Powered by Techcity

Giữ nhịp cồng chiêng giữa đại ngàn


Hơn 60 năm theo đuổi niềm đam mê cồng chiêng, nghệ nhân Hồ Song Hào (74 tuổi), ở thôn Xóm Mới, xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh, không chỉ nắm vững kỹ năng và sử dụng điêu luyện mà còn tích cực tham gia vào việc truyền dạy, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Nhiều thế hệ trẻ ở vùng miền núi phía Tây huyện Vĩnh Linh nhờ sự hướng dẫn, dìu dắt của ông đã biết sử dụng cồng chiêng một cách thành thạo và lan tỏa niềm đam mê nhạc cụ, khí nhạc của dân tộc mình.

Giữ nhịp cồng chiêng giữa đại ngàn

Một tiết mục của Đội biểu diễn cồng chiêng xã Vĩnh Ô tham gia tại lễ công bố xã Vĩnh Khê, huyện Vĩnh Linh đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023 – Ảnh: N.B

Thời thơ bé trót say nhịp cồng chiêng

Bao đời nay, trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Vân Kiều, Pa Kô giữa đại ngàn Trường Sơn, cồng chiêng không chỉ là nhạc cụ mà còn được xem là “thần coi bản”, là biểu tượng của sự giàu có ở mỗi gia đình, sự hùng mạnh của mỗi buôn làng. Những làn điệu, nhịp điệu cồng chiêng như là thứ ngôn ngữ giao tiếp siêu nhiên của con người với thế giới thần linh. Tiếng vang vọng của cồng chiêng truyền tải nỗi lòng, lời nguyện cầu về cuộc sống đầy đủ, ấm no, bình an, hạnh phúc của con người đến thế giới tâm linh .

Sinh ra và lớn lên tại vùng miền núi xã Vĩnh Ô nên từ bé, ông Hào thường xuyên thấy người trong thôn, bản mình sử dụng cồng chiêng vào các dịp tết, lễ hội, việc hiếu, hỉ. Những âm điệu trầm bổng từ cồng chiêng đã có sức cuốn hút ông từ thuở bé và từ đó niềm đam mê nhạc cụ, khí nhạc dân tộc lớn dần trong ông. Cứ mỗi khi trong thôn, xã tổ chức lễ hội, ông Hào lại theo chân đội biểu diễn cồng chiêng để xem, học hỏi.

Ngày ấy, vì còn nhỏ nên ông Hào chưa được phép sử dụng cồng chiêng nhưng vì quá đam mê, ông đành sử dụng những dụng cụ như ván gỗ, tôn để mô phỏng hình dáng nhạc cụ và một mình luyện tập hăng say.

Vốn là người thông minh, lanh lợi, lại có năng khiếu và đam mê âm nhạc, nhạc cụ truyền thống của dân tộc nên chỉ vài năm tập luyện một mình, ông Hào đã thể hiện gần như đúng làn điệu, nhịp điệu mà các nghệ nhân thường biểu diễn. Mãi đến năm 13 – 14 tuổi, ông mới chính thức được theo chân những bậc cao niên trong bản để học cách chơi cồng chiêng và thừa hưởng những kỹ năng mà thế hệ ông cha truyền dạy lại.

Giữ nhịp cồng chiêng giữa đại ngàn

Nghệ nhân Hồ Song Hào (bên phải) chia sẻ kỹ thuật sử dụng cồng chiêng cho em trai Hồ Văn Bình – Ảnh: N.B

Năm 1969, ông Hào được cử đi học trung cấp sư phạm tại Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh nên tạm gác lại niềm đam mê nghiên cứu cồng chiêng. Năm 1972, ông Hào được bố trí lên vùng Hướng Lập, huyện Hướng Hóa để dạy tiểu học. Tại đây, ông tích cực tập luyện, nghiên cứu những cái hay, nét mới trong sử dụng cồng chiêng.

“Bố mất sớm, đến năm 1979, mẹ tôi đau nặng, các em còn quá nhỏ dại nên tôi quyết định xin nghỉ dạy học về phụ giúp gia đình. Trở về quê, tôi được bầu làm trưởng thôn, công an viên và đến năm 1998 chuyển sang làm cán bộ tư pháp xã. Năm 2014, tôi về nghỉ theo chế độ. Từ ngày rời xã Hướng Lập trở về quê đến nay, tôi lại càng say mê tìm hiểu, có điều kiện nghiên cứu kỹ hơn những làn điệu, nhịp điệu, kỹ năng sử dụng cồng chiêng mà thế hệ cha ông truyền lại. Từ nhỏ tôi đã xem cồng chiêng như là một phần cuộc sống và sẽ nỗ lực để những thế hệ trẻ nối tiếp mình giữ lấy nhịp cồng chiêng cho mai sau”, nghệ nhân Hồ Song Hào chia sẻ.

Hằng chục năm nay, nghệ nhân Hồ Song Hào luôn tham gia biểu diễn cồng chiêng, thanh la, trống trong những ngày hiếu, hỉ trong thôn, xã. Ông thấy vui khi thế hệ trẻ không để văn hóa, nhạc cụ, khí nhạc truyền thống mai một dần. Và điều đó đã thôi thúc ông ngày càng nỗ lực hơn trong việc truyền dạy các kỹ năng sử dụng cồng chiêng cho thế hệ trẻ trong xã, trong vùng .

Để tiếng cồng chiêng vang mãi

Vốn xuất thân là thầy giáo nên ông Hào đã ứng dụng linh hoạt kỹ năng sư phạm trong biên soạn “giáo án” dạy cồng chiêng và tham mưu, bàn bạc kỹ lưỡng với cấp ủy, chính quyền xã Vĩnh Ô trong việc giữ gìn, phát huy khí nhạc, nhạc cụ truyền thống của dân tộc.

Nhờ đó, Đội biểu diễn cồng chiêng xã Vĩnh Ô được thành lập dưới sự chỉ đạo, quản lý, điều hành của UBND xã đã nhiều năm nay. Hiện đội có khoảng 30 thành viên, trong đó phân công cụ thể từng người sử dụng trống, cồng chiêng, thanh la, đội múa. Nghệ nhân Hồ Song Hào là người có vai trò quan trọng trong Đội biểu diễn cồng chiêng xã Vĩnh Ô.

Điều đầu tiên, ông muốn nhắn nhủ đến các thành viên trong đội lẫn người dân, đặc biệt là các bạn thanh niên đó là sự tôn trọng “thần coi bản”. Theo đó, trước khi mang cồng chiêng ra tập luyện dài ngày, đi biểu diễn, phục vụ lễ hội, việc hiếu, hỉ đều phải tuân thủ quy định cúng chiêng. Lễ vật cúng chỉ con gà, chai rượu nhưng phải chỉnh tề, trang nghiêm, thần kính. Khi không đánh chiêng nữa, chủ nhà hoặc già làng, các thành viên trong đội được giao nhiệm vụ đem chiêng vào treo ở nơi trang trọng nhất trong nhà. Và nét đẹp ấy luôn được thế hệ trẻ tiếp thu, thực hiện từ nhiều năm nay.

Giữ nhịp cồng chiêng giữa đại ngàn

Nghệ nhân Hồ Song Hào (bên trái) say mê biểu diễn cồng chiêng – Ảnh: N.B

Cồng chiêng có nhiều bài và nhịp điệu cũng khác nhau theo từng ngữ cảnh sử dụng nhưng tựu trung vào dịp lễ hội thì nhịp điệu vui mừng, hoan hỉ; vào dịp cúng tế thì nhịp điệu trang nghiêm, thần kính. Đa số các bạn trẻ chỉ thích đánh cồng chiêng ngẫu hứng, không theo nguyên tắc nào và cách sử dụng này chỉ hợp với phần hội vui tươi.

Từ thực tế đó, ông Hào đã “biên soạn” ra nhiều bài dạy linh hoạt, phù hợp với mục đích để các bạn trẻ có thể sử dụng thành thạo các bài, nhịp điệu cồng chiêng, biết cách sử dụng cho đúng nhằm phát huy giá trị văn hóa truyền thống. “Để dạy cho các bạn trẻ đánh cồng chiêng thành thạo thì trước hết phải khơi dậy được niềm say mê cồng chiêng. Từ đó các cháu sẽ hăng hái và tích cực tham gia.

Những bài cồng chiêng đã thực sự đánh thức tâm hồn, niềm tự hào về văn hóa truyền thống dân tộc trong nhiều người, đặc biệt là thanh thiếu niên. Nhiều năm nay, nhịp cồng chiêng kết hợp với các điệu múa ngày càng thu hút nhiều người tham gia và tăng tính cộng đồng, tinh thần đoàn kết trong bản làng, khu dân cư. Điều đó càng khiến tôi nỗ lực hơn nữa để truyền dạy hết kỹ năng trong sử dụng cồng chiêng cho thế hệ trẻ, để mai này tiếng cồng chiêng sẽ vang vọng mãi giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ”, ông Hào chia sẻ.

Nhiều năm qua, nghệ nhân Hồ Song Hào không chỉ truyền dạy cách sử dụng, nét đẹp văn hóa cồng chiêng cho các thành viên trong Đội biểu diễn cồng chiêng xã Vĩnh Ô và người dân trong thôn, xã lẫn con cháu, anh em trong gia đình, dòng họ mà còn ngược xuôi khắp các bản làng, thôn xóm ở xã Vĩnh Hà, Vĩnh Khê (huyện Vĩnh Linh) với mong muốn lưu giữ, lan tỏa văn hóa cồng chiêng mà cha ông để lại.

Với tâm huyết này, rồi mai kia hình ảnh những chàng trai, cô gái, người già, trẻ nhỏ trên khắp các bản làng miền núi phía Tây Quảng Trị cùng nắm tay nhau ca hát theo nhịp cồng chiêng rộn ràng, chào đón những vụ mùa bội thu, chào mừng quê hương đổi mới, ấm no sẽ không còn hiếm hoi nữa…

Nhơn Bốn



Nguồn: https://baoquangtri.vn/giu-nhip-cong-chieng-giua-dai-ngan-190730.htm

Cùng chủ đề

Độc đáo, hấp dẫn Chợ phiên biên giới Lao Bảo

Chợ phiên biên giới Lao Bảo là hoạt động văn hóa, giao thương hàng hóa lần đầu tiên được UBND thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa tổ chức tại Trung tâm Thương mại Lao Bảo nhằm giới thiệu, quảng bá bản sắc văn hóa, tiềm năng, thế mạnh về du lịch và kinh tế biên mậu; đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đây còn là dịp để các...

Điện máy Xanh trao tặng 41 tấn gạo cho người dân Quảng Trị

Thông tin từ Chi nhánh Công ty Cổ phần Thế giới di động tại Quảng Trị cho biết, nằm trong chuỗi hoạt động Chương trình “Tết sẻ chia – triệu bữa cơm ấm”, các cửa hàng Thế giới di dộng và Điện máy Xanh trên địa bàn tỉnh đang khẩn trương trao 41 tấn gạo đến tận tay 2.050 hộ gia đình trong toàn tỉnh.Điện máy Xanh huyện Hướng Hóa trao tặng gạo cho người dân xã Lìa -...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam kiểm tra công tác xóa nhà tạm, dột nát tại  Hướng Hóa, Đakrông

Hôm nay 27/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam đã kiểm tra, làm việc với huyện Hướng Hóa, Đakrông về thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát.Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam khảo sát thực tế tại xã Thanh, huyện Hướng Hóa - Ảnh: TNNhằm thực hiện tốt Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, các địa phương đã vận động các nguồn lực để hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ...

Đề xuất điều chỉnh mức tăng bình quân giá đất ở trên địa bàn tỉnh Quảng Trị lên 1,5 lần

Hôm nay 24/12, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng tỉnh chủ trì phiên họp với các sở, ngành, địa phương để thẩm định kết quả điều chỉnh bảng giá các loại đất định kỳ 5 năm (2020 - 2024) trên địa bàn tỉnh để tiếp tục áp dụng đến hết ngày 31/12/2025.Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng phát biểu kết luận phiên họp - Ảnh: Lê MinhThực hiện Luật Đất đai năm 2024, UBND tỉnh...

Bàn giao 200 căn nhà cho người nghèo, người khó khăn về nhà ở tại huyện Đakrông và Hướng Hóa

​Chiều nay 23/12, tại thôn Phú An, xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông, Bộ Công an phối hợp với Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ khánh thành và bàn giao 200 căn nhà cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở trên địa bàn huyện Đakrông và Hướng Hóa.Thứ trưởng Bộ Công an, Trung tướng Phạm Thế Tùng; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh...

Cùng tác giả

Đi chợ thời 4.0

Mua hàng không dùng tiền mặt đang phát triển mạnh mẽ từ thành phố tới vùng nông thôn, từ trung tâm thương mại, siêu thị đến chợ truyền thống, cửa hàng bán lẻ trên địa bàn tỉnh. Không chỉ mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp, hình thức này còn góp phần thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số của tỉnh, tạo sự minh bạch trong các khoản chi tiêu, giao dịch.Người dân thanh toán bằng quét...

Đặc sắc chương trình Chào năm mới 2025

Tối 31/12, tại Quảng trường Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Trị phối hợp với Công ty Cổ phần Bia quốc tế TTC và Công ty Cổ phần Dịch vụ Truyền thông Hoàng Phúc tổ chức chương trình Chào năm mới 2025 (Countdown Camel Quảng Trị 2025) - Tết bản lĩnh.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang; Quyền Chủ tịch UBND...

Phòng ngừa từ sớm, từ xa, không để vi phạm nhỏ tích tụ thành sai phạm lớn

Đó là chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực lãng phí tại hội nghị trực tuyến ngành Nội chính Đảng và hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí tiêu cực cấp tỉnh năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025 diễn ra chiều nay 31/12.Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến thăm các đơn vị nhân khóa sổ năm 2024

Tối nay 31/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến đến thăm Cục Thuế tỉnh Quảng Trị và Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Quảng Trị nhân dịp quyết toán, khóa sổ cuối năm 2024.Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến tặng hoa chúc mừng Cục Thuế tỉnh Quảng Trị nhân khóa sổ cuối năm 2024 - Ảnh: ĐVNăm 2024, ngành Thuế Quảng Trị đã triển khai đồng bộ các giải pháp, khai thác triệt...

Tham vấn Dự thảo Nghị quyết về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 3 đến 5 tuổi

.tdi_69{vertical-align:baseline}.tdi_69>.wpb_wrapper,.tdi_69>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_69>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_69>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_69>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_69{padding-bottom:30px!important} .tdi_70{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_70 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_70,.tdi_70>p,.tdi_70 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_70 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_70 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_70 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 .wp-caption-text,.tdi_70 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70...

Cùng chuyên mục

Phát huy tinh thần và bản sắc Quảng Trị giữa lòng Thủ đô Hà Nội

Giải Bóng đá đồng hương Quảng Trị qua 9 lần tổ chức thành công liên tiếp đã tạo dựng được thương hiệu giữa lòng TP. Hà Nội. Giải đấu vừa tạo sân chơi bổ ích cho người Quảng Trị, vừa làm tốt “sứ mệnh” gắn kết tình đồng hương. Nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ khác được tổ chức đã phát huy tinh thần tương thân tương ái, hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống, đưa những người...

Bay xa hương sắc đại ngàn

Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình” và sự tham gia của các nghệ nhân, diễn viên, VĐV đồng bào các dân tộc, ngày hội diễn ra nhiều hoạt động với hình thức phong phú như: Không gian trưng bày ảnh “Các dân tộc thiểu số Việt Nam đồng hành cùng sự phát...

“Người lính với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và quê hương Quảng Trị” năm 2024

Trại sáng tác văn học nghệ thuật (VNHT) về đề tài người lính có chủ đề “Người lính với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và quê hương Quảng Trị” năm 2024 do Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (BCHQS) tỉnh Quảng Trị tổ chức. Mục đích của việc mở trại sáng tác nhằm tôn vinh, phản ánh một cách sinh động hoạt động của bộ đội Cụ Hồ nói...

Ngày hội thể thao thắm tình đoàn kết

Từ ngày 14-16/12/2024, 279 vận động viên (VĐV) đến từ 12 tỉnh, thành phố có mặt tại Nhà thi đấu đa năng tỉnh Quảng Trị để tranh tài ở 4 môn thể thao: đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ, bắn ná trong khuôn khổ của Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024. Đông đảo khán giả đã đến xem, cổ vũ, động viên cho tinh thần thi đấu thể thao trung thực, cao thượng, đoàn...

Sôi nổi Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Quảng Trị

Sôi nổi Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Quảng Trị 17/12/2024 10:10 Anh Quân - Lê Trường ...

Sôi nổi, độc đáo ngày hội văn hóa đa sắc màu và giàu cảm xúc của các dân tộc Việt Nam

Từ ngày 13-16/12/2024, nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnhQ uảng Trị năm 2024 diễn ra tại TP. Đông Hà. Đây không chỉ là một sự kiện văn hóa mà còn là dịp để các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên (VĐV) quần chúng các dân tộc được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu những nét đẹp văn hóa của...

Độc đáo không gian văn hóa và ẩm thực truyền thống các dân tộc

Sáng nay 16/12, tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh Quảng Trị diễn ra hoạt động trưng bày, giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống địa phương; trưng bày chế biến, giới thiệu ẩm thực và hướng dẫn du lịch tại một địa điểm du lịch cộng đồng tiêu biểu trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024.Một góc trưng bày không gian văn hóa các...

Ấn tượng trang phục truyền thống và những khúc ca từ đại ngàn

Hôm nay 14/12, tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh Quảng Trị đã diễn ra các hoạt động: Liên hoan văn nghệ quần chúng; trình diễn trang phục truyền thống dân tộc trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024.Phần trình diễn văn hóa văn nghệ quần chúng và trang phục truyền thống mở đầu chương trình của đoàn chủ nhà Quảng Trị - Ảnh: ĐVTừ giữa...

Sức sống trường tồn của các sắc màu văn hóa

Chiều nay 13/12, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị đã diễn ra hoạt động văn hóa với nội dung “Trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc tại địa phương” trong chương trình Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024.10 đoàn văn hóa nghệ thuật quần chúng của các tỉnh, thành phố tham gia đã lựa...

Nước sông Sa Lung chưng cất bầu rượu thơ

(Nhân đọc tập thơ “Căn cước niềm tin” của Nguyễn Hữu Thắng)Nhà thơ Nguyễn Hữu Thắng lớn lên bên dòng sông Sa Lung xanh trong. Có phải dòng sông Sa Lung là dòng sông thơ ca của đất Rồng- Vĩnh Long?. Những năm tháng mộng mơ ngồi trên ghế giảng đường sư phạm bên dòng Hương Giang, anh có thơ đăng đều đặn trên trang văn nghệ báo Dân và tạp chí Văn nghệ Bình Trị Thiên, lấy bút...

Tin nổi bật

Tin mới nhất