Powered by Techcity

Hướng đến nền nông nghiệp hữu cơ bền vững


Hiện nay, các sản phẩm nông nghiệp chất lượng, an toàn, nhất là các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Tận dụng những lợi thế sẵn có, ngành nông nghiệp tỉnh và các địa phương đang tập trung phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, canh tác tự nhiên nhằm hướng đến một nền nông nghiệp sạch, an toàn, bền vững.

Hướng đến nền nông nghiệp hữu cơ bền vững

Chăm sóc cây trồng đạt chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam tại trang trại Dfarm, xã Kim Thạch, huyện Vĩnh Linh – Ảnh: L.A

Vườn tiêu hữu cơ sinh thái

Đến xã Gio An, huyện Gio Linh, chúng ta không khó để bắt gặp những ngôi nhà bao quanh là vườn tiêu xanh mướt. Dưới vườn tiêu, người dân trồng xen bầu, bí, mướp để sử dụng cho bữa ăn hằng ngày và bán ra để có thêm thu nhập. Bà Nguyễn Thị Hằng ở thôn Bình Sơn, xã Gio An cho biết, việc trồng xen các loại rau màu dưới vườn tiêu được gia đình bà thực hiện từ 7 – 8 năm nay, kể từ thời điểm 300 gốc hồ tiêu của gia đình bà được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ châu Âu.

Trước đó, cũng như nhiều hộ gia đình ở xã Gio An, trong vườn tiêu của bà chỉ độc canh mỗi cây hồ tiêu bởi các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ được gia đình bà sử dụng lâu năm khiến đất bị thoái hóa, bạc màu. Năm 2014, sau nhiều lần tham gia tập huấn, bà Hằng quyết định chuyển hướng sang trồng tiêu hữu cơ.

Lúc này mọi thứ gần như thay đổi hoàn toàn, nhất là về kỹ thuật canh tác và sử dụng phân bón hữu cơ, chế phẩm trừ sâu sinh học. Phải mất ròng rã 3 năm trời để cải tạo đất, đến năm 2017, sau rất nhiều lần lấy mẫu xét nghiệm, vườn hồ tiêu của bà Hằng được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ châu Âu. Mọi người trong gia đình thở phào nhẹ nhõm, niềm vui vỡ òa.

Theo bà Hằng, hồ tiêu là cây trồng khó tính, không chịu được ngập úng nhưng lại rất cần nước. Vì thế khi trồng tiêu hữu cơ, các loài cỏ dại mọc trong vườn sẽ giúp giữ được độ ẩm trong đất. Nguồn phân hữu cơ được bón đủ liều lượng sẽ cung cấp chất dinh dưỡng giúp cây hồ tiêu có sức sống dài lâu, hạt chắc, cay và thơm ngon.

Đặc biệt, trồng tiêu theo tiêu chuẩn hữu cơ không chỉ người tiêu dùng có sản phẩm sạch, đảm bảo sức khỏe mà chính những người trong gia đình bà được sống trong một môi trường an toàn. Vườn hồ tiêu trở thành không gian sinh thái của gia đình bà. Trong vườn các loài cỏ dại, cây xuyến chi tự nhiên sinh sôi, nảy nở. Khi cần thiết, chúng sẽ được cắt và vun vào gốc tiêu để giữ độ ẩm, bổ sung chất hữu cơ cho cây.

Tuổi thọ của cây hồ tiêu dài hơn; năng suất khi trồng tiêu hữu cơ thậm chí còn cao hơn khi sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật thông thường. Giá hạt tiêu hữu cơ cũng được Hợp tác xã (HTX) Ông Voi thu mua cao hơn từ 5.000 – 10.000 đồng/kg so với giá thị trường tại cùng thời điểm. Do vậy, vượt qua nắng gió, vườn hồ tiêu hữu cơ của gia đình bà Hằng vẫn vươn lên xanh tốt. Các loại rau màu trồng trong vườn cũng phát triển tốt hơn.

“Không chỉ được thu mua với giá cao hơn mà hạt tiêu hữu cơ luôn có đầu ra ổn định nên nông dân rất phấn khởi. Ngoài ra, hằng năm HTX đều tập huấn kỹ thuật và giám sát rất chặt chẽ quy trình sản xuất hồ tiêu hữu cơ”, bà Hằng cho hay.

Theo thống kê của UBND xã Gio An, đến nay trong tổng số 75 ha hồ tiêu của địa phương có 45 ha đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ châu Âu. Diện tích còn lại cũng đang được chuyển sang trồng theo hướng hữu cơ. Toàn bộ sản lượng hạt tiêu hữu cơ hằng năm khoảng 70 tấn được HTX Ông Voi đóng trên địa bàn xã thu mua với giá cao hơn ngoài thị trường để xuất khẩu sang các thị trường châu Âu, Nhật Bản, Mỹ.

Phó Chủ tịch UBND xã Gio An Lê Phước Hiếu cho biết, để có diện tích canh tác đã khó, việc hình thành và duy trì vùng hồ tiêu hữu cơ còn khó khăn hơn gấp bội. Nhưng dần dần, với công tác tuyên truyền và giám sát chặt chẽ của HTX Ông Voi nên nhận thức và trách nhiệm của người dân đã có sự thay đổi lớn.

Từ nhiều năm nay, qua các lần tets mẫu, hồ tiêu hữu cơ của Gio An vẫn đáp ứng nhu cầu của đối tác nước ngoài. Địa phương đang phấn đấu trong vòng 2 – 3 năm tới, 100% diện tích hồ tiêu tại Gio An sẽ được chứng nhận hữu cơ châu Âu. Bên cạnh đó, các loại cây ăn quả khác như cam, quýt, bưởi, ổi hiện nay cũng đang trồng theo hướng hữu cơ.

“Cùng với hệ thống giếng cổ từ xa xưa để lại, những vườn hồ tiêu hữu cơ xanh tốt quanh năm đã tạo nên một không gian sống sinh thái đầy sức hút ở vùng đất Gio An. Đây cũng là một trong những lý do để chính quyền địa phương mạnh dạn hơn trong câu chuyện phát triển du lịch nông nghiệp”, ông Hiếu tiết lộ.

Hướng đến xây dựng nền nông nghiệp xanh, bền vững

Vụ đông xuân vừa qua là vụ đầu tiên ông Nguyễn Tấn Lễ ở tại thôn Định Xá, xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ trồng 0,5 ha lúa giống ST25 theo mô hình sản xuất lúa hữu cơ sử dụng mạ khay, máy cấy liên kết tiêu thụ sản phẩm do Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị triển khai. Sau gần 3,5 tháng, ông thu được hơn 3,3 tấn lúa tươi. Với giá thu mua 13 triệu đồng/tấn lúa tươi ngay tại ruộng, ông Lễ thu về gần 43 triệu đồng, lãi ròng trên 18 triệu đồng.

“Hầu hết các khâu trong quy trình đều được cơ giới hóa. Về kinh tế, nếu làm tốt có thể lãi đến 40 triệu đồng/ ha. Do vậy, tôi sẽ tiếp tục duy trì việc trồng lúa hữu cơ để vừa nâng cao hiệu quả kinh tế vừa đem lại nhiều lợi ích về môi trường”, ông Lễ cho hay.

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Trần Cẩn thông tin, mô hình được thực hiện tại xã Cam Hiếu với diện tích 8 ha, sử dụng giống lúa ST25. Đây là diện tích đã được nông dân sản xuất theo hướng hữu cơ từ các vụ trước. Quá trình sinh trưởng của cây lúa được chăm sóc, quản lý nghiêm ngặt. Sử dụng các loại phân hữu cơ, chế phẩm sinh học, đạm cá, ốc; nước thân lá cây lên men; các loại thảo mộc; canxi photphat xương, canxi vỏ trứng, sữa trứng…

Năng suất lúa tươi đạt trên 6,5 tấn/ha và được Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị bao tiêu với giá thu mua tại ruộng là 13 nghìn đồng/kg… Trừ chi phí ruộng mô hình đạt lợi nhuận trên 36,5 triệu đồng/ha, cao gấp đôi so với ruộng đại trà. Theo ông Cẩn, ưu điểm của trồng lúa hữu cơ đó là giúp giảm ô nhiễm môi trường sinh thái, bảo vệ được sức khoẻ cho người sản xuất và người tiêu dùng. Sử dụng phân bón hữu cơ ngoài tác dụng bổ sung vi lượng, dưỡng chất cho cây lúa còn có tác dụng thau chua, rửa phèn, cải tạo đất rất tốt.

Đến nay, huyện Vĩnh Linh đã có 8 HTX sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, liên kết bao tiêu sản phẩm trên diện tích 158 ha với gần 600 hộ nông dân tham gia. Năng suất bình quân đạt 60 tạ/ha; thu nhập đạt 49 triệu đồng/ha. Bình quân 1 ha trừ chi phí cho thu nhập cao hơn sản xuất lúa bình thường 3 – 4 triệu đồng/ha.

