Powered by Techcity

Bước qua lời nguyền “rừng ma” để nhường đất xây đường cao tốc

Khi tuyến đường cao tốc Bắc-Nam đi qua những bản làng Quảng Trị, dân bản nói với nhau rằng:“Vì cao tốc đi thẳng, lại không… có chân, nên mình phải tránh”. Cách diễn giải nghe có vẻ giản đơn nhưng lại đúng với thực tế hiển nhiên, cùng với tính cách hào sảng của người dân miền núi đã biến những câu chuyện về giải phóng mặt bằng (GPMB) tưởng như sẽ rất nóng bỏng bỗng trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.

Cho thi công trước, nhận tiền sau

Lâu nay việc áp giá bồi thường luôn là một “nút thắt” trong công tác GPMB. Có rất nhiều tranh chấp, mâu thuẫn giữa người dân và Hội đồng GPMB kéo dài cả tháng, thậm chí cả năm trời mà không tìm được lối thoát vì…tiền bồi thường. Và khi dân không đồng thuận giao mặt bằng đồng nghĩa với việc đơn vị thi công không thể thi công, dẫn đến tiến độ dự án “dậm chân tại chỗ”. Hệ lụy còn nặng nề hơn trong nhiều trường hợp sẽ bị cắt vốn, các cán bộ liên quan sẽ chịu trách nhiệm vì không hoàn thành nhiệm vụ.

Bước qua lời nguyền “rừng ma” để nhường đất xây đường cao tốc

Dự án đường cao tốc Bắc – Nam chạy xuyên qua những khu rừng, những bản làng vùng cao Quảng Trị -Ảnh: Nguyễn Phúc

Dự án đường cao tốc Bắc-Nam đi qua Quảng Trị cũng có rất nhiều vướng mắc, dù cả hệ thống chính trị đã vào cuộc nhưng chính quyền tỉnh phải đề xuất trung ương lùi ngày bàn giao mặt bằng nhiều lần. Gần nhất là lời hẹn đến ngày 30/6/2024. Tuy nhiên, những sự vụ nóng bỏng đó đã dường như không len lỏi vào những bản làng của người Vân Kiều, dù tuyến đường cao tốc vẫn đi qua nhiều ngôi nhà sàn, nhiều mảnh vườn của bà con.

Người đồng bào Vân Kiều vốn không nói hai lời. Vậy nên, một khi đã gật đầu đồng ý là họ một lòng “đường chưa thông, ruộng vườn không tiếc”. Có nhiều gia đình thậm chí chưa nhận một đồng tiền bồi thường GPMB nào nhưng vẫn đồng ý cho đơn vị thi công đập nhà cửa, cắt cây cối để thi công đường cao tốc. Như ông Hồ Văn Thuận (67 tuổi), trú ở thôn Mới, xã Vĩnh Khê, huyện Vĩnh Linh, cả một đời “bám rễ” ở mảnh đất cha ông để lại, dựa vào sức người để kiếm cái ăn, cái mặc. Ông hạnh phúc trong gian nhà bé nhỏ của mình cùng vợ và 8 người con, cháu. Chưa bao giờ ông từng nghĩ có ngày mình phải rời bỏ ngôi nhà này, mảnh vườn này.

Thế rồi, dự án đường cao tốc Bắc-Nam đi ngang qua, chạy xuyên tâm mái ấm đó của người đàn ông Vân Kiều chất phác. Toàn bộ nương vườn gần 10.000 m2 của gia đình dày công chăm sóc cũng buộc phải phá bỏ để nhường chỗ cho dự án trọng điểm quốc gia. Đang yên lành, bất chợt ông không còn gì ngoài…tiền bồi thường! Trăn trở sau mấy đêm liền, tóc ông bạc hơn, hõm mắt sâu thêm.

Thấy ông Thuận trầm ngâm nghĩ ngợi vì bị thu hồi đất với diện tích lớn, phải phá nhiều công trình, tài sản trên đất, cán bộ GPMB cũng đâm lo. Nhưng kỳ lạ thay, mọi thứ đã diễn tiến nhanh một cách chóng mặt. “Bố Thuận đồng ý cái rụp phương án bồi thường của Hội đồng GPMB mà không có ý kiến gì, cũng không cò kè bớt một thêm hai. Chưa hết, dù chỉ mới đồng thuận bằng miệng, chưa nhận được đồng tiền bồi thường nào mà bố đã cho đơn vị thi công ủi luôn vườn nhà”, anh Lê Mạnh Hùng, cán bộ GPMB thuộc Hội đồng GPMB và hỗ trợ bồi thường tái định cư huyện Vĩnh Linh kể lại.

Không nói được những điều văn vẻ, ông Thuận lý giải hành động của mình một cách đơn giản: “Con đường nó không có chân nên nó đi thẳng. Mình có chân thì mình tránh nó ra…”.

Cũng thuộc diện “nhận tiền sau, cho thi công trước”, là trường hợp của ông Hồ Văn Hoàn (65 tuổi), hộ khẩu ở thôn Trường Hải, xã Linh Trường, huyện Gio Linh, nhưng diện tích đất bị thu hồi để thi công đường cao tốc Bắc – Nam thuộc xã Vĩnh Hà, huyện Vĩnh Linh. Ông Hoàn có một ngôi nhà xây khá đẹp nhưng chỉ tầm mươi ngày nữa là ông cũng phải “tạm biệt” mái ấm này để xây dựng đường cao tốc. Trước đó, hàng chục gốc tiêu và cả vườn cây ăn quả trên diện tích 4.500 m2 cũng được ông Hoàn đồng ý cho đơn vị thi công “tùy nghi xử lý” cách đây hơn cả tháng dù chưa nhận tiền bồi thường. Ông Hoàn phân tích rằng: “Bao nhiêu năm dân bản sống trong khó khăn vì đường sá không thuận. Nay đường lớn Nhà nước đã mở thì sao lòng mình không mở…Nhà mình đập đi thì có thể dựng lại nhà khác, còn cao tốc đang thi công thì không được chậm trễ”.

Ngoài những cá nhân gương mẫu như ông Thuận, ông Hoàn thì toàn bộ 41 hộ dân là người đồng bào dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng bởi dự án đường cao tốc Bắc – Nam ở xã Vĩnh Hà, Vĩnh Khê (huyện Vĩnh Linh) cũng đều đồng thuận cao với chủ trương lớn của đất nước. “Bà con không ai gây khó khăn, nhưng ngặt nỗi cứ phải đòi anh em cán bộ chúng tôi đến tận nhà, uống với nhau ly rượu nghĩa, nói với nhau câu chuyện vui…thì mới xong việc”, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Linh vui vẻ nói.

Bước qua lời nguyền “rừng ma”

Đối với quan niệm của đồng bào Vân Kiều ở miền núi Quảng Trị, “rừng ma” – nơi chôn cất người chết – là lãnh địa bất khả xâm phạm. Họ thậm chí còn đánh đổi cả sinh mệnh để giữ “rừng ma” và đặt ra nhiều hình phạt khủng khiếp cho những ai dám đụng đến khu rừng cấm. Trong truyền thống của người Vân Kiều cũng không có việc vào “rừng ma” bốc mộ để đi chôn nơi khác nên thông tin tuyến đường cao tốc Bắc – Nam đi xuyên giữa “rừng ma” của người dân xã Linh Trường (huyện Gio Linh) thực sự làm bà con hốt hoảng.

Cụ thể, tuyến đường cao tốc Bắc – Nam ảnh hưởng đến 51 ngôi mộ của 18 gia đình thuộc 11 dòng họ trong “rừng ma” ở thôn Bến Hà. Và câu chuyện về đường cao tốc Bắc – Nam “tắc” ở khu “rừng ma” ở xã Linh Trường sớm trở thành điểm nóng về GPMB với dự án quốc gia này.

Tất nhiên, Huyện ủy và UBND huyện Gio Linh không thể đứng ngoài cuộc bởi nếu mặt bằng “tắc” ở địa phương nào thì gắn với trách nhiệm của người đứng đầu ở địa phương đó.

Bước qua lời nguyền “rừng ma” để nhường đất xây đường cao tốc

Anh Lê Mạnh Hùng, cán bộ GPMB thuộc Hội đồng GPMB và hỗ trợ bồi thường tái định cư huyện Vĩnh Linh bắt tay chúc mừng gia đình ông Hồ Văn Quý sắp có nhà mới -Ảnh: Nguyễn Phúc

Nhiều đoàn công tác của Huyện ủy, UBND Gio Linh đã đến Linh Trường, rồi cuối cùng, chính quyền cũng sắp xếp được một cuộc gặp với toàn thể già làng, trưởng bản và người đứng đầu các họ tộc lớn để uống với đồng bào ly rượu, nói cho đồng bào nghe và tìm được sự sẻ chia trong công tác GPMB. Cuộc rượu đó không làm cho ai say nhưng đã đi đến quyết định thống nhất là bà con ở thôn Bến Hà chấp nhận di dời 51 ngôi mộ vừa cất bốc từ “rừng ma” để GPMB làm đường cao tốc.

Bây giờ ở Bến Hà có khu “rừng ma” mới, được chính quyền quy hoạch thông thoáng và san gạt mặt bằng tươm tất, khác rất nhiều khu “rừng ma” thâm u thuở trước. Vậy nên, ông Hồ Văn Truyền, Chủ tịch UBND xã Linh Trường nói rằng làm được điều này thực sự là một cuộc “cách mạng” đối với dân bản, họ đã từ bỏ hủ tục, đã bước qua lời nguyền, từ bỏ những nỗi sợ mơ hồ để có cuộc sống văn minh…

Giữ lời hứa với đồng bào

Cùng với công tác GPMB, thi công đường cao tốc Bắc-Nam, chính quyền địa phương cũng khẩn trương bắt tay vào việc xây dựng những khu tái định cư nhằm giúp người dân sớm ổn định lại đời sống. Trong đó, khu tái định cư xã Vĩnh Khê (huyện Vĩnh Linh) nằm bên đường Hồ Chí Minh cũng đã thành hình. Gặp phóng viên trong ngôi nhà đang xây dựng dang dở của mình, ông Hồ Văn Quý (41 tuổi) trú thôn Mới, xã Vĩnh Khê khoe rằng: “Nhà mình chắc khoảng hơn tháng nữa là xong”.

Ông Quý có vợ là bà Hồ Thị Thành (37 tuổi) và 2 đứa con, bị thu hồi nhà cửa, vườn tược vì dự án đường cao tốc Bắc – Nam đi qua. Đổi lại ông được nhà nước bồi thường 2 tỉ đồng và một suất đất tái định cư. “Có tiền, tôi mua mảnh đất tái định cư hết 209 triệu đồng, mua thêm 1,5 ha rừng giá 600 triệu đồng để sau này có kế sinh nhai. Xây nhà dự kiến mất khoảng 600- 700 triệu, còn lại thì để nuôi con…”, ông Quý nhẩm tính.

Bước qua lời nguyền “rừng ma” để nhường đất xây đường cao tốc

51 ngôi mộ của bà con Vân Kiều ở xã Linh Trường, huyện Gio Linh vừa cất bốc từ “rừng ma” để giải phóng mặt bằng làm đường cao tốc -Ảnh: Nguyễn Phúc

Được biết, trong khu tái định cư này sẽ có 38 hộ dân được bố trí vào ở. Họ sẽ bắt đầu một cuộc sống mới, trong một mái ấm mới với số tiền mà nhà nước đã bồi thường tương xứng giá trị những tài sản mà họ phải chấp nhận phá bỏ để ủng hộ cho dự án của quốc gia. Cũng trong khu tái định cư này, ngoài làm đường, phân lô vuông vức, chính quyền còn lắp đặt hệ thống điện nước, xây điểm trường mầm non…

“Tinh thần chúng tôi đã nói với bà con từ đầu, nơi bà con đến ở mới phải bằng hoặc hơn nơi ở cũ. Bà con đã giữ lời hứa đảm bảo GPMB thì chúng tôi cũng giữ lời hứa với bà con”, ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Linh cho biết.

Nguyễn Phúc

Nguồn

Cùng chủ đề

Hơn 275 tỉ đồng đầu tư dự án trang trại chăn nuôi lợn tại xã Cam Tuyền

Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng vừa ký quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư Công ty Cổ phần Lũng Lô 51 thực hiện dự án trang trại chăn nuôi Cam Tuyền 1, tại xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ.Theo đó, tổng vốn đầu tư của dự án trên 275,45 tỉ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư trên 97,9 tỉ đồng, vốn vay từ...

Dự án đường nối nhánh Đông với nhánh Tây đường Hồ Chí Minh đang vướng mặt bằng do không đấu giá được rừng tự...

Hôm nay 5/2, Giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Quảng Trị Trần Hữu Hùng cho hay, Dự án đường nối đường Hồ Chí Minh nhánh Đông với đường Hồ Chí Minh nhánh Tây tại huyện Vĩnh Linh đang vướng 4,5 km do 14 ha rừng tự nhiên trong phạm vi giải phóng mặt bằng đấu giá không có người mua.Dự án đường nối đường Hồ Chí Minh nhánh Đông với đường Hồ Chí Minh nhánh Tây...

Lãnh đạo tỉnh kiểm tra tiến độ thi công các dự án trọng điểm và làm việc với Ban Quản lý Khu kinh tế...

Hôm nay 5/2, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Long Hải; Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến đi kiểm tra thực tế tình hình thi công các dự án Khu công nghiệp Quảng Trị, Khu bến cảng Mỹ Thủy và làm việc với Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh về triển khai nhiệm vụ năm 2025.Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Long Hải...

Đưa hương Ta Lư cà phê bay xa

Sau khi lấy chồng, chị Nông Thị Hanh (sinh năm 1972) - một phụ nữ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng - đã chọn Quảng Trị làm quê hương thứ hai. 27 năm gắn bó, chị đã để lại dấu ấn trên mảnh đất này bằng hành trình miệt mài và đầy tâm huyết với cây cà phê Hướng Hóa.Chị Nông Thị Hanh (thứ 3, từ trái sang) tại cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng...

Người Quảng Trị lập nghiệp ở phương Nam

Từ khúc ruột miền Trung đầy nắng gió khắc nghiệt, nhiều người con Quảng Trị đã bôn ba vào lập nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh. Phẩm chất bền bỉ vượt khó, sáng tạo vươn lên của người xứgió Lào cát trắng đã mang lại cho họnhững thành công trên hành trình lập nghiệp ở thành phố mang tên Bác.Khởi nghiệp từ nghề... tay trái Năm 2006, anh Tống Quang Phú rời quê hương thị trấn Cam Lộ, huyện...

Cùng tác giả

Đảng bộ TP. Đông Hà tiếp nhận 10 tổ chức cơ sở đảng từ Đảng bộ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh

Chiều nay 7/2, Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh Quảng Trị phối hợp với Thành ủy Đông Hà tổ chức hội nghị chuyển giao và tiếp nhận tổ chức đảng, đảng viên đến trực thuộc Đảng bộ TP. Đông Hà. Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Ly Kiều Vân tham dự.Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Ly Kiều Vân phát biểu tại hội nghị -Ảnh: Tú LinhTại hội nghị, đại diện Đảng ủy Khối Cơ quan...

Hội thảo khoa học về nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND xã, phường, thị trấn

Sáng nay 7/2, Trường Chính trị Lê Duẩn tổ chức Hội thảo “Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân (HĐND) xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị”. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng tham dự.Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng phát biểu tại hội thảo - Ảnh: S.HBáo cáo đề dẫn tại hội thảo cho biết, từ khi có Luật Tổ...

Thường trực Tỉnh ủy Quảng Trị làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh đoàn

Sáng nay 7/2, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang chủ trì buổi làm việc của Thường trực Tỉnh ủy với Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh đoàn về một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang đề nghị các cấp bộ đoàn quan tâm nhiều hơn đối tượng thanh niên...

Triệu Phong quyết liệt triển khai các giải pháp để tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt trên 8%

Hôm nay 7/2, Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Long Hải chủ trì buổi làm việc của Thường trực Tỉnh ủy với Ban Thường vụ (BTV) Huyện ủy Triệu Phong về nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng; Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Hồ Thị Thu Hằng tham dự.Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Long Hải phát biểu kết luận làm việc - Ảnh: N.T.HNăm 2024,...

Công ty Điện lực Quảng Trị coi trọng kỷ cương, kỷ luật, đảm bảo an toàn lao động

Công ty Điện lực Quảng Trị (PC Quảng Trị) hiện đang quản lý, vận hành hệ thống lưới điện gồm 8 trạm biến áp 110 kV với tổng dung lượng 360 MVA, 3 trạm biến áp trung gian với tổng dung lượng là 25,2 MVA, 2.486 trạm biến áp phụ tải với dung lượng 645,4 MVA và 390,15 km đường dây 110 kV, 2.228 km đường dây trung thế, 4.001 km đường dây hạ thế.Giám đốc và Chủ tịch...

Cùng chuyên mục

Công ty Điện lực Quảng Trị coi trọng kỷ cương, kỷ luật, đảm bảo an toàn lao động

Công ty Điện lực Quảng Trị (PC Quảng Trị) hiện đang quản lý, vận hành hệ thống lưới điện gồm 8 trạm biến áp 110 kV với tổng dung lượng 360 MVA, 3 trạm biến áp trung gian với tổng dung lượng là 25,2 MVA, 2.486 trạm biến áp phụ tải với dung lượng 645,4 MVA và 390,15 km đường dây 110 kV, 2.228 km đường dây trung thế, 4.001 km đường dây hạ thế.Giám đốc và Chủ tịch...

Điện lực Đông Hà nỗ lực khắc phục để hệ thống đo đếm vận hành chính xác

Điện lực Đông Hà được giao nhiệm vụ quản lý 242 trạm biến áp có đường dây hạ thế phía sau bán điện cho khách hàng với tổng số 9.533 vị trí cột và hơn 33.000 khách hàng sử dụng điện. Với đặc thù là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Quảng Trị nên công tác quản lý, vận hành và kinh doanh điện của Điện lực Đông Hà luôn được đặc biệt quan tâm...

Khẩn trương chăm sóc cây trồng vụ đông xuân

Sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán, thời điểm này, không khí lao động rộn ràng đã trở lại trên khắp các cánh đồng. Nông dân tất bật xuống đồng, bắt tay vào vụ sản xuất đầu năm với kỳ vọng một mùa bội thu. Cùng với niềm vui ngày xuân, bà con nông dân hăng hái ra quân, khởi động một vụ mùa mới với tinh thần phấn khởi.Nông dân huyện Triệu Phong ra đồng tỉa dặm cho cây...

Ngành Thuế hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thu ngân sách

Vượt qua nhiều thách thức, Cục Thuế tỉnh Quảng Trị đã đạt kết quả ấn tượng trong năm 2024, hoàn thành và vượt xa các chỉ tiêu thu ngân sách đề ra. Đây là thành quả từ sự đổi mới trong quản lý, nỗ lực cải cách hành chính và sự đồng hành của cộng đồng doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của địa phương.Cán bộ ngành Thuế Quảng Trị hỗ trợ, hướng dẫn...

Phát triển hệ thống thủy lợi nơi vùng đồng Hải Lăng

Tháng 5/1976, thực hiện chủ trương của trung ương về việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh và huyện, ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và khu vực Vĩnh Linh hợp nhất thành tỉnh Bình Trị Thiên. Sau khi nhập tỉnh, ngày 5/3/1977, Tỉnh ủy Bình Trị Thiên ra Nghị quyết số 02 về sáp nhập các huyện trong tỉnh, hai huyện Triệu Phong và Hải Lăng thành huyện Triệu Hải. Thời kỳ...

Người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng hàng Việt

Từ thực phẩm thiết yếu, đồ tươi sống đến các loại gia vị, bánh mứt, hạt sấy khô, nước giải khát... mang thương hiệu Việt hiện đang “phủ sóng” diện rộng tại các chợ truyền thống, cửa hàng, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, những năm trở lại đây, nhiều sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Trị cũng đã bắt nhịp cùng thị trường sôi động dịp Tết và...

Đưa hương Ta Lư cà phê bay xa

Sau khi lấy chồng, chị Nông Thị Hanh (sinh năm 1972) - một phụ nữ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng - đã chọn Quảng Trị làm quê hương thứ hai. 27 năm gắn bó, chị đã để lại dấu ấn trên mảnh đất này bằng hành trình miệt mài và đầy tâm huyết với cây cà phê Hướng Hóa.Chị Nông Thị Hanh (thứ 3, từ trái sang) tại cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng...

Người Quảng Trị lập nghiệp ở phương Nam

Từ khúc ruột miền Trung đầy nắng gió khắc nghiệt, nhiều người con Quảng Trị đã bôn ba vào lập nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh. Phẩm chất bền bỉ vượt khó, sáng tạo vươn lên của người xứgió Lào cát trắng đã mang lại cho họnhững thành công trên hành trình lập nghiệp ở thành phố mang tên Bác.Khởi nghiệp từ nghề... tay trái Năm 2006, anh Tống Quang Phú rời quê hương thị trấn Cam Lộ, huyện...

“Giọt vàng” giữa lưng chừng trời giữa trời

Dịp áp Tết năm ngoái, người bạn vong niên gửi cho tôi một món quà kèm theo lời nhắc bâng khuâng: “Đặc sản quê mình đó, ai nhớ, ai quên?”. Quà bạn tặng là một chai dầu sở vàng sóng sánh bọc kỹ trong lần lá chuối thơm như từgóc vườn thơm ra. Bạn không nhắc thì tôi vẫn nhớ. Những gì gắn bó với làng tôi, tôi không thể nào quên, huống nữa là cây sở, loài cây...

Doanh nhân Nguyễn Thanh Hải và câu chuyện truyền cảm hứng 

15 năm kể từ khi sáng lập và điều hành Hai Tran Media & Airs Group - một doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực khai thác quảng cáo và dịch vụ phi hàng không chính thức trên hệ thống sân bay toàn quốc, anh Nguyễn Thanh Hải (sinh năm 1983), ở xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị đã dành cho quê hương những tình cảm đặc biệt thông qua nhiều hoạt động từthiện, an sinh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất