thống sân bay toàn quốc, anh Nguyễn Thanh Hải (sinh năm 1983), ở xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị đã dành cho quê hương những tình cảm đặc biệt thông qua nhiều hoạt động từthiện, an sinh xã...

Tăng thu nhập trong dịp Tết từ sản phẩm đặc trưng

Khai thác tiềm năng thế mạnh và nguồn tài nguyên sẵn có ở địa phương, hằng năm, cứ đến dịp tết Nguyên đán, nhiều người dân tộc thiểu số (DTTS) miền sơn cước Quảng Trị lại tất bật với việc chuẩn bị những sản phẩm đặc trưng phục vụ thị trường. Để tạo niềm tin cho khách hàng, họ đặt tâm huyết vào việc lựa chọn, tạo ra những sản phẩm chất lượng, mẫu mã đẹp mắt với phong...

Tin nổi bật

Tin mới nhất