Powered by Techcity

Cảm xúc của một cựu chiến binh về tập sách “Trăng Him Lam và nước sông Thu”

Tôi được nhà văn Châu La Việt tặng tập sách “Trăng Him Lam và nước sông Thu” – NXB Quân đội và NXB Văn học, trong đó có tiểu thuyết cùng tên của anh. Tôi rất xúc động vì tập sách này viết về những đồng chí, đồng đội tham gia chiến dịch Điện Biên của tôi, như các anh Mạc Ninh, Lê Nam, Đào Đình Luyện, Đỗ Nhuận… Hơn nữa, lại có nhân vật Đoàn trưởng Đoàn Ca múa Tổng cục Chính trị mang tên Ngọc Tuệ, làm tôi lại càng dán mắt và không bỏ sót một chữ trong gần ba trăm trang của cuốn tiểu thuyết.

Cảm xúc của một cựu chiến binh về tập sách “Trăng Him Lam và nước sông Thu”

Tập sách Trăng Him Lam và nước sông Thu – NXB Văn học. Ảnh: T.L

Cảm xúc đầu tiên của tôi là không thể giấu nổi những gì tôi biết về nguyên mẫu cái gia đình và nhân vật trung tâm của cuốn tiểu thuyết này. Tôi hồ hởi khoe với các bạn cựu chiến binh của mình: Tiểu thuyết viết về một tình yêu Điện Biên, một tình yêu xứ Quảng, nhưng lại chính là chuyện về cái gia đình hàng xóm của chúng tôi thời kháng chiến chống Mỹ ở ngay Khu tập thể quân đội số 3 – Ông Ích Khiêm – Hà Nội. Và những người bạn chúng ta, anh Lê Nam, chị Huỳnh Thị Hiệp vốn là những đồng chí đồng đội thân thiết chính là những nguyên mẫu của tiểu thuyết!

Phải ghi nhận ngay, đây là một tác phẩm văn học phản ánh hết sức trung thực về cuộc đời một cán bộ chiến sĩ ở Điện Biên (Trăng Him Lam) và cuộc đời một phụ nữ miền Nam tập kết ra Bắc, đã vượt qua bao sóng gió của cuộc đời, trong chiến đấu, trong công tác, trong sản suất và tình yêu (Nước sông Thu) là chị Huỳnh Thị Điệp. Tuổi đời vừa độ trăng tròn thì Cách mạng tháng Tám bùng nổ, cô phụ trách phụ nữ xã và tham gia dân quân, chiến đấu nhiều trận dũng cảm, có trận bị thương thành thương binh nặng.

Khi tập kết ra miền Bắc, chị Điệp được điều về phụ trách công tác tổ chức của Nhà máy dệt Nam Định, tương tự hoàn cảnh chị Tư Hậu trong tiểu thuyết “Một chuyện chép ở bênh viện” của nhà văn Bùi Đức Ái năm xưa. Từ đây, xuyên qua mối quan hệ đồng đội, bạn bè, cô du kích Quảng Nam nảy sinh tình yêu với anh bộ đội Điện Biên Trần Ngọc. Trong chiến dịch Điện Biên, Trần Ngọc thuộc Trung đoàn 141 đánh trận mở màn Him Lam, cùng các anh Mạc Ninh, Trần Trọng Tuyến, Đào Đình Luyện, những người lính Hà Văn Nọa, Phan Đình Giót…

Người chiến sĩ Điện Biên ấy, chiến công thì rực rỡ, ngoại hình rất đẹp trai, nhưng lại quá hiền lành, nếu không có tác phong lính tráng của đồng đội thì đôi vai xuôi của anh chẳng thể có “mối tình nào mà vắt vai”, dù đơn vị rất muốn vun đắp cho người sĩ quan tuyên huấn này một mái ấm gia đình. Và rồi cuối cùng, một đám cưới trang trọng do Thiếu tướng Lê Xuân đứng ra làm chủ hôn, đó là đám cưới của Huỳnh Thị Điệp với Trần Ngọc được đồng chí anh em vun đắp đã nở hoa kết trái!

Huỳnh Thị Điệp được điều động về học tập và làm việc tại Thủ đô Hà Nội. Thế là vợ chồng anh chị đã được “làm tổ” tại số 3, Ông Ích Khiêm – Khu tập thể quân đội. Tuy nhiên cái truyền thống anh hùng cách mạng của người xứ Quảng đã thấm sâu vào tâm não của Huỳnh Thị Điệp, nên chị vẫn nuôi ý chí trở lại quê hương đất Quảng để chiến đấu.

Những ngày người chiến sĩ Điện Biên Trần Ngọc lại đi vào cuộc chiến đấu mới, đi vào mặt trận thì người vợ, chị Điệp ở nhà cùng một lúc nhận được hai quyết định: Một quyết định do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp “Xét năng lực và sự trưởng thành của đồng chí Huỳnh Thị Điệp”, đề bạt chị lên làm phó giám đốc một nhà máy trong ngành, và một quyết định của Ủy ban Thống nhất Trung ương điều động chị đi làm nhiệm vụ đặc biệt (mà chị hiểu là được trở về quê hương chiến đấu).

Không một chút phân vân, Điệp chọn ngay quyết định thứ hai, trở về quê hương chiến đấu. Do trong lòng luôn đau đáu hướng về cuộc chiến đấu của quê nhà, nên chị luôn xếp sẵn trong đầu nếu lệnh được trở về quê thì phải làm gì trước, làm gì sau. Vì thế nên chị đã có động tác: Một tay cầm quyết định của Ban Thống nhất Trung ương; một tay dắt ba đứa con nhỏ lên trại trẻ của Ban Thống nhất đăng ký trước. Điệp thở phào nhẹ nhõm qua câu nói của các chị phụ trách trại: “Trại này thành lập cũng chỉ để phục vụ các cán bộ đi mặt trận và trở về quê hương chiến đấu”. Huỳnh Thị Điệp là mẫu người phụ nữ đất Quảng: Nói là làm, chiến đấu đến cùng!

Đọc đến trang 94, tôi không khỏi rơi nước mắt vì anh chị không quên tình máu mủ ruột rà. Cái đêm trước lúc người chồng là Trần Ngọc lên đường ra mặt trận, anh chị bàn nhau về Thanh Hóa đưa phần mộ của các cụ về quê nội Hà Tĩnh. Chị lục tìm từ chiếc nhẫn cưới cho đến những đồng bạc lẻ thu vén cho anh đủ kinh phí đưa các cụ về quê êm đẹp. Đó thực sự là một bài học sâu sắc cho con cháu mai sau .

Không chỉ có thế mà cho tất cả những người đọc cuốn sách này về tính nhân văn cao cả. Chúng ta được chứng kiến ngọn ngành sâu đậm về tính cách của người con gái xứ Quảng: Huỳnh Thị Điệp, đồng thời hiểu được tài năng, đức độ của anh lính Điện Biên Trần Ngọc. Và cảm thấy ấm lòng qua mối tình của họ cũng như hạnh phúc gia đình của anh chị…

Tôi không nói nhiều nữa về những trang viết của Châu La Việt đã miêu tả sống động về con người và sự kiện hai cuộc kháng chiến của đất nước và con người của dân tộc ta; sự phong phú về tư liệu, thấm đượm cảm xúc trong từng con chữ. Người đọc thấy tác giả như người trong gia đình nhân vật. Hơn nữa, Châu La Việt vốn là một cây bút hầu như chuyên viết về đề tài người lính nên rất nhuần nhuyễn về ngôn từ của lính. Anh viết về những người lính trong chiến dịch Điện Biên Phủ rất hay.

Với tiểu thuyết mới này, Châu La Việt bằng cả trái tim và tấm lòng đã bộc bạch ngược xuôi, đi suốt chiều dài chiều rộng với mọi kích cỡ để tác phẩm “Trăng Him Lam và nước sông Thu” đến với người đọc nhanh nhất, thú vị nhất.

Điều tôi muốn tâm sự là hình ảnh người sĩ quan chính trị quân đội, cụ thể là hình ảnh người sĩ quan tuyên huấn mà tôi vốn đứng trong hàng ngũ đó và rất thân thiết với các anh như Lê Nam, Mai Quốc Ca, Quốc Bảo… được miêu tả trong tác phẩm rất sống động, và cũng rất hào hùng. Nhất là hình ảnh cuối cùng của các anh hy sinh ở mặt trận làm tôi không kìm được nước mắt, bởi trước đó ít ngày đoàn chúng tôi mới ở đây biểu diễn phục vụ các anh.

Sự kiện này, cùng sự hy sinh anh dũng của các anh, thú thật lần đầu tôi mới thấy được văn học nghệ thuật phản ánh. Thêm một lần cảm ơn nhà văn Châu La Việt không chỉ phản ánh rất chân thực, rất đẹp hình ảnh người phụ nữ xứ Quảng – Người vợ liệt sĩ trong tác phẩm, mà còn tái hiện rất sinh động hình ảnh những người sĩ quan chính trị luôn ở mũi tiên phong, như người lính xung kích quả cảm năng động và sẵn sàng chịu đựng mọi hy sinh. Các anh đã đi qua Điện Biên Phủ, đi qua Khe Sanh đường 9 với những chiến công oai hùng và là những tấm gương chói lọi.

Được biết mới đây, nhà văn Châu La Việt đã trở lại Điện Biên gửi tặng những tác phẩm anh viết về Điên Biên cho núi rừng và những bản làng Tây Bắc. Có lẽ tình yêu thiêng liêng ấy làm những trang viết của anh thêm thiêng liêng, xúc động và luôn chạm vào trái tim chúng ta hay chăng?

Đạo diễn Khắc Tuế

(Nguyên Đoàn trưởng Đoàn ca múa Tổng cục chính trị)

Nguồn

Cùng chủ đề

Trồng nấm sò cho lợi nhuận cao

Hiện nay, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã thành công trong việc phát triển kinh tế với nghề trồng nấm sò. Đầu tư vốn ít, thu hoạch sớm, lợi nhuận cao, thị trường tiêu thụ ngày càng mở rộng là điều kiện thuận lợi để nghề trồng nấm sò phát triển. Gia đình chị Lê Thị Thụy, thôn Đơn Quế, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng là một trong số những người thu nhập khá...

Nông dân phường An Đôn tất bật vụ hoa Tết

Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân phường An Đôn, thị xã Quảng Trị đã khẩn trương xuống giống, chăm sóc hoa phục vụ nhu cầu tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Từ chỗ chỉ trồng rải rác một số loại hoa ở vườn nhà, hiện nay, nhiều hộ nông dân trên địa bàn phường đã tham gia tổ hội nghề nghiệp trồng hoa tập trung và thu lợi nhuận khá từ trồng hoa Tết.Nông dân phường...

Ưu tiên vốn chính sách xã hội cho vùng “lõi nghèo”

Những năm gần đây, KT - XH của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi từng bước phát triển. Tuy vậy, đây vẫn là vùng khó khăn so với mặt bằng chung của tỉnh. Xác định đây là vùng “lõi nghèo”, tỉnh đã ưu tiên dành nhiều nguồn lực đầu tư cho khu vực này, trong đó có nguồn vốn vay tín dụng chính sách xã hội (CSXH).Cán bộ Phòng giao dịch Ngân...

Thu nhập khá từ mô hình cải tạo vườn tạp

Rời quân ngũ trở về quê hương, ông Nguyễn Đức Tri (sinh năm 1959), ở thôn Tân Kiên, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đã nhanh chóng bắt tay vào phát triển kinh tế gia đình. Nhờ biết lựa chọn các loại cây trồng phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương, gia đình ông từng bước vươn lên làm giàu chính đáng.Ông Tri chăm sóc vườn hoa màu của gia đình -Ảnh: T.P“Phát...

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị tiếp xúc cử tri tại thị trấn Cửa Việt và xã Vĩnh Sơn

Hôm nay 3/12, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Quảng Trị gồm các đại biểu: Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hoàng Đức Thắng; Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng; Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh, Đại tá Nguyễn Hữu Đàn; Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hồ Thị Minh tiếp tục tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV tại phường Đông Lương (TP. Đông Hà); thị trấn...

Cùng tác giả

Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị- xã hội Quảng Trị triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều nay 26/12,Thường trực Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức hội nghị tổng kết công tác mặt trận, các tổ chức chính trị- xã hội trong tỉnh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang chủ trì hội nghị. Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đào Mạnh Hùng tham dự hội nghị.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn...

Hoa hậu Việt Nam 2024 không chấp nhận phẫu thuật thẩm mỹ, song cũng có ngoại lệ

.tdi_69{vertical-align:baseline}.tdi_69>.wpb_wrapper,.tdi_69>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_69>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_69>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_69>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_69{padding-bottom:30px!important} .tdi_70{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_70 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_70,.tdi_70>p,.tdi_70 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_70 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_70 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_70 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70 .wp-caption-text,.tdi_70 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_70...

Quảng Trị cấp 37 mã số vùng trồng cho nông sản

Theo số liệu thống kê của Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị, đến nay toàn tỉnh đã cấp được 37 mã số vùng trồng (MSVT) tại các địa phương, trong đó 11 MSVT phục vụ xuất khẩu và 26 MSVT nội địa.Để nâng cao hiệu quả kinh tế, đồng thời xây dựng cho tỉnh Quảng Trị những vùng trồng sản xuất có thế mạnh, sản phẩm nông nghiệp tham gia xuất khẩu, trong năm 2024, Sở Nông nghiệp...

Bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu dịp cuối năm và tết Nguyên đán Ất Tỵ

Hôm qua 25/12, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng ký ban hành kế hoạch thực hiện chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn tỉnh dịp cuối năm 2024 và tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025.Theo đó, ngoài các hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá được quy định tại Nghị định số 85/2024/NĐ-CP ngày 10/7/2024 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn...

Quốc lộ 1 đi qua Quảng Trị nhiều chỗ hư hỏng nặng

Quốc lộ 1 đoạn từ TP. Đông Hà đến thị xã Quảng Trị xuất hiện nhiều điểm hư hỏng gây mất an toàn giao thông, cá biệt có đoạn cả trăm mét mặt đường nứt lún, tạo gờ cao và chi chít “ổ gà”, “ổ voi”.Theo ghi nhận của phóng viên Báo Quảng Trị vào sáng 26/12, trên Quốc lộ 1 đoạn đi qua TP. Đông Hà và huyện Triệu Phong, có hàng chục điểm hư hỏng mặt đường.Một...

Cùng chuyên mục

Bay xa hương sắc đại ngàn

Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình” và sự tham gia của các nghệ nhân, diễn viên, VĐV đồng bào các dân tộc, ngày hội diễn ra nhiều hoạt động với hình thức phong phú như: Không gian trưng bày ảnh “Các dân tộc thiểu số Việt Nam đồng hành cùng sự phát...

“Người lính với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và quê hương Quảng Trị” năm 2024

Trại sáng tác văn học nghệ thuật (VNHT) về đề tài người lính có chủ đề “Người lính với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và quê hương Quảng Trị” năm 2024 do Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (BCHQS) tỉnh Quảng Trị tổ chức. Mục đích của việc mở trại sáng tác nhằm tôn vinh, phản ánh một cách sinh động hoạt động của bộ đội Cụ Hồ nói...

Ngày hội thể thao thắm tình đoàn kết

Từ ngày 14-16/12/2024, 279 vận động viên (VĐV) đến từ 12 tỉnh, thành phố có mặt tại Nhà thi đấu đa năng tỉnh Quảng Trị để tranh tài ở 4 môn thể thao: đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ, bắn ná trong khuôn khổ của Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024. Đông đảo khán giả đã đến xem, cổ vũ, động viên cho tinh thần thi đấu thể thao trung thực, cao thượng, đoàn...

Sôi nổi Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Quảng Trị

Sôi nổi Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Quảng Trị 17/12/2024 10:10 Anh Quân - Lê Trường ...

Sôi nổi, độc đáo ngày hội văn hóa đa sắc màu và giàu cảm xúc của các dân tộc Việt Nam

Từ ngày 13-16/12/2024, nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnhQ uảng Trị năm 2024 diễn ra tại TP. Đông Hà. Đây không chỉ là một sự kiện văn hóa mà còn là dịp để các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên (VĐV) quần chúng các dân tộc được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu những nét đẹp văn hóa của...

Độc đáo không gian văn hóa và ẩm thực truyền thống các dân tộc

Sáng nay 16/12, tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh Quảng Trị diễn ra hoạt động trưng bày, giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống địa phương; trưng bày chế biến, giới thiệu ẩm thực và hướng dẫn du lịch tại một địa điểm du lịch cộng đồng tiêu biểu trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024.Một góc trưng bày không gian văn hóa các...

Ấn tượng trang phục truyền thống và những khúc ca từ đại ngàn

Hôm nay 14/12, tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh Quảng Trị đã diễn ra các hoạt động: Liên hoan văn nghệ quần chúng; trình diễn trang phục truyền thống dân tộc trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024.Phần trình diễn văn hóa văn nghệ quần chúng và trang phục truyền thống mở đầu chương trình của đoàn chủ nhà Quảng Trị - Ảnh: ĐVTừ giữa...

Sức sống trường tồn của các sắc màu văn hóa

Chiều nay 13/12, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị đã diễn ra hoạt động văn hóa với nội dung “Trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc tại địa phương” trong chương trình Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024.10 đoàn văn hóa nghệ thuật quần chúng của các tỉnh, thành phố tham gia đã lựa...

Nước sông Sa Lung chưng cất bầu rượu thơ

(Nhân đọc tập thơ “Căn cước niềm tin” của Nguyễn Hữu Thắng)Nhà thơ Nguyễn Hữu Thắng lớn lên bên dòng sông Sa Lung xanh trong. Có phải dòng sông Sa Lung là dòng sông thơ ca của đất Rồng- Vĩnh Long?. Những năm tháng mộng mơ ngồi trên ghế giảng đường sư phạm bên dòng Hương Giang, anh có thơ đăng đều đặn trên trang văn nghệ báo Dân và tạp chí Văn nghệ Bình Trị Thiên, lấy bút...

Chùm thơ mới sáng tác của nhà thơ Lê Thị Mây

Nhà thơ Lê Thị Mây tên thật là Phạm Thị Tuyết Bông, sinh năm 1949 tại Quảng Trị. Học xong phổ thông, chị tham gia Thanh niên xung phong thời chống Mỹ, sau đó trở về học Trường viết văn Nguyễn Du, cử nhân báo chí; nhiều năm làm báo và làm biên tập văn học của tạp chí Sông Hương, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt, chuyên viên cao cấp Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung...

Tin nổi bật

Tin mới nhất