Powered by Techcity

Ký ức đằm sâu và lộng lẫy*

Nguyễn Linh Giang (tên khai sinh: Nguyễn Văn Khôi), quê quán tại làng An Bình, xã Cam Thanh (nay là xã Thanh An), huyện Cam Lộ, Quảng Trị. Anh vốn là nhà báo với 30 năm hoạt động với nghề (1988 – 2017). Năm 2017, anh chuyển công tác, trở thành biên tập viên Nhà xuất bản Thanh Niên – chi nhánh tại TP.Hồ Chí Minh. Nguyễn Linh Giang là hội viên Hội Nhà văn TP.Hồ Chí Minh. Mới đây, nhà văn Nguyễn Linh Giang vừa xuất bản tập tản văn: “Sông vẫn chảy đời sông” (NXB Thanh niên, 2023) viết về vùng đất quê hương Quảng Trị.

Ký ức đằm sâu và lộng lẫy*

Báo Quảng Trị xin giới thiệu bài tựa rút ra từ tập sách của nhà văn Nguyễn Linh Giang.

1.Một khi đã yêu dấu, đã yêu lấy vùng đất nơi mình đã chôn nhau cắt rốn, tự thân của mỗi người nếu “có tâm” thì luôn ghi nhớ mình phải “làm một điều gì đó”. Tùy nghề nghiệp, tùy điều kiện kinh tế, ai ai cũng mong muốn góp một bàn tay, một công sức cho nơi ấy. Biểu hiện này chính là tấm lòng vì quê nhà, dù ít dù nhiều mình cũng có đóng góp, theo khả năng của mình. Có nhiều cách để “trả ơn” vùng đất “của mình” thì viết cũng là một cách. Nhìn rộng ra, đây chính là biểu hiện của tinh thần “uống nước nhớ nguồn”.

Tập tản văn “Sông vẫn chảy đời sông” (NXB Thanh Niên-2023) của nhà báo, nhà văn Nguyễn Linh Giang là một trong những dẫn chứng sinh động.

2.Đọc sách của một người, qua đó, ta có thể hiểu rõ ngóc ngách trong tâm hồn họ. Những con chữ cất lên tiếng nói. Có thể âm vang dài lâu. Có thể lướt qua ngắn ngủi. Nhưng rồi, nghĩ cho cùng vẫn là tấm lòng của họ về những điều muốn chia sẻ. Gửi gắm. Tâm tình cùng người đọc.

Ở tập sách này, dù chia làm hai phần: “Miền ký ức” và “Hương vị quê nhà” nhưng cũng chỉ là một mạch cảm xúc. Đó là nỗi lòng của một người đang xa quê, có lúc lại nhớ về những gì đã xa, đã thuộc miền dĩ vãng, đã năm tháng vời vợi xa.

Ký ức đằm sâu và lộng lẫy*

Nhà văn Nguyễn Linh Giang và tác phẩm vừa được xuất bản trong năm 2023 -Ảnh: T.L

“Thời còn đi chăn trâu, trước mỗi buổi đi săn bắt rầy chúng tôi đã chuẩn bị hái lá bầu non, rồi muối hạt, tiêu tươi, ớt mọi. Sau buổi săn, một đống lửa được đốt lên ở ven ruộng dưa và rồi từng con rầy mốc để nguyên con được nướng trên lửa than. Khi cánh và chân của rầy mốc cháy thì cũng là lúc rầy chín. Lột bỏ hết cánh rầy, chân rầy còn sót lại, vặt đầu, chỉ còn phần thân mềm thơm nức. Lấy lá bầu non quấn lấy thân rầy đã nướng chín rồi chấm với muối ớt và ăn với tiếng xuýt xoa khen ngon nức nở vang lên giữa đất trời lúc nhá nhem tối. Vị béo ngậy, ngọt bùi quyện vào nhau khoan khoái khó tả. Không chỉ mùi vị thơm lừng của rầy nướng mà ta như còn được ăn cả mùi của đất đai, ruộng đồng, làng mạc, hương quê”.

Những đoạn văn nặng trĩu tâm tình về ngày tháng cũ, về quê nhà, ối dào, xiết bao kỷ niệm ùa về khiến người đọc cũng ngây ngất theo. Tự dưng, đôi lúc thả hồn trôi theo các dòng ký ức của Nguyễn Linh Giang, tôi lại hình dung ra tâm thế của chàng nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển: “Giữa thu vàng bên đồi sim trái chín/Một mình ta ngồi khóc tuổi thơ bay”. Tuổi thơ của Nguyễn Linh Giang chan chứa trong tập sách này. Một nỗi nhớ dịu dàng. Tựa như: “Nhớ chi như cháo vạc giường/Đứng nghe mùi ném, ngồi thương mùi hành”.

Trong vạn trùng cái nhớ, dù đối tượng khiến mình nhớ có khác nhau, thí dụ nhớ quê cha đất tổ, nhớ người yêu dấu, nhớ làng cũ… thử hỏi nỗi nhớ ấy như thế nào, làm sao cân đong đo đếm, lấy gì so sánh? Tôi cho rằng, chỉ có thể so sánh với… món ăn. Để làm nên danh tác “Thương nhớ mười hai” của Vũ Bằng, bàng bạc, xuyên suốt trong đó vẫn chính là nỗi nhớ về món ăn ngon của xứ Bắc. Kỳ lạ, có những nỗi nhớ phai dần theo năm tháng, lạ thay, với… món ăn thì không hề.

Lý giải ra làm sao?

Dù rằng, Nguyễn Linh Giang hoặc bất cứ ai đã thưởng thức nhiều món ngon vật lạ nhưng món ấy làm sao có thể sánh nổi với những gì mình đã ăn từ ngày thơ dại? Nguyễn Linh Giang trầm ngâm nhớ về con cá cấn, cá lúi kho trong cái tréc: “Nồi đất được lót lá gừng non. Cá kho chỉ chọn những con cá còn nhỏ chỉ bằng ngón tay, nhưng mập tròn múp mít, vẫn còn sống, còn khỏe nên búng rất mạnh. Sau khi sơ chế cá thì cho cá vào tréc, ướp nước mắm, tiêu, củ ném giã giập. Cá thấm, mẹ tôi bắt tréc lên bếp củi. Khi tréc cá vừa sôi đều, mẹ cho trái ớt già khô vào, có khi đến lượng một cá một ớt. Sau đó, mẹ cho bớt lửa, tréc cá sôi liu riu”.

Khi đọc đến đây, có thể ai đó cười khì: “Nói chi mà quá hớp. Ngon thì cũng ngon vừa phải, chứ có phải… tim khủng long, gan… rồng đâu mà ngon lắm thế?”. Xin thưa, cái ngon của tréc cá kho hoặc gỏi nuốt, nấm mối, rầy mốc, món lớ, mắm thính, cá diếc, ốc, bánh bột lọc… mà Nguyễn Linh Giang đã kể, sở dĩ ngon còn chính vì hình ảnh người mẹ, người cha, ông bà đã nấu cho ăn. Chính vì tình cảm sâu đậm đó, đã dẫn đến tâm lý hết sức buồn cười?

Tâm lý gì thế?

Thưa, đến một độ tuổi nào đó, dù răng cỏ lung lay, nhai đã xiệu xạo, chỉ còn nước… húp bát cháo loãng nhưng rồi con người ta lắm lúc ngồi thừ ra rồi háo hức thầm nghĩ: “Ước gì được ăn những món ăn dân dã ngày xửa ngày xưa”. Chỉ lúc về già? Không, ngay cả lúc còn trẻ cũng thế thôi. Đang trung niên phơi phới xuân tình, Nguyễn Linh Giang vẫn đang nhớ đó thôi, chẳng hạn: “Món ‘gà đồng’ trong mùa mưa tiểu mãn thì quá đỗi ngon ngọt, thịt săn và béo: “Măng mai nấu với gà đồng/Chơi nhau một mẻ xem chồng về ai?” (Ca dao). Người lớn thi nhau đi cất rớ (cất vó) bắt cá. Bên cạnh các đầm, hói, chỗ có nước chảy, hàng chục người dàn hàng ngang cất rớ. Cá diếc, cá thát lát, cá rô, cá tràu (cá lóc), cá hẻn (cá trê) nhiều vô kể”.

Khi nhớ món ăn đó cũng là lúc kỷ niệm cũ lại ùa về. Choáng ngợp tâm tưởng. Vỗ về. An ủi cho con người ta nhiều lắm. Món ăn ngon không chỉ một vật chất cụ thể, mà ngon còn vì gắn với ký ức đã thuộc về dĩ vãng.

3.Khi đọc “Sông vẫn chảy đời sông”, tôi nghĩ, lịch sử là số phận của cả một dân tộc, chứ không riêng một cá nhân nào, một vùng đất nào mà tất cả đều gắn bó trong quan hệ biện chứng, không thể tách rời. Sống trong một đất nước, có những sự kiện ghi dấu mốc của dân tộc thì tác động sâu sắc đến mọi vùng miền trong cả nước. Thế nhưng biểu hiện diễn ra sự kiện ấy lại khác nhau, tùy vào mỗi vùng đất cụ thể. Vậy, khi đọc dòng sách này, bạn đọc sẽ vô cùng thích thú khi có dịp biết thêm, biết rõ hơn nữa về sự kiện ấy/vấn đề ấy một cách sâu sắc hơn, bởi đã có những trang viết từ vùng đất khác bổ sung cho vùng đất của mình.

Ở đây, Nguyễn Linh Giang đã có những trang viết về tiền nhân như về chúa Nguyễn Hoàng, về bà Huyền Trân công chúa, về nghề gia truyền, về địa danh, sản vật… của vùng đất mà anh đã chôn nhau cắt rốn. Khi đọc, tôi nhận ra có nhiều chi tiết rất đỗi đời thường hết sức sinh động. Âu cũng là cách mà anh đã “dẫn dụ” người đọc thêm tình cảm với vùng đất đó. Làm được điều này cũng là một cách tạ ơn nơi mình đã sống.

Cho dù một khi viết về món ăn của quê mình, nhân vật quê mình, sản vật quê mình, gì gì đi nữa để cuối cũng vẫn là dẫn đến một “mẫu số chung”: con người của địa phương đó. Bởi tất cả và tất cả cũng chính là sự phản ánh tính cách, tâm tính, thói quen, nết ăn nết ở, phong tục, tập quán… của con người nơi ấy.

Nếu chọn lấy một chi tiết có thể ít nhiều “tiêu biểu” cho con người ở quê anh, tôi chọn chi tiết này: “Con người Quảng Trị ăn ớt như… ăn cơm. Ớt có mặt trong mọi bữa ăn, trong mọi món ăn và việc ăn ớt là lấy sự cay làm trọng. Trẻ em Quảng Trị đã được mẹ ‘luyện’ ăn ớt từ trong trứng, gien ăn ớt di truyền qua bú sữa mẹ; đến khi cai được sữa mẹ thì mẹ cho ‘ăn mem’ (mẹ nhai nhuyễn cơm để mớm cho bé, thời trước không có sữa hộp như sau này). Cả nhà cùng ăn chung mâm thức ăn, không có nấu riêng cho trẻ con; ăn cay riết thành quen”. Câu văn này của Nguyễn Linh Giang, với tôi là một sự “phát hiện”, bởi từng nghe câu ca dao:

Tay nâng chén muối đĩa gừng

Gừng cay muối mặn, xin đừng quên nhau

Ắt “dị bản” này đã thuộc “bản quyền” của người Quảng Trị:

Cũng liều cắn ớt nhai gừng

Chua cay mặn chát ta đừng quên nhau.

4.Dám nói rằng, con người và vùng đất của mỗi địa phương đều đóng góp cho bộ sử của cả nước đầy đặn hơn, phong phú hơn. Một khi chúng ta nói đến lịch sử một dân tộc là cần hiểu rộng hơn bao gồm cả yếu tố văn hóa, phong tục, tập quán, ẩm thực… của nhiều vùng đất khác gộp lại. Vì lẽ đó, những quyển sách đề tài này, bao giờ cũng cần thiết. Nếu khi đọc xong, bạn đọc gật gù, tâm đắc: “À, ước chi có dịp đến nơi ấy một lần nhỉ?”. Được thế, nhà văn đã thành công.

“Sông vẫn chảy đời sông” của Nguyễn Linh Giang là một trong những tập tản văn như thế.

Lê Minh Quốc

………………………..

*Lời tựa tập tản văn “Sông vẫn chảy đời sông”

Nguồn

Cùng chủ đề

Hội nghị Chương trình du lịch về nguồn “Vĩnh Linh – Ký ức và hiện tại”

Chiều nay 25/12, tại huyện Vĩnh Linh, Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL); Sở VH,TT&DL Quảng Trị phối hợp với UBND huyện Vĩnh Linh tổ chức hội nghị Chương trình du lịch về nguồn “Vĩnh Linh – Ký ức và hiện tại”.Ký kết bản ghi nhớ hợp tác để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch của huyện Vĩnh Linh - Ảnh: H.NChương trình du lịch...

Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người

Ngày 11/12, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về giáo dục quyền con người. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng chủ trì hội nghị. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự điểm cầu tỉnh Quảng Trị.Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam dự...

Nghĩa tình và lẽ sống

Là một nhà quản lý lãnh đạo báo chí, giàu tình cảm, yêu quê hương, yêu con người và đất nước - nhà báo Trương Đức Minh Tứ, Tổng Biên tập Báo Quảng Trị đã ghi lại biết bao kỷ niệm và dành nhiều cảm xúc của mình về những miền đất ông đã đi qua và mỗi con người được ông ngưỡng mộ trong Bút ký “Đời như tiểu thuyết” phát hành vào đầu tháng 10-2024.Trưa ngày 24/10/2024,...

Lắng lòng với “Bốn mùa thương nhớ”

Mấy hôm trước ở Sài Gòn, khi ngồi lại với nhau mừng Nguyễn Linh Giang, Hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh ra mắt sách mới “Bốn mùa thương nhớ” - NXB Thanh Niên, 2024 (là cuốn sách thứ tư của anh)- những nhà báo quê Quảng Trị, Quảng Bình chúng tôi: Bùi Phan Thảo, Nguyễn Linh Giang, Trần Yên, Nguyễn Hồng... nói với nhau những câu chuyện quê nhà, về tuổi thơ và những kỷ niệm...

Trao Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang

Chiều nay 28/8, tại TP. Đông Hà, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ trao tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang. UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lê Quang Tùng; Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng tham dự.Bí thư Tỉnh ủy Lê Quang Tùng trao...

Cùng tác giả

Gói ghém “hương vị Tết” gửi quân và dân huyện đảo Cồn Cỏ, Lý Sơn

.tdi_69{vertical-align:baseline}.tdi_69>.wpb_wrapper,.tdi_69>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_69>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_69>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_69>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_69{padding-bottom:30px!important} .tdi_70{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_70 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_70,.tdi_70>p,.tdi_70 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_70 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_70 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_70 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 .wp-caption-text,.tdi_70 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70...

Vươn lên từ miền cát quê hương

Nhiều vùng đất bời bời cát trắng từng được mệnh danh là “miền đất chết” ở huyện Hải Lăng nay đã biến thành những vùng trồng hoa màu xanh mướt mắt. Bằng quyết tâm chinh phục, khát vọng vươn lên cùng sự hỗ trợ của chính quyền các cấp, ngành nông nghiệp, người dân địa phương đã tạo được sinh kế bền vững trên vùng đất khó của quê hương.Người dân thôn Đông Dương, xã Hải Dương, huyện Hải...

Xây dựng đơn giá mới về bồi thường nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất và chi phí di chuyển...

Chiều nay 8/1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Lê Đức Tiến chủ trì buổi làm việc với các sở, ngành, địa phương để thống nhất quy định đơn giá bồi thường thiệt hại thực tế về nhà, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất và mức bồi thường chi phí di chuyển tài sản khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh.Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến phát biểu kết...

Tiếp nhận 4 tỉ đồng hỗ trợ để đưa máy bay C-119 từ Đồng Nai về sân bay Tà Cơn

Ông Nguyễn Quang Chức, Giám đốc Trung tâm Quản lý Di tích và Bảo tàng Quảng Trị cho biết, UBND tỉnh vừa chỉ đạo Sở Tài chính tỉnh liên hệ với Sở Tài chính TP. Hồ Chí Minh để cung cấp thông tin, tiếp nhận nguồn hỗ trợ của TP. Hồ Chí Minh để sửa chữa, phục hồi, tháo rã, vận chuyển và lắp đặt máy bay C-119 từ TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai về trưng bày tại...

Lộ diện linh vật năm Ất Tỵ ở huyện Hướng Hóa

Linh vật “bé Na” năm Ất Tỵ ở Quảng Trị đã xuất hiện ở huyện Hướng Hóa. Linh vật do chính tay nghệ nhân Đinh Văn Tâm - người nổi tiếng cộng đồng nhiều năm trước với các tác phẩm linh vật hổ, mèo, rồng tại Quảng Trị và một số tỉnh, thành trên cả nước tạo ra.Linh vật năm Ất Tỵ do nghệ nhân Đinh Văn Tâm sáng tạo đã lộ diện ở huyện Hướng Hóa - Ảnh:...

Cùng chuyên mục

Hàng ngàn cổ động viên Quảng Trị “tiếp lửa” cho Đội tuyển quốc gia Việt Nam

Tối nay 5/1, hàng ngàn cổ động viên ở Quảng Trị đã đến Quảng trường Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh để cổ vũ cho Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam thi đấu với Đội tuyển bóng đá quốc gia Thái Lan trong trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024 diễn ra vào 20 giờ trên Sân vận động Rajamangala (Thái Lan).Cổ động viên đồng hành ở Quảng Trị cùng đội tuyển Việt Nam...

Trần Hoàn nhạc sĩ của mùa xuân

Trong thập niên những năm 1980-1990 và cho đến bây giờ, mỗi lần mùa xuân về trên những nẻo đường, góc phố, nhiều bản nhạc xuân của Trần Hoàn lại vang lên trên sóng phát thanh, truyền hình. “Em ơi em mùa xuân đã về trên cành lá...”, Từ bài “Tình ca mùa xuân”; “Một mùa xuân nho nhỏ”; đến bài “Hát về mùa xuân”; “Em nghĩ gì khi mùa xuân đến”... Ông có tới hàng chục bài viết...

Tỏa sáng cùng niềm đam mê Shuffle dance

Chỉ mới làm quen và tập luyện bộ môn shuffle dance trong vòng 3 năm nhưng chị Trần Thị Liên (sinh năm 1975), ở Khu phố 4, thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, đã phát triển được câu lạc bộ (CLB) riêng với hàng trăm thành viên. Đặc biệt, từ niềm đam mê điệu nhảy đường phố sôi động này, chị đã trở thành huấn luyện viên (HLV) shuffle dance và cùng với những người chung niềm đam...

Giữ nhịp cồng chiêng giữa đại ngàn

Hơn 60 năm theo đuổi niềm đam mê cồng chiêng, nghệ nhân Hồ Song Hào (74 tuổi), ở thôn Xóm Mới, xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh, không chỉ nắm vững kỹ năng và sử dụng điêu luyện mà còn tích cực tham gia vào việc truyền dạy, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Nhiều thế hệ trẻ ở vùng miền núi phía Tây huyện Vĩnh Linh nhờ sự hướng dẫn, dìu...

Phát huy tinh thần và bản sắc Quảng Trị giữa lòng Thủ đô Hà Nội

Giải Bóng đá đồng hương Quảng Trị qua 9 lần tổ chức thành công liên tiếp đã tạo dựng được thương hiệu giữa lòng TP. Hà Nội. Giải đấu vừa tạo sân chơi bổ ích cho người Quảng Trị, vừa làm tốt “sứ mệnh” gắn kết tình đồng hương. Nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ khác được tổ chức đã phát huy tinh thần tương thân tương ái, hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống, đưa những người...

Bay xa hương sắc đại ngàn

Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình” và sự tham gia của các nghệ nhân, diễn viên, VĐV đồng bào các dân tộc, ngày hội diễn ra nhiều hoạt động với hình thức phong phú như: Không gian trưng bày ảnh “Các dân tộc thiểu số Việt Nam đồng hành cùng sự phát...

“Người lính với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và quê hương Quảng Trị” năm 2024

Trại sáng tác văn học nghệ thuật (VNHT) về đề tài người lính có chủ đề “Người lính với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và quê hương Quảng Trị” năm 2024 do Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (BCHQS) tỉnh Quảng Trị tổ chức. Mục đích của việc mở trại sáng tác nhằm tôn vinh, phản ánh một cách sinh động hoạt động của bộ đội Cụ Hồ nói...

Ngày hội thể thao thắm tình đoàn kết

Từ ngày 14-16/12/2024, 279 vận động viên (VĐV) đến từ 12 tỉnh, thành phố có mặt tại Nhà thi đấu đa năng tỉnh Quảng Trị để tranh tài ở 4 môn thể thao: đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ, bắn ná trong khuôn khổ của Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024. Đông đảo khán giả đã đến xem, cổ vũ, động viên cho tinh thần thi đấu thể thao trung thực, cao thượng, đoàn...

Sôi nổi Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Quảng Trị

Sôi nổi Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Quảng Trị 17/12/2024 10:10 Anh Quân - Lê Trường ...

Sôi nổi, độc đáo ngày hội văn hóa đa sắc màu và giàu cảm xúc của các dân tộc Việt Nam

Từ ngày 13-16/12/2024, nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnhQ uảng Trị năm 2024 diễn ra tại TP. Đông Hà. Đây không chỉ là một sự kiện văn hóa mà còn là dịp để các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên (VĐV) quần chúng các dân tộc được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu những nét đẹp văn hóa của...

Tin nổi bật

Tin mới nhất