Powered by Techcity

“Giữ lửa” làng nghề truyền thống ở Hải Lăng


Với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và ngành chức năng, một số làng nghề truyền thống ở huyện Hải Lăng đã có nhiều nỗ lực trong việc bảo tồn, phát triển làng nghề theo hướng hài hòa giữa gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống với nâng cao chất lượng sản phẩm, thích ứng với nền kinh tế thị trường, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn và tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người dân.

“Giữ lửa” làng nghề truyền thống ở Hải Lăng

Sản phẩm nước mắm Mỹ Thủy sản xuất tại Công ty Cổ phần sản xuất thương mại tổng hợp Mỹ An – Ảnh: Đ.V

Hình thành từ cách đây khoảng hơn 500 năm, nghề chế biến nước mắm truyền thống ở thôn Mỹ Thủy, xã Hải An đã được người dân giữ gìn, phát triển tốt đến ngày nay. Nước mắm Mỹ Thủy được khách hàng gần xa biết đến và yêu thích bởi chất lượng tinh túy, hương vị đặc trưng. Nguồn nguyên liệu chủ yếu sử dụng để chế biến nước mắm Mỹ Thủy là hải sản khai thác ở địa phương và nhập nguyên liệu thô (chợp) từ Cửa Việt, Thuận An (Huế).

Từ chỗ sản xuất nhỏ lẻ, nghề chế biến nước mắm ở Mỹ Thủy đã dần đi vào hoạt động quy củ, có sự liên kết. Để đáp ứng những đơn hàng số lượng lớn, năm 2020, Tổ hợp tác (THT) sản xuất nước mắm Mỹ Thủy ra đời với 5 hộ tham gia. Đến nay, bình quân mỗi tháng tổ xuất bán ra thị trường trên dưới 10.000 lít nước mắm.

Anh Đặng Hải Nhân, Tổ trưởng THT sản xuất nước mắm Mỹ Thủy cho biết, tham gia THT các hộ không chỉ kết nối tiêu thụ nước mắm tốt hơn mà còn chia sẻ, hỗ trợ nhau về kinh nghiệm, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và bảo vệ môi trường. Năm 2021, sản phẩm nước mắm của THT đã được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao.

Cùng với đó, sản phẩm nước mắm Mỹ Thủy của Công ty Cổ phần sản xuất thương mại tổng hợp Mỹ An, xã Hải An cũng được UBND tỉnh công nhận phân hạng sản phẩm và cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao vào năm 2022.

Phó Chủ tịch UBND xã Hải An Nguyễn Công Tuấn thông tin: năm 2012 UBND tỉnh Quảng Trị công nhận làng nghề truyền thống nước mắm Mỹ Thủy. Đến năm 2018 làng nghề truyền thống nước mắm Mỹ Thủy được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận nhãn hiệu nước mắm Mỹ Thủy. Hiện nay, toàn thôn Mỹ Thủy có 41 hộ tham gia sản xuất nước mắm, trong đó có 28 hộ đăng ký kinh doanh, có đầy đủ giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ông Tuấn cho biết, làng nghề nước mắm Mỹ Thủy phát triển tốt, tạo việc làm ổn định cho hơn 200 lao động địa phương. “Năm 2024, sản lượng nước mắm bán ra thị trường đạt 999.400 lít. Thị trường tiêu thụ nước mắm ngày càng được mở rộng, phân phối đi nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, giúp nhiều hộ có kinh tế ổn định, một số hộ có thu nhập cao.

Hiện địa phương hỗ trợ, khuyến khích các hộ tiếp tục nâng cao chất lượng, quảng bá sản phẩm nước mắm Mỹ Thủy OCOP 3 sao và nước mắm Mỹ An OCOP 4 sao để sản phẩm ngày càng vươn xa, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường”, ông Tuấn cho hay.

Ra đời từ khoảng một thế kỷ trước, làng nghề truyền thống bánh ướt Phương Lang, xã Hải Bình đã trở thành sinh kế của bao thế hệ người dân địa phương và được duy trì cho đến nay. Theo các bậc cao niên ở Phương Lang, thời còn tráng bánh ướt thủ công bằng lò đất, bếp củi thì có khoảng 350 hộ dân làm nghề. Tuy vậy, theo tiến trình phát triển và phân công lao động của xã hội, công nghệ máy móc đã được áp dụng vào sản xuất bánh ướt nhằm giảm lao động và tăng năng suất nên hiện làng chỉ còn lại 6 hộ sản xuất bánh ướt bằng máy.

Dù vậy, các hộ vẫn làm ra sản phẩm bánh ướt đúng quy trình truyền thống hàng trăm năm nay của làng. Bánh ướt Phương Lang tạo được thương hiệu riêng và giữ chân thực khách bằng chiếc bánh mỏng, dẻo, ngon đặc trưng, được làm từ hạt gạo Khang dân.

Anh Lê Hữu Nam, chủ cơ sở sản xuất bánh ướt có quy mô khá lớn ở làng Phương Lang cho hay, gạo trước khi làm bánh được vo, đãi và ngâm trong nước sạch khoảng 5 tiếng, sau đó xay thành bột để tráng trong hệ thống nồi hơi. Theo anh Nam, để giữ thương hiệu bánh ướt Phương Lang truyền thống, các hộ dân đã tuân thủ đúng quy ước của làng nghề trong việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không được sử dụng hóa chất trong sản xuất.

“Thế hệ như mẹ tôi hồi trước làm bánh ướt thủ công hoàn toàn: xay bột bằng cối đá, tráng bánh bằng lò đất đun bằng than củi rất vất vả, năng suất thấp. Đến thế hệ tôi nối nghiệp thì đã có máy móc hiện đại thay thế sức người từ khâu xay bột, tráng bánh đều tự động. Rất năng suất, tiện lợi mà chất lượng bánh được đảm bảo đồng đều và còn được nâng lên hơn so với trước”, anh Nam bày tỏ.

Từ khi mở cơ sở sản xuất bánh ướt vào năm 2009, anh Nam đã được hỗ trợ hệ thống hầm biogas vừa để xử lý chất thải, vừa tạo chất đốt phục vụ sinh hoạt gia đình. Từ năm 2019 đến nay, cơ sở của anh tiếp tục được huyện, xã hỗ trợ máy hút chân không, bao bì, nhãn mác, trích xuất nguồn gốc sản phẩm với trị giá hàng chục triệu đồng.

Từ những khó khăn ban đầu, đến nay cơ sở của anh Nam đã đi vào sản xuất ổn định với một dây chuyền hoạt động 10 tiếng/ ngày, sản xuất ra từ 3 – 4 tạ bánh/ngày, bán sỉ cho khách và gián tiếp giải quyết việc làm ổn định cho khoảng hơn 20 phụ nữ lấy bánh đi bán lẻ tại các chợ, khu dân cư. “Nhờ được hỗ trợ về bao bì, nhãn mác và máy hút chân không nên sản phẩm bánh ướt được biết đến nhiều hơn, bảo quản lâu hơn và vươn thị trường xa hơn.

Hiện nay, ngoài cung cấp ổn định cho các mối sỉ trong và ngoài huyện thì bánh ướt của cơ sở tôi được đưa vào TP. Hồ Chí Minh tiêu thụ khoảng 3 tạ/tuần. Tôi rất vui vì cơ sở vừa giúp gia đình tôi nâng cao đời sống kinh tế, vừa tạo việc làm, thu nhập ổn định cho nhiều người dân địa phương”, anh Nam vui vẻ nói.

Được biết, hiện nay bánh ướt Phương Lang đã có bao bì, nhãn mác, sản phẩm đã đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu tập thể ở Cục Sở hữu trí tuệ. Theo ước tính, hằng năm các cơ sở bánh ướt Phương Lang xuất ra thị trường tiêu thụ gần 1.000 tấn bánh, mang lại tổng doanh thu ước đạt 6 – 7 tỉ đồng. Nghề làm bánh ướt đã giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động trực tiếp và gián tiếp với thu nhập bình quân khoảng 5 – 6 triệu đồng/ người/tháng.

Chủ tịch UBND xã Hải Bình Hoàng Tấn Thông cho biết, làng nghề truyền thống bánh ướt Phương Lang của địa phương hiện nay duy trì tốt hoạt động sản xuất và sản phẩm ra thị trường tương đối lớn, tạo thu nhập ổn định cho người dân. Để thúc đẩy sự phát triển làng nghề trong thời gian tới, hiện địa phương đang quy hoạch vùng sản xuất lúa hữu cơ để cung cấp nguyên liệu cho làng nghề.

Đức Việt



Nguồn: https://baoquangtri.vn/giu-lua-lang-nghe-truyen-thong-o-hai-lang-192419.htm

Cùng chủ đề

Giám sát trang trại lợn để bảo vệ nguồn nước khe Rào Trường

Ông Nguyễn Hữu Nam, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Trị, cho biết vừa báo cáo UBND tỉnh kết quả quan trắc chất lượng nước trên khe Rào Trường, xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh.Cán bộ Sở Nông nghiệp và Môi trường Quảng Trị lấy mẫu nước khu vực khe Rào Trường- Ảnh: Vân PhongTheo đó, thực hiện các quy định của Luật Bảo vệ môi trường và theo phản ánh của cử tri,...

Cần 16,5 tỉ đồng khắc phục khẩn cấp sạt lở bờ sông, bảo vệ tính mạng, tài sản Nhân dân

Ông Hồ Xuân Hòe, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Trị, cho biết do ảnh hưởng của mưa lũ đã gây ra tình trạng sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh ngày càng nhiều, nguy cơ ảnh hưởng tới an toàn tính mạng, tài sản người dân cũng như hạ tầng công trình trên địa bàn, đặc biệt là ở huyện Hải Lăng, Triệu Phong và Cam Lộ.Sạt lở bờ sông Vĩnh Định, đoạn...

Hỗ trợ hơn 950 triệu đồng cho công tác bảo vệ và phát triển rừng

UBND tỉnh Quảng Trị vừa có quyết định bố trí kinh phí hơn 950 triệu đồng để thực hiện chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn huyện Cam Lộ.Tuần tra bảo vệ rừng tự nhiên ở xã Cam Chính - Ảnh: Anh VũTheo đó, số kinh phí này để hỗ trợ cho công tác bảo vệ rừng sản xuất và rừng phòng hộ là rừng tự nhiên cho các hộ gia đình thuộc các xã:...

932 ha lúa bị ngã đổ do mưa to, gió mạnh

Mưa to, gió mạnh do ảnh hưởng của không khí lạnh đã làm khoảng 932 ha lúa đang giai đoạn trổ bông của người dân Quảng Trị bị ngã đổ, trong đó thiệt hại nhiều nhất là huyện Hải Lăng.Diện tích lúa bị ngã đổ do mưa lớn, gió mạnh ở huyện Triệu Phong - Ảnh: Q.HVăn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị cho biết, đợt mưa...

Du lịch nông thôn thúc đẩy xây dựng nông thôn mới

Thời gian gần đây, tỉnh đã tích cực triển khai các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Du lịch nông thôn không chỉ là giải pháp phát triển kinh tế mà còn góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, nâng cao chất lượng đời sống và tạo sinh kế bền vững cho người dân nông thôn.Một điểm du lịch tại xã...

Cùng tác giả

Hiệu quả công tác tuyên truyền trong xây dựng nông thôn mới ở xã Hải Lệ

Sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), UBND xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị đã phát động phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng xã Hải Lệ đạt chuẩn NTM nâng cao” giai đoạn 2021 - 2025. Sau hơn 3 năm thực hiện, xã Hải Lệ đã có những thay đổi tích cực, nguồn lực đầu tư từ các chương trình, dự án đã góp phần nâng cao đời sống kinh...

Phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương

Phó Thủ tướng Mai Văn Chính ký Quyết định số 756/QĐ-TTg ngày 14/4/2025 phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, tỉnh Quảng Trị.Không gian quanh cầu Hiền Lương- ảnh TLTổng diện tích lập quy hoạch là 104,96 haVề quy mô quy hoạch, Quyết định nêu rõ: Tổng diện tích lập quy hoạch là 104,96 ha, thuộc địa bàn xã Hiền Thành...

Giám sát trang trại lợn để bảo vệ nguồn nước khe Rào Trường

Ông Nguyễn Hữu Nam, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Trị, cho biết vừa báo cáo UBND tỉnh kết quả quan trắc chất lượng nước trên khe Rào Trường, xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh.Cán bộ Sở Nông nghiệp và Môi trường Quảng Trị lấy mẫu nước khu vực khe Rào Trường- Ảnh: Vân PhongTheo đó, thực hiện các quy định của Luật Bảo vệ môi trường và theo phản ánh của cử tri,...

Quảng Trị đứng thứ 3/11 tỉnh triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng chống sởi đợt 2

Theo báo cáo của Viện Pasteur Nha Trang, Quảng Trị là một trong các tỉnh có tỉ lệ tiêm chủng cao trong toàn quốc, đứng thứ 3 trong tổng số 11 tỉnh triển khai chiến dịch tiêm vắc xin phòng chống sởi đợt 2. Tỉ lệ tiêm chủng cho các nhóm đối tượng của chiến dịch là 10.882/11.191 (số mũi tiêm/tổng số đối tượng); đạt tỉ lệ 97,2%; 9/9 huyện, thị xã, thành phố đạt trên 95%.Tỉnh Quảng Trị...

Chuyển mục đích sử dụng rừng trồng để thực hiện một số dự án tại huyện Cam Lộ

Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng vừa ký các quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Cam Hiếu và Công trình tạo quỹ đất sạch phục vụ đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án Kho bãi và điểm trung chuyển hàng hóa tại xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ.Hình ảnh minh họa - Ảnh:...

Cùng chuyên mục

Hiệu quả công tác tuyên truyền trong xây dựng nông thôn mới ở xã Hải Lệ

Sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), UBND xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị đã phát động phong trào thi đua “Toàn dân chung sức xây dựng xã Hải Lệ đạt chuẩn NTM nâng cao” giai đoạn 2021 - 2025. Sau hơn 3 năm thực hiện, xã Hải Lệ đã có những thay đổi tích cực, nguồn lực đầu tư từ các chương trình, dự án đã góp phần nâng cao đời sống kinh...

Du lịch nông thôn thúc đẩy xây dựng nông thôn mới

Thời gian gần đây, tỉnh đã tích cực triển khai các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Du lịch nông thôn không chỉ là giải pháp phát triển kinh tế mà còn góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, nâng cao chất lượng đời sống và tạo sinh kế bền vững cho người dân nông thôn.Một điểm du lịch tại xã...

Tăng cường công tác phòng, chống thiên tai

Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị những năm qua thường xuyên chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, nhất là xảy ra một số đợt mưa lũ cực đoan, dị thường, gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, tỉnh Quảng Trị tích cực triển khai nhiều giải pháp phòng, chống để bảo đảm đời sống, sản xuất,...

“Đầu mối” giải tỏa nguồn năng lượng lên lưới điện quốc gia

Dự án Trạm biến áp 500kV Quảng Trị và đường dây đấu nối Quảng Trị- rẽ Vũng Áng-Đà Nẵng đã được Tổng công ty Truyền tải điện (EVNPT) triển khai thi công. Sau khi hoàn thành, dự án được kỳ vọng sẽ trở thành “đầu mối” giải tỏa nguồn năng lượng tái tạo tại Quảng Trị lên lưới điện quốc gia.Công trường thực hiện dự án Trạm biến áp 500 kV Quảng Trị và đường dây đấu nối Quảng...

Kinh nghiệm trong công tác giải phóng mặt bằng xây dựng các dự án động lực

Bám sát Chỉ thị số 18 ngày 20/9/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Nghị quyết số 05 ngày 24/3/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB), triển khai các dự án phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để thực hiện.KCN Quảng Trị giai đoạn...

Khẩn trương san lấp mặt bằng dự án Khu công nghiệp Quảng Trị

Dự án Khu công nghiệp (KCN) Quảng Trị được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 418/QĐ-TTg ngày 23/3/2021. Dự án do Công ty TNHH Liên doanh Phát triển Quảng Trị- QTIP làm chủ đầu tư. Sau hơn một năm khởi công triển khai giai đoạn 1, dự án đang đẩy nhanh tiến độ thi công kết cấu hạ tầng và san lấp mặt bằng giai đoạn 1 (96,05 ha) theo kế...

Quảng Trị mở rộng không gian phát triển về phía Tây

Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, xác định phát triển Quảng Trị trở thành tỉnh có nền kinh tế vững mạnh với cơ cấu chính là công nghiệp-dịch vụ; là một trong những động lực phát triển của khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ. Để hiện thực hóa mục tiêu phát triển, cùng với cả nước bước vào kỷ nguyên mới, Quảng Trị đã và đang kiến tạo...

Giao thông kết nối các trục kinh tế động lực Đông-Tây

Các tuyến giao thông huyết mạch kết nối theo chiều Đông-Tây, giữa miền biển và khu vực miền núi để tạo ra các trục kinh tế động lực đang dần được hình thành, tạo cơ sở vững chắc trong việc khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của Hành lang kinh tế Đông-Tây giúp Quảng Trị đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế-xã hội.Cầu Thạch Hãn 1 bắc qua sông Thạch Hãn nối TP. Đông Hà với huyện...

Kỳ vọng khu “thương mại tự do kiểu mới” Lao Bảo-Densavan

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của trung ương, thời gian qua, tỉnh Quảng Trị tích cực phối hợp với tỉnh Savannakhet (Lào) triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy thực hiện Đề án thí điểm “Xây dựng Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới (KTTTMXBG) chung Lao Bảo-Densavan”.Kỳ vọng, một khi đề án được hiện thực sẽ khai thác tối đa lợi thế tỉnh “đầu cầu” của EWEC về phía Việt Nam, tăng cường và thắt chặt...

Thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ ở khu vực miền núi

Những năm qua, không chỉ ở thành phố, đồng bằng mà tại khu vực miền núi, các hoạt động thương mại, dịch vụ cũng ngày càng phát triển. Đây là một tín hiệu tích cực, góp phần rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.Cơ sở kinh doanh của chị Nguyễn Hồng Cẩm ở xã Hướng Tân - Ảnh: H.TDọc theo tuyến đường vào trung tâm huyện Hướng Hóa và...

Tin nổi bật

Tin mới nhất