Powered by Techcity

Độc đáo nghề lồng bẫy mực lá của ngư dân bãi ngang

Chỉ với những chiếc lồng bẫy làm bằng tre, ngư dân sáng sớm dong thuyền vài hải lý ra biển thả lồng bẫy mực lá, cuối ngày thu hoạch. Cách thức đánh bắt đơn giản này đang mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều ngư dân vùng biển bãi ngang.

Độc đáo nghề lồng bẫy mực lá của ngư dân bãi ngang

Thành quả sau một chuyến đặt bẫy là những con mực lá tươi rói – Ảnh: L.A

Có mặt tại bãi biển Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng, vào khoảng 2- 3 giờ chiều hằng ngày, mọi người dễ dàng bắt gặp hình ảnh hàng chục chiếc thuyền máy loại 10 – 24 CV của ngư dân nổ máy trực chỉ hướng biển để thu mực lá từ những chiếc lồng bẫy được thả dưới đáy biển từ sáng sớm.

Chia sẻ sau khi trở về bờ với gần 10 kg mực lá tươi rói, ngư dân Phan Thanh Hiệp vui vẻ cho biết, nghề lồng bẫy mực lá đã có từ cách đây hơn 20 năm.

Mùa vụ đánh bắt thường từ tháng 2 – 7 hằng năm. Vị trí thả lồng bẫy nằm cách bờ từ 1- 4 hải lý, có mực nước sâu từ 5 – 10 m, tối đa khoảng 20 m.

Mỗi thuyền đi bẫy mực thường có 2 người, số lượng lồng bẫy thông thường từ 20 – 60 cái. Như thuyền của anh với công suất 24 CV, mỗi chuyến biển anh chở được 50 chiếc lồng bẫy.

Để đánh bắt mực lá, anh Hiệp thường ra khơi từ sáng sớm, sau khoảng 30 phút di chuyển, thuyền đến vị trí đã định trước, cách bờ khoảng 2 – 3 hải lý.

Với kinh nghiệm hơn 15 năm đi biển, anh chỉ cần nhìn con nước, dòng chảy và thời tiết là có thể biết nơi nào nhiều mực tập trung. Tới nơi, anh và bạn thuyền người thì chuẩn bị lồng bẫy, người thì gắn chùm trứng mực tươi vào trong lồng để làm mồi.

Sau đó, vừa cho thuyền di chuyển, anh vừa thả từng chiếc lồng bẫy xuống biển. Nơi nào nhận định có nhiều mực thì mật độ lồng bẫy được thả dày hơn.

Để cố định, phần đáy lồng bẫy được buộc với hòn đá hoặc bao cát nặng khoảng 5 – 7 kg để giữ cho lồng chìm dưới biển. Đỉnh lồng được nối với sợi dây thừng dài từ 20 – 30 m, bên trên buộc vào phao nổi trên mặt nước. Thời gian thả lồng xuống biển khoảng 30 – 40 phút.

“Nghề lồng xếp bẫy mực lá hiện đang được ngư dân các xã biển bãi ngang khai thác khá hiệu quả, nhất là các xã thuộc huyện Hải Lăng. Dễ làm, lại cho thu nhập ổn định nên trừ những ngày mưa gió, còn lại ngư dân đều đi thả lồng bẫy mực. Tùy theo số lượng lồng bẫy, vị trí thả mà số lượng mực thu được mỗi ngày cũng khác nhau. Nhưng trung bình với khoảng 50 chiếc lồng bẫy, mỗi thuyền cũng thu được từ 3-7 kg mực lá. Có thuyền thả lồng bẫy trúng luồng mực thì còn thu hoạch được từ 15 – 20 kg. Với mức giá hiện tại khoảng 350 ngàn đồng/kg, tính ra mỗi ngày ngư dân kiếm được 1,5 – 2,5 triệu đồng, trừ chi phí thu được 700 – 1,2 triệu đồng mỗi người. Ngoài ra, cũng có một số tàu cá công suất lớn làm nghề này như tàu cá QT 93679TS do ông Nguyễn Khánh Quốc làm thuyền trưởng, thường xuyên khai thác ở ngư trường đảo Bạch Long Vỹ với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi chuyến”.

Ông Lê Đức Thắng, Phó Trưởng phòng Quản lý khai thác và dịch vụ hậu cần nghề cá, Chi cục Thủy sản.

Để tránh bị nhầm lẫn với lồng bẫy của người khác, mỗi người tự đánh dấu bằng ký hiệu riêng biệt trên phao. Sau đó anh quay thuyền vào bờ nghỉ ngơi chờ đến khoảng 2 – 3 giờ chiều thì trở lại thu lồng bẫy. Khi đến vị trí từng chiếc phao của mình, anh dùng cây sào dài khoảng 2 m có gắn móc ở đầu kéo sợi dây buộc phao lên.

Theo anh Hiệp, không phải lồng bẫy nào cũng trúng mực, có lúc kéo liên tục 4, 5 chiếc không thu được con mực nào nhưng có khi kéo lên bên trong không chỉ mực lá mà có lồng còn bẫy được mực nang nặng gần cả cân.

“Nghề này vô chừng lắm, có hôm thu nhập vài triệu đồng nhưng cũng có hôm lỗ cả tiền dầu. Nhưng bù qua sớt lại cũng cho thu nhập ổn định. Chuyến biển lần này của tôi được xem là thành công. Với giá thu mua tại bờ của thương lái từ 350 ngàn đồng/kg, trừ chi phí anh em chúng tôi chia nhau mỗi người khoảng 1,7 triệu đồng”, anh Hiệp cho hay.

Cách đó không xa, ông Phan Thanh Tô đang tỉ mẩn sửa lại chiếc lồng bẫy để kịp cho chuyến ra khơi bẫy mực ngày mai. Năm nay 70 tuổi, ông Tô đã có kinh nghiệm hơn 20 năm làm nghề lồng bẫy mực lá.

Chiếc lồng bẫy được làm bằng khung tre dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 1,2 m, chiều rộng và chiều cao 0,6 m, bọc bằng một lớp lưới nilon có kích thước mắt lưới khoảng 2 cm. Miệng bẫy là hai mảnh lưới khép lại đủ để mực chui vào nhưng không ra được.

Xung quanh được phủ bằng lá cây đùng đình phơi khô hoặc vải bạt nilon màu đen để tạo thành vùng tối trong lồng. Để chở được nhiều lồng trên thuyền, thay vì buộc cố định thì các góc của lồng được liên kết bằng nhựa mềm giúp gấp gọn các lồng trong quá trình di chuyển đến ngư trường. Nhờ vậy, thuyền nhỏ cũng có thể chở được từ 15-20 lồng, thuyền lớn thì lên đến 40-60 lồng.

Độc đáo nghề lồng bẫy mực lá của ngư dân bãi ngang

Ông Phan Thanh Tô, thôn Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng, sửa chữa chiếc lồng bẫy mực lá bị hư hỏng để chuẩn bị cho chuyến biển mới – Ảnh: L.A

Theo ông Tô, kết cấu của một chiếc lồng bẫy mực lá tuy đơn giản nhưng khi thả xuống biển phải tuân thủ chính xác từng công đoạn: từ dựng lồng, buộc dây, buộc đá, gắn mồi.

Điểm đặc biệt của nghề bẫy mực lá đó là không giống như bẫy các loài vật khác dùng thức ăn hay đặt bẫy trên đường đi mà ngư dân phải dụ chúng vào đẻ trứng trong lồng bẫy. Do vậy, mồi nhử mực trong lồng bẫy là chùm trứng mực lá còn tươi mới hấp dẫn nhất.

Ông Tô lý giải, loài mực thường đẻ trứng trong các hốc đá san hô nên khi thấy chiếc lồng dưới đáy biển, chúng tưởng đó là hốc đá san hô nên vào đẻ trứng. Do vậy, trứng mực để bẫy phải tươi, mực cái ngửi thấy mùi vào đẻ trứng và mực đực cũng theo vào.

Để giữ trứng mực được tươi nhằm sử dụng nhiều ngày, ngay sau khi kéo lồng lên, ngư dân phải gỡ ngay trứng mực ra, cho vào xô nước biển sạch.

“Đây là thời gian mực lá vào gần bờ để sinh sản nên hễ thấy trứng ở trong lồng bẫy là chui vào đẻ rồi không thoát ra ngoài được. Chúng tôi chỉ việc kéo lên và bắt”, ông Tô nói.

Cũng theo ông Tô, so với các nghề biển khác thì nghề lồng bẫy mực lá khá nhẹ nhàng bởi không tốn chi phí nhiều mà thu nhập tương đối cao.

Trung bình chi phí để làm một chiếc lồng bẫy chỉ khoảng từ 20 – 30 ngàn đồng; tiền dầu chạy máy để di chuyển đến ngư trường cũng chỉ khoảng 70 – 100 ngàn đồng. Công việc của những người làm nghề lồng bẫy mực lá cũng chỉ vào ban ngày chứ không phải làm xuyên đêm như nhiều nghề biển khác.

Đều đặn mỗi ngày ngư dân ra biển 2 lần, 5 giờ sáng để thả lồng bẫy và 2 giờ chiều để thu lồng bẫy. Có mực thì mang về bán cho thương lái, còn lồng bẫy thì thu gọn lại xếp lên thuyền, chiếc nào bám bẩn hay hư hỏng thì cọ rửa, sửa chữa rồi hôm sau lại mang ra biển bẫy mực tiếp.

“Nghề này ngày ít tôi cũng thu được 2 – 3 kg mực lá, ngày nhiều thì có lúc được 7 – 8 kg, có lúc bẫy được trên 20 kg. Nói chung là đủ để lo cho gia đình”, ông Tô cho hay.

Lê An

Nguồn

Cùng chủ đề

Húc, Vĩnh Ô, Hải Lâm

Trong 2 ngày 6, 7/11, Đại đức Thích Nguyên Phúc, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, nhóm từ thiện Đông Hưng, Dĩ An, Bình Dương, nhóm Lương Trương - Quảng Ngọc và Chi đoàn Báo Quảng Trị phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức chương trình “Hướng về miền Trung thân thương”, trao quà cho người dân, học sinh tại các xã: Húc (huyện Hướng Hóa), Vĩnh Ô...

Trao hàng trăm suất quà cho người dân, học sinh các xã Húc, Vĩnh Ô và Hải Lâm

Trong 2 ngày 6, 7/11, nhóm từ thiện Đông Hưng, Dĩ An, Bình Dương và Chi đoàn Báo Quảng Trị phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức chương trình “Hướng về miền Trung thân thương”, trao quà cho người dân, học sinh tại các xã: Húc (huyện Hướng Hóa), Vĩnh Ô (huyện Vĩnh Linh) và Hải Lâm (huyện Hải Lăng).Trao quà cho người dân xã Húc, huyện Hướng Hóa - Ảnh: ĐVTrao quà cho học sinh điểm...

Không sử dụng giống sắn từ những vùng bị bệnh khảm lá để trồng mới trong niên vụ 2024

Bắt đầu phát sinh gây hại từ năm 2020 tại huyện Hải Lăng và thị xã Quảng Trị, đến nay bệnh khảm lá sắn đã lây lan ra các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị với tổng diện tích nhiễm năm 2024 là 1.180 ha, trong đó nhiễm nặng 222 ha.Cây sắn bị nhiễm bệnh khảm lá tại huyện Hải Lăng - Ảnh: L.ANguyên nhân là do một số địa phương chưa quyết liệt trong việc thực...

Mô hình trồng rau thủy canh với nhiều triển vọng

Với những kiến thức, kinh nghiệm học hỏi được sau 10 năm đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng tại các nông trại trồng rau thủy canh hiện đại ở Malaysia, anh Hồ Văn Thông (40 tuổi), ở thôn Đơn Quế, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị đã trở về quê và quyết tâm lập nghiệp làm giàu với mô hình này. Sau gần 1 năm bắt tay thực hiện, đến nay mô hình trồng...

Mưa trắng trời, nhiều tuyến phố ngập sâu

Mưa lớn kéo dài từ sáng sớm hôm nay 4/11 khiến nhiều tuyến phố ở TP. Đông Hà bị ngập sâu. Trong đó, có nhiều nơi nước ngập gần nửa mét, giao thông tê liệt.Đường Lê Thế Hiếu ngập sâu lúc 7 giờ 30 ngày 4/11- Ảnh: Quang HảiTại đường Lê Thế Hiếu đoạn giao nhau với đường Hùng Vương, nước ngập rất nhanh và tràn vào nhà một số hộ khiến người dân trở tay không kịp. Nước...

Cùng tác giả

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam dự Ngày hội đại đoàn kết dân tộc ở Khu dân cư thôn Tích Tường, xã Hải...

(Cổng TTĐT) Ngày 9/11/2024, khu dân cư thôn Tích Tường, xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị sôi nổi tổ chức Ngày hội đại đoàn kết dân tộc và Ngày hội văn hóa quân - dân; phát động Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng khu dân cư có nếp sống văn minh, thân thiện, nghĩa tình”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự. Phó...

Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc và Ngày hội văn hóa quân

Hướng tới kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất 18/11 (1930 - 2024), sáng nay 9/11, khu dân cư thôn Tích Tường, xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị sôi nổi tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc và Ngày hội văn hóa quân - dân; phát động Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng khu dân cư có nếp sống văn minh, thân thiện, nghĩa tình”. Phó Chủ...

Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị thảo luận tại tổ về các dự án luật

Hôm nay 9/11, Quốc hội thảo luận ở tổ dự án Luật Hóa chất, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo và dự án Luật Nhà giáo. Đại biểu Hoàng Đức Thắng, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh; đại biểu Hồ Thị Minh, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh tham gia thảo luận.Đại biểu Hoàng Đức Thắng - Ảnh: NLTham gia thảo luận về dự án Luật sửa đổi bổ sung một...

Hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Ninh Thuận tại TP.Hồ Chí Minh

Sự cần thiết phải sửa đổi Luật Điện lực 2024-11-08 05:30:00QTO - Luật Điện lực năm 2004 là cơ sở pháp lý cho hoạt động điện lực và sử dụng điện, đồng thời bảo vệ lợi ích hợp pháp của khách hàng sử dụng điện và đơn...Công ty Điện lực Quảng Trị góp phần tích cực trong xây dựng nông thôn mới 2024-11-08 05:25:00QTO - Trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) điện...

Ngày hội đại đoàn kết dân tộc và Ngày hội văn hóa quân – dân ở Khu dân cư thôn Tích Tường

Hướng tới kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất 18/11 (1930 - 2024), sáng nay 9/11, khu dân cư thôn Tích Tường, xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị sôi nổi tổ chức Ngày hội đại đoàn kết dân tộc và Ngày hội văn hóa quân – dân; phát động Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng khu dân cư có nếp sống văn minh, thân thiện, nghĩa tình”. Phó Chủ...

Cùng chuyên mục

Hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Ninh Thuận tại TP.Hồ Chí Minh

Sự cần thiết phải sửa đổi Luật Điện lực 2024-11-08 05:30:00QTO - Luật Điện lực năm 2004 là cơ sở pháp lý cho hoạt động điện lực và sử dụng điện, đồng thời bảo vệ lợi ích hợp pháp của khách hàng sử dụng điện và đơn...Công ty Điện lực Quảng Trị góp phần tích cực trong xây dựng nông thôn mới 2024-11-08 05:25:00QTO - Trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) điện...

Quan tâm chuyển giao khoa học và công nghệ cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Đặc biệt, thực hiện Kế hoạch số 130/KH-UBND ngày 1/7/2022 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN)...

