Powered by Techcity

Điệu hò Như Lệ sống mãi với thời gian


Song hành với quá trình xây dựng và phát triển quê hương, người dân xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị luôn đoàn kết gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của địa phương. Đặc biệt trong đó, với những nét đẹp độc đáo riêng, hò Như Lệ luôn được bà con nơi đây gìn giữ.

Di sản văn hóa quý giá

Hò Như Lệ mộc mạc, gần gũi, giúp người hát, người nghe bộc bạch, chia sẻ những cảm xúc trong lao động sản xuất, niềm vui, nỗi buồn, tình yêu… Đặc biệt, trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, cùng với đóng góp sức người, sức của cho cách mạng, người dân Hải Lệ đã sử dụng hò Như Lệ như thứ vũ khí tinh thần sắc bén nhằm cảm hóa, thức tỉnh những người con quê hương bị buộc theo quân địch quay về với Nhân dân.

Điệu hò Như Lệ sống mãi với thời gian

Một tiết mục hò hoạt cảnh trong buổi ra mắt Câu lạc bộ hò Như Lệ – Ảnh: K.S

Thời đó, những phụ nữ trong thôn Như Lệ có giọng khỏe, rõ ràng được chọn làm nhiệm vụ diễn xướng. Đó là các chị: Ngô Thị Gái, Ngô Thị Khuyến và Phạm Thị Kính. Vào các buổi tối, các chị cùng cán bộ tuyên truyền đến trú ẩn gần các đồn bốt của địch ở La Vang, cầu Dài Hải Lâm, hướng loa về phía bên kia và cất lên các bài hò do họ tự sáng tác. “Hỡi anh ơi! Anh nghe chi lời ngoa truyền của giặc Pháp/Anh nghe chi lời xuyên tạc của bọn điêu ngoa/ Cụ Hồ ta rộng lượng nỏ ai bằng/Anh coi tỉnh mình vừa bắt 1.143 ngụy binh trên các trận/Nay đã được khoan hồng trở về làng với vợ con/Anh đi theo Tây hóa ngây hóa dại/Anh đi theo Tây phản lại kháng chiến, phản lại đồng bào…/Hỡi anh ơi! Về đây anh toàn dân đang mong đợi/Về đây anh thắng lợi hưởng chung/Về đây Chính phủ ta sẽ khoan hồng/Kẻo mẹ già con dại đêm trông ngày chờ”.

Với những câu hò, điệu hát ý nghĩa đi vào lòng người đã thức tỉnh nhiều binh sĩ, kéo họ trở về với cách mạng. Chính vì vậy, điệu hò Như Lệ còn được gọi bằng những tên khác như: Hò địch vận, hò binh vận, hò ngụy vận, hò lô cốt.

Năm 1975, sau khi đất nước thống nhất, cùng chung tay xây dựng lại đất nước, điệu hò Như Lệ lại ngân lên trong lao động, sản xuất, giao lưu cộng đồng và lưu truyền đến ngày hôm nay. Hò Như Lệ được nhiều nhà nghiên cứu, nhà báo, người yêu thích tìm hiểu văn hóa truyền thống ghi chép, in ở nhiều sách, báo, tạp chí. Năm 2012, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị biên soạn cuốn sách “Hò Như Lệ” và được Nhà xuất bản Thông tin truyền thông xuất bản, phát hành.

Những người giữ “lửa” văn hóa truyền thống

Nhắc đến điệu hò độc đáo Như Lệ, người dân nơi đây vẫn dâng lên niềm tự hào vì sự trường tồn theo năm tháng của những ca từ đặc sắc. Tuy nhiên, nghệ nhân biết, am hiểu hò Như Lệ ngày càng ít. Trên địa bàn xã Hải Lệ có 3 nghệ nhân được Chủ tịch nước phong tặng “Nghệ nhân ưu tú”, trong đó, 1 nghệ nhân đã mất năm 2022, hiện còn 2 nghệ nhân là bà Ngô Thị Thời (sinh năm 1941) và bà Ngô Thị Huế (sinh năm 1942).

Điệu hò Như Lệ sống mãi với thời gian

Cụ bà Ngô Thị Huế chia sẻ niềm vui được Chủ tịch nước phong tặng “Nghệ nhân ưu tú” – Ảnh: K.S

Mang trong mình trái tim yêu quê hương tha thiết, có năng khiếu ca hát, ngâm thơ, hò từ tấm bé nên khi mới hơn 10 tuổi, bà Thời và bà Huế đã tích cực tham gia đội văn nghệ của địa phương. Trí nhớ tốt, khả năng tưởng tượng phong phú, phù hợp thực tiễn, có chất giọng đặc biệt nên quá trình tham gia văn nghệ tại địa phương, họ vừa học hỏi thế hệ đi trước, vừa tập sáng tác lời các bài hò.

Nhờ vậy, họ sớm có thể sáng tác nhiều bài hò ý nghĩa, mang tinh thần hăng say lao động, sản xuất; địch vận; cổ vũ tinh thần bộ đội lên đường ra trận, vững ý chí chiến đấu, niềm tin vào thắng lợi… Cùng với hoạt động văn nghệ, họ còn tích cực tham gia làm liên lạc, cung cấp thông tin và lương thực, thực phẩm cho bộ đội ở các căn cứ gần làng.

Điệu hò Như Lệ sống mãi với thời gian

Hai Nghệ nhân ưu tú Ngô Thị Thời và Ngô Thị Huế (từ phải qua) tích cực bồi đắp tình yêu cho thế hệ trẻ đối với điệu hò Như Lệ – Ảnh: K.S

Sau ngày đất nước thống nhất, họ vẫn tiếp tục duy trì việc sáng tác các bài hò, nhiệt tình tham gia các hoạt động văn nghệ, góp phần quan trọng vào việc giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của hò Như Lệ.

Nghệ nhân ưu tú Ngô Thị Huế chia sẻ: “Đến nay, tôi còn giữ thói quen ghi chép vào sổ những bài hò còn nhớ được của hơn 50 năm trước, đồng thời sáng tác và ghi lại nhiều bài hò ca ngợi Đảng, Nhà nước, đảng viên, cán bộ và quân, dân ta đoàn kết, nỗ lực xây dựng, phát triển đất nước trong công cuộc đổi mới. Đặc biệt trong đó có nhiều bài hò về đổi thay trên quê hương Hải Lệ, nhất là về phong trào chung tay xây dựng nông thôn mới. Tôi luôn tâm niệm, khi nào còn sống là tôi còn sáng tác, còn cất lên những điệu hò, tạo động lực để thế hệ sau tiếp nối”.

Nghệ nhân ưu tú Ngô Thị Huế, Ngô Thị Thời luôn nhiệt tình cung cấp tư liệu quý về hò Như Lệ mà họ có được; tham gia giao lưu, biểu diễn tại các chương trình văn nghệ nhân các ngày lễ lớn của quê hương, đất nước. Phối hợp truyền dạy cách hát, sáng tác lời hò Như Lệ cho phụ nữ, thế hệ trẻ ở xã; làm hồ sơ phục vụ cho việc bảo tồn văn hóa phi vật thể của tỉnh Quảng Trị.

“Tôi rất vinh dự và tự hào được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú. Thế hệ chúng tôi nay đã gần đất xa trời, làm sao bảo tồn, phát huy giá trị điệu hò Như Lệ vẫn luôn canh cánh trong lòng. Tôi mong muốn các cấp quan tâm tổ chức nhiều lớp truyền dạy dân ca cho thế hệ trẻ và những người đam mê điệu hò này, qua đó chung tay giữ gìn và phát huy di sản quý giá của quê hương”, nghệ nhân Ngô Thị Thời tâm sự.

Điệu hò vẫn đẹp trong thời kỳ mới

Năm 2023, chị Nguyễn Thị Mỹ Bình, cán bộ văn hóa xã Hải Lệ xây dựng đề tài: “Bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể “Hò Như Lệ” gắn với phát triển du lịch, du lịch sinh thái địa phương góp phần đảm bảo các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao trên địa bàn xã Hải Lệ giai đoạn 2021 – 2025”. Do đề tài lồng ghép vừa di sản, vừa du lịch, lĩnh vực du lịch cần nguồn đầu tư lớn mới phát triển đồng bộ được 2 loại hình này nên dự kiến cuối năm 2025 xã sẽ triển khai.

Đề tài tập trung vào các nội dung: Xây dựng kế hoạch mở lớp truyền dạy hò Như Lệ; xây dựng tuyến du lịch kết hợp hò Như Lệ từ bến thả hoa đến Khe Trái – nơi đây có vùng đất màu mỡ, trù phú để trồng các loại cây dược liệu, đồng thời là điểm du lịch sinh thái cần được đầu tư xây dựng, tạo cảm giác du lịch mới lạ cho du khách. Xây dựng các tuyến du lịch kết nối từ các di tích trung tâm thị xã đến các điểm du lịch, di tích trên địa bàn xã Hải Lệ. Ngoài hiệu quả về xã hội, đề tài sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế và du lịch trên địa bàn.

Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể tại địa bàn xã Hải Lệ, nâng cao tiêu chí về xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025, tháng 11/2024, thôn Như Lệ tổ chức ra mắt Câu lạc bộ (CLB) hò Như Lệ với 17 thành viên. Định kỳ mỗi tháng 2 lần, CLB tổ chức luyện tập và sinh hoạt. Đây là nơi giao lưu, học hỏi và giáo dục cho thế hệ trẻ về nguồn gốc, ý nghĩa của điệu hò Như Lệ, từ đó giữ gìn, bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống địa phương không bị mai một.

Chủ nhiệm CLB hò Như Lệ Phan Thị Hà cho hay: “CLB lập nhóm facebook để các thành viên cùng theo dõi, tham gia thảo luận, phối hợp thực hiện các nội dung liên quan đến quá trình hoạt động, sinh hoạt CLB. Đặc biệt, chúng tôi mời 2 nghệ nhân ưu tú là Ngô Thị Huế và Ngô Thị Thời làm cố vấn, hỗ trợ CLB ghi chép, ghi âm lại nội dung các bài hò, cách thể hiện các điệu hò Như Lệ. Ngoài sinh hoạt tại CLB, các thành viên có thể lưu giữ file ghi âm trong điện thoại, nghe lại và học hò vào những lúc rảnh rỗi, qua đó lan tỏa tình yêu điệu hò truyền thống đến các thành viên khác trong gia đình, cộng đồng”.

Do hò Như Lệ mang phong cách cổ xưa, không có nhạc nên thế hệ trẻ hiện nay chưa hiểu rõ giá trị lịch sử của điệu hò này. Vì vậy, trong chương trình của các trường học trên địa bàn xã Hải Lệ đã có những tiết học trải nghiệm thực tế sinh động.

Giáo viên đã chọn sưu tầm hò Như Lệ để làm đề tài phục vụ quá trình giảng dạy, giúp các em học sinh hiểu rõ hơn về điệu hò này. Bên cạnh đó, học sinh được giao lưu, gặp gỡ, nghe những làn điệu do chính các nghệ nhân ở địa phương thể hiện. Từ đó, các em hiểu hơn về giá trị lịch sử của hò Như Lệ, bồi đắp tình yêu văn hóa truyền thống.

Phó Chủ tịch UBND xã Hải Lệ Nguyễn Xuân Đông thông tin: “Để hoàn thành tốt các tiêu chí nông thôn mới nâng cao, hiện nay, xã Hải Lệ tập trung nhân rộng mô hình CLB hò Như Lệ. Tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống về điệu hò Như Lệ.

Bên cạnh đó, bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa dân tộc gắn với quảng bá du lịch để hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới nâng cao. Đồng thời đề nghị cấp trên có kế hoạch thường xuyên phối hợp quảng bá hò Như Lệ, góp phần cùng địa phương bảo tồn, gìn giữ văn hóa truyền thống”.

Kô Kăn Sương



Nguồn: https://baoquangtri.vn/dieu-ho-nhu-le-song-mai-voi-thoi-gian-191186.htm

Cùng chủ đề

Kể chuyện sản phẩm OCOP

Không chỉ là những sản phẩm đặc trưng của địa phương, các sản phẩm OCOP còn mang trong mình những câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng của những người trẻ khát khao giữ gìn và nâng tầm bản sắc địa phương. Từ nghề truyền thống đến những giá trị văn hóa độc đáo, họ đã thổi hồn vào từng sản phẩm, biến chúng thành những “đại sứ” kể chuyện về quê hương và con người trên hành trình...

Báo Quảng Trị đồng hành với sự phát triển của quê hương, đất nước

Sáng nay 18/1, Báo Quảng Trị tổ chức hội nghị tổng kết công tác tuyên truyền, xuất bản năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang; Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hồ Đại Nam; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam; Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Dương Tân Long đến dự.Các đại biểu dự hội nghị - Ảnh: Minh ĐứcTuyên...

Sản phẩm OCOP kể chuyện

Không chỉ là những sản phẩm đặc trưng của địa phương, các sản phẩm OCOP còn mang trong mình những câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng của những người trẻ khát khao giữ gìn và nâng tầm bản sắc địa phương. Từ nghề truyền thống đến những giá trị văn hóa độc đáo, họ đã thổi hồn vào từng sản phẩm, biến chúng thành những “đại sứ” kể chuyện về quê hương và con người trên hành trình...

Công tác cải cách hành chính đã có những chuyển biến mới, tích cực

Chiều nay 15/1, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ chủ trì phiên họp thứ 9 của ban chỉ đạo với các địa phương để đánh giá kết quả triển khai công tác CCHC năm 2024, đề ra phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng dự phiên họp tại điểm cầu Quảng Trị.Quang...

Lên đường thăm, tặng quà, chúc Tết huyện đảo Cồn Cỏ và Lý Sơn

Chiều nay 9/1, tại Quân cảng Đà Nẵng, đoàn công tác Vùng 3 Hải quân, 35 đầu mối địa phương, các cơ quan, tổ chức, câu lạc bộ, doanh nghiệp, cá nhân; 50 phóng viên của 35 cơ quan báo đài trung ương, quân đội và địa phương lên đường thăm, tặng quà, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ (CBCS) và Nhân dân huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) và Lý Sơn (Quảng Ngãi) nhân dịp Tết Nguyên đán...

Cùng tác giả

Hội Báo Xuân Ất Tỵ 2025

Hội Báo Xuân Ất Tỵ 2025 - Nét đẹp truyền thống của người làm báo 21/01/2025 16:43 Anh Quân - Lê Trường ...

Tặng 125 suất quà tết cho gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Cam Lộ

Nhân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025, chiều nay 21/1, tại UBND huyện Cam Lộ, tổ đại biểu HĐND tỉnh Quảng Trị đơn vị huyện Cam Lộ tổ chức chương trình tặng quà tết cho các gia đình chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự.Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tặng quà cho các gia đình chính sách, gia đình có hoàn...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam thăm, chúc Tết các gia đình chính sách

Nhân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025, sáng nay 21/1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hoàng Nam đi thăm, tặng quà, chúc Tết các gia đình chính sách trên địa bàn thị xã Quảng Trị gồm các ông: Nguyễn Kham (cán bộ tiền khởi nghĩa) ở Phường 2; Nguyễn Hải Đoàn (thương binh 61%) ở Phường 1; Trần Bình Phổi (thương binh 31%) ở Phường 1; Lê Khuyến (thương binh 51%) ở Phường 1; Anh...

Hội đồng hương Quảng Trị tại TP. Huế thăm, chúc Tết lãnh đạo tỉnh Quảng Trị

Sáng nay 21/1, Thường trực Hội đồng hương Quảng Trị tại TP. Huế do Hội trưởng Trần Văn Du làm trưởng đoàn đến thăm, chúc Tết lãnh đạo tỉnh Quảng Trị. Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Phan Văn Phụng tiếp đoàn.Tại buổi tiếp, Thường trực Hội đồng hương Quảng Trị tại Thành phố Huế bày tỏ vui mừng trước những thành tựu quê hương đạt được trong thời gian qua và những dự cảm tốt lành về tương...

Gần 1.000 ấn phẩm báo chí được trưng bày tại Hội Báo Xuân Ất Tỵ

Sáng nay 21/1, tại thị trấn Diên Sanh, Hội Nhà báo tỉnh Quảng Trị phối hợp với huyện Hải Lăng tổ chức khai mạc Hội Báo Xuân Ất Tỵ - 2025 với chủ đề: “Mừng Đảng, mừng Xuân, mừng quê hương đổi mới”; chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng huyện Hải Lăng 19/3 (1975 - 2025). Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam; Tổng Biên tập Báo Quảng Trị, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Trương...

Cùng chuyên mục

Hội Báo Xuân Ất Tỵ 2025

Hội Báo Xuân Ất Tỵ 2025 - Nét đẹp truyền thống của người làm báo 21/01/2025 16:43 Anh Quân - Lê Trường ...

Quá trình đào sông Vĩnh Định của Triều Nguyễn

Vĩnh Định là một trong 8 con sông đào lớn được khơi thông dưới Triều Nguyễn. Sông Vĩnh Định nối liền giữa sông Thạch Hãn ở ngã ba Cổ thành đến sông Lương Điền, đi qua các xã của hai huyện Triệu Phong và Hải Lăng của tỉnh Quảng Trị, thông vào phá Tam Giang của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đây là con đường thủy nội địa huyết mạch quan trọng dưới Triều Nguyễn. Qua chính sử Triều...

Nhạc sĩ của những khúc hát thể thao

Sở hữu chất giọng mượt mà, giàu cảm xúc cùng khả năng sáng tác nhiều thể loại nhạc, ca sĩ, nhạc sĩ Cáp Anh Tài (quê ở thôn Trà Lộc, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng) hiện đang là cái tên được nhiều người mến mộ. Ngoài những bài hát nổi tiếng thuộc dòng nhạc quê hương, trữ tình, Cáp Anh Tài còn được biết đến với nhiều ca khúc sôi động gắn với các giải thể thao, cổ...

Sứ giả của mùa xuân

Chủ đề tranh nghệ thuật lấy cảm hứng từ các loài hoa gần như là một chủ đề bất tận không có giới hạn. Với vẻ đẹp đầy lôi cuốn và sống động thì không có gì lạ khi đây là chủ đề tranh được đông đảo các nghệ sĩ theo đuổi.Vì sao tranh hoa được yêu thích?Sở dĩ, tranh hoa rất được mọi người yêu thích bởi tính thẩm mỹ, sự nhẹ nhàng và tinh tế của nó....

Kết nối sân chơi cho những người đam mê bóng bàn

Mới được thành lập trong một thời gian ngắn nhưng Câu lạc bộ (CLB) Bóng bàn Nguyễn Huệ (TP. Đông Hà) đã để lại nhiều dấu ấn nổi bật trong việc tạo sân chơi bổ ích cho những người có chung niềm đam mê và góp phần thúc đẩy phong trào bóng bàn phát triển mạnh trên toàn tỉnh. CLB đã tổ chức thành công nhiều giải thể thao với sự tham gia của hàng trăm vận động viên...

Hàng ngàn cổ động viên Quảng Trị “tiếp lửa” cho Đội tuyển quốc gia Việt Nam

Tối nay 5/1, hàng ngàn cổ động viên ở Quảng Trị đã đến Quảng trường Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh để cổ vũ cho Đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam thi đấu với Đội tuyển bóng đá quốc gia Thái Lan trong trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024 diễn ra vào 20 giờ trên Sân vận động Rajamangala (Thái Lan).Cổ động viên đồng hành ở Quảng Trị cùng đội tuyển Việt Nam...

Trần Hoàn nhạc sĩ của mùa xuân

Trong thập niên những năm 1980-1990 và cho đến bây giờ, mỗi lần mùa xuân về trên những nẻo đường, góc phố, nhiều bản nhạc xuân của Trần Hoàn lại vang lên trên sóng phát thanh, truyền hình. “Em ơi em mùa xuân đã về trên cành lá...”, Từ bài “Tình ca mùa xuân”; “Một mùa xuân nho nhỏ”; đến bài “Hát về mùa xuân”; “Em nghĩ gì khi mùa xuân đến”... Ông có tới hàng chục bài viết...

Tỏa sáng cùng niềm đam mê Shuffle dance

Chỉ mới làm quen và tập luyện bộ môn shuffle dance trong vòng 3 năm nhưng chị Trần Thị Liên (sinh năm 1975), ở Khu phố 4, thị trấn Hồ Xá, huyện Vĩnh Linh, đã phát triển được câu lạc bộ (CLB) riêng với hàng trăm thành viên. Đặc biệt, từ niềm đam mê điệu nhảy đường phố sôi động này, chị đã trở thành huấn luyện viên (HLV) shuffle dance và cùng với những người chung niềm đam...

Giữ nhịp cồng chiêng giữa đại ngàn

Hơn 60 năm theo đuổi niềm đam mê cồng chiêng, nghệ nhân Hồ Song Hào (74 tuổi), ở thôn Xóm Mới, xã Vĩnh Ô, huyện Vĩnh Linh, không chỉ nắm vững kỹ năng và sử dụng điêu luyện mà còn tích cực tham gia vào việc truyền dạy, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa cồng chiêng của dân tộc. Nhiều thế hệ trẻ ở vùng miền núi phía Tây huyện Vĩnh Linh nhờ sự hướng dẫn, dìu...

Phát huy tinh thần và bản sắc Quảng Trị giữa lòng Thủ đô Hà Nội

Giải Bóng đá đồng hương Quảng Trị qua 9 lần tổ chức thành công liên tiếp đã tạo dựng được thương hiệu giữa lòng TP. Hà Nội. Giải đấu vừa tạo sân chơi bổ ích cho người Quảng Trị, vừa làm tốt “sứ mệnh” gắn kết tình đồng hương. Nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ khác được tổ chức đã phát huy tinh thần tương thân tương ái, hỗ trợ lẫn nhau trong cuộc sống, đưa những người...

Tin nổi bật

Tin mới nhất