“Khát vọng lớn nhất của con người là được sống. Tôi đem các con về nhà, muốn con được sống, được ăn cơm, có áo mặc, được học hành…”. Đó là chia sẻ của bà Kăn Ling ở bản Tăng Cô Hang, xã Lìa, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị về hành trình gần 40 năm nhận nuôi những đứa trẻ không nơi nương tựa. Hành trình ấy của người mẹ Pa Kô bên dòng Sê Pôn, đầy ấm áp tình người.Từ một vùng đất nghèo khó, huyện biên giới Sa Thầy (Kon Tum) hôm nay đang vươn lên mạnh mẽ. Những ngôi nhà tạm đang được thay thế bằng nhà xây kiên cố; những ngôi trường khang trang tiếp bước học sinh đến trường; đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) nghèo được hỗ trợ sinh kế để vươn lên thoát nghèo; diện mạo thôn, làng vùng đồng bào DTTS đang từng ngày khởi sắc… Đó là kết quả từ quyết tâm của cả hệ thống chính trị huyện Sa Thầy trong việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).Chiều 11/12, tiếp theo chương trình làm việc tại tỉnh Đồng Tháp, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương dự buổi gặp gỡ các đại biểu người có công tiêu biểu tỉnh Đồng Tháp nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tại trụ sở Ủy ban nhân dân huyện Tam Nông.“Khát vọng lớn nhất của con người là được sống. Tôi đem các con về nhà, muốn con được sống, được ăn cơm, có áo mặc, được học hành…”. Đó là chia sẻ của bà Kăn Ling ở bản Tăng Cô Hang, xã Lìa, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị về hành trình gần 40 năm nhận nuôi những đứa trẻ không nơi nương tựa. Hành trình ấy của người mẹ Pa Kô bên dòng Sê Pôn, đầy ấm áp tình người.Mới đây, Hội LHPN huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) đã tổ chức thành công Hội thi “Thủ lĩnh tài năng” Câu lạc bộ (CLB) Thủ lĩnh của sự thay đổi năm 2024.Nhằm góp phần thực hiện tốt công tác bảo tồn văn hoá các dân tộc gắn với phát triển du lịch địa phương một cách hiệu quả, thiết thực, huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) đã phối hợp với các đơn vị thành lập các Câu lạc bộ (CLB) và tổ chức hoạt động truyền dạy văn hoá dân gian cho các thành viên.Vừa qua, Phòng Dân tộc huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) phối hợp cùng Trường PTDT Nội trú THCS và THPT huyện Thuận Châu tổ chức Hội thi “Tìm hiểu và tuyên truyền pháp luật về hôn nhân và gia đình, luật bình đẳng giới và các quy định của pháp luật về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống”.Xác định rõ vị trí, vai trò, tầm quan trọng của tín dụng chính sách xã hội đối với việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), gắn với phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) đã triển khai nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội hiệu quả. Đây là điểm tựa thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo, ổn định sản xuất và phát triển sinh kế cho người dân.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay, 10/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghìn năm trò diễn Xuân Phả. Hồi sinh làng nghề dát vàng Kiêu Kỵ. Tar lốq – Món ăn đặc trưng của người Pa Kô. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Đây là lần đầu tiên Vườn Quốc gia Pù Mát ghi nhận tình hình lợn rừng hoang dã trong Khu bảo tồn chết với số lượng lớn, nghi ngờ có dịch bệnh đang phát tán trong quần thể lợn rừng hoang dã.Tỉnh Đồng Tháp đặt mục tiêu, tới năm 2032 sẽ nhập khẩu và nuôi thả 100 cá thể sếu đầu đỏ, kỳ vọng nuôi sống thành công tối thiểu 50 con. Sau đó, đàn sếu nuôi thả ra tự nhiên có thể tự sinh tồn và sinh sản, sống quanh năm ở rừng Tràm Chim.Khoảng trưa đến chiều nay (11/12), không khí lạnh mạnh bắt đầu tràn về miền Bắc, trời chuyển rét. Dự báo những ngày tới không khí lạnh tiếp tục tăng cường mạnh khiến nền nhiệt giảm sâu, trời còn rét kéo dài.Ngày 11/12, tại cơ quan Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng, Tổ công tác Ban Chỉ đạo 202 Bộ Quốc phòng do Đại tá Lê Thành Công – Trưởng phòng Kinh tế sự nghiệp Cục kinh tế, Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện các nội dung, dự án thành phần trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2022 – 2023 và tình hình triển khai nhiệm vụ năm 2024 – 2025 của đơn vị Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh và Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Sóc Trăng.Ngày 11/12, tại TP. Cần Thơ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Mặt trận Cụm thi đua Ủy ban MTTQ Việt Nam 5 thành phố trực thuộc Trung ương năm 2024. Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến dự và chỉ đạo Hội nghị.
Vượt sông đón con về
Chuyện của gần 40 năm rồi mà nghe như mới ngày hôm qua. Sông Sê Pôn chia đôi ranh giới hai nước Việt Nam – Lào vẫn êm đềm xuôi dòng, nhưng 3 đứa trẻ mà bà Kăn Ling nhận nuôi vào một chiều cuối Đông năm 1986, thì chỉ còn lại một.
“Tôi như đứt từng khúc ruột. 3 đứa trẻ ngày ấy, nay chỉ còn Pừng. Hai anh của Pừng do ốm yếu nên đều đã mất từ khi còn nhỏ”, bà Kăn Ling ngậm ngùi.
Còn nhớ, chiều cuối Đông năm 1986, bà Kăn Ling cùng chồng là ông Hồ Văn Tang vượt sông Sê Pôn sang nước bạn Lào để nhận nuôi 3 đứa trẻ mồ côi. Mưa tầm tã, rét như cắt, nhưng tình người là thứ duy nhất chiến thắng, sưởi ấm những đứa trẻ không cha, không mẹ. Thế rồi, bà Kăn Ling bế đứa nhỏ còn đỏ hỏn, quấn trong chiếc chăn mỏng; còn ông Tang bế hai đứa lớn trở về Việt Nam trong nỗi mừng vui xen lẫn lo lắng vì chưa biết lấy gì nuôi bọn trẻ.
Ở vùng đất mà hầu hết người dân còn rất khó khăn, thì việc nhận nuôi thêm những đứa trẻ là điều không tưởng. Nhưng Kăn Ling thì không suy nghĩ nhiều “mình cứ nhận nuôi rồi mọi chuyện hãy tính sau”. Thế rồi, vợ chồng bà Kăn Ling dẫn hết đứa này đến đứa khác về nuôi.
Ngoài 4 đứa con đẻ, cùng với 3 đứa trẻ nhận nuôi từ cuối năm 1986; năm 1989, thêm 3 đứa trẻ mồ côi cùng thôn khăn gói về ở với Kăn Ling là Hồ Văn Thiết, Hồ Thị Tha, Hồ Thị Thiệp. Năm 2005, trong một lần đi công tác ở xã Ba Tầng, cách nhà hơn 10 cây số, Kăn Ling lại đón 3 chị em mồ côi khác là Hồ Thị Hà, Hồ Thị Hinh, Hồ Thị Hội về nhà. Và đến năm 2014, nếp nhà của bà Kăn Ling đón thêm 2 đứa trẻ mồ côi là Hồ Thị Miệc và Hồ Thị Muôi.
Thêm người, thêm miệng ăn, thêm cái mặc và bao nhu cầu khác của cuộc sống. Nhưng bà Kăn Ling chỉ cười, nụ cười rất đỗi hiền từ: Mình nghèo nhưng còn có nhà, có gia đình, có chồng con… còn mấy đứa trẻ, chẳng còn ai thân thích. Vì thế, hai vợ chồng động viên nhau chèo chống để các con có sự sống, có miếng cơm, manh áo và được học chữ như bao đứa trẻ khác.
Hạnh phúc của người mẹ Pa Kô
Trong tình thương yêu vô bờ bến của người mẹ Pa Kô, những đứa trẻ kém may mắn, cứ lớn dần theo năm tháng. Những đứa trẻ ấy, ngoài thời gian đến trường học chữ, thì đều biết cùng cha mẹ lên nương rẫy lao động, trông em, phụ việc nhà.
Những bữa cơm độn khoai sắn, nhưng gần 20 người trong mái nhà Kăn Ling đều rất vui vẻ, ấm áp. Dẫu cuộc sống khó khăn, nhưng 11 người con nuôi và 4 người con đẻ, đều được Kăn Ling dạy bảo, định hướng tận tình, nhất là chuyện học chữ và rèn nghề.
Chị Hồ Thị Líp – người con gái đầu lòng của bà Kăn Ling, nay là giáo viên Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Ba Tầng, huyện Hướng Hóa tâm sự: Lúc nhỏ cũng như khi trưởng thành, mẹ Ling đều dặn dò 4 chị em chúng tôi (con ruột của Kăn Ling) về việc không được tị nạnh, vì con nuôi hay con đẻ đều là con của cha mẹ. Mẹ dặn, nhưng thường ưu tiên các anh chị em nuôi quần áo, sách vở mới đầu mỗi năm học, vì các anh chị thiệt thòi quá nhiều.
Một trong 3 đứa trẻ may mắn vào cuối năm 1986, nay là cô giáo Hồ Thị Pừng ở Trường Mầm non xã Xy, huyện Hướng Hóa. Nhắc lại chuyện xưa, Pừng rơm rớm: Nếu không có mẹ Kăn Ling, em đã bị chôn theo mẹ ruột rồi, đâu được như ngày hôm nay. Không có mẹ Kăn Ling, Pừng sẽ không được sống tiếp, nói gì tới việc trở thành giáo viên.
Ngồi gõ lại những dòng chữ này, chúng tôi vẫn không thôi rưng rưng. Bài học về tình người, tình yêu thương mà người mẹ Pa Kô vượt lên muôn vàn khó khăn để nuôi dạy những đứa trẻ nên người, là một hành trình lay động con tim.
Để răn dạy các con nỗ lực trong cuộc sống, bà Kăn Ling tự lấy sự phấn đấu của chính mình làm gương. Lớn lên nơi bản làng xa xôi của huyện Hướng Hóa, nhiệt huyết của tuổi trẻ trong hoạt động đoàn đã là bước đệm quan trọng để cô thanh niên người Pa Kô Kăn Ling được bầu làm Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ, rồi lại được tín nhiệm bầu làm Phó Chủ tịch UBND xã. Trước khi nghỉ hưu, bà Kăn Ling là Chủ tịch HĐND xã A Túc cũ, nay đổi tên thành xã Lìa, huyện Hướng Hóa.
Vinh dự nhất với bà là tấm Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT vì có thành tích xuất sắc trong “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và “Thực hiện công tác dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước nhân dịp Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Quảng Trị lần thứ III, năm 2019”.
Ngồi gõ lại những dòng chữ này, chúng tôi vẫn không thôi rưng rưng. Bài học về tình người, tình yêu thương mà người mẹ Pa Kô vượt lên muôn vàn khó khăn để nuôi dạy những đứa trẻ nên người, là một hành trình lay động con tim.
Nguồn: https://baodantoc.vn/hanh-trinh-yeu-thuong-ben-dong-se-pon-1733804079156.htm