Powered by Techcity

Cần gắn bảo tồn, quản lý với khai thác bền vững hàu răng cưa

Tuy có tên khoa học hẳn hoi nhưng ngư dân địa phương thường gọi hàu răng cưa là “hàu vua”, ý chỉ chất lượng hàng đầu, dùng để chế biến thành món ăn ngon tiếp đãi những người quan trọng. Có lẽ vì thế mà loài hàu này được tìm kiếm, khai thác nhiều tại Khu Bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ. Trong bối cảnh ấy, việc bảo tồn, quản lý gắn với khai thác bền vững hàu răng cưa rất cần thiết.

Cần gắn bảo tồn, quản lý với khai thác bền vững hàu răng cưa

Ngư dân đảo Cồn Cỏ khai thác hàu răng cưa – Ảnh: BQLKBT

Đặc sản của đảo

Đối với nhiều du khách, tới đảo Cồn Cỏ mà chưa được thưởng thức món hàu răng cưa là xem như chưa đến. Hàu răng cưa có tên khoa học là Hyotissa hyotis Linnaeus, 1758. Tuy nhiên, ngư dân địa phương thường gọi loài này là “hàu vua”. Đây được đánh giá là loài hàu khi chế biến có vị thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng, được nhiều người muốn được một lần thưởng thức.

Xuất phát từ nhu cầu của du khách, việc khai thác hàu răng cưa ở Khu Bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ diễn ra khá phổ biến. Thông thường, ngư dân khai thác loài hàu này trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 9 hằng năm. Khu vực khai thác chính là phân khu dịch vụ – hành chính thuộc Khu Bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ. Để khai thác hàu răng cưa, người dân thường dùng thuyền nan, thuyền composite nhỏ, có gắn máy dầu diesel công suất 8 – 12 CV để tiếp cận vùng biển loài này thường sinh sống. Hàu răng cưa thường được khai thác bằng tay hoặc sử dụng các công cụ như: búa nhỏ, xà beng, dao lặn…

Cần gắn bảo tồn, quản lý với khai thác bền vững hàu răng cưa

Hàu răng cưa được khai thác ở Khu Bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ có kích thước lớn, giá trị kinh tế cao – Ảnh: T.L

Theo thông tin từ Ban quản lý Khu Bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ, hàu răng cưa thường được khai thác chủ yếu để phục vụ nhu cầu ẩm thực tại đảo Cồn Cỏ. Bên cạnh đó, một tỉ lệ nhỏ loại hàu này được vận chuyển vào đất liền tiêu thụ theo hình thức làm quà tặng. Trong năm 2023, sản lượng hàu răng cưa được khai thác là khoảng 8.000 cá thể, ước khoảng 16 tấn. Mỗi cá thể hàu được ngư dân khai thác bán cho các nhà hàng trên đảo với giá dao động từ 25 – 45 ngàn đồng/cá thể sống. Sau khi thu mua của ngư dân, các cơ sở kinh doanh chế biến và bán phục vụ du khách với giá 70 – 100 ngàn/ cá thể hàu, chiếm hơn 50% giá đặt suất ăn của du khách.

Đưa hàu răng cưa vào chuyên đề nghiên cứu

Lãnh đạo Ban quản lý Khu Bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ cho biết, trong các loài phân bổ ở khu bảo tồn, hàu răng cưa mang tính đặc trưng cao, có giá trị kinh tế. Loài động vật nhuyễn thể này thuộc lớp thân mềm, có hai mảnh vỏ, kích thước cơ thể lớn. Thịt hàu rất giàu chất dinh dưỡng. Ước tính hàm lượng protein trong cơ thịt của hàu chiếm tỉ lệ 67,8-89,6%. Đó cũng chính là lý do khiến nhiều người tìm mua để thưởng thức dẫu biết giá thành khá cao.

Từ năm 2017 đến nay, hàu răng cưa được khai thác nhiều để chế biến các món ăn phục vụ khách du lịch đến đảo Cồn Cỏ. Nhu cầu tiêu thụ loài hàu này ngày càng cao, vì thế địa bàn khai thác hàu răng cưa ngày càng được ngư dân mở rộng. Điều này đã và đang tạo ra sức ép lớn cho công tác quản lý, bảo vệ loài này. Nếu không có những biện pháp quản lý kịp thời, hàu răng cưa có thể dần trở nên khan hiếm, thậm chí là bị tận diệt.

Trước thực tế ấy, việc xây dựng giải pháp quản lý, khai thác bền vững hàu răng cưa ở Khu Bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ là vấn đề cấp thiết. Tuy nhiên, điều đáng nói là đến nay, các khảo sát, nghiên cứu về loài hàu răng cưa ở khu bảo tồn, đặc biệt là về hiện trạng khai thác và phân bố rất ít ỏi. Vì thế, các cấp, ngành liên quan gặp khó khăn trong việc đánh giá hiện trạng nguồn lợi về mật độ, trữ lượng, sản lượng khai thác, sự phân bổ… hàu răng cưa. Từ đây, các giải pháp quản lý khó có thể được đưa ra phù hợp với đặc điểm, tình hình.

Cần gắn bảo tồn, quản lý với khai thác bền vững hàu răng cưa

Cán bộ Ban quản lý Khu Bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ kiểm tra thực trạng hàu răng cưa,san hô và các loại sinh vật dưới đáy biển – Ảnh: BQLKBT

Nhận thức rõ điều đó, từ tháng 1/2023, Phó Giám đốc Ban quản lý Khu Bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ Trần Khương Cảnh và các cộng sự đã thực hiện chuyên đề nghiên cứu về hàu răng cưa. Nghiên cứu tập trung đánh giá sự phân bố và hiện trạng khai thác của loài hàu này. Qua đó, các thành viên nhận thấy, mật độ hàu răng cưa phân bố ở vùng biển thuộc Khu Bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ quản lý khá cao, trung bình đạt 0,13 cá thể/m2. Hàu răng cưa khai thác ở vùng biển thuộc Khu Bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ có khối lượng trung bình khoảng 1,94 kg/cá thể và chiều dài trung bình khoảng 16,7 cm. Trong mỗi phân khu chức năng, mật độ phân bố của hàu răng cưa có xu hướng tăng theo độ sâu. Đá và san hô là hai loại nền đáy phù hợp với hàu răng cưa. Ước tính số lượng cá thể hàu răng cưa có chiều dài vỏ từ 5 cm trở lên phân bố trong các phân khu chức năng của Khu Bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ tại thời điểm tháng 7/2023 là trên 5 triệu cá thể.

Cần thành lập tổ đồng quản lý và khai thác hàu răng cưa

Là người trực tiếp thực hiện chuyên đề trên, Phó Giám đốc Ban quản lý Khu Bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ Trần Khương Cảnh nhận định, hiện tại so với trữ lượng ước tính, việc khai thác hàu răng cưa phục vụ nhu cầu ẩm thực của du khách khi đến Cồn Cỏ vẫn đang ở trong ngưỡng cho phép. Tuy nhiên, gần đây, số lượng ngư dân khai thác loại hàu này để đưa vào đất liền tiêu thụ có xu hướng gia tăng. Điều này nảy sinh nhiều vấn đề, trong đó dễ nhận thấy nhất là làm giảm nguồn lợi hàu răng cưa ở Khu Bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ và giảm tính đặc trưng vốn có của loài này tại đảo.

Để giải quyết thực trạng trên, theo ông Cảnh, sự vào cuộc của các cấp, ngành, đơn vị liên quan là hết sức cần thiết. Trong đó, Ban quản lý Khu Bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ và UBND huyện đảo Cồn Cỏ cần có sự phối hợp tốt để gắn bảo tồn, quản lý với khai thác bền vững hàu răng cưa. Việc thành lập tổ đồng quản lý và khai thác loài hàu này có thể xem là một trong những giải pháp quan trọng.

Tham gia tổ, các thành viên sẽ được tạo điều kiện khai thác hàu phục vụ nhu cầu ẩm thực của khách du lịch ngay tại đảo. Tuy nhiên, họ phải cam kết tuân thủ, thực hiện nghiêm túc các quy định về số lượng hàu răng cưa được khai thác tối đa/năm; khu vực được phép khai thác; mùa vụ khai thác; ngư cụ và cách thức khai thác…

Các cấp, ngành, đơn vị liên quan cần thống nhất quan điểm hạn chế tối đa việc khai thác để đưa hàu răng cưa vào đất liền tiêu thụ vì việc này vô hình trung làm giảm nhanh nguồn lợi cũng như giảm tính đặc trưng vốn có của đảo Cồn Cỏ.

Nếu được thực hiện một cách nghiêm túc, tin rằng những quy định cụ thể trên sẽ giúp hàu răng cưa sinh trưởng, phát triển một cách bền vững tại Khu Bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học loài và nguồn gen quý hiếm. Từ đây, hàu răng cưa sẽ được khai thác hợp lý, góp phần thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực du lịch tại huyện đảo Cồn Cỏ.

Tây Long

Nguồn

Cùng chủ đề

Mở rộng diện tích lúa hữu cơ gắn với liên kết chuỗi giá trị bền vững

Sản xuất lúa hữu cơ hướng đến một nền nông nghiệp xanh, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu là mục tiêu mà ngành nông nghiệp đã và đang nỗ lực triển khai thực hiện để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, đặc biệt, giá trị sản phẩm lúa gạo. Bên cạnh những kết quả bước đầu, vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc và hạn chế nên việc nhân rộng diện...

Điều chỉnh quy hoạch mở rộng Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị

Sáng nay 20/12, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến chủ trì phiên làm việc với các sở, ngành, địa phương để nghe Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh báo cáo đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng và phương án đề xuất điều chỉnh ranh giới Khu kinh tế (KKT) Đông Nam Quảng Trị.Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng phát biểu tại phiên...

Triệu Phong nâng cao vai trò hoạt động của hợp tác xã nông nghiệp

Hiện nay, huyện Triệu Phong có 85 hợp tác xã (HTX), 18 tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông - ngư nghiệp với gần 20.000 thành viên. Đa số thành viên HTX là đại diện cho hộ dân. Tổng tài sản bình quân mỗi HTX đạt 2.282 triệu đồng, trong đó tài sản lưu động 486 triệu đồng, tài sản cố định 1.796 triệu đồng, doanh thu đạt 712 triệu đồng/năm, lợi nhuận bình quân...

Phấn đấu đến năm 2030, toàn tỉnh có 2.000 ha sản xuất lúa hữu cơ

Ngày 10/12, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng ký quyết định phê duyệt Đề án phát triển lúa hữu cơ gắn với liên kết theo chuỗi giá trị bền vững giai đoạn 2025-2030 trên địa bàn tỉnh.Mô hình sản xuất lúa hữu cơ liên kết tiêu thụ sản phẩm ở xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ - Ảnh: P.V.TTheo đó, mục tiêu cụ thể đến năm 2025, phấn đấu diện tích gieo trồng lúa hữu...

Tập trung xây dựng sản phẩm du lịch nông thôn mang đặc trưng vùng, miền

Quảng Trị là địa phương có tiềm năng trong phát triển các mô hình du lịch nông thôn với khá nhiều điểm có thể phát triển và công nhận điểm du lịch. Tuy nhiên, để khai thác được loại hình du lịch này cần có chính sách phát triển tổng thể, từ đó khuyến khích người dân, doanh nghiệp đầu tư khai thác.Dưa lê bạch ngọc được trồng tại Dfarm Quảng Trị cho hiệu quả kinh tế cao -...

Cùng tác giả

Nông dân phường Đông Giang hối hả chăm sóc hoa Tết

Nhằm chuẩn bị đủ lượng hoa phục vụ nhu cầu tăng cao trong dịp Tết sắp tới, những ngày này, các hộ trồng hoa trên địa bàn phường Đông Giang, đặc biệt là ở làng hoa An Lạc (TP. Đông Hà) đang tất bật xuống vườn chăm sóc, phòng chống rét, cắt cành, tỉa nụ để có được những chậu hoa đẹp mắt.Người dân phường Đông Giang chăm sóc hoa cúc đại đóa - Ảnh: H.GVụ hoa Tết năm...

Chưa bàn giao xong mặt bằng Đường ven biển kết nối hành lang kinh tế Đông Tây Quảng Trị

.tdi_69{vertical-align:baseline}.tdi_69>.wpb_wrapper,.tdi_69>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_69>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_69>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_69>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_69{padding-bottom:30px!important} .tdi_70{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_70 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_70,.tdi_70>p,.tdi_70 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_70 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_70 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_70 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 .wp-caption-text,.tdi_70 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70...

Hơn 1.100 áo ấm tặng học sinh ở địa bàn khó khăn

.tdi_69{vertical-align:baseline}.tdi_69>.wpb_wrapper,.tdi_69>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_69>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_69>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_69>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_69{padding-bottom:30px!important} .tdi_70{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_70 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_70,.tdi_70>p,.tdi_70 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_70 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_70 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_70 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 .wp-caption-text,.tdi_70 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70...

Cam Lộ phấn đấu sớm trở thành trung tâm dược liệu, huyện đầu tiên đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao của tỉnh Quảng...

Chiều nay 26/12, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng và các phó chủ tịch UBND tỉnh: Hoàng Nam; Lê Đức Tiến chủ trì buổi làm việc với UBND huyện Cam Lộ về đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH và QP-AN nhiệm kỳ 2020-2025.Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng đề nghị huyện Cam Lộ tiếp tục bám sát sự điều hành, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh nhằm...

Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị- xã hội Quảng Trị triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều nay 26/12,Thường trực Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức hội nghị tổng kết công tác mặt trận, các tổ chức chính trị- xã hội trong tỉnh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang chủ trì hội nghị. Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đào Mạnh Hùng tham dự hội nghị.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn...

Cùng chuyên mục

Nông dân phường Đông Giang hối hả chăm sóc hoa Tết

Nhằm chuẩn bị đủ lượng hoa phục vụ nhu cầu tăng cao trong dịp Tết sắp tới, những ngày này, các hộ trồng hoa trên địa bàn phường Đông Giang, đặc biệt là ở làng hoa An Lạc (TP. Đông Hà) đang tất bật xuống vườn chăm sóc, phòng chống rét, cắt cành, tỉa nụ để có được những chậu hoa đẹp mắt.Người dân phường Đông Giang chăm sóc hoa cúc đại đóa - Ảnh: H.GVụ hoa Tết năm...

PC Quảng Trị tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa để tri ân khách hàng

Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam 21/12 (1954-2024), Tập đoàn Điện lực Việt Nam triển khai chương trình Tháng tri ân khách hàng năm 2024 với chủ đề “Đồng hành cùng khách hàng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả”.Phó Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn PC Quảng Trị Trần Quang Đông trao thưởng cho các hộ gia đình tiêu biểu từ chương trình thi đua tiết kiệm...

Mở rộng diện tích lúa hữu cơ gắn với liên kết chuỗi giá trị bền vững

Sản xuất lúa hữu cơ hướng đến một nền nông nghiệp xanh, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu là mục tiêu mà ngành nông nghiệp đã và đang nỗ lực triển khai thực hiện để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, đặc biệt, giá trị sản phẩm lúa gạo. Bên cạnh những kết quả bước đầu, vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc và hạn chế nên việc nhân rộng diện...

Đồng hành để phụ nữ biên cương vươn lên

Bằng những việc làm thiết thực và mô hình hỗ trợ hiệu quả, những năm qua, Chương trình “Đồng hành cùng Phụ nữ biên cương” do Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Trị và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh phối hợp triển khai đã góp phần giúp đỡ nhiều hộ gia đình phụ nữ ở khu vực biên giới phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Từ đó, nâng cao nhận thức, trách...

Trồng nấm sò cho lợi nhuận cao

Hiện nay, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã thành công trong việc phát triển kinh tế với nghề trồng nấm sò. Đầu tư vốn ít, thu hoạch sớm, lợi nhuận cao, thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng là điều kiện thuận lợi để nghề trồng nấm sò phát triển. Gia đình chị Lê Thị Thụy, thôn Đơn Quế, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng là một trong số những người thu nhập khá...

Phát triển cây ném vùng cát xã Hải Dương

Hải Dương là một xã vùng trũng của huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, chuyên canh về cây lúa nước nhưng lại được thiên nhiên ban tặng vùng đất cát trắng, bằng phẳng. Khai thác tiềm năng lợi thế của vùng cát, dưới sự chỉ đạo của UBND xã, người dân 3 thôn: Diên Khánh, Đông Dương, Xuân Viên đã đưa cây ném vào sản xuất sau khi 2 vụ lúa kết thúc. Từ chỗ trồng nhỏ lẻ, đến...

Cục Thuế Quảng Trị hoàn thành vượt dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2024

Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, Cục Thuế Quảng Trị đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024, góp phần tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.Nhiều khoản thu đạt và vượt dự toán Dự báo nền kinh tế thế giới tiếp tục biến động phức tạp, khó lường với nhiều rủi ro, bất ổn. Cạnh tranh chiến lược...

Đông Hà đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (TK,CLP), thành phố Đông Hà đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả.Một góc thành phố Đông Hà - Ảnh: VHTrong quá trình triển khai, UBND thành phố chú trọng tổ chức tuyên truyền, phổ biến đầy đủ các quy định của trung ương, tỉnh về công tác thực hành TK, CLP. Nhất là Kế hoạch...

Nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia

Năm 2024, ngành bảo hiểm xã hội (BHXH) đã tập trung, quyết liệt triển khai công tác chuyển đổi số, trọng tâm là Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ việc chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) của Chính phủ ở lĩnh vực BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) và đem lại rất nhiều lợi ích,...

Thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn

Thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn 19/12/2024 15:24 Bảo Bình- Thục Quyên QTO - Phát triển du lịch...

Tin nổi bật

Tin mới nhất