Powered by Techcity

“Giọt vàng” của biển

Sinh ra và lớn lên bên những lu mắm của mẹ, rồi lẽo đẽo theo mẹ đi lựa cá, muối cá nên hương vị mặn mòi được chắt lọc từ sản phẩm của biển cả ngấm vào người chị Nguyễn Thị Thanh Vân, thôn Thái Lai, xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh, lúc nào không hay. Để rồi với tình yêu của mình dành cho nước mắm, cùng với người thân, chị đã tạo nên thương hiệu Xuân Thịnh Mậu nổi tiếng gần xa.

Cá cơm thuần khiết – bí quyết làm nên thương hiệu

Ngay từ sáng sớm, khi tàu vừa cập bến ở cảng cá Cửa Tùng, chị Nguyễn Thị Thanh Vân, thôn Thái Lai, xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh, đã đợi sẵn để chọn từng mẻ cá cơm than tươi rói. Theo chị Vân, đối với người miền Trung nói riêng hay cả nước nói chung, bữa cơm gia đình không thể thiếu chén nước mắm. Tuy nhiên, tùy theo mỗi vùng miền, mỗi địa phương, mỗi gia đình đều có bí quyết riêng, đều chọn cho mình một loại cá riêng để làm nước mắm. Riêng với chị, cá làm nước mắm phải là cá cơm than, được tuyển lựa kỹ càng, tuyệt đối không để lẫn loại cá khác vào nhằm đảm bảo hài hòa giữa độ đạm và hương thơm cho từng giọt nước mắm. “Cá cơm sống ở tầng nổi, ăn thực vật phù du, di chuyển theo mùa. Cá cơm ruột sạch, ít nên cho độ đạm thuần nhất, ổn định. Chính vì thế nước mắm cá cơm trong hơn, sáng hơn, ít mùi nặng. Lựa chọn nguyên liệu cá cơm thật tươi, không lẫn cá tạp khác là một điều kiện để có nước mắm “như ông bà để lại”, chị Vân khẳng định.

“Giọt vàng” của biển

Nước mắm Xuân Thịnh Mậu được nhiều khách hàng chọn làm quà tặng cho người thân – Ảnh: L.A

Những mẻ cá được chị Vân chọn thường trong suốt, cá vẫn còn nguyên vạch phấn trắng chạy dọc thân và luôn tươi rói. Đặc biệt, chị chỉ chọn cá để làm nước mắm vào tháng 2 và tháng 8 âm lịch hằng năm bởi đây là mùa sinh sản của cá cơm, làm tăng độ đạm và hương thơm cho thành phẩm nước mắm.

Chị Vân cho biết, trước đây khi còn làm ít, để có những giọt nước mắm ngon, chị phải lặn lội ra biển từ tờ mờ sáng, đón những con thuyền cập bến sớm nhất để chọn về cho mình những con cá tươi ngon nhất. Bây giờ làm nhiều hơn, mỗi năm khoảng trên dưới 15 tấn cá thì chị đặt hàng theo tiêu chuẩn của mình cho các tàu cá và mua với giá cao hơn gấp 1,5 – 2 lần so với giá thị trường. “Cá cơm để làm nước mắm theo yêu cầu của tôi là phải tươi và tôi chỉ mua cá đánh bắt được trong vòng 4 giờ. Nên sau khi đánh bắt được tàu cá phải đưa vào bờ ngay.

Trong quá trình đó tuyệt đối không được cho cá tiếp xúc trực tiếp với đá lạnh mà chỉ được giữ lạnh trong hầm tàu. Ai cũng bảo tôi khó tính, nhưng ít ai biết rằng đây là bước đầu tiên trong quy trình làm ra nước mắm nguyên chất, chất lượng cao”, chị Vân chia sẻ.

Theo chị Vân, chỉ có cá cơm mới cho ra lượng đạm tự nhiên cao đến trên 40 độ đạm trong nước mắm. Đó cũng là lượng đạm tự nhiên cao nhất có thể có được trong nước mắm sản xuất truyền thống. Độ tinh khiết của nước mắm là do nguồn nguyên liệu cá cơm thuần khiết, không pha tạp. Cá được ủ trong lu sành trong thời gian dài từ 1,5 – 2 năm, đủ để tạo ra quá trình lên men tự nhiên, không có bất cứ phụ gia nào.

Sản xuất bằng cả tấm lòng

Theo chia sẻ của chị Vân, đến bây giờ, trong tuổi thơ của chị vẫn vẹn nguyên những ký ức về nước mắm. Bởi nó gắn liền với vị mặn mòi của biển, mùi nồng nàn của cá đang lên men, gắn liền với những ngày đứng phơi nắng để “náo đảo, giang phơi” lu nước mắm của mẹ… Tất cả đã tạo nên tình yêu bền chặt của chị dành cho nước mắm để rồi cùng với sự cần cù, chịu khó của mình, từ vài lu mắm dùng để sử dụng trong gia đình, năm 2013, chị Vân cùng anh trai mở xưởng chế biến nước mắm. Trên mảnh đất khá rộng ban đầu chỉ để vài chiếc lu ủ mắm nằm cứ lọt thỏm rồi tăng lên hàng trăm lu. Sự chịu khó của chị Vân đã cho ra đời nước mắm Xuân Thịnh Mậu.

“Giọt vàng” của biển

Nước mắm Xuân Thịnh Mậu được chị Vân làm từ cá cơm than tươi, không lẫn cá tạp khác -Ảnh:L.A

Người dân miền biển quan niệm, mỗi giọt nước mắm chính là những “giọt vàng”, là quà tặng từ biển khơi. Chị Vân cho biết, chị làm nước mắm với suy nghĩ đầu tiên là làm để người thân của mình sử dụng chứ không phải tính đến lợi nhuận. Từng mẻ cá cơm than sau khi mua về được chị nhanh chóng sàng lọc hết cá tạp, sau đó áp dụng công thức chế biến nước mắm lâu đời của gia đình đó là ướp muối theo tỉ lệ 3 cá 1 muối.

Cá cơm sau khi trộn đều với muối được đưa vào lu sành và “náo đảo” liên tục hằng ngày trong 3 tháng đầu tiên, sau đó là từ 10 – 20 ngày “náo đảo” một lần. Cá phải “ăn nắng” từ 18 – 24 tháng, sau đó được kéo rút đưa vào kho và chuyển vào xưởng thành phẩm tại TP. Hồ Chí Minh đóng chai trước khi bán ra thị trường.

“Hiện tại mỗi năm cơ sở sản xuất được khoảng hơn 10.000 lít nước mắm thành phẩm và bán ra thị trường với giá khoảng 300.000 – 360.000 đồng/lít. Nước mắm Xuân Thịnh Mậu được đóng gói trong chai thủy tinh theo thể tích 0,2 – 0,5 lít với mẫu mã bắt mắt, phù hợp sử dụng cũng như làm quà biếu trong dịp lễ, Tết”, chị Vân vui vẻ nói.

Đậm đà tình thương

Tính đến nay, chị Vân và gia đình gắn bó với công việc này đã hơn 10 năm. Tuy thời gian không quá dài, nhưng quá đủ để chị thấy được rõ hơn lý do vì sao mình phải dành thật nhiều tâm huyết với công việc. Nhìn dáng người nhỏ nhắn, chăm chút từng lu nước mắm như chăm “con mọn” mới hiểu với chị Vân, nước mắm không chỉ là một thứ gia vị mà đã trở thành sản phẩm lưu giữ “hồn cốt” của quê hương. Theo chị Vân, điểm cần nhấn mạnh là nước mắm làm từ cá có chứa axit amin, là sản phẩm của quá trình lên men tự nhiên của đạm trong cá.

Nước mắm Xuân Thịnh Mậu tự hào là loại nước mắm có chứa 12 loại axit amin mà cơ thể người không thể tự tổng hợp được. Đó là các dưỡng chất mà chỉ có nước mắm nhĩ có được. Nước mắm Xuân Thịnh Mậu có chứa 60% – 75% đạm axit amin trên tổng lượng đạm, điều mà các loại nước mắm sản xuất quy mô công nghiệp không thể có.

“Dinh dưỡng bổ ích trong nước mắm là axit amin, chứ không phải là gì khác. Không có yêu cầu về axit amin thì chỉ là nước chấm”, chị Vân khẳng định chắc nịch.

Chị Vân thừa nhận giá một lít nước mắm truyền thống của mình khá cao so với các loại nước mắm có pha chế. “Nhiều người từng hỏi tôi tại sao không giảm giá hoặc dùng các phương pháp pha, trộn… hoặc dùng các loại men tác động làm giảm thời gian ủ chượp.

Tức, thay vì để có một mẻ nước mắm truyền thống chuẩn chỉnh thường phải mất 18 – 24 tháng thì với cách trên có thể giảm còn 8 – 12 tháng, hoặc pha thêm nước, độn các mẻ nước mắm độ đạm thấp hơn để gia tăng sản lượng. Tôi tuyệt đối không làm theo cách đó. Nếu làm vậy, giá thành chắc chắn có thể giảm, nhưng vậy thì chẳng còn giá trị của chai nước mắm cốt nhĩ tinh khiết.

Một chai nước mắm truyền thống ngon khi nếm sẽ có cảm giác tê tê ban đầu ở đầu lưỡi do độ đạm cao. Đầu tiên là vị mặn, sau đó là vị ngọt, rồi đọng lại nơi cuống họng dư vị ngọt ngào, thơm dịu nhẹ dần lan tỏa. Chúng tôi quan niệm nước mắm là sản phẩm của tình thương được các bà, các mẹ, các chị thực hiện một cách chăm chỉ, cần cù, cẩn thận trong suốt 18 – 24 tháng.

Quá trình lên men này cũng làm cho nước mắm trở thành món ăn duy nhất được hấp thụ tinh tuý của 4 mùa xuân – hạ – thu – đông. Và món ăn nào được nêm nếm bằng “tình thương” cũng trở nên ngon hơn hẳn. Như 2 câu thơ mà Giáo sư Trần Văn Khê đã đề tặng khi nếm thử nước mắm Xuân Thịnh Mậu: Làm nước mắm và đề thơ. Giữ yên quê mẹ, bây giờ mai sau”, chị Vân chia sẻ.

Lê An

Nguồn

Cùng chủ đề

Những câu chuyện đẹp đầu xuân

Chiều 3/2, đại úy Hoàng Ngọc Minh - Trưởng Công an xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị cho hay, đã nhận được gần 160 triệu đồng tiền ủng hộ chị Nguyễn Thị Hoa (55 tuổi), ở thôn Tân Mạch, xã Vĩnh Thái từ rất nhiều tấm lòng hảo tâm không quen biết. Câu chuyện ấm lòng ngày đầu xuân này xuất phát từ hoàn cảnh éo le của gia đình chị Hoa và nỗ lực tìm...

Gói trọn vị quê hương trong những món ngon ngày tết

Những món ngon ngày Tết là một phần không thể thiếu trong khung cảnh sum họp của nhiều gia đình. Bên cạnh yếu tố tâm linh thể hiện ở sự hiện diện đủ màu sắc của ngũ hành trong mâm cỗ Tết, người Quảng Trị còn khéo léo lựa chọn những nguyên liệu thân quen, dân dã nhưng không kém phần tươi ngon, đặc sắc để chế biến những món ăn tươm tất dâng lên ông bà, tổ tiên...

“Giọt vàng” giữa lưng chừng trời giữa trời

Dịp áp Tết năm ngoái, người bạn vong niên gửi cho tôi một món quà kèm theo lời nhắc bâng khuâng: “Đặc sản quê mình đó, ai nhớ, ai quên?”. Quà bạn tặng là một chai dầu sở vàng sóng sánh bọc kỹ trong lần lá chuối thơm như từgóc vườn thơm ra. Bạn không nhắc thì tôi vẫn nhớ. Những gì gắn bó với làng tôi, tôi không thể nào quên, huống nữa là cây sở, loài cây...

Magazine: Làng nghề truyền thống vào xuân

Quảng Trị được biết đến với nhiều làng nghề nổi tiếng và ở mỗi vùng quê đều mang nét đặc sắc riêng. Mứt gừng Mỹ Chánh, bánh chưng, bánh tét Đại An Khê, bánh giầy Triệu Trung, bánh hộc Mai Xá đều là những sản phẩm có thương hiệu làm nức lòng người thưởng thức, đặc biệt là vào dịp Tết đến xuân về...Quảng Trị được biết đến với nhiều làng nghề nổi tiếng và ở mỗi vùng quê...

Tăng thu nhập trong dịp Tết từ sản phẩm đặc trưng

Khai thác tiềm năng thế mạnh và nguồn tài nguyên sẵn có ở địa phương, hằng năm, cứ đến dịp tết Nguyên đán, nhiều người dân tộc thiểu số (DTTS) miền sơn cước Quảng Trị lại tất bật với việc chuẩn bị những sản phẩm đặc trưng phục vụ thị trường. Để tạo niềm tin cho khách hàng, họ đặt tâm huyết vào việc lựa chọn, tạo ra những sản phẩm chất lượng, mẫu mã đẹp mắt với phong...

Cùng tác giả

Đảng bộ TP. Đông Hà tiếp nhận 10 tổ chức cơ sở đảng từ Đảng bộ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh

Chiều nay 7/2, Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Quảng Trị phối hợp với Thành ủy Đông Hà tổ chức hội nghị chuyển giao và tiếp nhận tổ chức đảng, đảng viên đến trực thuộc Đảng bộ TP. Đông Hà. Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Ly Kiều Vân tham dự.Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Ly Kiều Vân phát biểu tại hội nghị -Ảnh: Tú LinhTại hội nghị, đại diện Đảng ủy Khối Cơ quan...

Hội thảo khoa học về nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND xã, phường, thị trấn

Sáng nay 7/2, Trường Chính trị Lê Duẩn tổ chức Hội thảo “Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân (HĐND) xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng tham dự.Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng phát biểu tại hội thảo - Ảnh: S.HBáo cáo đề dẫn tại hội thảo cho biết, từ khi có Luật Tổ...

Thường trực Tỉnh ủy Quảng Trị làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh đoàn

Sáng nay 7/2, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang chủ trì buổi làm việc của Thường trực Tỉnh ủy với Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh đoàn về một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang đề nghị các cấp bộ đoàn quan tâm nhiều hơn đối tượng thanh niên...

Triệu Phong quyết liệt triển khai các giải pháp để tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt trên 8%

Hôm nay 7/2, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Long Hải chủ trì buổi làm việc của Thường trực Tỉnh ủy với Ban Thường vụ (BTV) Huyện ủy Triệu Phong về nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng; Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Hồ Thị Thu Hằng tham dự.Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Long Hải phát biểu kết luận làm việc - Ảnh: N.T.HNăm 2024,...

Công ty Điện lực Quảng Trị coi trọng kỷ cương, kỷ luật, đảm bảo an toàn lao động

Công ty Điện lực Quảng Trị (PC Quảng Trị) hiện đang quản lý, vận hành hệ thống lưới điện gồm 8 trạm biến áp 110 kV với tổng dung lượng 360 MVA, 3 trạm biến áp trung gian với tổng dung lượng là 25,2 MVA, 2.486 trạm biến áp phụ tải với dung lượng 645,4 MVA và 390,15 km đường dây 110 kV, 2.228 km đường dây trung thế, 4.001 km đường dây hạ thế.Giám đốc và Chủ tịch...

Cùng chuyên mục

Công ty Điện lực Quảng Trị coi trọng kỷ cương, kỷ luật, đảm bảo an toàn lao động

Công ty Điện lực Quảng Trị (PC Quảng Trị) hiện đang quản lý, vận hành hệ thống lưới điện gồm 8 trạm biến áp 110 kV với tổng dung lượng 360 MVA, 3 trạm biến áp trung gian với tổng dung lượng là 25,2 MVA, 2.486 trạm biến áp phụ tải với dung lượng 645,4 MVA và 390,15 km đường dây 110 kV, 2.228 km đường dây trung thế, 4.001 km đường dây hạ thế.Giám đốc và Chủ tịch...

Điện lực Đông Hà nỗ lực khắc phục để hệ thống đo đếm vận hành chính xác

Điện lực Đông Hà được giao nhiệm vụ quản lý 242 trạm biến áp có đường dây hạ thế phía sau bán điện cho khách hàng với tổng số 9.533 vị trí cột và hơn 33.000 khách hàng sử dụng điện. Với đặc thù là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Quảng Trị nên công tác quản lý, vận hành và kinh doanh điện của Điện lực Đông Hà luôn được đặc biệt quan tâm...

Khẩn trương chăm sóc cây trồng vụ đông xuân

Sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán, thời điểm này, không khí lao động rộn ràng đã trở lại trên khắp các cánh đồng. Nông dân tất bật xuống đồng, bắt tay vào vụ sản xuất đầu năm với kỳ vọng một mùa bội thu. Cùng với niềm vui ngày xuân, bà con nông dân hăng hái ra quân, khởi động một vụ mùa mới với tinh thần phấn khởi.Nông dân huyện Triệu Phong ra đồng tỉa dặm cho cây...

Ngành Thuế hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách

Vượt qua nhiều thách thức, Cục Thuế tỉnh Quảng Trị đã đạt kết quả ấn tượng trong năm 2024, hoàn thành và vượt xa các chỉ tiêu thu ngân sách đề ra. Đây là thành quả từ sự đổi mới trong quản lý, nỗ lực cải cách hành chính và sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của địa phương.Cán bộ ngành Thuế Quảng Trị hỗ trợ, hướng dẫn...

Phát triển hệ thống thủy lợi nơi vùng đồng Hải Lăng

Tháng 5/1976, thực hiện chủ trương của trung ương về việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh và huyện, ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và khu vực Vĩnh Linh hợp nhất thành tỉnh Bình Trị Thiên. Sau khi nhập tỉnh, ngày 5/3/1977, Tỉnh ủy Bình Trị Thiên ra Nghị quyết số 02 về sáp nhập các huyện trong tỉnh, hai huyện Triệu Phong và Hải Lăng thành huyện Triệu Hải. Thời kỳ...

Người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng hàng Việt

Từ thực phẩm thiết yếu, đồ tươi sống đến các loại gia vị, bánh mứt, hạt sấy khô, nước giải khát... mang thương hiệu Việt hiện đang “phủ sóng” diện rộng tại các chợ truyền thống, cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, những năm trở lại đây, nhiều sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Trị cũng đã bắt nhịp cùng thị trường sôi động dịp Tết và...

Đưa hương Ta Lư cà phê bay xa

Sau khi lấy chồng, chị Nông Thị Hanh (sinh năm 1972) - một phụ nữ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng - đã chọn Quảng Trị làm quê hương thứ hai. 27 năm gắn bó, chị đã để lại dấu ấn trên mảnh đất này bằng hành trình miệt mài và đầy tâm huyết với cây cà phê Hướng Hóa.Chị Nông Thị Hanh (thứ 3, từ trái sang) tại cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng...

Người Quảng Trị lập nghiệp ở phương Nam

Từ khúc ruột miền Trung đầy nắng gió khắc nghiệt, nhiều người con Quảng Trị đã bôn ba vào lập nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh. Phẩm chất bền bỉ vượt khó, sáng tạo vươn lên của người xứgió Lào cát trắng đã mang lại cho họnhững thành công trên hành trình lập nghiệp ở thành phố mang tên Bác.Khởi nghiệp từ nghề... tay trái Năm 2006, anh Tống Quang Phú rời quê hương thị trấn Cam Lộ, huyện...

“Giọt vàng” giữa lưng chừng trời giữa trời

Dịp áp Tết năm ngoái, người bạn vong niên gửi cho tôi một món quà kèm theo lời nhắc bâng khuâng: “Đặc sản quê mình đó, ai nhớ, ai quên?”. Quà bạn tặng là một chai dầu sở vàng sóng sánh bọc kỹ trong lần lá chuối thơm như từgóc vườn thơm ra. Bạn không nhắc thì tôi vẫn nhớ. Những gì gắn bó với làng tôi, tôi không thể nào quên, huống nữa là cây sở, loài cây...

Doanh nhân Nguyễn Thanh Hải và câu chuyện truyền cảm hứng 

15 năm kể từ khi sáng lập và điều hành Hai Tran Media & Airs Group - một doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực khai thác quảng cáo và dịch vụ phi hàng không chính thức trên hệ thống sân bay toàn quốc, anh Nguyễn Thanh Hải (sinh năm 1983), ở xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị đã dành cho quê hương những tình cảm đặc biệt thông qua nhiều hoạt động từthiện, an sinh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất