Powered by Techcity

“Còn với non sông một chữ Tình”

Nhà phê bình văn học Hoàng Đăng Khoa, Trưỏng Ban Lý luận – phê bình Tạp chí Văn nghệ Quân đội nhận xét: Văn nhân thường là “tương khinh”, nhưng ở Ngô Thảo là biểu hiện sinh động của cái mà Nguyễn Tuân gọi là tấm lòng “biệt nhãn liên tài” ông dành cho bạn văn của mình. Học giả Đào Duy Anh từng nói: “Cho hay tất cả đều trôi nổi/Còn với non sông một chữ Tình”. Con người và tác phẩm Ngô Thảo mang đậm chữ Tình đó. Nhân dịp hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12 (1944-2024), chúng tôi đã có cuộc trao đổi với nhà văn có nhiều tác phẩm giới thiệu các nhà văn viết về chiến tranh và lực lượng vũ trang.

Nhà văn Ngô Thảo: “Còn với non sông một chữ Tình”

Nhà văn Ngô Thảo – Ảnh: baotangvanhoc.vn

– Thưa ông! Được biết năm 1965 ông là người đoàn viên đầu tiên của Viện Văn học nhập ngũ. Ông nhớ gì về những năm tháng ấy?

– Từ ngày 5 tháng 8 năm 1964, đế quốc Mỹ bắt đầu ném bom miền Bắc, cuộc chiến tranh đã lan ra cả nước. Phong trào Thanh niên tình nguyện ra chiến trường rất sôi nổi. Tôi quê ở sát Vĩ tuyến 17, nơi đang là giới tuyến chia đôi đất nước, vùng đất diễn ra chiến sự ác liệt. Chúng tôi có lẽ thuộc lớp tốt nghiệp đại học đầu tiên được gọi nhập ngũ.

Sau khi tốt nghiệp khoa Ngữ văn khóa V, Đại học Tổng hợp Hà Nội, tôi được phân công về Tổ Ngôn ngữ, Viện Văn học, ngày ngày viết phích chuẩn bị tư liệu làm Từ điển tiếng Việt, một công việc khoa học khá buồn chán. Lệnh gọi nhập ngũ đã giúp tôi thực hiện được ước mơ trực tiếp cầm súng, và trong chiến đấu, mình có thể làm những việc gì đó hữu ích hơn.

Trang đầu một cuốn sổ tay, tôi tự dặn: ‘Ngòi bút, lời văn anh chỉ thực sự có giá trị khi mà bản thân anh có một nhân cách đáng để mọi người tôn trọng, một đạo đức đáng để mọi người yêu mến và những chiến công nhiều người ước mơ”.

– Vâng! Và ông đã đã đi qua những năm tháng chiến trận như thế nào? Nhìn lại chặng đường gian khổ nhưng đẹp đẽ đó, ông thấy yêu và tiếc điều gì, thưa ông?

– Sách xưa thường có câu: Nói thì nhanh làm thì chậm. Chúng tôi trải qua những năm tháng đầu tiên không dễ dàng gì. Ngỡ là có thể được cầm súng, ra trận ngay. Nhưng do được biên chế ở Sư đoàn 308, là một đơn vị chủ lực chiến lược, lại thuộc Trung đoàn pháo binh cơ giới nên thời gian huấn luyện và cơ động để tránh sự theo dõi của đối phương là khá dài. Đang là đơn vị Pháo cối 120 ly khênh vác được chuyển vội sang nhận pháo D74, 120 ly nòng dài để giao thừa tết Mậu Thân 1968 vào tiếp quản trận địa bảo vệ bờ biển ở Quảng Xương – Thanh Hóa, vừa bắn tàu biển vừa đề phòng chúng đột kích vào miền Bắc. Sau 3 năm huấn luyện, qua nhiều công việc, từ Binh nhì, khi vào chiến đấu tôi đã là Chuẩn úy, Trung đội trưởng Trinh sát.

Tháng 4/1968, Tiểu đoàn Pháo binh mang mật danh 4011B được lệnh hành quân vào chiến trường. Dạo đó tiểu đoàn pháo binh hành quân bằng xe xích mất hơn một tháng. Ở đường tránh cua chữ A, đèo Pô-la-nhich, một khẩu đội bị trúng bom B52 xe cháy, mấy đồng chí hy sinh. Đêm 7/5/1968, trong lễ tang các đồng chí hy sinh đưa về chôn cất ở nghĩa trang Binh trạm 3, tôi thay mặt đại đội đọc điếu văn. Đó là “áng văn” đầu tiên tôi viết ở chiến trường.

Bước vào chiến đấu mùa hè năm 1969, tôi được chuyển làm Chính trị viên phó đại đội, quân hàm quân giải phóng là đại đội phó. Sau mấy chục trận trực tiếp vác pháo, vác đạn, chuẩn bị phần tử, chỉ huy bắn, tôi lại được điều về làm Trợ lý Câu lạc bộ Trung đoàn, có dạo còn làm Đội trưởng đội tuyên truyền văn hóa Trung đoàn, dàn dựng các tiết mục văn nghệ, dẫn quân đi biểu diễn nhiều đơn vị dọc đường hành quân.

Năm 1971, tôi được cử đi học ở Học viện chính trị. Chưa nhận bằng tốt nghiệp thì cuối năm đó tôi được điều về Tạp chí Văn nghệ Quân đội, khi chưa quen một ai ở đây. Sau này tôi mới biết anh Nhị Ca, anh Mộng Lục ở Phòng Văn nghệ Quân đội được giới thiệu tôi từng có bài đăng ở Tạp chí Văn nghệ, Tạp chí Văn học, báo Tiền Phong từ đầu những năm 60, nên quyết định xin về.

Dạo đó, tâm trạng tôi cũng hoang mang lắm, có dịp để hiểu câu: “Đứng núi này trông núi nọ”. Khi gian khổ, ác liệt ở chiến trường thì ao ước về hậu phương. Nhưng đột nhiên một mình trở về, khi những đồng đội thân thiết vừa chiến thắng ở Đường 9 – Nam Lào, nơi mình từng tham gia đo đạc, chuẩn bị chiến trường, rồi đánh ở Quảng Trị, chi viện Thành Cổ, nhiều đồng chí hy sinh. Bỗng cảm thấy lòng tự trọng bị lung lay. Trong hoàn cảnh bất khả kháng đó chỉ có cách tốt nhất là gắng làm thật tốt công việc mới được phân công.

Nhìn lại, tôi thấy 5 năm ở đơn vị, trong rèn luyện và trong chiến đấu, tôi học được rất nhiều. Từ một sinh viên vụng về, nhút nhát, sợ sệt, ngại mọi tiếp xúc, trở thành một người lính gan lì trước gian khổ, trước bom đạn, trước cả cái chết. Nhất là khi tiếp cận những trận bom, nhiều chiến sĩ ít tuổi hơn mình, họ tin cậy ở mình, nhìn mình khi xử lý tình huống gay go, khi băng bó thương binh, khâm liệm, chôn cất liệt sĩ, vừa đọc vừa sửa một cái điếu văn có mẫu sẵn mà không phải bao giờ cũng đúng với hoàn cảnh hy sinh của đơn vị mình; khi thiếu đói biết nhường thức ăn, viên thuốc cho người cần hơn, vui vẻ nhận việc nặng nề hơn…

Tất cả những việc đó làm cho mình trưởng thành, rèn luyện nên bản lĩnh một người luôn biết quan tâm đến những người xung quanh một cách chân thành. Có lẽ, nhờ được từng trải ở đơn vị mà khi về Tạp chí Văn nghệ Quân đội, với quân hàm rất thấp là đại đội phó trong nhiều năm, dù rất lo lắng về chuyên môn, tôi vẫn hòa nhập được về lối sống.

Nhà văn Ngô Thảo: “Còn với non sông một chữ Tình”

Tác phẩm của nhà văn Ngô Thảo – Ảnh: T.N

– Có thể nói, ông may mắn khi được sống, đi cạnh cuộc đời những nhà văn lớn, và đó chính là vốn sống riêng có để tạo nên những trang phê bình văn học chân thật, đặc sắc. Ông có thể chia sẻ nhiều hơn về điều này ?

– Tôi có 15 năm ở Văn nghệ Quân đội, từ năm 1971 đến 1985. Có thể nói, đây là thời gian nổi bật nhất của Văn nghệ Quân đội. Trong dàn hợp xướng hùng hậu của những nhà văn mặc áo lính, đã xuất hiện những giọng lĩnh xướng đầy bản lĩnh. Đang ở chiến trường là Nguyên Ngọc – Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Ngọc Tấn – Nguyễn Thi, Thu Bồn…, ở Tòa soạn là Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Hữu Mai, Hồ Phương, Xuân Thiều, Phạm Ngọc Cảnh, Ngô Văn Phú… cũng thường có những chuyến đi chiến trường gần xa, chủ yếu là vùng Trị – Thiên.

Những năm 70 của thế kỷ XX, khác với thuở thanh niên thời kháng chiến chống Pháp, lúc này các nhà văn đều đã có gia đình, con cái, cha già mẹ yếu, nghĩa là nhiều việc nhà phải lo. Nhưng không chiến trường ác liệt nào vắng mặt họ. Họ không phải chỉ là nhà văn chuyên viết về bộ đội, mà thực sự là những người lính viết về cuộc sống và chiến đấu của chính mình và đồng đội.

Ở thời điểm đó, tôi được tiếp cận các nhà văn trước và sau mỗi chuyến đi, khi hình thành ý tưởng, được đọc tác phẩm khi còn là bản thảo, mấy lần sơ tán về Hương Ngải, Thạch Thất, Hà Tây, lúc trà dư tửu hậu càng có dịp gần gũi, nghe các anh trò chuyện, trao đổi nghề nghiệp, nghiêm túc thì ít, đùa bỡn thì nhiều, nhưng là những chuyện nghề rất tế nhị, nên càng có dịp hiểu nhau hơn. Một số tư liệu những năm tháng đó tôi đã đưa vào cuốn Dĩ vãng phía trước (2012).

Nhà văn Ngô Thảo: “Còn với non sông một chữ Tình”

Con người và tác phẩm Ngô Thảo mang đậm chữ tình. Nguồn: Báo điện tử Tổ quốc

– Theo ông, những bài học lớn từ cuộc đời và sáng tác của các nhà văn thời kỳ chống Mỹ để lại cho thế hệ hôm nay là điều gì?

– Thật ra, mỗi thời có những cách khác nhau để hình thành tác phẩm. Điều làm nên giá trị của những tác phẩm văn chương trong chiến tranh, ngoài tài năng bản thân tác giả, còn là môi trường hình thành tác phẩm. Họ sống và chiến đấu, Ra đảo, Chiến sĩ của Nguyễn Khải gần như viết tại những nơi tác giả có mặt, đó là đảo Cồn Cỏ, xã Vĩnh Giang, nơi trực tiếp tiếp tế cho Cồn Cỏ, Tà Cơn, Khe Sanh, tây Quảng Trị; Nguyễn Minh Châu viết Dấu chân người lính, Cỏ lau và nhiều truyện khác là lúc ông đang bám mảnh đất Quảng Trị.

Nhà thơ Xuân Sách, người cùng đi chiến trường có kể lại, trong một lần Nguyễn Minh Châu hẹn gặp một đại đội trưởng nổi tiếng gan dạ để khai thác tài liệu. Lúc hai người đang trò chuyện, thì một quả rocket từ OV10 bất ngờ phóng tới. Người đại đội trưởng nhanh tay đẩy nhà văn xuống hầm. Khi Nguyễn Minh Châu gượng đứng lên, thấy máu đầy người, mới biết người cán bộ đó đã đỡ mảnh rocket cho mình. Những trang viết từ sự trải nghiệm như thế thấm đẫm tình người trong chiến tranh.

– Có phải từ những bài học ấy, mà nay đã ngoài 80, vượt xa tuổi “xưa nay hiếm”, Ông vẫn nặng lòng với từng con chữ của văn học viết trong chiến tranh. Hơn thế, ông còn dành nhiều thời gian sưu tầm tư liệu, viết về các nhà văn đã mất, làm tuyển tập cho Nguyễn Thi, Thu Bồn, Nhị Ca…

– Tôi vẫn nghĩ, thước đo giá trị tác phẩm, tác giả sẽ luôn có sự thay đổi theo thời gian. Có những tác giả, tác phẩm đương thời được đánh giá cao, nhưng thời gian chưa xa đã bị quên lãng. Nên việc tìm cách lưu giữ văn bản tác phẩm, tư liệu, ghi chép của tác giả là cần thiết.

Khi tôi về Văn nghệ Quân đội, nhà văn Nguyễn Thi đã hy sinh. Nhà văn Nguyễn Trọng Oánh, Thanh Giang đóng gói, gửi về Văn nghệ Quân đội hai gói di cảo, theo hai đường dây khác nhau. May sao cả hai đều về đến tòa soạn. Ngoài bản thảo tiểu thuyết Ở xã Trung Nghĩa, Sen trong đồng, Cô gái đất Ba Dừa, Ước mơ của đất đều còn viết dở, Văn nghệ Quân đội lần lượt đăng.

Nhà phê bình Nhị Ca đang viết cuốn Nguyễn Thi – Gương mặt còn lại thì bị đột quỵ. Các bạn Vương Trí Nhàn, Lại Nguyên Ân ở Nhà xuất bản Tác phẩm mới thuộc Hội Nhà văn động viên tôi viết thêm mấy chương để có thể hoàn thành cuốn sách. Sách in rồi, được giải thường của Hội Nhà văn, nhưng còn đó 24 cuốn sổ ghi chép, nét mực đang phai dần bởi thời gian, với một thứ chữ không dễ đọc. Tôi đã mất 2 năm mày mò, bị lôi cuốn bởi nội dung hấp dẫn, đánh máy lại từng trang, do ghi chép không liên tục, nên ghép lại , để có cuốn Năm tháng chưa xa, giúp sau này hoàn thành Nguyễn Ngọc Tấn- Nguyễn Thi toàn tập năm 1995.

Tập ghi chép này giúp người đọc hiểu sâu hơn tâm thế, tầm vóc và cách làm việc của nhà văn. Bên cạnh những tác phẩm kịp thời, ông còn chuẩn bị tư liệu cho những tác phẩm tương lai. Vì thế sự hy sinh của Nguyễn Thi không chỉ là của một người lính đã bắn đến viên đạn cuối cùng khi bị bao vây mà còn của một nhà văn với nhiều phác thảo dang dở.

Gần đây là bộ 4 tập Thu Bồn tác phẩm (đều của NXB Văn học) vẫn là với ý tưởng như vậy. Nhiều năm trước, tôi đã lên tiếng mở rộng việc sưu tầm di bút các liệt sĩ, chính là để giúp hậu thế hiểu rõ hơn về phẩm chất cao thượng của thế hệ đã không tiếc hy sinh cho thắng lợi của cuộc chiến đấu cho đất nước độc lập, thống nhất. Tập Thư chiến trường ( Letters from The Battlefield ) in song ngữ Việt – Anh do các con tôi làm cùng Jacqueline Lundquist, con gái Đại tá Mỹ Donald Lundquist tập hợp một số thư của hai người lính ở hai bên gửi về cho vợ con; phía Mỹ, do Cựu Tổng thống W. Clinton, phía Việt Nam do Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên giới thiệu cũng là để lưu giữ những tư liệu trung thực về chiến tranh.

Nhà văn Ngô Thảo: “Còn với non sông một chữ Tình”

Tuyển tập tác phẩm của Thu Bồn do nhà văn Ngô Thảo tuyển chọn – Ảnh: P.V

– Năm 2024 kỷ niệm 80 năm ra đời của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Là một người lính, ông nghĩ giới lý luận phê bình hiện nay có thể làm gì để phát huy giá trị mà nền văn học, nghệ thuật trong chiến tranh và cách mạng đã sáng tạo?

– Cùng với nhiều công việc cần và có thể làm, tôi nghĩ các cơ quan có trách nhiệm cần tổ chức đội ngũ lý luận phê bình khá đông đảo và có chất lượng học thuật cao hiện nay, ưu tiên có những công trình tổng kết, đánh giá hoạt động văn học nghệ thuật 30 năm chiến tranh và cách mạng 1945-1975. Thời gian qua, cũng đã có một số công trình tập thể và cá nhân về một số vấn đề của văn học nghệ thuật giai đoạn này nhưng phạm vi và tầm nhìn còn hạn chế.

Thời gian giúp chúng ta nhận ra rằng đây là một thời kỳ không dài nhưng rất đặc biệt trong lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc. Đối đầu và chiến thắng hai đế quốc là Pháp và Mỹ, đất nước ta không trở về thời kỳ đồ đá, như ý đồ của kẻ thù mà còn vươn lên lên mạnh mẽ, để trở thành một dân tộc hiện đại. Sức sống dân tộc được ghi nhận cùng những chiến công lừng lẫy là những sáng tác văn học nghệ thuật mà hào khí còn vang truyền trong cuộc sông hôm nay.

Tôi ao ước, trong hai năm tới, các chuyên ngành văn học nghệ thuật: Văn học, Âm nhạc, Mỹ thuật, Sân khấu, Điện ảnh, Nhiếp ảnh, Kiến trúc… có những công trình tổng kết, không chỉ vinh danh những tác giả và tác phẩm xứng đáng mà còn rút ra những bài học về tổ chức, lãnh đạo, phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng tác giả và tác phẩm, những bài học đúng – sai sau những cuộc đấu tranh tư tưởng liên tục.

Trong tình hình văn nghệ có chiều trầm lắng hiện nay, rất nên suy nghĩ, tại sao trong chiến tranh, với một đội ngũ văn nghệ sĩ học vấn không cao, điều kiện sống và làm việc thiếu thốn, thậm chí lý luận văn nghệ có những hạn chế mà cả nước có một nền văn nghệ với khá nhiều tác giả và tác phẩm chói sáng, văn học nghệ thuật chiếm được tình cảm, sự quan tâm của đông đảo công chúng, nhiều tác phẩm có sức sống để luôn có mặt trong các sự kiện xã hội cũng như tâm trí con người hiện nay.

Đồng thời cũng tìm lời giải thích hợp lý nhất có thể cho các sự kiện còn khúc mắc, đối với những trào lưu, tác giả và tác phẩm từng bị phê phán, xử lý oan sai, góp phần làm giàu kho tàng văn học nghệ thuật nước nhà. 50 năm đất nước thống nhất cũng đủ thời gian để nhìn nhận, đánh giá và ghi nhận những gì là có giá trị của văn học nghệ thuật vùng tạm chiếm trong kháng chiến chống Pháp, của miền Nam dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa và bộ phận văn học nghệ thuật Việt Nam ở hải ngoại, cũng như của các tác giả quốc tế viết về Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh.

Tôi nghĩ những công trình này là cách kỷ niệm những mốc lịch sử có ý nghĩa nhất. Đồng thời các công trình này cũng thể hiện rõ tình cảm tri ân công lao sáng tạo của các bậc tiền nhân, lòng bao dung, độ lượng và công bằng với lịch sử, góp phần thiết thực nhất vào sự hòa hợp dân tộc, vẫn là vấn đề còn nhức nhối sau nửa thế kỷ đất nước thống nhất trong hòa bình, như lời học giả Đào Duy Anh đã nói: Cho hay tất cả đều trôi nổi/ Còn với non sông một chữ tình.

– Xin cảm ơn ông. Chúc ông thật nhiều sức khỏe để tiếp tục cầm bút.

Võ Hạnh Thúy (thực hiện)

Nguồn

Cùng chủ đề

Đã có một mối tình “tay ba” kỳ diệu như thế! *

Tôi muốn mời bạn trước khi đọc những dòng tiếp sau đây, vô trang Youtube nghe ca khúc “Mộng mơ” (Reverie) bất hủ của nhà soạn nhạc người Đức nổi tiếng R.Schumann (1810-1856) với lời Việt của Phạm Duy, do ca sĩ Lệ Thu trình diễn. “Ngồi im, nhìn lên vườn sao lấp lo... Người xưa...biết duyên bạc số vẫn chưa quên tình hờ...”Mấy chục năm trước, khi còn là một học sinh cấp hai, có một cô bé...

Nghĩa tình và lẽ sống

Là một nhà quản lý lãnh đạo báo chí, giàu tình cảm, yêu quê hương, yêu con người và đất nước - nhà báo Trương Đức Minh Tứ, Tổng Biên tập Báo Quảng Trị đã ghi lại biết bao kỷ niệm và dành nhiều cảm xúc của mình về những miền đất ông đã đi qua và mỗi con người được ông ngưỡng mộ trong Bút ký “Đời như tiểu thuyết” phát hành vào đầu tháng 10-2024.Trưa ngày 24/10/2024,...

Khi thơ đã sang sông…

Nhà thơ Võ Văn Luyến, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Trị vừa cho ra mắt thêm một đứa con tinh thần “Từ độ qua sông”* với gần 120 thi phẩm, hầu hết được sáng tác trong thời gian gần đây, chất chứa những trăn trở, chiêm nghiệm, suy nghiệm và có thể cả linh nghiệm, mở rộng thêm những chiều kích trong tư duy nghệ thuật. Tác phẩm...

Rộn ràng cho một mùa trăng

Những ngày này, không khí đón tết Trung thu tại các tuyến phố và khu dân cư đã rộn ràng, tưng bừng từ thành thị đến nông thôn. Thị trường các loại đèn lồng, bánh kẹo, đồ chơi với đa dạng mẫu mã, chủng loại cùng nhiều đoàn lân sư rồng đã hoàn thiện chương trình tập luyện, sẵn sàng phục vụ nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của người dân. Tất cả hứa hẹn một mùa trăng vui...

Kiểm tra hoạt động công tác đảng, công tác chính trị và chuẩn bị đại hội đảng nhiệm kỳ 2025-2030 tại Bộ CHQS tỉnh...

Hôm nay 10/9, đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 4 do Trung tướng Trần Võ Dũng, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu làm trưởng đoàn kiểm tra hoạt động công tác đảng, công tác chính trị năm 2024 và công tác chuẩn bị đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 tại Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Trị. Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang...

Cùng tác giả

Không khí lạnh tràn về, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển lạnh​

.tdi_77{vertical-align:baseline}.tdi_77>.wpb_wrapper,.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_77>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_77>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_77{padding-bottom:30px!important} .tdi_78{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_78 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_78,.tdi_78>p,.tdi_78 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_78 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_78 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .wp-caption-text,.tdi_78 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78...

Chung kết Liên hoan tiếng hát Bông mai vàng năm 2024

Sáng nay 24/11, Nhà Thiếu nhi tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc vòng chung kết Liên hoan tiếng hát Bông mai vàng năm 2024 với chủ đề “Giai điệu tuổi học trò” dành cho thiếu nhi trên địa bàn tỉnh.Một số tiết mục dự thi của các thí sinh sau lễ khai mạc - Ảnh: ĐVSau hơn một tháng thông báo, ban tổ chức liên hoan đã nhận được 89 tiết mục của 93 thí sinh trong toàn...

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú và kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

(Cổng TTĐT) Chiều ngày 19/11/2024, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Quảng Trị tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú lần thứ 16 năm 2023 và kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 (1982 - 2024). Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hồ Đại Nam; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến tham dự. Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy...

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng làm việc với đoàn công tác của FAO và ECHO

(Cổng TTĐT) Ngày 20/11/2024, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng có buổi làm việc với ông Rémi Nono Womdim, Trưởng đại diện Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam và bà Valentina Auricchio, Trưởng đại diện của Ủy ban bảo vệ dân sự và Viện trợ nhân đạo Châu Âu (ECHO) tại khu vực D3 cùng các thành viên đoàn công tác. ...

Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam tại Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị và Trường Cao đẳng...

(Cổng TTĐT) Sáng nay 20/11/2024, nhân Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam đã đến thăm và chúc mừng tập thể cán bộ, giảng viên Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị và Trường Cao đẳng Y tế Quảng Trị. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tặng hoa chúc mừng Trường Cao đẳng Y tế Quảng...

Cùng chuyên mục

Chung kết Liên hoan tiếng hát Bông mai vàng năm 2024

Sáng nay 24/11, Nhà Thiếu nhi tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc vòng chung kết Liên hoan tiếng hát Bông mai vàng năm 2024 với chủ đề “Giai điệu tuổi học trò” dành cho thiếu nhi trên địa bàn tỉnh.Một số tiết mục dự thi của các thí sinh sau lễ khai mạc - Ảnh: ĐVSau hơn một tháng thông báo, ban tổ chức liên hoan đã nhận được 89 tiết mục của 93 thí sinh trong toàn...

Chùm thơ của cô giáo Hoàng Thị Kim Lịch

Trong những năm tháng đất nước chiến tranh, tháng 10/1954, khi mới 10 tuổi, cô giáo Hoàng Thị Kim Lịch được Đảng, Nhà nước đưa ra miền Bắc học theo tiêu chuẩn con cán bộ kháng chiến. Năm 1965, cô được sang Trung Quốc học đại học, trở thành giáo viên rồi trở về nước. Cùng với nhiều cán bộ trở về Nam chiến đấu, xây dựng vùng giải phóng, đầu năm 1972, cô viết đơn tình nguyện đi...

Huyện Gio Linh tăng cường quản lý lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Những năm qua, huyện Gio Linh thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chỉ đạo của cấp trên, chủ động triển khai nhiều kế hoạch, giải pháp tích cực nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý về lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch; tăng cường chỉ đạo tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, góp phần nâng cao đời sống văn...

Đã có một mối tình “tay ba” kỳ diệu như thế! *

Tôi muốn mời bạn trước khi đọc những dòng tiếp sau đây, vô trang Youtube nghe ca khúc “Mộng mơ” (Reverie) bất hủ của nhà soạn nhạc người Đức nổi tiếng R.Schumann (1810-1856) với lời Việt của Phạm Duy, do ca sĩ Lệ Thu trình diễn. “Ngồi im, nhìn lên vườn sao lấp lo... Người xưa...biết duyên bạc số vẫn chưa quên tình hờ...”Mấy chục năm trước, khi còn là một học sinh cấp hai, có một cô bé...

Người góp phần đưa thể thao hải lăng phát triển

25 năm làm giáo viên môn giáo dục thể chất của Trường THPT Hải Lăng cũng là ngần ấy năm anh Trần Quang Vinh (sinh năm 1975), ở Khóm 7, thị trấn Diên Sanh, huyện Hải Lăng, miệt mài ngày đêm đào tạo, dạy dỗ nên hàng chục thế hệ võ sinh môn Karate. Về chuyên môn, anh làm tốt công tác tổ chức các giải thể thao cấp trường, tuyển chọn học sinh tham gia các giải, hội...

Góp phần khôi phục và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số

Sau một thời gian tích cực triển khai thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, đến nay, dự án đã góp phần khơi dậy tình yêu giữ gìn, phát huy những...

Thầy Phan Đăng – Phan Hứa Thụy của chúng tôi!

“Chào các anh chị, năm nay tui được Ban chủ nhiệm khoa phân công chủ nhiệm lớp Văn K10 của các anh chị, tên tui là Phan Đăng”.Đó là một buổi sáng cuối tháng 10 năm 1986, lớp Văn K10 chúng tôi được gặp thầy. Gần bốn mươi năm trôi qua, khi những đứa sinh viên 18 - 20 tuổi lúc ấy nay đã ngấp nghé tuổi 60, đi gần trọn vòng hoa giáp đời người chợt nhận ra...

Truyện ngắn: Những nhành lan tím

Một chiều đầu hạ, trên bến xe thị trấn Cam Lộ, một ông già dáng người mảnh khảnh, cổ quấn chiếc khăn rằn đen, bước xuống một cách khó nhọc từ chiếc xe khách mang biển số 50C... Toàn thân ông cúi gập xuống phía cánh tay đang chống gậy. Khác với thân hình có vẻ tiều tụy, khuôn mặt ông cương nghị, vầng trán cao, đôi mắt sáng...-Minh họa: NGỌC DUYÔng bước dọc theo con đường Trần Hưng...

Những nhành lan tím

Một chiều đầu hạ, trên bến xe thị trấn Cam Lộ, một ông già dáng người mảnh khảnh, cổ quấn chiếc khăn rằn đen, bước xuống một cách khó nhọc từ chiếc xe khách mang biển số 50C... Toàn thân ông cúi gập xuống phía cánh tay đang chống gậy. Khác với thân hình có vẻ tiều tụy, khuôn mặt ông cương nghị, vầng trán cao, đôi mắt sáng...-Minh họa: NGỌC DUYÔng bước dọc theo con đường Trần Hưng...

Phát triển bóng đá phong trào không cạnh tranh trong trường học

Khoảng 2 năm trở lại đây, bóng đá phong trào trong các trường học trên địa bàn tỉnh Quảng Trị phát triển khá mạnh , thu hút số lượng lớn giáo viên và học sinh tham gia. Mô hình câu lạc bộ (CLB) bóng đá phong trào trong trường học trở thành một sân chơi thường xuyên, lành mạnh, mang đến nhiều cơ hội để rèn luyện sức khỏe, giáo dục toàn diện cho học sinh. Phong trào này...

Tin nổi bật

Tin mới nhất