Powered by Techcity

Biến đồng hoang thành trang trại tiền tỉ

Bằng sự nỗ lực, dám nghĩ dám làm, ông Hồ Văn Dương đã biến vùng đầm lầy hoang hóa ở thôn An Bình, xã Thanh An, huyện Cam Lộ thành trang trại trù phú với doanh thu hằng năm trên 12 tỉ đồng. Mô hình phát triển kinh tế của ông Dương đã tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương. Ông được bình chọn là “Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023”.

Biến đồng hoang thành trang trại tiền tỉ

Hệ thống băng chuyền thức ăn trong chuồng nuôi lợn của ông Dương – Ảnh: L.A

Đến thăm trang trại tổng hợp của ông Dương, chúng tôi không khỏi bất ngờ trước cơ ngơi trù phú, được bố trí hợp lý với hồ cá, trại nuôi lợn nằm giữa những hàng dừa rợp mát. Ông Dương tâm sự, xưa nay chẳng ai giàu lên từ cây lúa, củ khoai. Vì vậy, muốn làm giàu trên chính mảnh đất quê hương thì phải thay đổi cách nghĩ, cách làm.

Nhưng thay đổi cách làm như thế nào là câu hỏi khó làm ông trăn trở mãi. Và rồi với bản tính cần cù, luôn tìm hiểu những cái mới, năm 2003, ông bàn với vợ viết đơn thuê vùng ruộng trũng rộng khoảng 7 ha nằm cách nhà khoảng 1 km để xây dựng mô hình lúa – cá.

“Những ngày đầu lên đây làm trang trại, ai cũng nói vợ chồng tôi có vấn đề bởi đây là mảnh đất hoang hóa, thấp trũng, bốn bề cỏ dại, lau lách. Bỏ ngoài tai, tôi dốc hết vốn liếng, vay mượn thêm người thân thuê máy múc đắp đê bao quanh diện tích được thuê và xây dựng hoàn chỉnh 6 thửa ruộng trồng lúa kết hợp nuôi cá”, ông Dương kể.

Lễ tôn vinh và trao danh hiệu 100 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2023; biểu dương 63 hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Công thương tổ chức. 100 nông dân được tôn vinh là những đại diện xuất sắc nhất trong hàng triệu nông dân tiêu biểu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và hội nhập quốc tế, là những tấm gương người thực, việc thực đầy sức thuyết phục trong cộng đồng. Năm 2023 là năm đầu tiên Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức biểu dương 63 hợp tác xã tiêu biểu toàn quốc do Hội Nông dân tuyên truyền, vận động, hướng dẫn thành lập.

Ông Dương cho biết, bao quanh các thửa ruộng là những mương nước rộng từ 6 – 8 m, sâu từ 1 – 1,2 m hình thành từ việc múc đất đắp đê bao được ông thả nuôi các loại cá như: trắm cỏ, mè, rô phi. Ở giữa là vùng ruộng bằng phẳng được ông trồng lúa. Trước khi gieo lúa sẽ rút nước thấp hơn mặt ruộng để cá xuống mương. Khi lúa đã xanh tốt thì dâng nước cho cá lên giữa ruộng kiếm ăn.

Tuy nhiên, phải tính toán thời gian nuôi hợp lý và dùng lưới để ngăn không cho cá trắm cỏ lên mặt ruộng. Bởi nếu để cá trắm cỏ lên mặt ruộng thì không còn cây lúa nào sống sót. Sau khi gặt lúa, ông tiếp tục cho nước vào và chờ một thời gian cho cây lúa tái sinh rồi mới tháo lưới để cá trắm cỏ lên mặt ruộng. Lúc này cá trắm cỏ sẽ ăn toàn bộ cây lúa tái sinh và dọn sạch mặt ruộng.

Theo ông Dương, mỗi năm ông chỉ trồng một vụ lúa, còn lúa chét (lúa tái sinh) dùng để làm thức ăn cho cá. Đến cuối năm ông kéo lưới chọn những con to đem bán, con nào chưa đủ trọng lượng thì thả lại nuôi tiếp. Không những thế, năm 2019, ông còn đưa vào nuôi tôm càng xanh và xây dựng mô hình nuôi xen canh tôm càng xanh, cá kết hợp trồng lúa tuần hoàn, khép kín theo hướng canh tác tự nhiên.

“Hiện tại, tôm càng xanh được thương lái thu mua tận ruộng với giá 350.000 đồng/kg. Hằng năm, tôi thu từ tôm càng xanh khoảng 300 triệu đồng, từ cá khoảng 200 – 250 triệu đồng”, ông Dương cho hay.

Chưa dừng lại ở đó, với bản tính cần cù, ham học hỏi, năm 2010, ông Dương quyết định đầu tư gần 1,7 tỉ đồng xây dựng hệ thống chuồng lạnh chăn nuôi lợn quy mô 1.000 – 1.100 con/lứa theo liên kết với Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam. Được sự hỗ trợ về kỹ thuật của công ty, chuồng trại chăn nuôi lợn của ông Dương có hệ thống làm mát tự động và đặc biệt là có băng chuyền thức ăn.

Thay vì phải vác từng bao thức ăn đến từng máng thì ở trại ông Dương, công nhân chỉ cần đổ toàn bộ thức ăn vào bồn chứa, hệ thống băng chuyền sẽ đưa thức ăn đến tận máng. Ông Dương cho biết, mỗi năm ông thả nuôi 2 lứa lợn, trọng lượng xuất chuồng từ 1,1 – 1,2 tạ/con và được phía công ty bao tiêu toàn bộ.

Biến đồng hoang thành trang trại tiền tỉ

Trang trại của ông Dương được bố trí hợp lý, khoa học – Ảnh: L.A

Để đảm bảo vệ sinh môi trường, ông Dương còn áp dụng công nghệ lọc phân tiên tiến. Theo đó, phân của lợn thải ra được tập trung vào 2 hầm chứa có thể tích 15 m3/hầm, sau đó sử dụng máy hút phân có công suất 20 m3/giờ để lọc phân ra khỏi nước. Phần nước thải được đưa vào hầm Biogas làm chất đốt phục vụ nhu cầu sinh hoạt tại trang trại. Phần phân rắn của lợn sau khi lọc được xử lý bằng vôi bột và đưa vào ủ phân vi sinh dùng bón cho lúa, làm thức ăn cho cá.

“Phân chuồng ủ hoai mục để bón cho lúa, đồng thời tạo môi trường phù du vi sinh vật làm thức ăn cho cá, tôm. Phân của cá, tôm là nguồn dinh dưỡng cho lúa. Lúa tái sinh làm thức ăn cho cá, tôm. Việc tận dụng nguồn thức ăn của nhau giúp tiết kiệm chi phí trong sản xuất”, ông Dương chia sẻ.

Khi được hỏi về kinh nghiệm phát triển kinh tế gia đình, ông Dương cho biết, ngoài sự cần cù, chịu khó thì người nông dân cần phải đổi mới tư duy, mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, đưa những giống cây trồng, con nuôi mới vào sản xuất. Yếu tố quan trọng nữa là phải biết áp dụng đúng khoa học kỹ thuật thì mới đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Hiện tại, trang trại của ông Dương duy trì ổn định 6 ruộng nuôi xen canh tôm càng xanh, cá và trồng lúa, hàng năm xuất bán hơn 250 tấn lợn thịt. Từ hai bàn tay trắng nhưng với sự nỗ lực không ngừng, ông Dương đã thành công trong chăn nuôi, trồng trọt, làm giàu trên vùng đất trước đây vốn bỏ hoang, với doanh thu hơn 12 tỉ đồng mỗi năm.

“Khối lượng công việc nhiều nên tôi phải thuê thêm 8 lao động thường xuyên với mức tiền công từ 7 – 9 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, mô hình kinh tế này còn tạo việc làm cho hàng chục lao động thời vụ”, ông Dương cho biết thêm.

Theo Chủ tịch Hội Nông dân huyện Cam Lộ Nguyễn Văn Việt, trang trại của ông Dương có quy mô lớn, được đầu tư bài bản và có tính chuyên nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, không chỉ làm giàu cho bản thân, ông Dương còn tích cực tham gia với Hội Nông dân xã hướng dẫn cho các chi hội xây dựng mô hình khép kín trong chăn nuôi và trồng trọt tại địa phương.

Bên cạnh đó, ông còn hỗ trợ các hội viên nông dân bằng con giống và nguồn vốn cho mượn để cùng nhau phát triển sản xuất. Ông Dương luôn đồng hành với địa phương trong phong trào giúp đỡ hộ nghèo, chương trình làm đường nông thôn tại địa phương và các phong trào của hội, cũng như các đoàn thể tại địa phương.

Bên cạnh đó, ông Dương còn hỗ trợ hàng trăm suất quà, mỗi suất từ 200.000 – 500.000 đồng cho hộ nghèo, học sinh, sinh viên khó khăn. Với những nỗ lực trong phát triển kinh tế, ông Dương đã nhận được nhiều bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, UBND tỉnh.

Lê An

Nguồn

Cùng chủ đề

Biến rác thải thành tài nguyên

Từ phế phẩm, phụ phẩm nông nghiệp và các chợ dân sinh, bếp ăn tập thể, anh Nguyễn Đăng Vương, hội viên Hội Nông dân thôn Bình An, xã Vĩnh Chấp, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đã nghiên cứu, sản xuất thành công hơn 300 tấn thức ăn hỗn hợp vi sinh, hơn 50 tấn phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ chăn nuôi và trồng trọt. Đây là sản phẩm mà anh Vương dày công thực...

Cán bộ hội nhiều năm liền sản xuất giỏi

Với quan niệm là đảng viên, cán bộ hội thì phải năng nổ đi đầu trong mọi việc, anh Hồ Văn Vỹ, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã tìm cách phát huy lợi thế của địa phương, đầu tư xây dựng mô hình kinh tế vườn - ao - chuồng (VAC), vươn lên làm giàu chính đáng. Đây là mô hình mẫu để người dân trong xã học tập...

Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị khai giảng năm học mới

Sáng nay 16/10, Trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Quảng Trị tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự.Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tặng hoa chúc mừng ban giám hiệu nhà trường - Ảnh: T.PNăm học 2023 - 2024, Trường CĐSP Quảng Trị tiếp tục đổi mới hoạt động tuyển sinh, đào tạo, bồi dưỡng và giáo dục phổ thông. Tỉ lệ tuyển sinh ngành...

Phát huy vai trò điểm tựa của Quỹ Hỗ trợ nông dân

Thời gian qua, Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã trở thành điểm tựa của nhiều nhà nông trên địa bàn. Từ điểm tựa này, hàng nghìn nông dân sớm vươn lên, cải thiện sinh kế, ổn định cuộc sống. Phóng viên Báo Quảng Trị vừa có cuộc phỏng vấn Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh TRẦN VĂN BẾN về những thuận lợi, khó khăn và giải pháp nâng cao hiệu quả của quỹ.- Trước tiên, xin cảm ơn...

Hiệu quả ứng dụng máy sạ cụm kết hợp vùi phân trong sản xuất lúa

Trong sản xuất lúa, gieo cấy là khâu quan trọng quyết định sự phát triển và năng suất của cây lúa. Gieo thẳng hạt giống theo phương pháp sạ lan, sạ vãi vốn là tập quán canh tác lúa của nông dân Quảng Trị. Tuy nhiên, đến nay phương pháp này chi phí sản xuất lúa cao do lượng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) nhiều. Giảm lượng giống, phân bón, thuốc BVTV tiến đến giảm...

Cùng tác giả

Ban Văn hóa – Xã hội HĐND tỉnh làm việc với Sở Y tế

Sáng nay 28/11, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Quảng Trị làm việc với Sở Y tế về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025; kết quả thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh về lĩnh vực y tế và các dự thảo nghị quyết quy định giá dịch vụ khám, chữa bệnh đối với các cơ sở khám chữa bệnh, chủ trương thành lập Bệnh viện Đa khoa...

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS ở Lâm Đồng

.tdi_77{vertical-align:baseline}.tdi_77>.wpb_wrapper,.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_77>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_77>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_77{padding-bottom:30px!important} .tdi_78{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_78 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_78,.tdi_78>p,.tdi_78 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_78 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_78 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .wp-caption-text,.tdi_78 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78...

Báo Quảng Trị – Quỹ Thiện Tâm: Trao 130 suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó Trường THPT Chu Văn An

Sáng nay 28/11, tại thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong, từ nguồn tài trợ của Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup), Báo Quảng Trị tổ chức trao 130 suất học bổng cho các em học sinh Trường THPT Chu Văn An có hoàn cảnh khó khăn, vượt khó vươn lên học tập tốt.Lãnh đạo Báo Quảng Trị và UBND huyện Triệu Phong trao học bổng cho học sinh Trường THPT Chu Văn An - Ảnh: Lê TrườngTrường THPT...

Tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản công là cơ sở nhà, đất

Thống kê đến ngày 30/7/2024, toàn tỉnh có tổng số tài sản công là cơ sở nhà, đất phục vụ hoạt động quản lý và cung cấp dịch vụ công được rà soát trong giai đoạn 2018-2024 là 2.342 cơ sở, với diện tích 8.584.366 m2 đất và 1.332.422 m2 nhà. Trong đó, cấp tỉnh quản lý 391 cơ sở, với diện tích 2.511.391 m2 đất và 452.090 m2 nhà; cấp huyện và cấp xã quản lý 1.951 cơ...

Nâng cấp hệ thống thủy lợi để thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững

Hiện nay, việc đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn, thuận thiên, ứng dụng đồng bộ khoa học và công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng là hướng đi mà ngành nông nghiệp tỉnh đang triển khai tích cực. Để quá trình này diễn ra đúng hướng, hiệu quả, cần quan tâm đầu tư đúng mức đối với hệ thống thủy...

Cùng chuyên mục

Tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản công là cơ sở nhà, đất

Thống kê đến ngày 30/7/2024, toàn tỉnh có tổng số tài sản công là cơ sở nhà, đất phục vụ hoạt động quản lý và cung cấp dịch vụ công được rà soát trong giai đoạn 2018-2024 là 2.342 cơ sở, với diện tích 8.584.366 m2 đất và 1.332.422 m2 nhà. Trong đó, cấp tỉnh quản lý 391 cơ sở, với diện tích 2.511.391 m2 đất và 452.090 m2 nhà; cấp huyện và cấp xã quản lý 1.951 cơ...

Nâng cấp hệ thống thủy lợi để thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững

Hiện nay, việc đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn, thuận thiên, ứng dụng đồng bộ khoa học và công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng là hướng đi mà ngành nông nghiệp tỉnh đang triển khai tích cực. Để quá trình này diễn ra đúng hướng, hiệu quả, cần quan tâm đầu tư đúng mức đối với hệ thống thủy...

Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng hàng hóa dịp cuối năm

Năm 2024, tỉnh Quảng Trị đề ra mục tiêu phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng đạt 34 nghìn tỉ đồng. Để đạt mục tiêu đề ra, bên cạnh sự nỗ lực triển khai các giải pháp thúc đẩy hoạt động thương mại - dịch vụ của các sở, ngành, địa phương, thời điểm này, các doanh nghiệp, đơn vị bán lẻ hàng hóa trong tỉnh cũng đang tăng tốc thực hiện các...

Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông để hỗ trợ tỉnh Quảng Trị phát triển

Triển khai tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trong chuyến thăm và làm việc với tỉnh Quảng Trị từ ngày 15-16/10/2024 nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện phát huy tiềm năng, lợi thế thúc đẩy phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Trị nhanh và bền vững, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có kết luận về các đề xuất của tỉnh Quảng Trị trong việc thực hiện các dự án đầu...

Số hóa tín dụng chính sách góp phần chuyển đổi số

Xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu nhằm phục vụ tốt hơn cho người nghèo và các đối tượng chính sách, thời gian qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) chi nhánh tỉnh Quảng Trị đã triển khai nhiều ứng dụng, phần mềm quản lý tín dụng chính sách. Qua đó, tạo điều kiện tốt nhất để người dân tiếp cận các dịch vụ của ngân hàng một cách nhanh chóng, thuận tiện nhất.Cán bộ...

Mở ra cơ hội hợp tác từ các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại

Nhờ chú trọng đổi mới phương thức hoạt động theo hướng đáp ứng nhu cầu và hỗ trợ thực chất cho doanh nghiệp, từ đầu năm đến nay, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Quảng Trị (IPA Quảng Trị) đã tổ chức nhiều chương trình, hoạt động giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường trong và ngoài nước, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa...

Tiếp sức cho lao động huyện nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Thời gian gần đây, số lượng người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng ở huyện Đakrông tăng mạnh. Kết quả trên có được một phần quan trọng nhờ chính sách hỗ trợ người lao động là người dân tộc thiểu số, người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng từ nguồn lực của trung ương, địa phương.Hồ Văn Sống (thứ 2 từ trái sang) ở thôn...

Tăng cường hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng các cụm công nghiệp

Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển các cụm công nghiệp (CCN) nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các địa phương, đặc biệt là khu vực nông thôn. Việc thành lập các CCN đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động, giải quyết việc làm tại chỗ; đồng thời khắc phục tình trạng sản...

Tích cực nghiên cứu, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý, vận hành lưới điện

Những năm qua Công ty Điện lc Quảng Tr (PC Quảng Trị) đã tích cực nghiên cứu, xây dựng và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào các lĩnh vực tự động hóa công tác vận hành, kiểm tra, đánh giá chất lượng mạng lưới điện, quản lý đầu tư xây dựng và kinh doanh dịch vụ khách hàng, góp phần nâng cao hoạt động sản xuất-kinh doanh của công ty.Một số hình ảnh mất an toàn lưới điện...

Góp phần để Hải Lăng đạt chuẩn huyện nông thôn mới

Thời gian qua, Sở Giao thông vận tải (GTVT) Quảng Trị đã tập trung đầu tư, nâng cấp, sửa chữa hệ thống giao thông, từ đường tỉnh đến đường huyện, đường xã giúp huyện Hải Lăng khai thác các tiềm năng, thế mạnh, thu hút đầu tư, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đặc biệt giúp huyện hoàn thành tiêu chí về giao thông, góp phần để Hải Lăng đạt chuẩn huyện nông thôn mới vào năm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất