Powered by Techcity

Giữ gìn văn hóa dân tộc bằng cả khối óc lẫn trái tim


Từ lâu, Nghệ nhân ưu tú (NNƯT) Kray Sức và nghệ nhân Hồ Văn Hồi đã xem việc gìn giữ những tinh hoa cha ông để lại là nhiệm vụ của mình. Mới đây, hai người con của núi rừng Quảng Trị vinh dự được ra Hà Nội, tham gia hội nghị tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người uy tín có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc. Nhân dịp này, phóng viên Báo Quảng Trị đã có cuộc trò chuyện với hai nghệ nhân.

Giữ gìn văn hóa dân tộc bằng cả khối óc lẫn trái tim

-Đầu tiên, xin chúc mừng NNƯT Kray Sức và nghệ nhân Hồ Văn Hồi vừa được tuyên dương, khen thưởng tại hội nghị toàn quốc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức. Cảm xúc của hai nghệ nhân như thế nào khi đón nhận tin vui này?

– NNƯT Kray Sức: Tôi rất vui mừng khi được có mặt tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam ở Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội tham dự hội nghị tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều đóng góp trong hoạt động bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc. Đến với hội nghị, tôi có cơ hội gặp gỡ, giao lưu với những người “giữ lửa” văn hóa dân tộc và tham gia nhiều hoạt động ý nghĩa. Đặc biệt, chúng tôi có cơ hội được gửi gắm đến lãnh đạo Đảng, Nhà nước những tâm tư, nguyện vọng trong việc bảo tồn văn hóa dân tộc. Đây là kỷ niệm đẹp mà tôi sẽ không bao giờ quên.

– Nghệ nhân Hồ Văn Hồi: Cũng như NNƯT Kray Sức, tôi rất vui mừng, vinh dự và tự hào khi được lựa chọn tham dự hội nghị do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức. So với phần lớn đại biểu, tuổi đời của tôi còn trẻ. Vì thế, tôi chú ý tiếp thu, học hỏi để sau này cống hiến nhiều hơn cho việc bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

– Thời gian qua, các nghệ nhân đã nỗ lực như thế nào trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình?

-Nghệ nhân Hồ Văn Hồi: Tính đến nay, tôi đã có hơn 20 năm chung tay bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Vân Kiều. Buổi đầu, thấy nghề dệt thổ cẩm bị mai một, tôi đã đi học để giữ nghề. Sau nghề dệt thổ cẩm, sự mất dần của những làn điệu dân ca, nhạc cụ truyền thống lại làm tôi trăn trở và vào cuộc. Ngoài dệt thổ cẩm, tôi còn biết nhiều nghề truyền thống; sử dụng được khoảng 10 loại nhạc cụ của người Vân Kiều; sưu tầm, gìn giữ hàng chục làn điệu dân ca… Tôi đã đến rất nhiều bản làng để truyền dạy, chia sẻ về những gì mình bảo tồn, gìn giữ được.

Giữ gìn văn hóa dân tộc bằng cả khối óc lẫn trái tim

NNƯT Kray Sức (đứng thứ ba, từ phải sang trái) trò chuyện với các bạn trẻ về những nét đẹp văn hóa của người Pa Kô – Ảnh: T.L

– NNƯT Kray Sức: Tôi đã dành gần nửa cuộc đời mình để bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của người Pa Kô. Tôi sử dụng nhiều cách như: sưu tầm, sáng tác, tham gia biểu diễn những làn điệu dân ca; chế tác, sử dụng các loại nhạc cụ; tìm hiểu, ghi chép, phục dựng các phong tục, tập quán tốt đẹp; dịch thuật các bài hát lời cổ… Trước đây, tôi từng bán một con trâu để có kinh phí cùng với một số người Pa Kô giàu tâm huyết chụp ảnh, tổ chức một triển lãm nói về cuộc sống, những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Cũng như nghệ nhân Hồ Văn Hồi, tôi đã có cơ hội đến nhiều bản làng của người Vân Kiều, Pa Kô để chia sẻ những gì mình chắt lọc, bảo tồn được. Năm 2015, tôi vinh dự nhận danh hiệu NNƯT.

– Động lực nào thôi thúc các nghệ nhân làm công việc không lương này?

– NNƯT Kray Sức: Theo tôi, mỗi dân tộc đều có một nguồn gốc, lịch sử, dòng chảy và câu chuyện riêng. Đó chính là điều giúp dân tộc ấy tồn tại cho đến hôm nay. Dân tộc Pa Kô cũng vậy. Tôi luôn tự hào khi mang trong mình dòng máu Pa Kô. Chính dòng máu ấy đã thôi thúc tôi luôn muốn được cống hiến cho dân tộc mình. Trong thời gian làm cán bộ văn hóa xã, tôi nhận thấy rằng, nếu văn hóa mất thì người Pa Kô mất nguồn cội. Vì vậy, tôi đã nỗ lực để bảo tồn, gìn giữ, phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc mình. Bắt đầu từ sự ý thức, tôi đã thích và yêu quý công việc này lúc nào không hay. Đến giờ, tuy tuổi cao, sức yếu nhưng tôi vẫn nỗ lực để bước tiếp chặng hành trình.

– Nghệ nhân Hồ Văn Hồi: Tôi sinh ra, lớn lên ở bản Pa Nho, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa. Từ lúc còn rất nhỏ, tôi đã thấy mẹ ngồi dệt thổ cẩm, ba thổi khèn bè, còn ông bà hát dân ca… Tình yêu những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Vân Kiều trong tôi cứ đắp bồi một cách tự nhiên và gần gũi như thế. Lớn lên, thấy bạn bè đồng trang lứa và lớp trẻ sau này không mấy mặn mà với tiếng nhạc cụ truyền thống, bộ trang phục thổ cẩm, làn điệu dân ca…, tôi cảm thấy canh cánh trong lòng. Vì thế, tôi thấy cần phải hành động để bảo tồn giá trị văn hóa của dân tộc mình. Tôi rất vui mừng khi nỗ lực của mình đã được các cấp, ngành ghi nhận, quan tâm, hỗ trợ.

– Trong quá trình chung tay bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị truyền thống của dân tộc mình, hai nghệ nhân có điều gì trăn trở?

– Nghệ nhân Hồ Văn Hồi: Thời gian qua, các cấp, ngành đã dành nhiều sự quan tâm đến việc bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị truyền thống của dân tộc. Tuy nhiên, nỗ lực ấy chưa mang về kết quả như mong muốn. Đứng trước nhiều lựa chọn, một số bạn trẻ thường quay lưng với những giá trị tốt đẹp của dân tộc mình. Trong khi đó, các nghệ nhân lại gặp những khó khăn vì không sống được với nghề truyền thống, với đam mê. Hằng ngày, tôi đều dành một buổi để dệt thổ cẩm. Thế nhưng, sản phẩm mà tôi làm ra không phải lúc nào cũng có người mua.

– NNƯT Kray Sức: Tôi từng đến rất nhiều vùng quê, gặp nhiều người Vân Kiều, Pa Kô để truyền lưu các giá trị văn hóa truyền thống. Bên cạnh kỷ niệm đẹp, những chuyến đi còn đọng lại trong tôi nhiều trăn trở. Hiện nay, một bộ phận người Vân Kiều, Pa Kô chưa ý thức sâu sắc việc bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị truyền thống. Một số người không muốn chia sẻ những nét đẹp mà mình được truyền lại, có được và giúp nó lan tỏa. Việc bảo tồn giá trị truyền thống còn mang tính thời vụ, lúc nào có lễ hội mới rộ lên như cơn mưa rào. Hiện nay, tôi và các nghệ nhân khác đang gặp khó khăn trong việc ghi chép, lưu giữ những thứ mà ông cha để lại.

– Vậy, theo hai nghệ nhân, chúng ta cần phải làm gì để bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị truyền thống của dân tộc mình?

– NNƯT Kray Sức: Tôi nghĩ, để bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị truyền thống, ta phải có chiến lược, kế hoạch, chương trình hành động cụ thể, dài hạn. Bên cạnh đó, việc tạo môi trường thuận lợi, giúp mọi người thấy được cái hay, cái đẹp và ý thức hơn trong việc gìn giữ những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình. Ngoài các lễ hội lớn, chúng ta có thể tổ chức những chương trình quy mô nhỏ hơn như buổi biểu diễn văn nghệ, hội thi… ở bản làng. Hiện nay, một số địa phương, đơn vị đã đưa những nét đẹp văn hóa dân tộc vào các giờ học, buổi ngoại khóa trong trường học. Tôi thấy đây là cách làm hay, cần nhân rộng. Chúng ta cần giúp thế hệ trẻ hiểu, chung tay giữ gìn văn hóa dân tộc bằng cả khối óc lẫn trái tim.

– Nghệ nhân Hồ Văn Hồi: Tôi cũng đồng quan điểm với NNƯT Kray Sức. Tham gia hội nghị do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức vừa rồi, tôi thấy các đại biểu còn chia sẻ nhiều kiến nghị rất hay, tương đồng với suy nghĩ của tôi. Cụ thể, các cấp chính quyền cần ban hành các văn bản chỉ đạo để khôi phục, bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc; có cơ chế, chính sách hỗ trợ kinh phí để phục dựng các nét văn hóa truyền thống; tổ chức sưu tầm, lưu giữ, giới thiệu các loại hình văn hóa, nghệ thuật dân gian của các dân tộc để quảng bá du lịch; quan tâm phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng… Việc tăng cường đầu tư cho các thiết chế văn hóa ở cơ sở và có chính sách đãi ngộ về vật chất, tinh thần đối với các nghệ nhân, cán bộ làm công tác văn hóa ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số cũng là điều hết sức cần thiết.

– Xin cảm ơn hai nghệ nhân!

Tây Long (thực hiện)



Nguồn: https://baoquangtri.vn/giu-gin-van-hoa-dan-toc-bang-ca-khoi-oc-lan-trai-tim-186521.htm

Cùng chủ đề

Hội nghị Chương trình du lịch về nguồn “Vĩnh Linh – Ký ức và hiện tại”

Chiều nay 25/12, tại huyện Vĩnh Linh, Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL); Sở VH,TT&DL Quảng Trị phối hợp với UBND huyện Vĩnh Linh tổ chức hội nghị Chương trình du lịch về nguồn “Vĩnh Linh – Ký ức và hiện tại”.Ký kết bản ghi nhớ hợp tác để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch của huyện Vĩnh Linh - Ảnh: H.NChương trình du lịch...

Ngành văn hóa, thể thao và du lịch triển khai nhiệm vụ năm 2025

Hôm nay 18/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam". Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Trưởng...

Sôi nổi Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Quảng Trị

Sôi nổi Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Quảng Trị 17/12/2024 10:10 Anh Quân - Lê Trường ...

Khai mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024

Tối nay 14/12, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL), UBND tỉnh Quảng Trị chủ trì, phối hợp các ban, bộ, ngành Trung ương và UBND các tỉnh, thành phố long trọng tổ chức Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024 (gọi tắt ngày hội).Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL, Trưởng Ban Chỉ đạo ngày hội Trịnh Thị Thủy; Phó...

Khai mạc hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Quảng Trị

Chiều nay 13/12, tại TP. Đông Hà, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL), UBND tỉnh Quảng Trị chủ trì phối hợp với các ban, bộ, ngành trung ương và UBND các tỉnh, thành phố tổ chức khai mạc các hoạt động VH,TT&DL tại Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024 (gọi tắt ngày hội). Giám đốc Sở VH,TT&DL Quảng Trị, Phó Trưởng Ban Tổ chức ngày hội Lê...

Cùng tác giả

Bộ Nông nghiệp và PTNT triển khai kế hoạch năm 2025

Chiều nay 27/12, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai kế hoạch năm 2025. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo hội nghị.Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Quảng Trị - Ảnh: L.ANăm 2024, ngành nông nghiệp vẫn duy trì đà tăng trưởng cao, phát triển toàn diện, đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu....

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam kiểm tra công tác xóa nhà tạm, dột nát tại  Hướng Hóa, Đakrông

Hôm nay 27/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam đã kiểm tra, làm việc với huyện Hướng Hóa, Đakrông về thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát.Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam khảo sát thực tế tại xã Thanh, huyện Hướng Hóa - Ảnh: TNNhằm thực hiện tốt Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, các địa phương đã vận động các nguồn lực để hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ...

UBND tỉnh nghe báo cáo tiến độ các dự án tại Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị

Sáng nay 27/12, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng chủ trì cuộc họp nghe Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh báo cáo các dự án triển khai chậm tiến độ tại Khu kinh tế Đông Nam; tình hình giải quyết thủ tục đề xuất đầu tư dự án và quy hoạch sắp xếp đối với các dự án kho bãi, logistics khu vực Cảng Mỹ Thủy.Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng phát biểu kết...

Triển khai nhiệm vụ công tác khuyến công năm 2025

Chiều nay 27/12, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Trị (gọi tắt là Trung tâm) tổ chức hội nghị tổng kết công tác khuyến công năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; trao giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu cấp khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2024.Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác khuyến công năm 2025 - Ảnh: ĐVHoạt động khuyến...

Khai trương HDBank Thành Cổ

Sáng nay 27/12, HDBank Thành Cổ khai trương và đưa vào hoạt động, trụ sở tại số 226 - 228 Trần Hưng Đạo, thị xã Quảng Trị. Đây là điểm giao dịch thứ 2 tại tỉnh Quảng Trị và là điểm giao dịch thứ 365 của HDBank trên toàn hệ thống.Cắt băng khai trương HDBank Thành CổTất cả điểm giao dịch mới của HDBank đều được thiết kế hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, không gian rộng rãi,...

Cùng chuyên mục

Bay xa hương sắc đại ngàn

Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình” và sự tham gia của các nghệ nhân, diễn viên, VĐV đồng bào các dân tộc, ngày hội diễn ra nhiều hoạt động với hình thức phong phú như: Không gian trưng bày ảnh “Các dân tộc thiểu số Việt Nam đồng hành cùng sự phát...

“Người lính với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và quê hương Quảng Trị” năm 2024

Trại sáng tác văn học nghệ thuật (VNHT) về đề tài người lính có chủ đề “Người lính với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và quê hương Quảng Trị” năm 2024 do Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (BCHQS) tỉnh Quảng Trị tổ chức. Mục đích của việc mở trại sáng tác nhằm tôn vinh, phản ánh một cách sinh động hoạt động của bộ đội Cụ Hồ nói...

Ngày hội thể thao thắm tình đoàn kết

Từ ngày 14-16/12/2024, 279 vận động viên (VĐV) đến từ 12 tỉnh, thành phố có mặt tại Nhà thi đấu đa năng tỉnh Quảng Trị để tranh tài ở 4 môn thể thao: đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ, bắn ná trong khuôn khổ của Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024. Đông đảo khán giả đã đến xem, cổ vũ, động viên cho tinh thần thi đấu thể thao trung thực, cao thượng, đoàn...

Sôi nổi Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Quảng Trị

Sôi nổi Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Quảng Trị 17/12/2024 10:10 Anh Quân - Lê Trường ...

Sôi nổi, độc đáo ngày hội văn hóa đa sắc màu và giàu cảm xúc của các dân tộc Việt Nam

Từ ngày 13-16/12/2024, nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnhQ uảng Trị năm 2024 diễn ra tại TP. Đông Hà. Đây không chỉ là một sự kiện văn hóa mà còn là dịp để các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên (VĐV) quần chúng các dân tộc được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu những nét đẹp văn hóa của...

Độc đáo không gian văn hóa và ẩm thực truyền thống các dân tộc

Sáng nay 16/12, tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh Quảng Trị diễn ra hoạt động trưng bày, giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống địa phương; trưng bày chế biến, giới thiệu ẩm thực và hướng dẫn du lịch tại một địa điểm du lịch cộng đồng tiêu biểu trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024.Một góc trưng bày không gian văn hóa các...

Ấn tượng trang phục truyền thống và những khúc ca từ đại ngàn

Hôm nay 14/12, tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh Quảng Trị đã diễn ra các hoạt động: Liên hoan văn nghệ quần chúng; trình diễn trang phục truyền thống dân tộc trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024.Phần trình diễn văn hóa văn nghệ quần chúng và trang phục truyền thống mở đầu chương trình của đoàn chủ nhà Quảng Trị - Ảnh: ĐVTừ giữa...

Sức sống trường tồn của các sắc màu văn hóa

Chiều nay 13/12, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị đã diễn ra hoạt động văn hóa với nội dung “Trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc tại địa phương” trong chương trình Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024.10 đoàn văn hóa nghệ thuật quần chúng của các tỉnh, thành phố tham gia đã lựa...

Nước sông Sa Lung chưng cất bầu rượu thơ

(Nhân đọc tập thơ “Căn cước niềm tin” của Nguyễn Hữu Thắng)Nhà thơ Nguyễn Hữu Thắng lớn lên bên dòng sông Sa Lung xanh trong. Có phải dòng sông Sa Lung là dòng sông thơ ca của đất Rồng- Vĩnh Long?. Những năm tháng mộng mơ ngồi trên ghế giảng đường sư phạm bên dòng Hương Giang, anh có thơ đăng đều đặn trên trang văn nghệ báo Dân và tạp chí Văn nghệ Bình Trị Thiên, lấy bút...

Chùm thơ mới sáng tác của nhà thơ Lê Thị Mây

Nhà thơ Lê Thị Mây tên thật là Phạm Thị Tuyết Bông, sinh năm 1949 tại Quảng Trị. Học xong phổ thông, chị tham gia Thanh niên xung phong thời chống Mỹ, sau đó trở về học Trường viết văn Nguyễn Du, cử nhân báo chí; nhiều năm làm báo và làm biên tập văn học của tạp chí Sông Hương, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt, chuyên viên cao cấp Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung...

Tin nổi bật

Tin mới nhất