Powered by Techcity

Cam Lộ chú trọng phát triển vùng nguyên liệu gắn với chế biến, xuất khẩu dược liệu

Ông TRẦN ANH TUẤN, Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ trả lời phỏng vấn

– Thưa ông! Những năm gần đây, huyện Cam Lộ được ghi nhận là đã nỗ lực rất lớn trong chỉ đạo sản xuất, kết nối, tiêu thụ, sản phẩm chế biến từ dược liệu và đã thu được nhiều kết quả tích cực. Đề nghị ông phân tích rõ hơn về quá trình mở hướng đi cho cây dược liệu, hành trình “xuất ngoại” những sản phẩm dược liệu thế mạnh của địa phương ra thị trường?

– Cam Lộ là huyện thuộc vùng trung du gò đồi, nằm ở khu vực giữa của tỉnh Quảng Trị; là cửa ngõ phía Bắc và phía Tây của TP. Đông Hà trên trục Quốc lộ 1 và Quốc lộ 9. Với diện tích đất nông nghiệp chiếm 80% tổng diện tích đất tự nhiên, 2/3 diện tích đất nông nghiệp là vùng gò đồi nên huyện Cam Lộ xác định thế mạnh phát triển là các loại cây công nghiệp, lâm nghiệp và cây dược liệu.

Cam Lộ chú trọng phát triển vùng nguyên liệu gắn với chế biến, xuất khẩu dược liệu

Chế biến cà gai leo của Công ty TNHH dược liệu hữu cơ An Xuân, (xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ) -Ảnh: Đ.T

Vượt lên những thách thức do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, những năm gần đây huyện Cam Lộ đã nỗ lực trong chỉ đạo sản xuất, kết nối, tiêu thụ, sản phẩm chế biến từ dược liệu và đã gặt hái được nhiều kết quả tích cực. Sản phẩm chế biến cây chè vằng, cà gai leo, tinh bột nghệ… đã đạt OCOP 3 – 4 sao (có 38 sản phẩm OCOP, chiếm gần 1/3 sản phẩm toàn tỉnh, trong đó chủ yếu là dược liệu).

Sản phẩm chế biến từ cà gai leo của Công ty TNHH dược liệu hữu cơ An Xuân được công nhận sản phẩm tiêu biểu khu vực miền Trung – Tây Nguyên, đang đề nghị trung ương công nhận OCOP 5 sao. Một số sản phẩm chế biến từ dược liệu đã xuất khẩu sang Mỹ, Canada, Lào, Thái Lan (cao an xoa, cà gai leo, các loại trà thảo dược). Hiện nay, huyện đang liên kết với đối tác từ Nhật Bản để trồng thí điểm một số cây như gừng, kiệu…

Phát huy những kết quả đạt được trong quá trình mở hướng đi cho cây dược liệu, cùng với việc duy trì ổn định diện tích các loại cây trồng ở vùng gò đồi như cao su, hồ tiêu, trồng rừng… huyện đã chủ trương mở rộng diện tích cây dược liệu thay thế các loại cây trồng giá trị kinh tế thấp. Tính đến cuối năm 2023, huyện Cam Lộ đã duy trì ổn định 30 ha cây chè vằng, 17,5 ha cây an xoa, 10 ha cây cà gai leo, 5 ha cây tràm năm gân; đang trồng thử nghiệm cây quế, đàn hương, đinh lăng, ba kích tím, hà thủ ô…để từng bước khẳng định giá trị và nhân rộng.

Để nâng cao giá trị của cây dược liệu, huyện Cam Lộ đã chú trọng đầu tư vào lĩnh vực chế biến, hỗ trợ các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề đầu tư máy móc thiết bị chế biến thực phẩm, đăng ký nhãn hiệu, quảng bá sản phẩm nên đã mang lại nhiều kết quả tích cực, tạo ra nhiều sản phẩm đặc trưng của vùng gò đồi nắng gió.

Để tiếp tục đưa sản phẩm dược liệu phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương, giúp nâng tầm thương hiệu sản phẩm, mang lại thu nhập cao hơn cho người dân, các cơ quan, ban, ngành huyện Cam Lộ tích cực vào cuộc, phối hợp các sở, ngành của tỉnh từng bước hình thành vùng nguyên liệu bền vững, mở cánh cửa mới cho hành trình “xuất ngoại” những sản phẩm dược liệu thế mạnh của địa phương trong tương lai.

Tạo nên diện mạo mới trong quá trình cơ cấu lại nông nghiệp của huyện không thể không kể đến những nỗ lực phát triển của các doanh nghiệp, các hợp tác xã đã có sự liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất, chế biến dược liệu, góp phần quan trọng từ việc hình thành vùng sản xuất chuyên canh đến nâng vị thế của các sản phẩm cao dược liệu trên thị trường.

UBND huyện đã chỉ đạo các địa phương tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhân rộng mô hình sản xuất mới gắn với phát huy hiệu quả các công trình thủy lợi, thúc đẩy sản xuất cây dược liệu phát triển.

Thời gian qua, huyện Cam Lộ đã tập trung đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, liên kết sản xuất – chế biến – tiêu thụ sản phẩm; trong đó ưu tiên đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát huy mạnh mẽ vai trò tổ chức sản xuất và liên doanh, liên kết của các hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác và các doanh nghiệp trong chế biến – tiêu thụ sản phẩm.

Nghị quyết chuyên đề số 02- NQ/HU của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Cam Lộ về “Nâng cao hiệu quả sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có thế mạnh của địa phương giai đoạn 2016- 2020” đã thúc đẩy việc thay đổi căn bản tập quán sản xuất nông nghiệp theo lối tiểu nông sang sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến, xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ ổn định; xác định rõ các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm có thế mạnh của địa phương, từ đó chú trọng nâng cao giá trị gia tăng sản xuất nông nghiệp trên một đơn vị diện tích.

Đến nay, các cây trồng chủ lực có thế mạnh của địa phương đều gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị, đem lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho người dân địa phương.

– Ông cho biết, việc quảng bá, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại cho các loại nông sản, đặc biệt là dược liệu đã được huyện triển khai như thế nào; đâu là những thách thức mà địa phương phải vượt qua trên lộ trình phấn đấu xây dựng huyện Cam Lộ trở thành trung tâm dược liệu của tỉnh Quảng Trị?

– Cùng với việc chỉ đạo mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, UBND huyện đã chỉ đạo bố trí nguồn lực đẩy mạnh việc quảng bá, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại cho các loại nông sản; hỗ trợ các mô hình ứng dụng, chuyển giao khoa học – công nghệ, nâng cao giá trị gia tăng trên đơn vị diện tích và thu nhập cho nông dân.

Các địa phương trong huyện có kế hoạch phát triển thêm sản phẩm OCOP về dược liệu trên các vùng chuyển đổi cơ cấu, vườn nhà, vườn đồi; xây dựng Cam Lộ trở thành vùng sản xuất, chế biến các sản phẩm dược liệu có giá trị cao. Tiếp tục đẩy mạnh áp dụng hiệu quả chiến lược “5 tăng” (thâm canh cao để tăng năng suất; áp dụng quy trình sản xuất an toàn để tăng chất lượng; đẩy mạnh chế biến, sơ chế để tăng giá trị sản phẩm; xây dựng thương hiệu để tăng tính cạnh tranh trên thị trường; liên kết tiêu thụ để tăng doanh số hàng hóa bán ra)cho từng sản phẩm.

Tuy vậy, bên cạnh những cơ hội mới cho tiêu thụ sản phẩm dược liệu, ngành nông nghiệp huyện vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Thực tế hiện nay, không ít vùng nguyên liệu trên địa bàn dần hình thành nhưng chưa được tổ chức bài bản, hạ tầng sản xuất chưa đáp ứng những yêu cầu để đảm bảo trồng và chăm sóc, thu hoạch cây dược liệu.

Sản xuất chủ yếu ở quy mô nhỏ lẻ nên khó áp dụng công nghệ và kiểm soát an toàn thực phẩm, tính cạnh tranh của sản phẩm, hiệu quả sản xuất chưa cao; lãng phí sản xuất và tổn thất sau thu hoạch vẫn tồn tại.

Mặt khác, giá đầu vào nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… liên tục tăng, tốc độ tăng cao hơn tốc độ tăng giá của nông sản, ảnh hưởng tới thu nhập của nông dân, kể cả khi được mùa. Một số chính sách chưa được thực hiện đồng bộ, nhất là các chính sách tín dụng, bảo hiểm nông nghiệp, quản lý chất lượng vùng trồng gắn với liên kết theo chuỗi giá trị.

– Để phấn đấu đưa cây dược liệu phát triển quy mô lớn, theo hướng hữu cơ, bền vững, gắn với công nghiệp chế biến sâu để đem lại giá trị cao nhất cho các sản phẩm dược liệu của địa phương, thì việc xây dựng vùng nguyên liệu tập trung để phục vụ công nghiệp chế biến và tìm hướng tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng đóng vai trò rất quan trọng. Ông cho biết, huyện Cam Lộ đã quan tâm đến vấn đề nêu trên như thế nào?

– Xét thấy sự cần thiết xây dựng vùng nguyên liệu tập trung để phục vụ công nghiệp chế biến, nhiệm kỳ 2020 – 2025, Huyện ủy Cam Lộ đề ra phương châm đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch vùng huyện, xây dựng kết nối nông – công – thương bền vững.

Tổ chức lại sản xuất đồng bộ theo mức độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện ở quy mô vùng chuyên canh tập trung, liên kết, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp theo hướng sản xuất sạch, sản phẩm hữu cơ, sản xuất công nghệ cao.

Xây dựng các giải pháp chiến lược tạo sự đột phá về liên doanh, liên kết trong sản xuất, chế biến, xây dựng thương hiệu và thương mại sản phẩm nông nghiệp. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/HU (khóa XV); phát triển mạnh hơn nữa sản phẩm OCOP về dược liệu; xây dựng Cam Lộ trở thành vùng sản xuất, chế biến các sản phẩm dược liệu có giá trị cao.

Để đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, nhiều giải pháp đã, đang được các cấp, ngành, địa phương triển khai thực hiện. Trong đó, trọng tâm là sớm hình thành vùng nguyên liệu tập trung, hữu cơ, đảm bảo các tiêu chuẩn để phục vụ công nghiệp chế biến và xuất khẩu nông sản trên địa bàn.

Để phát triển được vùng nguyên liệu, các doanh nghiệp cần cân đối, rà soát lại trong tất cả các khâu sản xuất; đồng thời phân công bộ phận đầu mối phụ trách việc kết nối với ngành, đơn vị chuyên môn, liên kết chặt chẽ với các hợp tác xã để khảo sát vùng nguyên liệu, cách thức tổ chức, bao tiêu và tiêu thụ sản phẩm, đề xuất các giải pháp để nhà nước và người dân đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức lại sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu.

Mỗi doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác cần xây dựng phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, trong đó đẩy mạnh chuyển đổi phương thức hoạt động từ dịch vụ đầu vào sang sản xuất hàng hóa; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn và kết nối sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm để từng bước xây dựng được vùng nguyên liệu tập trung, phục vụ cho hoạt động chế biến, sản xuất và cung ứng sản phẩm dược liệu trên địa bàn.

Bên cạnh đó, việc tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng sẽ gắn trách nhiệm của doanh nghiệp với người sản xuất, nông dân nâng cao được thu nhập, còn doanh nghiệp chủ động được nguyên liệu, hạn chế tình trạng mất giá, đầu ra không ổn định. Vì vậy, trước khi đi đến bước ký kết các hợp đồng tiêu thụ với các đơn vị, doanh nghiệp, nông dân cần được tư vấn kỹ nội dung hợp đồng để thực hiện đúng cam kết, tránh tình trạng sản xuất mà không căn cứ nhu cầu của thị trường, sản xuất vượt khả năng thị trường dẫn đến dư thừa.

Với quyết tâm hành động quyết liệt và xác định đúng hướng đi mới trong quá trình cơ cấu lại nông nghiệp, huyện Cam Lộ sẽ phấn đấu đưa cây dược liệu phát triển quy mô lớn, theo hướng hữu cơ, bền vững; gắn với công nghiệp chế biến sâu để đem lại giá trị cao nhất cho các sản phẩm dược liệu của địa phương.

Với quan điểm phát triển dược liệu theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo các sản phẩm có thương hiệu đủ sức cạnh tranh trên thị trường, sau nhiều năm nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu, liên kết với các đối tác, sản phẩm dược liệu của huyện Cam Lộ đã tham gia vào chuỗi cung ứng thị trường trong nước, có sản phẩm đã vươn ra ra thị trường quốc tế. Đây là những tiền đề quan trọng để huyện Cam Lộ từng bước mở rộng quy mô và củng cố thương hiệu, phấn đấu trở thành trung tâm dược liệu của tỉnh Quảng Trị.

– Xin cảm ơn ông!

Đan Tâm (thực hiện)

Nguồn

Cùng chủ đề

Khối thi đua các tổ chức chính trị

Sáng nay 6/1, Khối thi đua các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp tỉnh Quảng Trị tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.Quang cảnh hội nghị - Ảnh: N.TNăm 2024, cán bộ, hội viên của các hội trong khối thi đua đã đoàn kết, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần thực hiện...

Khai trương Siêu thị Xây dựng Thu Nghĩa tại xã Thanh An, huyện Cam Lộ

Sáng nay 4/1, Công ty TNHH Thu Nghĩa tổ chức khai trương Siêu thị Xây dựng Thu Nghĩa tại Quốc lộ 1, Ngã tư Sòng, xã Thanh An, huyện Cam Lộ. Tham dự sự kiện có lãnh đạo một số sở, ngành cấp tỉnh; lãnh đạo chính quyền địa phương cùng đông đảo đối tác, khách hàng.Các đại biểu cắt băng khai trương Siêu thị Xây dựng Thu Nghĩa - Ảnh: H.TCông ty TNHH Thu Nghĩa kinh doanh đa...

Áp dụng truy xuất nguồn gốc để nâng cao giá trị nông sản

Truy xuất nguồn gốc là xu thế tất yếu, là hướng đi cần thiết giúp minh bạch hóa nguồn gốc, tăng độ nhận diện và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm nông sản. Xác định được điều đó, thời gian qua, cơ quan chuyên môn, các địa phương đã tích cực hỗ trợ nhiều cơ sở sản xuất đẩy mạnh việc áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm nông sản,...

Tỉnh Quảng Trị đã giải ngân 22,12 triệu USD vốn chương trình, dự án của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài

Thông tin từ Sở Ngoại vụ cho biết, từ 16/11/2023 đến ngày15/12/2024, tỉnh Quảng Trị đã vận động được 61 dự án phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), viện trợ phi dự án mới với tổng giá trị cam kết đạt 9.197.672,08 USD, nâng số lượng các chương trình, dự án đang triển khai trên địa bàn tỉnh lên 109 dự án,giá trị giải ngân đạt 22,12 triệu USD nhằm phục vụ nhu cầu khắc phục hậu quả bom...

Triển khai nhiệm vụ sắp xếp tổ chức bộ máy các sở

Sáng nay 1/1, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng chủ trì cuộc họp triển khai nhiệm vụ sắp xếp tổ chức bộ máy các sở: Nông nghiệp và PTNT - Tài nguyên và Môi trường; Kế hoạch và Đầu tư - Tài chính.Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng chủ trì làm việc với hai Sở Nông nghiệp và PTNT, Tài nguyên và Môi trường - Ảnh: T.TTheo dự thảo đề án hợp nhất...

Cùng tác giả

Bàn giao các bãi tắm Trung Giang, Gio Hải, Cửa Việt và Cảng du lịch Cửa Việt cho hai huyện Gio Linh và Cồn...

Chiều nay 7/1, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hoàng Nam đi kiểm tra thực tế và bàn phương án bàn giao các hạng mục thuộc dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch hỗ trợ cho tăng trưởng khu vực tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng - giai đoạn 2” (gọi tắt là Dự án) trên địa bàn huyện Gio Linh.Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam kiểm tra công trình bãi tắm cộng...

Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng kiểm tra tình hình sản xuất đầu vụ đông xuân

Sáng nay 7/1, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng đã đi kiểm tra tình hình sản xuất đầu vụ đông xuân tại huyện Gio Linh.Áp dụng máy móc để đẩy nhanh tiến độ gieo cấy vụ đông xuân - Ảnh: L.ATheo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT, tính đến hết ngày 6/1, toàn tỉnh đã làm đất được trên 22.000 ha, đạt trên 86% kế hoạch. Diện tích còn lại khoảng 3.500 ha tập trung...

Ban Nội chính Tỉnh ủy Quảng Trị triển khai nhiệm vụ năm 2025

Sáng nay 7/1, Ban Nội chính Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức hội nghị tổng kết công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) và cải cách tư pháp (CCTP) năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang; Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Ly Kiều Vân; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hồ Thị Thu Hằng; Phó Vụ trưởng...

Đại hội Hội Luật gia tỉnh Quảng Trị lần thứ IV sẽ diễn ra năm 2025

Sáng nay 7/1, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang chủ trì phiên làm việc với Ban cán sự đảng UBND tỉnh và Hội Luật gia tỉnh về việc tổ chức Đại hội Hội Luật gia tỉnh Quảng Trị lần thứ IV, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Phan Văn Phụng; Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Ly Kiều Vân; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam...

Chuyện về cây lúa ở Hải Lăng

Đến bây giờ, đồng ruộng Hải Lăng đã trở thành vựa lúa của tỉnh. Nông dân Hải Lăng nơi vùng đồng nổi danh là người làm ruộng với kỹ năng thâm canh cao và làm chủ mọi tiến bộ khoa học kỹ thuật trong toàn bộ chuỗi sản xuất lúa. Hiện tổng sản lượng lương thực có hạt của huyện Hải Lăng đã đạt trên 90.000 tấn và giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đã đạt...

Cùng chuyên mục

Chuyện về cây lúa ở Hải Lăng

Đến bây giờ, đồng ruộng Hải Lăng đã trở thành vựa lúa của tỉnh. Nông dân Hải Lăng nơi vùng đồng nổi danh là người làm ruộng với kỹ năng thâm canh cao và làm chủ mọi tiến bộ khoa học kỹ thuật trong toàn bộ chuỗi sản xuất lúa. Hiện tổng sản lượng lương thực có hạt của huyện Hải Lăng đã đạt trên 90.000 tấn và giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đã đạt...

Đảm bảo cân đối cung cầu, ổn định giá cả hàng hóa

Cuối năm là thời điểm nhu cầu tiêu dùng tăng cao, tập trung ở một số mặt hàng thiết yếu phục vụ tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025. Nhằm bảo đảm cân đối cung cầu, chủ động kiểm soát, điều tiết giá các mặt hàng, các ngành chức năng và doanh nghiệp trong tỉnh đang tích cực triển khai các biện pháp bình ổn thị trường.Khách hàng lựa chọn các sản phẩm tại siêu thị Co.opmart Đông Hà...

Đẩy nhanh thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo

Trong những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã nỗ lực triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Qua đó, giúp các gia đình nghèo có điều kiện cải thiện chỗ ở, ổn định cuộc sống và thúc đẩy phát triển kinh tế.Bản làng đổi mới ở các xã vùng Lìa, huyện...

Khí thế khẩn trương trên công trường Cảng hàng không Quảng Trị

Mặc dù Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang cận kề, nhưng với quyết tâm hoàn thành dự án đúng tiến độ, trên công trường dự án Cảng hàng không Quảng Trị thời điểm này một khí thế lao động sôi nổi và khẩn trương đang diễn ra. Đây chính là nỗ lực của địa phương, các nhà đầu tư và đơn vị thi công nhằm đạt mục tiêu đưa Cảng hàng không Quảng Trị vào khai thác vận...

Áp dụng truy xuất nguồn gốc để nâng cao giá trị nông sản

Truy xuất nguồn gốc là xu thế tất yếu, là hướng đi cần thiết giúp minh bạch hóa nguồn gốc, tăng độ nhận diện và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm nông sản. Xác định được điều đó, thời gian qua, cơ quan chuyên môn, các địa phương đã tích cực hỗ trợ nhiều cơ sở sản xuất đẩy mạnh việc áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm nông sản,...

Chủ động đáp ứng quy định chống phá rừng của Liên minh Châu Âu

Trong bối cảnh Liên minh Châu Âu (EU) áp dụng quy định chống phá rừng (EUDR), cây cà phê tại Quảng Trị đang đứng trước thách thức lớn nhưng cũng mở ra cơ hội để phát triển bền vững. Việc tuân thủ EUDR không chỉ giúp sản phẩm cà phê địa phương mở rộng cánh cửa vào thị trường quốc tế mà còn khẳng định cam kết của nông dân và doanh nghiệp Quảng Trị trong việc gìn giữ...

Nỗ lực đưa “Gạo Vĩnh Lâm” ra thị trường

Những năm gần đây, các thành viên Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Đặng Xá (gọi tắt là HTX Đặng Xá), xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh tích cực áp dụng khoa học kỹ thuật, tuân thủ các quy trình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP. Nhờ vậy, vào tháng 8/2024, HTX Đặng Xá đã đưa ra thị trường sản phẩm “Gạo Vĩnh Lâm” và được người tiêu dùng đón nhận.Mới ra mắt nhưng sản...

Cùng người Hải Lăng “đi một ngày đàng…”

Từ ngày 10-17/9/2013, tôi có dịp cùng Đoàn công tác huyện Hải Lăng do Bí thư Huyện ủy Trần Ngọc Ánh làm trưởng đoàn và 22 thành viên sang công tác tại Thái Lan. Đây có thể xem là chuyến công tác “đi trước, mở đường”, góp phần hình thành nhiều ý tưởng sáng tạo trong việc định hướng phát triển kinh tế- xã hội của huyện Hải Lăng cũng như chủ động trong việc cùng với tỉnh Quảng...

Một năm khởi sắc của ngành nông nghiệp Quảng Trị

Năm 2024, ngành nông nghiệp và PTNT Quảng Trị đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng và ổn định kinh tế - xã hội của tỉnh. Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như thời tiết bất lợi, dịch bệnh diễn biến phức tạp, thị trường biến động và một số cơ chế chính sách còn vướng mắc, song ngành đã chủ động tham mưu, triển...

“Đánh thức” tiềm năng trên Hành lang kinh tế Đông

Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) là một trong 5 hành lang kinh tế thuộc Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng được thành lập vào tháng 10/1998, đi qua 13 tỉnh, thành của 4 nước: Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanmar. Đây được coi là thành tố quan trọng để tăng cường hợp tác phát triển kinh tế ở Tiểu vùng sông Mê Kông.Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng tỉnh Sekong (Lào) Lếc-lảy Sỷ-vy-lay (bìa phải)...

Tin nổi bật

Tin mới nhất