Đặc biệt, do sử dụng quy trình khép kín, tập trung từ gieo cấy, thu hoạch lúa tươi tại ruộng đã giảm tổn thất sau thu hoạch từ 5 – 7%. Hiện nay, các công ty liên kết đã dần ổn định thị trường đầu ra; đã tạo được thương hiệu gạo hữu cơ Vĩnh Lâm và đang thực hiện chứng nhận gạo hữu cơ Vĩnh Linh.

Bên cạnh hiệu quả kinh tế, canh tác hữu cơ không sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, chỉ sử dụng phân hữu cơ, chế phẩm vi sinh từ thảo dược nên tạo ra môi trường an toàn cho người sản xuất, không có tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, phân bón nên tạo ra nguồn nước mặt, không khí trong lành, đất đai phì nhiêu màu mỡ, giảm phát thải carbon, sản phẩm an toàn chất lượng và dần thiết lập lại cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng. Bên cạnh đó, thúc đẩy cơ giới hóa đồng bộ, tăng cường liên kết 4 nhà, nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX nông nghiệp.

Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Linh Nguyễn Anh Tuấn cho biết, để tạo điều kiện thuận lợi trong việc liên kết, tiêu thụ sản phẩm lúa hữu cơ, năm 2023 huyện đã thành lập Liên hiệp HTX sản xuất lúa hữu cơ để thúc đẩy sản xuất, mở rộng thị trường, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế – xã hội địa phương.

Hỗ trợ đầu tư chỉnh trang đồng ruộng, dồn điền đổi thửa, hệ thống kênh thủy lợi cho vùng sản xuất lúa hữu cơ. Xây dựng hệ thống sơ chế và chế biến lúa gạo Vĩnh Linh ở HTX Đức Xá, xã Vĩnh Thủy. Phấn đấu đến năm 2025 toàn huyện có 300 ha lúa sản xuất hữu cơ, trong đó có 100 ha đạt chứng nhận hữu cơ. Đồng thời, tăng cường tìm kiếm, mời gọi các doanh nghiệp liên kết tiêu thụ sản phẩm với số lượng khoảng 3.000 tấn/năm.

Với quan điểm cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, chuyển dần từ nền nông nghiệp số lượng sang chất lượng, giá trị, những năm qua, ngành nông nghiệp đã khai thác tiềm năng, thế mạnh của các địa phương trong tỉnh nhằm chuyển hướng sản xuất từ chiều rộng sang chiều sâu, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm nhằm tạo ra các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất theo hướng hàng hóa.

Đặc biệt, hướng đến mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững, toàn diện cả về kinh tế, xã hội và môi trường với đột phá là phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên quy mô lớn gắn với các sản phẩm chủ lực là gạo hữu cơ chất lượng cao, cà phê Arabica Khe Sanh, hồ tiêu Quảng Trị và cây ăn quả đặc sản. Từ đó, định hình một nền sản xuất nông nghiệp mới, biến điều kiện khắc nghiệt thành lợi thế phát triển, gắn phát triển nông nghiệp với du lịch sinh thái.

Đến nay, toàn tỉnh đã có 478 ha các loại cây trồng sản xuất hữu cơ bao gồm: lúa, hồ tiêu, cây ăn quả… Ngoài ra còn có 74 ha lúa sản xuất canh tác tự nhiên, 317,9 ha sản xuất theo hướng hữu cơ và 40 ha lúa theo hướng VietGap. Sản phẩm hữu cơ đã xuất khẩu ra các thị trường quốc tế khó tính như: Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hà Lan…

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng cho biết, để người nông dân gắn bó với nền nông nghiệp hữu cơ, tỉnh đã có nhiều chính sách, ưu tiên bố trí nguồn lực hỗ trợ người dân, HTX và doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung, nông nghiệp hữu cơ nói riêng. Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp về mặt bằng xây dựng các cơ sở phơi sấy, bảo quản, chế biến, tiêu thụ, nghiên cứu khoa học, thử nghiệm các mô hình.

Định hình và nhân rộng mô hình liên kết “5 nhà” trong sản xuất lúa gạo. Hình thành các nhà máy sơ chế, chế biến gạo hữu cơ và các sản phẩm chế biến sâu từ lúa gạo. Tận dụng tối đa phế phụ phẩm trong sản xuất lúa như rơm rạ, cám gạo để phục vụ phát triển chăn nuôi, phân bón hữu cơ và công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm.

Bên cạnh đó, các mô hình sản xuất hữu cơ đã góp phần tác động tích cực đến nhận thức, tập quán canh tác của nông dân trong việc sử dụng phân hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học có lợi cho môi trường… Qua đó, hướng đến xây dựng một nền nông nghiệp xanh, bền vững.

Lê An



Nguồn: https://baoquangtri.vn/huong-den-nen-nong-nghiep-huu-co-ben-vung-186620.htm

Cùng chủ đề

Nỗ lực thoát nghèo từ nguồn vốn chính sách

Nhờ nguồn vốn vay chính sách, vợ chồng thương binh, cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Xuân Lai (60 tuổi) và bà Nguyễn Thị Hương (53 tuổi) ở thôn Dương Văn Lộc, xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong đã phát triển chăn nuôi, cho con đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và dần thoát khỏi cuộc sống nghèo khó.Bà Nguyễn Thị Hương (vợ CCB Nguyễn Xuân Lai) ở thôn Dương Văn Lộc, xã Triệu Thuận, huyện Triệu...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến thăm, hỗ trợ các gia đình có người thân là nạn nhân tai nạn giao thông

Sáng nay 13/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban ATGT tỉnh Quảng Trị Lê Đức Tiến cùng lãnh đạo UBND huyện Vĩnh Linh, Gio Linh đến thăm, động viên và tặng quà các gia đình có người thân là nạn nhân tai nạn giao thông (TNGT) có hoàn cảnh khó khăn ở các địa phương.Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến trao quà, động viên gia đình anh Nguyễn Xuân Tùng, ở thôn Hòa Nam, xã...

Thu nhập khá từ nghề làm mắm

Đến thôn Lam Thủy, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, hỏi thăm về các loại mắm truyền thống do chị Nguyễn Thị Thu Hòa (sinh năm 1987) làm ra, ai cũng tấm tắc ngợi khen. “Như một duyên nợ, tôi bắt đầu làm mắm từ 7 năm trước và gắn bó với nghề cho đến hôm nay. Công việc này không chỉ mang lại nguồn thu nhập khá mà còn tạo cho tôi niềm vui, sự...

Huyện Vĩnh Linh nhân rộng mô hình vườn mẫu

Từ lợi ích của việc xây dựng vườn mẫu, đặc biệt góp phần làm đẹp cảnh quan nông thôn và tận dụng quỹ đất, nâng cao hiệu quả kinh tế vườn trong mỗi gia đình, thời gian qua, phong trào xây dựng vườn mẫu nông thôn mới được các địa phương ở huyện Vĩnh Linh triển khai tích cực, từ đó ngày càng có nhiều vườn mẫu đạt chuẩn.Xây dựng vườn mẫu được các địa phương khuyến khích, các...

Đã có một mối tình “tay ba” kỳ diệu như thế! *

Tôi muốn mời bạn trước khi đọc những dòng tiếp sau đây, vô trang Youtube nghe ca khúc “Mộng mơ” (Reverie) bất hủ của nhà soạn nhạc người Đức nổi tiếng R.Schumann (1810-1856) với lời Việt của Phạm Duy, do ca sĩ Lệ Thu trình diễn. “Ngồi im, nhìn lên vườn sao lấp lo... Người xưa...biết duyên bạc số vẫn chưa quên tình hờ...”Mấy chục năm trước, khi còn là một học sinh cấp hai, có một cô bé...

Cùng tác giả

Không khí lạnh tràn về, Hà Nội chuyển mưa rét vào đầu tuần

.tdi_77{vertical-align:baseline}.tdi_77>.wpb_wrapper,.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_77>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_77>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_77{padding-bottom:30px!important} .tdi_78{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_78 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_78,.tdi_78>p,.tdi_78 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_78 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_78 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .wp-caption-text,.tdi_78 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78...

Không khí lạnh tràn về, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển lạnh​

.tdi_77{vertical-align:baseline}.tdi_77>.wpb_wrapper,.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_77>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_77>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_77{padding-bottom:30px!important} .tdi_78{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_78 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_78,.tdi_78>p,.tdi_78 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_78 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_78 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .wp-caption-text,.tdi_78 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78...

Chung kết Liên hoan tiếng hát Bông mai vàng năm 2024

Sáng nay 24/11, Nhà Thiếu nhi tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc vòng chung kết Liên hoan tiếng hát Bông mai vàng năm 2024 với chủ đề “Giai điệu tuổi học trò” dành cho thiếu nhi trên địa bàn tỉnh.Một số tiết mục dự thi của các thí sinh sau lễ khai mạc - Ảnh: ĐVSau hơn một tháng thông báo, ban tổ chức liên hoan đã nhận được 89 tiết mục của 93 thí sinh trong toàn...

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú và kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

(Cổng TTĐT) Chiều ngày 19/11/2024, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Quảng Trị tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú lần thứ 16 năm 2023 và kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 (1982 - 2024). Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hồ Đại Nam; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến tham dự. Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy...

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng làm việc với đoàn công tác của FAO và ECHO

(Cổng TTĐT) Ngày 20/11/2024, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng có buổi làm việc với ông Rémi Nono Womdim, Trưởng đại diện Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam và bà Valentina Auricchio, Trưởng đại diện của Ủy ban bảo vệ dân sự và Viện trợ nhân đạo Châu Âu (ECHO) tại khu vực D3 cùng các thành viên đoàn công tác. ...

Cùng chuyên mục

Tiếp sức cho lao động huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Thời gian gần đây, số lượng người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng ở huyện Đakrông tăng mạnh. Kết quả trên có được một phần quan trọng nhờ chính sách hỗ trợ người lao động là người dân tộc thiểu số, người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ nguồn lực của trung ương, địa phương.Hồ Văn Sống (thứ 2 từ trái sang) ở thôn...

Tăng cường hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp

Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển các cụm công nghiệp (CCN) nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các địa phương, đặc biệt là khu vực nông thôn. Việc thành lập các CCN đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động, giải quyết việc làm tại chỗ; đồng thời khắc phục tình trạng sản...

Tích cực nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý, vận hành lưới điện

Những năm qua Công ty Điện lc Quảng Tr (PC Quảng Trị) đã tích cực nghiên cứu, xây dựng và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào các lĩnh vực tự động hóa công tác vận hành, kiểm tra, đánh giá chất lượng mạng lưới điện, quản lý đầu tư xây dựng và kinh doanh dịch vụ khách hàng, góp phần nâng cao hoạt động sản xuất-kinh doanh của công ty.Một số hình ảnh mất an toàn lưới điện...

Góp phần để Hải Lăng đạt chuẩn huyện nông thôn mới

Thời gian qua, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Quảng Trị đã tập trung đầu tư, nâng cấp, sửa chữa hệ thống giao thông, từ đường tỉnh đến đường huyện, đường xã giúp huyện Hải Lăng khai thác các tiềm năng, thế mạnh, thu hút đầu tư, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đặc biệt giúp huyện hoàn thành tiêu chí về giao thông, góp phần để Hải Lăng đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào năm...

Phát huy hiệu quả chính sách phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

HÀ SỸ ĐỒNG, UVBTVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng TrịPhát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi luôn là một nhiệm vụ mang tính chiến lược. Đại hội XIII của Đảng xác định:“Tập trung hoàn thiện và triển khai thực hiện tốt các chính sách dân tộc trên tất cả các lĩnh vực, nhất là các chính sách đặc thù giải quyết những khó khăn của đồng...

Nỗ lực thoát nghèo từ nguồn vốn chính sách

Nhờ nguồn vốn vay chính sách, vợ chồng thương binh, cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Xuân Lai (60 tuổi) và bà Nguyễn Thị Hương (53 tuổi) ở thôn Dương Văn Lộc, xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong đã phát triển chăn nuôi, cho con đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và dần thoát khỏi cuộc sống nghèo khó.Bà Nguyễn Thị Hương (vợ CCB Nguyễn Xuân Lai) ở thôn Dương Văn Lộc, xã Triệu Thuận, huyện Triệu...

Biến rác thải thành tài nguyên

Từ phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp và các chợ dân sinh, bếp ăn tập thể, anh Nguyễn Đăng Vương, hội viên Hội Nông dân thôn Bình An, xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đã nghiên cứu, sản xuất thành công hơn 300 tấn thức ăn hỗn hợp vi sinh, hơn 50 tấn phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ chăn nuôi và trồng trọt. Đây là sản phẩm mà anh Vương dày công thực...

Quan tâm xây dựng sản phẩm du lịch OCOP

Mới đây, tại thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh vừa tổ chức hội thảo tham vấn cộng đồng đề án nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch gắn kết trải nghiệm cà phê tại Quảng Trị và công bố sản phẩm du lịch Khe Sanh coffee tour. Mô hình được đánh giá là hướng đi mới, nhiều tiềm năng phát triển để trở thành sản...

Kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 23/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm kê đất đai năm 2024; Quyết định số 817/QĐ-TTg ngày 9/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024”; Thông tư số 8/2024/TTBTNMT ngày 31/7/2024 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản...

Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính trên địa bàn thành phố Đông Hà

Công tác đo đạc, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sử dụng đất được đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bao gồm cấp lần đầu; cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất), thực hiện các quyền của người sử dụng đất và tăng cường công tác quản...

Tin nổi bật

Tin mới nhất