No menu items!


Powered by Techcity

Hồ Văn Hư và ước mơ về hợp tác xã bò nơi miền biên giới


10 năm trôi qua, anh Hồ Văn Hư, ở bản A La, xã A Ngo, huyện Đakrông vẫn nhớ như in ngày mình xuống thị trấn Krông Klang cách bản làng hơn 70 cây số để nhận bò giống lai sind mà Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel trao tặng cho hộ nghèo. Từ đó, cuộc đời của anh Hư bước sang trang mới, sống có trách nhiệm và hy vọng, bao nhiêu sức lực, tâm huyết anh đổ vào con bò giống đầu tiên. Để rồi, những nỗ lực của anh đã được đền đáp, bằng thời gian và sức lao động, bằng sự cần cù và chịu khó học hỏi của một nông dân đồng bào dân tộc thiểu số sống ở vùng biên giới, xã đặc biệt khó khăn.

Hồ Văn Hư và ước mơ về hợp tác xã bò nơi miền biên giới

Anh Hồ Văn Hư (bên trái) với giấy khen của Chủ tịch UBND huyện Đakrông tặng do có nhiều thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất -Ảnh: T.H

Từ một con bò…

Hơn 100 cây số ngược ngàn, chúng tôi về A Ngo. Con đường Hồ Chí Minh huyền thoại như con nước dịu mềm vắt dài ngược lên phía núi. Bản làng Vân Kiều, Pa Kô thấp thoáng giữa núi rừng Trường Sơn.

Bà Hồ Thị Minh, đại biểu Quốc hội, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị cho hay: Dân số miền núi tính đến thời điểm 1/1/2024 là 46.765 hộ, 195.620 nhân khẩu; trong đó hộ đồng bào dân tộc thiểu số là 21.926 hộ, 96.922 nhân khẩu (chiếm tỉ lệ 13,3% dân số toàn tỉnh).

Đời sống của đồng bào đã có nhiều thay đổi, nhất là tư duy trong lao động sản xuất, đó là điều đáng mừng. Nhiều hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số làm ăn giỏi, thoát nghèo, biết chia sẻ với cộng đồng kinh nghiệm lẫn vật chất.

Hộ gia đình Hồ Văn Hư là hộ gia đình làm ăn giỏi, tại Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Đakrông, anh Hồ Văn Hư được tuyên dương là tấm gương tiêu biểu của bản làng.

Hồ Văn Hư và ước mơ về hợp tác xã bò nơi miền biên giới

Anh Hồ Văn Hư trồng cỏ để nuôi bò – Ảnh: T.H

Ông Hồ Tất Huấn, Chủ tịch UBND xã A Ngo cho biết thêm: A Ngo là xã biên giới, đa số là đồng bào Pa Kô sinh sống, chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi. Tính đến tháng 6/2024, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn xã có hơn 10 ngàn con.

Năm 2014, anh Hồ Văn Hư được hỗ trợ bò giống cái lai sind. Vừa làm quen với con giống mới, anh Hư vừa học hỏi, tìm tòi để có cách chăm sóc phù hợp với giống bò lai. Anh Hư hồ hởi kể: “Nghe Nhà nước cho bò nhưng tới ngày báo đi nhận thì mới biết là được bò rồi, cả đêm ngủ không yên.

Năm giờ sáng thức dậy đi ra huyện, khi cán bộ chỉ con bò của mình thì ôi, lòng sướng dữ. Từ nay có cái để hy vọng thoát nghèo. Hôm đó xe chở bò đi trước, người nhận bò chạy theo sau mà lòng thấy vui”. Loay hoay với con bò giống, chẳng mấy chốc nó đền đáp anh Hư bằng sự cao lớn và khỏe mạnh. Con bò anh Hư nuôi đã trưởng thành, cao hơn những con bò trong bản.

Làm thế nào cho bò sinh sản khi những con bò đực giống bản địa thấp bé không thể giao phối với con bò lai sind này. Mấy đêm liền anh không ngủ, phần lo con bò không đẻ được, phần lo khi người ta nói, nếu nuôi bò không đẻ được thì bán hoặc thịt đi…

…Đến mười ba con bò

Anh Hồ Văn Tập, cán bộ nông nghiệp xã A Ngo là người rõ mọi nguồn cơn của anh Hư. Anh Tập kể: “Hồi đó Hư điện thoại cho tôi, giọng lo lắng lắm, Hư nói làm răng cho bò được đẻ chớ không được bán, không được thịt. Nhà nước cho bò nuôi sinh sản, Hư là đảng viên, phải gương mẫu”.

Trong cuốn sổ nhỏ để ngăn tủ, Hư ghi lại những mốc quan trọng trong cuộc đời mình: Hồ Văn Hư, dân tộc Pa Kô, sinh năm 1989, lấy vợ năm 2007, ở riêng năm 2007, kết nạp Đảng năm 2008, Nhà nước cho bò giống năm 2014, hết hộ nghèo năm 2015, Trưởng ban Mặt trận thôn năm 2021, vợ Hồ Thị Xiêng – đại biểu HĐND xã A Ngo nhiệm kỳ 2021 – 2026…

Hồ Văn Hư và ước mơ về hợp tác xã bò nơi miền biên giới

Anh Hồ Văn Hư bên đàn bò – thành quả từ nỗ lực chăn nuôi của gia đình -Ảnh: T.H

Trách nhiệm với cuộc sống, gương mẫu với vai trò là đảng viên, anh Hồ Văn Hư không ngừng tìm tòi học hỏi để có “con đường” cho mình. Anh tâm sự: “Lúc bò mới đưa về chưa trồng cỏ sữa, Hư lo hung. Sau thì thấy lo không bằng làm nên Hư và vợ chăm sóc con bò thật kỹ nên hắn to. Con bò to cao hơn bò đực tới hai gang tay mãi không nhảy được.

Hồi đó may mà có anh Tập gọi người từ A Lưới, Thừa Thiên Huế về phối giống, bò đẻ con to hung. Vợ chồng Hư nhìn con bò rồi điện thoại cho anh Tập, mừng phát khóc. Mà khi đó Hư khóc rồi, từ một con bò thành hai con bò không khóc răng được”…

Anh Hư vừa chăm sóc bò, vừa cuốc đất trồng cỏ. Từ một đám cỏ sữa đầu tiên vợ chồng Hư nhân giống để được vài trăm mét vuông, giờ diện tích trồng cỏ của Hư đã lên hàng ngàn mét vuông. Từ 1 con bò, vợ chồng anh Hư đã phát triển đàn bò thành 13 con.

Anh Hư chia sẻ: “Con bò của doanh nghiệp quân đội cho sinh được 6 con. Số còn lại là 5 con bò được sinh sản từ bò mẹ mà gia đình tôi đối ứng theo Nghị quyết 162 của HĐND tỉnh Quảng Trị. Nhà nước cho 10 triệu, gia đình thêm 8 triệu để được 1 con bò lai sind cái”.

Cần cù, chia sẻ, phát triển, anh Hồ Văn Hư luôn quan tâm đến những người xung quanh, đặc biệt là những người có cùng đam mê trồng cỏ nuôi bò. Anh chia sẻ: “Tôi muốn cùng vài hộ gia đình dồn đổi đất cho nhau, hình thành diện tích lớn để trồng cỏ, nuôi bò”.

Mơ ước về một hợp tác xã bò

Đến A Ngo, nơi Hồ Văn Hư cũng như 108 hộ, 247 nhân khẩu đồng bào Pa Kô bản Pi Rao (nay đổi tên thành Ala) đang ngày đêm cần mẫn lao động sản xuất tận vùng biên cương Tổ quốc, mới thấu hiểu được rằng, đồng bào Vân Kiều, Pa Kô một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ, bên cạnh xây dựng và bảo vệ quê hương thì làm giàu là khát vọng lớn của bà con. Anh Hư bảo, Bác Hồ muốn đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành… việc đó làm được rồi. Giờ mong ước làm giàu, như thế mới xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh hơn.

Nung nấu trong mình ý tưởng “dồn điền đổi thửa”, anh Hư vận động các hộ dân đổi đất đồi, đất rẫy, tập hợp nhau lại để làm chuồng trại, trồng cỏ thành lập điểm chăn nuôi gia súc tập trung. Những người cùng chung chí hướng với anh Hư có Hồ Văn Vuôn, Hồ Văn Sao, Hồ Văn Him…

Anh Hư chia sẻ, đàn bò ngày càng nhiều, gia đình anh từ 1 con bò lên 13 con bò, nhà anh Vuôn 4 con, anh Sao 10 con, anh Him 10 con… nên cần địa điểm chăn nuôi tập trung vừa hỗ trợ được cho nhau về kỹ thuật chăn nuôi, vừa mở rộng được diện tích trồng cỏ.

Đặc biệt là việc đảm bảo vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, chăn nuôi tập trung kiểm soát được dịch bệnh tốt hơn chăn thả rất nhiều. Sợ nhầm bò nhau thì đánh số, in dấu. Anh Hư muốn thành lập hợp tác xã bò trên A Ngo, có tổ chức kinh tế tập thể lớn mạnh mới làm được việc lớn hơn, xóa đói giảm nghèo bền vững hơn.

Vừa lao động vừa chia sẻ kinh nghiệm, anh Hư đặc biệt chú trọng đến cách thức tổ chức sản xuất trong trồng trọt và chăn nuôi. Anh cũng nhận thấy rằng nền kinh tế nông nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn, hạn chế. “Bà con nông dân thì luôn lam lũ làm nương rẫy trồng cây lúa, cây ngô nhưng năng suất không được cao, nhiều năm mất mùa. Gia đình tôi ngoài chăn nuôi bò còn trồng 5 ha tràm, 2 ha bời lời, 3 ha sắn. Sản xuất nông nghiệp phải “lấy ngắn nuôi dài” mới hiệu quả”, anh chia sẻ.

Với vai trò Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn, mỗi lần đi họp ở ủy ban huyện là anh Hư mang báo cáo tình hình kinh tế – xã hội trên địa bàn xã về nghiên cứu và nhận thấy, để đời sống bà con được nâng lên, không có con đường nào khác ngoài xây dựng các mô hình kinh tế để tăng thu nhập.

Trên địa bàn xã A Ngo có mô hình chuối tiêu hồng, thu về gần 100 triệu đồng/năm từ bán sản phẩm chuối, lợi nhuận rất cao. Anh luôn tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ các thôn khác, hộ khác làm kinh tế giỏi để tuyên truyền cho bà con cách làm hay, sản xuất giỏi nhằm tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo, đặc biệt là thoát nghèo bền vững.

Tùng Hoa



Nguồn: https://baoquangtri.vn/ho-van-hu-va-uoc-mo-ve-hop-tac-xa-bo-noi-mien-bien-gioi-188698.htm

Cùng chủ đề

Đề xuất khoảng 60 tỉ đồng đầu tư xây mới cầu treo Đakrông

Hôm nay 16/4, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng có văn bản gửi Bộ Xây dựng về việc đề xuất xây dựng cầu Đakrông tại km 249+824 đường Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Trị. Tổng kinh phí đề xuất khoảng 60 tỉ đồng từ nguồn vốn cấp bách hoặc vốn dư của Bộ Xây dựng đầu tư cho các trường hợp khẩn cấp đảm bảo giao thông để sớm triển khai đầu tư xây dựng...

Quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11, BCH Trung ương Đảng khóa XIII

Sáng nay 16/4, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11, BCH Trung ương Đảng khóa XIII. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị. Các ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Lương Cường; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước...

Nhiều hộ dân, hợp tác xã chưa được thanh toán tiền bán cây dược liệu an xoa

Mặc dù bước đầu cây dược liệu an xoa trồng thử nghiệm trên địa bàn huyện Cam Lộ đã mang lại hiệu quả, tuy nhiên, thời gian gần đây, do nhiều nguyên nhân khiến đầu ra sản phẩm gặp trở ngại, dẫn đến việc đơn vị thu mua chậm thanh toán tiền. Điều này đã khiến nhiều hộ dân, hợp tác xã (HTX) tham gia canh tác cây trồng này lo lắng vì gặp nhiều khó khăn trong sản...

Giao thông kết nối các trục kinh tế động lực Đông-Tây

Các tuyến giao thông huyết mạch kết nối theo chiều Đông-Tây, giữa miền biển và khu vực miền núi để tạo ra các trục kinh tế động lực đang dần được hình thành, tạo cơ sở vững chắc trong việc khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của Hành lang kinh tế Đông-Tây giúp Quảng Trị đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế-xã hội.Cầu Thạch Hãn 1 bắc qua sông Thạch Hãn nối TP. Đông Hà với huyện...

Thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ ở khu vực miền núi

Những năm qua, không chỉ ở thành phố, đồng bằng mà tại khu vực miền núi, các hoạt động thương mại, dịch vụ cũng ngày càng phát triển. Đây là một tín hiệu tích cực, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.Cơ sở kinh doanh của chị Nguyễn Hồng Cẩm ở xã Hướng Tân - Ảnh: H.TDọc theo tuyến đường vào trung tâm huyện Hướng Hóa và...

Cùng tác giả

Quán triệt Kết luận số 132-KL/TW, ngày 18/3/2025 của Bộ Chính trị

Sáng nay 17/4, tại Hà Nội, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt Kết luận số 132-KL/TW, ngày 18/3/2025 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy. Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú; Ủy viên Bộ...

Đẩy nhanh việc xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn

Quảng Trị là 1 trong 13 tỉnh của cả nước được Bộ Nông nghiệp và PTNT (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) quan tâm, ưu tiên lựa chọn thực hiện Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025 (Đề án). Hơn 2 năm qua, tỉnh đã tập trung triển khai xây dựng vùng nguyên liệu nông sản đạt chuẩn...

Cử tri hoan nghênh cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Chiều nay 16/4, Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị gồm các đại biểu: Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hoàng Đức Thắng; Phó Giám đốc phụ trách Sở Dân tộc và Tôn giáo Hồ Thị Minh tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV tại thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh.Phó Trưởng đoàn phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hoàng Đức Thắng phát biểu tại điểm tiếp xúc cử tri thị trấn Hồ...

Diễn tập phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Chiều nay 16/4, tại Khu đô thị Tân Vĩnh, phường Đông Lương, TP. Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) tổ chức diễn tập phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) năm 2025. Quyền Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo PCCC & CNCH tỉnh Hà Sỹ Đồng tham dự.Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng phát biểu tại buổi diễn tập - Ảnh: N.BTình huống diễn tập...

Cho ý kiến về dự thảo phương án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Quảng Trị

Chiều nay 16/4, Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã tỉnh Quảng Trị tổ chức họp cho ý kiến về dự thảo phương án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã. Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Long Hải chủ trì buổi làm việc. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang;...

Cùng chuyên mục

Đẩy nhanh việc xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn

Quảng Trị là 1 trong 13 tỉnh của cả nước được Bộ Nông nghiệp và PTNT (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) quan tâm, ưu tiên lựa chọn thực hiện Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025 (Đề án). Hơn 2 năm qua, tỉnh đã tập trung triển khai xây dựng vùng nguyên liệu nông sản đạt chuẩn...

Thương mại, dịch vụ là động lực thúc đẩy Đông Hà phát triển

Bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Đông Hà lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, những năm qua, nhiều giải pháp được UBND thành phố Đông Hà triển khai để thúc đẩy thương mại, dịch vụ trên địa bàn phát triển, trở thành động lực thúc đẩy đô thị trung tâm tỉnh lỵ phát triển.Thương mại, dịch vụ đóng góp ngày càng quan trọng vào quá trình phát triển của thành phố Đông Hà...

Xã Hải Chánh lập đồ án Quy hoạch chung để đổi mới toàn diện

Trong những năm qua, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng đã thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của người dân từng bước được nâng cao, văn hóa - xã hội ngày càng phát triển, quốc phòng - an ninh được giữ vững. Tuy nhiên, quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới xã Hải Chánh giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 có nhiều điểm không còn phù hợp...

Nhiều hộ dân, hợp tác xã chưa được thanh toán tiền bán cây dược liệu an xoa

Mặc dù bước đầu cây dược liệu an xoa trồng thử nghiệm trên địa bàn huyện Cam Lộ đã mang lại hiệu quả, tuy nhiên, thời gian gần đây, do nhiều nguyên nhân khiến đầu ra sản phẩm gặp trở ngại, dẫn đến việc đơn vị thu mua chậm thanh toán tiền. Điều này đã khiến nhiều hộ dân, hợp tác xã (HTX) tham gia canh tác cây trồng này lo lắng vì gặp nhiều khó khăn trong sản...

PC Quảng Trị thực hiện tốt công tác quản trị, đầu tư xây dựng và các chỉ tiêu về sản xuất

Những năm qua, bằng các giải pháp cụ thể, quyết liệt, Công ty Điện lực Quảng Trị (PC Quảng Trị) tích cực, đổi mới công tác quản trị, điều hành; đẩy mạnh hoạt động sản xuất-kinh doanh, hoàn thành tốt các chỉ tiêu Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) giao, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động.Lãnh đạo PC Quảng Trị báo cáo với lãnh đạo EVNCPC về tình hình triển...

Chuẩn hóa thông tin để nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng điện

Để nâng cao công tác quản lý, điều hành, đảm bảo thực hiện hiệu quả các hoạt động sản xuất-kinh doanh và dịch vụ khách hàng, đáp ứng mục tiêu chuyển đổi số, Công ty Điện lực Quảng Trị (PC Quảng Trị) đã tích cực ứng dụng các nền tảng công nghệ vào chương trình quản lý của đơn vị.Công nhân PC Quảng Trị cập nhật hình ảnh công tơ, cột hạ thế lên chương trình thu thập hiện...

Doanh nghiệp du lịch tìm cơ hội trong thách thức

Đón mùa cao điểm du lịch biển, đảo năm 2025, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ, du lịch đã nỗ lực thích ứng, khắc phục khó khăn do tác động từ suy thoái kinh tế toàn cầu, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các điểm đến trong cùng khu vực thông qua việc đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu các sản phẩm, chương trình khuyến mãi du lịch biển, đảo hấp dẫn, đồng thời...

Khẩn trương phục hồi cây lúa bị đổ ngã

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, tối ngày 12/4 và rạng sáng ngày 13/4 trên địa bàn tỉnh đã có mưa to kết hợp với gió mạnh đã làm hơn 1.100 ha lúa đông xuân bị đổ ngã. Thời điểm này, các địa phương và nông dân trên địa bàn tỉnh đang tập trung triển khai các giải pháp nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về năng suất và sản lượng thu hoạch lúa.Người dân thôn Hội...

Hiệu quả công tác tuyên truyền trong xây dựng nông thôn mới ở xã Hải Lệ

Sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), UBND xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị đã phát động phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng xã Hải Lệ đạt chuẩn NTM nâng cao” giai đoạn 2021 - 2025. Sau hơn 3 năm thực hiện, xã Hải Lệ đã có những thay đổi tích cực, nguồn lực đầu tư từ các chương trình, dự án đã góp phần nâng cao đời sống kinh...

Du lịch nông thôn thúc đẩy xây dựng nông thôn mới

Thời gian gần đây, tỉnh đã tích cực triển khai các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Du lịch nông thôn không chỉ là giải pháp phát triển kinh tế mà còn góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, nâng cao chất lượng đời sống và tạo sinh kế bền vững cho người dân nông thôn.Một điểm du lịch tại xã...

Tin nổi bật

Tin mới nhất