Công ty Điện lực Quảng Trị góp phần tích cực trong xây dựng nông thôn mới

Trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) điện là 1 trong 8 tiêu chí thuộc nhóm hạ tầng kinh tế - xã hội. Vì vậy, để đảm bảo đủ tiêu chí và duy trì chất lượng điện trong xây dựng NTM, Công ty Điện lực Quảng Trị (PC Quảng Trị) đã triển khai nhiều giải pháp để mở rộng và nâng cao chất lượng điện đáp ứng đủ tiêu chí, đồng thời phục...

Nỗ lực thi công công trình đường tránh phía Đông thành phố Đông Hà

Công trình đường tránh phía Đông TP. Đông Hà có tổng chiều dài 17,5 km, trong đó đoạn từ Dốc Miếu - Quốc lộ 9 có chiều dài gần 13,3 km; đoạn từ nút giao đường Nguyễn Hoàng - Nam cầu sông Hiếu dài hơn 4,2 km. Hiện các địa phương đã bàn giao mặt bằng thi công lần lượt hai đoạn là 11,68/13,3km, đạt 88% và 3,54/4,26km, đạt 84,4%. Các nhà thầu đang tăng tốc thi công công...

Tiếp sức cho phụ nữ vùng khó thoát nghèo

Bằng nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực, hiệu quả, thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đakrông đã tiếp sức cho các hội viên vượt qua nghịch cảnh, vươn lên trong cuộc sống, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo của địa phương.Nhờ nguồn vốn vay quay vòng, chị Xiên có điều kiện mở rộng việc chăn nuôi - Ảnh: T.PTheo cán bộ phụ nữ xã Tà Rụt, chúng tôi đến thăm gia...

Kiểm soát chặt chẽ hoạt động giết mổ gia súc

Tình dịch bệnh gia súc trên địa bàn tỉnh thời gian qua diễn biến phức tạp, do đó, ngoài việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị còn đẩy mạnh công tác kiểm soát giết mổ nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm thịt gia súc, bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.Xử lý dịch bệnh trên gia súc ở Hướng Hóa -...

Mô hình trồng rau thủy canh với nhiều triển vọng

Với những kiến thức, kinh nghiệm học hỏi được sau 10 năm đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng tại các nông trại trồng rau thủy canh hiện đại ở Malaysia, anh Hồ Văn Thông (40 tuổi), ở thôn Đơn Quế, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị đã trở về quê và quyết tâm lập nghiệp làm giàu với mô hình này. Sau gần 1 năm bắt tay thực hiện, đến nay mô hình trồng...

Giảm tác động, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu

Quảng Trị là tỉnh có địa hình chiều ngang hẹp, ngắn, dốc; có bờ biển dài 75km, hệ thống sông ngòi khá dày đặc và khí hậu phức tạp. Do đó, Quảng Trị là một trong những tỉnh thường chịu ảnh hưởng của các loại hình thiên tai với tần suất và mức độ lớn. Bình quân mỗi năm tỉnh phải hứng chịu khoảng 2 cơn bão cùng với lũ lụt, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn, lũ...

Giải pháp tạo sinh kế bền vững cho người dân vùng núi

Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) năm 2024, thời gian qua, các địa phương ở Quảng Trị tích cực triển khai các hoạt động hỗ trợ sản xuất, tạo sinh kế bền vững cho người dân. Qua đó, giúp đồng bào DTTS có thêm động lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, quá...

Đảm bảo an toàn các công trình thủy lợi trong mùa mưa bão

Hiện nay, nhiều hạng mục hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh đang bị xuống cấp, hư hỏng, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố, đặc biệt khi mùa mưa bão đến. Để bảo đảm an toàn cho các công trình thủy lợi quan trọng này, giảm ngập lụt cho vùng hạ du, Công ty TNHH MTV quản lý khai thác công trình thủy lợi Quảng Trị đang triển khai nhiều giải pháp phòng ngừa, ứng phó hiệu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất