Powered by Techcity

Giữ gìn hội vật 500 năm tuổi

Bền bỉ trao truyền qua các thế hệ, hội vật truyền thống có tuổi đời hàng trăm năm ở thôn Trung An, xã Hải Khê, huyện Hải Lăng, được giữ gìn nguyên vẹn cho đến nay. Hội vật truyền thống đặc sắc lâu đời này đã ăn sâu vào tâm thức của mỗi một người dân miền biển bãi ngang này. Rằm tháng Giêng mỗi năm, hội lại được tổ chức trong sự háo hức, đợi mong của đông đảo người dân địa phương và các đô vật.

Giữ gìn hội vật 500 năm tuổi

Hội vật truyền thống thôn Trung An thu hút đông đảo người dân đến xem và cổ vũ – Ảnh: Đ.V

Sôi nổi hội vật thôn Trung An

Ngày rằm tháng Giêng năm Giáp Thìn – 2024, bên bờ biển thôn Trung An, trong tiết trời nắng nhẹ đầu năm mới, hội vật truyền thống thường niên của làng lại được tổ chức.

Hội vật diễn ra trong thanh âm thúc giục rộn rã của trống, của cờ hội tung bay với sự cổ vũ sôi nổi của đông đảo người dân địa phương. Sau phần lễ cúng sân vật với lễ vật đơn giản bao gồm các loại giấy áo, hoa quả, hội vật chính thức được bắt đầu. Sới vật là một khoảng đất cát trắng thoáng rộng ngay trước miếu âm hồn làng, xung quanh được chắn bằng rào tre và những sợi dây thừng.

Ông Trương Văn Ba, trưởng làng Trung An cho biết, trước đây các đô vật tham gia hội phải là người các họ tộc hay gia đình trong thôn. Nhưng hiện nay, đối tượng tham gia hội vật được mở rộng ra cả xã, cả huyện. Thành phần tham gia thi đấu bao gồm người ở khắp nơi về dự hội, không quy định độ tuổi, hạng cân.

Sau hiệp đấu khai hội mang tính nghi thức của hai bậc cao niên trong làng là cuộc thi tài của thiếu nhi, kế đến là các hiệp đấu của người lớn. Ngày xưa, người nào vật thắng tất cả các trận thì mới được giải, nhưng hiện nay người dân có quy định lại là người nào thắng liên tục 4 trận sẽ giành chiến thắng. Nếu có nhiều người thắng thì sẽ vào vật vòng chung kết và trao giải nhất, nhì.

Những người có tham gia đấu vật nhưng không chiến thắng cũng được ban tổ chức trao quà, người dân bên ngoài trao thưởng nhằm khuyến khích, động viên tinh thần hăng hái tham gia hội.

Giữ gìn hội vật 500 năm tuổi

Các đô vật quyết tâm thi đấu tại hội vật thôn Trung An, xã Hải Khê, huyện Hải Lăng – Ảnh: Đ.V

Người giành giải nhất cuộc thi sẽ được giải thưởng giá trị nhất. Buổi tối sau ngày thi đấu đó, người chiến thắng mang giải thưởng và cờ, mua thêm 1 dĩa cau trầu, rượu, vàng bạc đến cúng miếu ngư Ông, báo cáo về chiến thắng của mình trong hội vật, sau đó treo cờ tại miếu và mang giải thưởng về.

Trở lại hội vật, trong tiếng trống, tiếng hò reo rộn rã của đông đảo người xem hội, các đô vật ra sức thi tài. Từng mảng, miếng vật độc đáo đầy sức mạnh cơ bắp được thể hiện. Có những cặp đấu diễn ra vô cùng gay cấn với miếng vật đặc sắc, hấp dẫn, hất tung những vệt cát trắng xóa dưới ánh nắng.

Gìn giữ truyền thống

Đô vật Trương Văn Thắng (17 tuổi) với dáng vẻ vạm vỡ, khôi ngô sau 2 trận thắng liên tiếp dường như đã cạn kiệt sức lực và chịu thua đối thủ thứ 3. Ngồi nghỉ mệt dưới gốc phi lao, Thắng cho biết mình đã tham gia vật truyền thống hằng năm từ hồi lên 9 -10 tuổi.

“Hầu như năm nào em cũng tham gia thi đấu. Thi đấu vật vừa rèn luyện sức khỏe, vừa góp phần giữ gìn hội vật truyền thống của các thế hệ cha ông. Hy vọng những năm sau em sẽ đạt được thành tích tốt hơn”, Thắng vui vẻ nói.

Mỗi trận đấu vật diễn ra bình quân từ 5-7 phút, có trận có cặp đấu cân bằng thì kéo dài hơn. Trong sới vật, các đô vật quyết tâm thi đấu. Cát, mồ hôi đầm đìa trên những thân hình khỏe khoắn của trai tráng miền biển. Bên ngoài, mọi người hò reo cổ vũ cho đô vật là bạn bè, người thân của mình một cách hào hứng.

Anh Nguyễn Thanh Tùng, người dân thôn Trung An, chia sẻ: “Mỗi năm ai cũng mong đến ngày rằm tháng Giêng để được dự lễ cầu ngư, hội vật truyền thống của làng mình. Tôi dù thường xuyên đi làm ăn ở xa nhưng có dịp về nghỉ Tết thế nào cũng nán lại xong lễ hội truyền thống của làng mới rời quê. Được hòa mình vào không khí sôi nổi, thắm tình làng xóm như thế này, tôi cảm thấy rất vui vẻ, xúc động”.

Giữ gìn hội vật 500 năm tuổi

Trước khi diễn ra hội vật truyền thống, thôn Trung An đã tổ chức trang trọng lễ cầu ngư nhằm gửi gắm niềm mong cầu bình an, no ấm – Ảnh: Đ.V

Theo các bậc cao niên, hội vật truyền thống thôn Trung An đã ra đời 500 năm. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử nhưng người dân vẫn lưu truyền, gìn giữ hội vật như một gia sản quý báu và là một thành tố quan trọng không thể thiếu trong lễ cầu ngư của làng Trung An, xã Hải Khê. “Chưa bao giờ hội vật gián đoạn, năm nào cũng tổ chức quy mô, sôi nổi. Chỉ có năm 2020 khi COVID-19 bùng phát, làng chỉ tổ chức tượng trưng vài cặp thi đấu để duy trì. Hội vật đã ăn sâu vào máu thịt của bà con dân làng Trung An”, ông Ba nói.

Mong cầu an yên, no ấm

Trước hội vật, làng Trung An đã thành kính tổ chức lễ cầu ngư với ý nghĩa: cầu an – mong cầu mọi điều bình yên; cầu tài – cầu cho con dân của làng hành nghề trên biển đánh bắt hải sản được mùa và làm ăn thuận lợi với các ngành nghề khác.

Theo ông Trương Văn Ba, lễ cầu ngư làng Trung An là một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian của một làng nghề – nghề biển, có nguồn gốc từ lâu đời và truyền lưu qua nhiều thế hệ cho đến ngày nay. Đây là lễ hội mang hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng, gần gũi với đời sống của ngư dân. Cũng như ở các làng ven biển Quảng Trị, lễ cầu ngư thôn Trung An được hình thành từ lâu và được tổ chức nhằm tưởng nhớ ơn đức của ngư Ông, ngư Bà, cầu mong cho trời yên biển lặng, mưa thuận gió hòa, tôm cá đầy khoang, làng xã ấm no, bình an.

Ngoài ra, lễ cầu ngư còn chứa đựng nhiều giá trị văn hóa truyền thống, nơi giáo dục tình yêu quê hương đất nước, gắn kết cộng đồng, tôn vinh sức mạnh của ngư dân. Mỗi dịp tổ chức lễ hội cũng là cơ hội để những ngư dân can trường trong sóng gió khẳng định niềm tin sắt đá, ý chí vững vàng vượt qua mọi thử thách để làm chủ vùng biển quê hương và vươn lên làm giàu từ biển.

Hằng năm, sau tết Nguyên đán, trên địa bàn xã diễn ra lễ cầu ngư, hội vật truyền thống, không chỉ ở thôn Trung An mà ở cả thôn Thâm Khê. Đây là nét văn hóa truyền thống độc đáo lâu đời, thể hiện khát vọng bình an, ấm no của người dân địa phương. Thời gian qua, các thôn đã duy trì tổ chức rất tốt các lễ hội này, qua đó góp phần bảo tồn, gìn giữ và giáo dục truyền thống tốt đẹp cho thế hệ trẻ. Chúng tôi mong rằng, các thôn sẽ tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, chung sức đóng góp xây dựng các thiết chế văn hóa như miếu âm hồn, miếu cá Ông, sân đấu vật… để có điều kiện tốt hơn trong việc bảo tồn, phát huy các lễ hội truyền thống của địa phương.

Chủ tịch UBND xã Hải Khê Trần Kim Cương

“Lễ cầu ngư là dịp để thể hiện sức mạnh đoàn kết của cộng đồng; khơi dậy, truyền dẫn ý thức nhớ về nguồn cội, tổ nghề và những người đã có công lao với làng, với nước. Ngoài ra, đây cũng là dịp làng tổ chức cúng tế cho các linh hồn phiêu bạt đã ký thác lại ở mảnh đất của làng và trang trọng tổ chức lễ cúng ở miếu thờ ngư Ông”, ông Ba cho biết.

Đặc biệt, năm nay nhờ sự chung sức đồng lòng đóng góp từ bà con dân làng, người xa quê mà miếu âm hồn của làng đã được xây dựng khang trang với trị giá hàng trăm triệu đồng, giúp việc thờ phụng tươm tất, trang trọng hơn. Cũng theo lời ông Ba, dân làng Trung An có nguyện vọng tiếp tục xây dựng miếu thờ ngư Ông trong thời gian tới và mong muốn các cấp, ngành hỗ trợ thôn xây dựng một sới vật đàng hoàng, quy mô hơn để có điều kiện nâng tầm hội vật truyền thống.

Hiếu Giang

Nguồn

Cùng chủ đề

Quảng Trị phấn đấu mục tiêu phát thải ròng bằng “0” Net Zero vào năm 2050

Sáng nay 27/12, tại TP. Đông Hà, Sở Công thương Quảng Trị phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổ chức World Wide Fund for Nature (WWF - Việt Nam) tổ chức hội thảo “Thúc đẩy quá trình Chuyển đổi năng lượng hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” (Net Zero) vào năm 2050 tại tỉnh Quảng Trị”. Đại diện WWF - Việt Nam; các chuyên gia tư vấn và giảng viên các trường đại học...

Trồng nấm sò cho lợi nhuận cao

Hiện nay, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã thành công trong việc phát triển kinh tế với nghề trồng nấm sò. Đầu tư vốn ít, thu hoạch sớm, lợi nhuận cao, thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng là điều kiện thuận lợi để nghề trồng nấm sò phát triển. Gia đình chị Lê Thị Thụy, thôn Đơn Quế, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng là một trong số những người thu nhập khá...

Phát triển cây ném vùng cát xã Hải Dương

Hải Dương là một xã vùng trũng của huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, chuyên canh về cây lúa nước nhưng lại được thiên nhiên ban tặng vùng đất cát trắng, bằng phẳng. Khai thác tiềm năng lợi thế của vùng cát, dưới sự chỉ đạo của UBND xã, người dân 3 thôn: Diên Khánh, Đông Dương, Xuân Viên đã đưa cây ném vào sản xuất sau khi 2 vụ lúa kết thúc. Từ chỗ trồng nhỏ lẻ, đến...

89 học sinh Quảng Trị tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2024

Chiều nay 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức lễ ra quân đội tuyển học sinh giỏi tỉnh Quảng Trị tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học 2024 - 2025.Quang cảnh buổi lễ - Ảnh: NVPhát biểu tại buổi lễ, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lê Thị Hương nhấn mạnh, kỳ thi học sinh giỏi quốc gia được Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hằng năm. Để đến...

Đakrông: 22/22 chỉ tiêu KT

Hôm nay 17/12, HĐND huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị tổ chức kỳ họp thứ 20, nhiệm kỳ 2021- 2026, để thảo luận và quyết định một số nhiệm vụ quan trọng của địa phương. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng tham dự.Năm 2024, tình hình KT - XH của huyện đã đạt những kết quả tích cực, có 22/22 chỉ tiêu KT - XH đạt và vượt kế hoạch đề ra, tổng giá trị sản...

Cùng tác giả

Quảng Trị phấn đấu mục tiêu phát thải ròng bằng “0” Net Zero vào năm 2050

Sáng nay 27/12, tại TP. Đông Hà, Sở Công thương Quảng Trị phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổ chức World Wide Fund for Nature (WWF - Việt Nam) tổ chức hội thảo “Thúc đẩy quá trình Chuyển đổi năng lượng hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” (Net Zero) vào năm 2050 tại tỉnh Quảng Trị”. Đại diện WWF - Việt Nam; các chuyên gia tư vấn và giảng viên các trường đại học...

Nông dân phường Đông Giang hối hả chăm sóc hoa Tết

Nhằm chuẩn bị đủ lượng hoa phục vụ nhu cầu tăng cao trong dịp Tết sắp tới, những ngày này, các hộ trồng hoa trên địa bàn phường Đông Giang, đặc biệt là ở làng hoa An Lạc (TP. Đông Hà) đang tất bật xuống vườn chăm sóc, phòng chống rét, cắt cành, tỉa nụ để có được những chậu hoa đẹp mắt.Người dân phường Đông Giang chăm sóc hoa cúc đại đóa - Ảnh: H.GVụ hoa Tết năm...

Chưa bàn giao xong mặt bằng Đường ven biển kết nối hành lang kinh tế Đông Tây Quảng Trị

.tdi_69{vertical-align:baseline}.tdi_69>.wpb_wrapper,.tdi_69>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_69>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_69>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_69>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_69{padding-bottom:30px!important} .tdi_70{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_70 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_70,.tdi_70>p,.tdi_70 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_70 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_70 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_70 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 .wp-caption-text,.tdi_70 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70...

Hơn 1.100 áo ấm tặng học sinh ở địa bàn khó khăn

.tdi_69{vertical-align:baseline}.tdi_69>.wpb_wrapper,.tdi_69>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_69>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_69>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_69>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_69{padding-bottom:30px!important} .tdi_70{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_70 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_70,.tdi_70>p,.tdi_70 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_70 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_70 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_70 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 .wp-caption-text,.tdi_70 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70...

Cam Lộ phấn đấu sớm trở thành trung tâm dược liệu, huyện đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao của tỉnh Quảng...

Chiều nay 26/12, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng và các phó chủ tịch UBND tỉnh: Hoàng Nam; Lê Đức Tiến chủ trì buổi làm việc với UBND huyện Cam Lộ về đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH và QP-AN nhiệm kỳ 2020-2025.Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng đề nghị huyện Cam Lộ tiếp tục bám sát sự điều hành, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh nhằm...

Cùng chuyên mục

Bay xa hương sắc đại ngàn

Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình” và sự tham gia của các nghệ nhân, diễn viên, VĐV đồng bào các dân tộc, ngày hội diễn ra nhiều hoạt động với hình thức phong phú như: Không gian trưng bày ảnh “Các dân tộc thiểu số Việt Nam đồng hành cùng sự phát...

“Người lính với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và quê hương Quảng Trị” năm 2024

Trại sáng tác văn học nghệ thuật (VNHT) về đề tài người lính có chủ đề “Người lính với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và quê hương Quảng Trị” năm 2024 do Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (BCHQS) tỉnh Quảng Trị tổ chức. Mục đích của việc mở trại sáng tác nhằm tôn vinh, phản ánh một cách sinh động hoạt động của bộ đội Cụ Hồ nói...

Ngày hội thể thao thắm tình đoàn kết

Từ ngày 14-16/12/2024, 279 vận động viên (VĐV) đến từ 12 tỉnh, thành phố có mặt tại Nhà thi đấu đa năng tỉnh Quảng Trị để tranh tài ở 4 môn thể thao: đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ, bắn ná trong khuôn khổ của Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024. Đông đảo khán giả đã đến xem, cổ vũ, động viên cho tinh thần thi đấu thể thao trung thực, cao thượng, đoàn...

Sôi nổi Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Quảng Trị

Sôi nổi Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Quảng Trị 17/12/2024 10:10 Anh Quân - Lê Trường ...

Sôi nổi, độc đáo ngày hội văn hóa đa sắc màu và giàu cảm xúc của các dân tộc Việt Nam

Từ ngày 13-16/12/2024, nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnhQ uảng Trị năm 2024 diễn ra tại TP. Đông Hà. Đây không chỉ là một sự kiện văn hóa mà còn là dịp để các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên (VĐV) quần chúng các dân tộc được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu những nét đẹp văn hóa của...

Độc đáo không gian văn hóa và ẩm thực truyền thống các dân tộc

Sáng nay 16/12, tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh Quảng Trị diễn ra hoạt động trưng bày, giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống địa phương; trưng bày chế biến, giới thiệu ẩm thực và hướng dẫn du lịch tại một địa điểm du lịch cộng đồng tiêu biểu trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024.Một góc trưng bày không gian văn hóa các...

Ấn tượng trang phục truyền thống và những khúc ca từ đại ngàn

Hôm nay 14/12, tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh Quảng Trị đã diễn ra các hoạt động: Liên hoan văn nghệ quần chúng; trình diễn trang phục truyền thống dân tộc trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024.Phần trình diễn văn hóa văn nghệ quần chúng và trang phục truyền thống mở đầu chương trình của đoàn chủ nhà Quảng Trị - Ảnh: ĐVTừ giữa...

Sức sống trường tồn của các sắc màu văn hóa

Chiều nay 13/12, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị đã diễn ra hoạt động văn hóa với nội dung “Trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc tại địa phương” trong chương trình Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024.10 đoàn văn hóa nghệ thuật quần chúng của các tỉnh, thành phố tham gia đã lựa...

Nước sông Sa Lung chưng cất bầu rượu thơ

(Nhân đọc tập thơ “Căn cước niềm tin” của Nguyễn Hữu Thắng)Nhà thơ Nguyễn Hữu Thắng lớn lên bên dòng sông Sa Lung xanh trong. Có phải dòng sông Sa Lung là dòng sông thơ ca của đất Rồng- Vĩnh Long?. Những năm tháng mộng mơ ngồi trên ghế giảng đường sư phạm bên dòng Hương Giang, anh có thơ đăng đều đặn trên trang văn nghệ báo Dân và tạp chí Văn nghệ Bình Trị Thiên, lấy bút...

Chùm thơ mới sáng tác của nhà thơ Lê Thị Mây

Nhà thơ Lê Thị Mây tên thật là Phạm Thị Tuyết Bông, sinh năm 1949 tại Quảng Trị. Học xong phổ thông, chị tham gia Thanh niên xung phong thời chống Mỹ, sau đó trở về học Trường viết văn Nguyễn Du, cử nhân báo chí; nhiều năm làm báo và làm biên tập văn học của tạp chí Sông Hương, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt, chuyên viên cao cấp Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung...

Tin nổi bật

Tin mới nhất