Powered by Techcity

Chuông treo lủng lẳng trước xe

Đã lâu lắm rồi tôi mới được nghe lại tiếng chuông ấy. Lẫn trong gió sớm xôn xao, thanh âm của quả chuông nhỏ khiêm nhường, phải tinh ý lắm mới nghe được. Tiếng chuông đánh thức dậy ký ức tuổi thơ đằm sâu trong một góc nhỏ của tâm hồn tôi.

Chuông treo lủng lẳng trước xe

Món kẹo kéo gắn liền ký ức tuổi thơ bao người – Ảnh: H.C.D

Ngày ấy, trên con đường làng, chúng tôi thường tụ lại cùng nhau chơi trò trẻ nít. Bất thình lình đâu đó vang lên tiếng chuông đồng leng keng, nhoáng sau đã thấy chiếc xe đạp cà tàng thong thả trờ tới. Trẻ con trố mắt thèm thuồng khi người đạp xe cất tiếng rao “kẹo kéo đây”.

Người bán kẹo ấy tên Thới, chúng tôi thường gọi là chú “Thới kẹo kéo”. Chú chừng ngoài ba mươi tuổi, nghe nói nhà cơ cực vì đông con. Chú lại cao lêu nghêu, khuôn mặt gầy trơ xương chẳng bao giờ nở được nụ cười, thoáng qua trông rất sợ. Trẻ nít đứa nào hay khóc nhè đều bị các bà, các mẹ dọa “bán cho chú Thới kẹo kéo”, thế là nín ngay. Nhưng tới lúc biết ăn kẹo kéo, trẻ con đều rất mến chú Thới. Có khi chú dừng xe, sai đứa nào chạy vào nhà rót cho chú ca nước chè rồi chú cho cái kẹo kéo.

Chiếc xe đạp của chú cũ mòn gỉ sét, tróc hết màu sơn. Trước ghi đông treo một quả chuông nhỏ hình bánh ú. Xe qua những con đường làng gồ ghề, ổ gà xốc nẩy, chuông lại rung lên leng keng và miệng chú cất tiếng rao “kẹo kéo đây”. Nghe quen, thành ra nhiều khi chú không rao, chỉ cần cái chuông lúc lắc là từ xa trẻ con đã biết ngay.

Phía sau xe, trên gác baga chở một cái hộp ván gỗ đựng cục kẹo to màu trắng giống bột lọc, bên ngoài bọc túi nilon bóng và một lớp vải nỉ dày che nắng. Đấy là thứ nước đường sền sệt sánh dẻo được nhào nhuyễn, mà phải có nghề mới làm ra được. Dừng xe, chú dùng chiếc khăn bọc lấy bàn tay phải kéo cục đường ra một khúc. Rồi bất ngờ bẻ khúc kẹo vừa kéo ra, quấn vào đó một miếng giấy báo để cầm tay không bị dính.

Chúng tôi thích thú coi chú Thới kéo kẹo, đôi khi không có tiền mua vẫn xúm tới nhìn. Bàn tay chú dẻo, vừa kéo vừa vuốt. Khi lắc tách cây kẹo khỏi cục đường, chú đánh lưỡi trong miệng phát ra tiếng kêu tróc, giống như tiếng gẫy giòn. Trong thế giới tuổi thơ tôi, chú bán kẹo kéo như một nhà ảo thuật. Chỉ cần vuốt vuốt một chút thì cục đường trắng bọc lấy những hột đậu phộng rang bóc vỏ.

Trẻ con rất thích ăn kẹo kéo, cắn vào miệng thì ngọt lịm, dẻo dính, lại có thêm hạt đậu giòn béo. Đấy là món quà xoa dịu tuổi thơ thiếu thốn và luôn thèm thuồng đồ ngọt. Kẹo kéo được làm nguyên chất từ đường với đậu nên rất an toàn cho răng miệng trẻ con. Nó không hề có chất bảo quản, hồi đó lại chưa có tủ lạnh cất trữ, nên cứ tầm chiều chiều hễ chưa bán hết thì mặt chú buồn xo.

Ăn kẹo kéo cũng phải thật nhanh vì để lâu nó chảy ướt dính xuống tay, vì thế mà ngấu nghiến, có bị mắc vào răng vẫn phải nhai liên tục. Từ việc ăn kẹo kéo mà có thêm một thành ngữ, hễ ai nói chuyện ngọt ngào thường bị trêu “miệng dẻo như kẹo kéo”.

Một cây kẹo kéo hồi đó chỉ mấy trăm đồng, song đôi khi chẳng cần tiền, trẻ con vẫn có kẹo kéo để ăn. Ấy là nhờ chú bán kẹo xởi lởi vui tính, có thể cho đổi kẹo bằng những món đồ phế liệu. Trẻ con chỉ cần nhặt vỏ chai, vỏ lon, đôi dép nhựa cũ mòn, mấy thanh sắt gỉ sét, hoặc gom lông vịt để đổi kẹo kéo. Thế là không cần tiền, chúng tôi vẫn có quà để ăn. Dường như chính việc làm rất nhỏ đó đã rèn luyện cho những đứa trẻ nhà quê tính chịu khó, biết chắt chiu dành dụm.

Càng ngày trẻ con càng có thêm những thứ quà ăn vặt khác, kẹo bánh bây giờ đầy rẫy, nên hình ảnh xe đạp chở kẹo kéo bán rong thưa dần rồi vắng hẳn trên đường làng. Chú Thới nay đã già và không còn hành nghề bán kẹo dạo nữa, thương mãi câu nói của chú, “cái nghề này lang thang ngoài đường nắng nôi, cực lắm”.

Thế mà bất ngờ sáng nay tôi lại nghe thanh âm ký ức, được nhìn thấy quả chuông treo lủng lẳng trước ghi đông chiếc xe đạp cũ đang chở kẹo kéo đi bán dạo. Tôi cứ nghĩ chắc trẻ con bây giờ không còn thèm thứ kẹo ấy nữa. Nhưng từ trong ngõ nhà, đứa trẻ ù chạy ra kêu vống lên “Chú ơi! Chú bán kẹo kéo ơi!”. Người bán kẹo luống cuống rà chân xuống mặt đường hãm xe thật nhanh. Cứ như chú sợ để vuột mất điều gì đó, không hẳn là một cái kẹo bán được, mà còn hơn thế.

Hoàng Công Danh

Nguồn

Cùng chủ đề

Hương hoa dẻ

Tháng Ba mong manh nắng. Vội vã bước chân sau giờ tan trường, thoảng đâu đây một hương thơm vừa lạ, vừa quen. Rưng rưng lần tìm ký ức. Mùi hương ấy, màu hoa ấy, những chiều bình yên ấy đã lùi xa theo thời gian nhưng trong một góc thẳm sâu của tâm hồn, tất cả vẫn còn neo đậu. Hương hoa dẻ-mùi hương của tuổi thơ! Mùi hương tỏa ra từ những cánh hoa xanh, vàng bình...

Về quê ăn Tết

Mấy ngày Tết năm nay, tôi về quê để thắp hương cho ba mẹ tôi. Kể cũng lạ mấy chục năm xa quê, trước khi mất vẫn dằng dặc âm ỉ mong muốn một điều là khi mất được chôn ở tận quê nhà. Vậy mà đã nhiều năm, nay con cháu mới thực hiện được di nguyện ấy.Tôi được sống lại một không gian Tết của quê cũ. Đêm vẫn là hương hoa bưởi hoa ngâu và những...

Trìa nướng ngày đông

Trìa nướng là món ăn dân dã nhưng rất hấp dẫn đối với những người dân trên cù lao Bắc Phước, xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong. Trìa nướng thưởng thức vào mùa nào cũng ngon nhưng đặc biệt nhất là đặt vào vỉ sắt, nướng trên than hoa trong những ngày đông giá rét. Cùng nhau quây quần bên bếp than hồng ấm áp, lật từng con trìa béo ngậy vừa chín tới, chấm vào bát muối ớt,...

Quê ngoại

Mùa này, quê ngoại tôi đẹp lắm. Hương xuân bắt đầu đượm trên những chồi non. Cũng đã lâu, tôi mới thả mình trên cánh đồng làng ngoại, ngắm những cánh cò sải rộng chao nghiêng trong chiều muộn. Dư vị quê hương thấm vào thịt da. Tần ngần dừng chân bên những khóm sen hồng mà mê đắm hương trời, hương đất. Gió từ miền ký ức thổi lại, mang theo dấu xưa quê ngoại rưng rưng miền...

Cùng tác giả

Mô hình phố thương mại thời thượng lần đầu hiện diện tại Đông Hà, Quảng Trị

.tdi_77{vertical-align:baseline}.tdi_77>.wpb_wrapper,.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_77>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_77>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_77{padding-bottom:30px!important} .tdi_78{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_78 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_78,.tdi_78>p,.tdi_78 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_78 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_78 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .wp-caption-text,.tdi_78 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78...

Húc, Vĩnh Ô, Hải Lâm

Trong 2 ngày 6, 7/11, Đại đức Thích Nguyên Phúc, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, nhóm từ thiện Đông Hưng, Dĩ An, Bình Dương, nhóm Lương Trương - Quảng Ngọc và Chi đoàn Báo Quảng Trị phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức chương trình “Hướng về miền Trung thân thương”, trao quà cho người dân, học sinh tại các xã: Húc (huyện Hướng Hóa), Vĩnh Ô...

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ động ứng phó bão YINXING

.tdi_77{vertical-align:baseline}.tdi_77>.wpb_wrapper,.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_77>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_77>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_77{padding-bottom:30px!important} .tdi_78{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_78 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_78,.tdi_78>p,.tdi_78 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_78 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_78 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .wp-caption-text,.tdi_78 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78...

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tiếp Đoàn đại diện Đại sứ quán Pháp và Tiến sĩ Amandine Dabat

Chiều nay 7/11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hoàng Nam tiếp Đoàn đại diện Đại sứ quán Pháp và Tiến sĩ Amandine Dabat, hậu duệ đời thứ 5 của Vua Hàm Nghi.Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tiếp xã giao Đoàn đại diện Đại sứ quán Pháp và Tiến sĩ Amandine Dabat - Ảnh: H.NPhó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tặng quà lưu niệm cho Tiến sĩ Amandine Dabat - Ảnh: H.NPhó Chủ tịch UBND...

Các hội đồng tư vấn của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh triển khai nhiệm vụ nhiệm kỳ 2024- 2029

Chiều nay 7/11, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Trị tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động nhiệm kỳ 2019- 2024 và kiện toàn các hội đồng tư vấn của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, nhiệm kỳ 2024- 2029. Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đào Mạnh Hùng chủ trì hội nghị.Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đào Mạnh Hùng trao bằng khen của Ủy ban MTTQ Việt Nam...

Cùng chuyên mục

Góp phần khôi phục và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số

Sau một thời gian tích cực triển khai thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, đến nay, dự án đã góp phần khơi dậy tình yêu giữ gìn, phát huy những...

Thầy Phan Đăng – Phan Hứa Thụy của chúng tôi!

“Chào các anh chị, năm nay tui được Ban chủ nhiệm khoa phân công chủ nhiệm lớp Văn K10 của các anh chị, tên tui là Phan Đăng”.Đó là một buổi sáng cuối tháng 10 năm 1986, lớp Văn K10 chúng tôi được gặp thầy. Gần bốn mươi năm trôi qua, khi những đứa sinh viên 18 - 20 tuổi lúc ấy nay đã ngấp nghé tuổi 60, đi gần trọn vòng hoa giáp đời người chợt nhận ra...

Truyện ngắn: Những nhành lan tím

Một chiều đầu hạ, trên bến xe thị trấn Cam Lộ, một ông già dáng người mảnh khảnh, cổ quấn chiếc khăn rằn đen, bước xuống một cách khó nhọc từ chiếc xe khách mang biển số 50C... Toàn thân ông cúi gập xuống phía cánh tay đang chống gậy. Khác với thân hình có vẻ tiều tụy, khuôn mặt ông cương nghị, vầng trán cao, đôi mắt sáng...-Minh họa: NGỌC DUYÔng bước dọc theo con đường Trần Hưng...

Những nhành lan tím

Một chiều đầu hạ, trên bến xe thị trấn Cam Lộ, một ông già dáng người mảnh khảnh, cổ quấn chiếc khăn rằn đen, bước xuống một cách khó nhọc từ chiếc xe khách mang biển số 50C... Toàn thân ông cúi gập xuống phía cánh tay đang chống gậy. Khác với thân hình có vẻ tiều tụy, khuôn mặt ông cương nghị, vầng trán cao, đôi mắt sáng...-Minh họa: NGỌC DUYÔng bước dọc theo con đường Trần Hưng...

Phát triển bóng đá phong trào không cạnh tranh trong trường học

Khoảng 2 năm trở lại đây, bóng đá phong trào trong các trường học trên địa bàn tỉnh Quảng Trị phát triển khá mạnh , thu hút số lượng lớn giáo viên và học sinh tham gia. Mô hình câu lạc bộ (CLB) bóng đá phong trào trong trường học trở thành một sân chơi thường xuyên, lành mạnh, mang đến nhiều cơ hội để rèn luyện sức khỏe, giáo dục toàn diện cho học sinh. Phong trào này...

Lịch thi đấu và trực tiếp giải Futsal Đông Nam Á 2024

Tổng Biên tập: Trương Đức Minh TứGiấy phép hoạt động báo điện tử số 51/GP - BTTTT ngày 11/02/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thôngTòa soạn và Trị sự: Số 311 đường Hùng Vương, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng TrịTel: (0233).3.852528; Email: [email protected]ọi thông tin sao chép, khai thác và tổng hợp tin tức từ website đều phải ghi rõ nguồn baoquangtri.vn, gắn kèm liên kết gốc và phải được sự đồng ý của Báo Quảng Trị...

Màu của hy vọng

Đỗ Hà Cừ sinh năm 1984, trong gia đình có bố là quân nhân bị nhiễm chất độc da cam khi chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị những năm 1972 - 1973. Do ảnh hưởng từ bố, anh không thể kiểm soát hoạt động cơ thể, chỉ dùng được ngón trỏ bên phải. Mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào sự giúp đỡ của mọi người. Luôn tin rằng “trời đất sinh ra tất có ích”, Đỗ Hà...

Đà Nẵng có không gian trưng bày tranh của danh họa Lê Bá Đảng

Sinh viên Đà Nẵng tham quan không gian trưng bày “Bộ sưu tập nghệ thuật Lê Bá Đảng, sáng ngày 29/10. (Ảnh: ANH ĐÀO)NDO - Không gian trưng bày “Bộ sưu tập nghệ thuật Lê Bá Đảng” được Bảo tàng Mỹ Thuật Đà Nẵng đặt trang trọng tại tầng 3, Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng. Đây là bộ sưu tập nghệ thuật do ông bà Lê Tất Luyện-Thụy Khuê hiến tặng, được vận chuyển an toàn từ Pháp...

Nghĩa tình và lẽ sống

Là một nhà quản lý lãnh đạo báo chí, giàu tình cảm, yêu quê hương, yêu con người và đất nước - nhà báo Trương Đức Minh Tứ, Tổng Biên tập Báo Quảng Trị đã ghi lại biết bao kỷ niệm và dành nhiều cảm xúc của mình về những miền đất ông đã đi qua và mỗi con người được ông ngưỡng mộ trong Bút ký “Đời như tiểu thuyết” phát hành vào đầu tháng 10-2024.Trưa ngày 24/10/2024,...

Lắng lòng với “Bốn mùa thương nhớ”

Mấy hôm trước ở Sài Gòn, khi ngồi lại với nhau mừng Nguyễn Linh Giang, Hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh ra mắt sách mới “Bốn mùa thương nhớ” - NXB Thanh Niên, 2024 (là cuốn sách thứ tư của anh)- những nhà báo quê Quảng Trị, Quảng Bình chúng tôi: Bùi Phan Thảo, Nguyễn Linh Giang, Trần Yên, Nguyễn Hồng... nói với nhau những câu chuyện quê nhà, về tuổi thơ và những kỷ niệm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất