Powered by Techcity

Bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ


Việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) giúp đảm bảo cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp, người dân trong tạo lập và khai thác tài sản trí tuệ. Để bảo vệ quyền SHTT hiệu quả, hoạt động SHTT trên địa bàn tỉnh đã từng bước được thực hiện, tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo, góp phần đưa SHTT trở thành công cụ thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội ở địa phương.

Bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ

Sản phẩm “Cà phê Khe Sanh” đang được tỉnh Quảng Trị triển khai đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý – Ảnh: H.T

Thời gian qua, hệ thống chính sách, pháp luật về SHTT hiện hành, đặc biệt là Luật SHTT năm 2022 đã tạo hành lang pháp lý, khuyến khích các hoạt động sáng tạo, bảo hộ thành quả của lao động sáng tạo được thường xuyên triển khai thực hiện. Qua đó các cấp, ngành và nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã bước đầu nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng và quan tâm đến việc bảo vệ quyền SHTT.

Năm 2024, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức 3 lớp tập huấn “Phổ biến kiến thức về SHTT và các chính sách hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng các kết quả khoa học và công nghệ trên địa bàn”.

Các lớp tập huấn đã phổ biến những điểm mới của Luật SHTT năm 2022, cách thức bảo vệ, quản lý, khai thác quyền SHTT đối với các sản phẩm đặc sản truyền thống, sản phẩm OCOP. Sở phối hợp với Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại TP. Đà Nẵng tổ chức “Hội nghị tập huấn về công tác quản lý sử dụng và phát triển các nhãn hiệu có sử dụng địa danh” cho cơ quan quản lý, các tổ chức, đơn vị được cấp văn bằng bảo hộ về nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận trên địa bàn tỉnh.

Tổ chức hội thảo “Xác định danh mục sản phẩm và loại hình bảo hộ xác lập quyền SHTT đối với các sản phẩm nông nghiệp có tiềm năng của địa phương” nhằm lấy ý kiến thống nhất danh mục sản phẩm tiềm năng của từng địa phương, từ đó xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu giúp địa phương chủ động trong khâu xác lập quyền SHTT cho từng sản phẩm chủ lực…

Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương liên quan tăng cường kiểm tra công tác quản lý, sử dụng và phát triển các nhãn hiệu có sử dụng địa danh trên địa bàn tỉnh.

Đồng thời, thường xuyên tư vấn hỗ trợ xác lập, quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm chủ lực, đặc sản, thế mạnh của địa phương.

Công tác hỗ trợ xác lập, quản lý, khai thác và phát triển chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận đối với các sản phẩm chủ lực, đặc sản, thế mạnh của tỉnh cũng đạt một số kết quả tích cực. Đến thời điểm hiện tại, toàn tỉnh đã đăng ký bảo hộ được 2 chỉ dẫn địa lý (tiêu và chè vằng Quảng Trị), 6 nhãn hiệu chứng nhận và 59 nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm hàng hóa đặc trưng, thế mạnh của các địa phương.

Mặt khác, tỉnh đang triển khai nhiệm vụ “Đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm “Cà phê Khe Sanh” của tỉnh Quảng Trị thuộc Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030. Trong năm 2024, tỉnh Quảng Trị đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp 31 nhãn hiệu thông thường và 1 bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.

Đáng chú ý, chương trình OCOP hàng năm đã thực hiện phân hạng và công nhận hơn 141 sản phẩm OCOP, phần lớn các sản phẩm đã đăng ký xác lập quyền SHTT. Đặc biệt, tỉnh đã triển khai điều tra đánh giá hiệu quả sản phẩm hàng hóa đã được cấp văn bằng bảo hộ SHTT gắn với địa danh trên địa bàn tỉnh để có giải pháp hỗ trợ quản lý, khai thác và phát triển.

Năm 2024, tỉnh cũng đã hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng các kết quả khoa học và công nghệ cho 40 tổ chức, cá nhân trên địa bàn với tổng kinh phí trên 1,7 tỉ đồng. Trong đó có 6 tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực ứng dụng, đổi mới công nghệ; 6 tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực SHTT; 28 tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác phát triển tài sản trí tuệ tại địa phương vẫn còn một số hạn chế như: số lượng văn bằng bảo hộ giống cây trồng, quyền tác giả và các quyền liên quan còn ít; việc xác lập quyền của các chủ thể chỉ tập trung chủ yếu vào nhãn hiệu, còn lại các đối tượng khác vẫn chưa được quan tâm nhiều.

Ý thức tôn trọng và bảo vệ quyền SHTT của người dân và doanh nghiệp đã được cải thiện, tuy nhiên sự hiểu biết của toàn xã hội đối với vấn đề này còn hạn chế. Tình trạng hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT xuất hiện ngày càng phổ biến, với quy mô và mức độ ngày càng tinh vi…

Thời gian tới, tỉnh Quảng Trị tiếp tục thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 155/ KH-UBND ngày 3/8/2022 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Quảng Trị đến năm 2030. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau và với các cơ quan tư pháp trong việc bảo vệ quyền SHTT. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về SHTT liên thông và kết nối đồng bộ giữa các cơ quan quản lý nhà nước.

Đồng thời đẩy mạnh xác lập, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm đặc sản, sản phẩm, dịch vụ chủ lực, đặc thù của địa phương và sản phẩm gắn với chương trình OCOP. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm quyền SHTT nhằm bảo vệ danh tiếng và thương hiệu các nhãn hiệu mang yếu tố địa danh đã được bảo hộ.

Thu Hạ



Nguồn: https://baoquangtri.vn/bao-ve-va-phat-trien-tai-san-tri-tue-191854.htm

Cùng chủ đề

Phấn đấu trình Bộ Xây dựng thẩm định Điều chỉnh Quy hoạch chung Khu Kinh tế

Chiều nay 21/2, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng chủ trì buổi làm việc với các sở, ngành, địa phương liên quan để nghe báo cáo về nhiệm vụ Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế - Thương mại đặc biệt Lao Bảo đến năm 2045.Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng phát biểu tại buổi làm việc - Ảnh: Lê TrườngĐiều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế...

Cân nhắc các trường hợp xin nghỉ việc để không ảnh hưởng đến vận hành bộ máy

Thông tin từ Sở Nội vụ tỉnh Quảng Trị cho biết, liên quan đến việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, có hàng trăm trường hợp có đơn xin nghỉ việc nên địa phương đang phải cân nhắc, xem xét.Người dân làm thủ tục hành chính tại UBND thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ - Ảnh: Lê TrườngTheo lãnh đạo Sở Nội vụ, tính đến 24 giờ ngày 19/2 toàn tỉnh có 312 trường hợp ở 26 cơ...

Cựu chiến binh thu nhập mỗi năm 300 triệu đồng từ trang trại nuôi lợn khép kín

Thành công với mô hình chăn nuôi lợn khép kín giúp cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Viết Phúc (sinh năm 1964), sống tại thôn Lam Thủy, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị trở thành một trong những tấm gương làm kinh tế giỏi tiêu biểu, được đồng đội và người dân địa phương thường xuyên đến học tập kinh nghiệm. Với ông Phúc, dù trong thời chiến hay thời bình, còn sức khỏe để cống hiến...

Hải Lăng – Nửa thế kỷ dựng xây và khát vọng phát triển. Bài 2: Hiện thực hóa tầm nhìn trở thành vùng kinh...

Những năm gần đây, trên địa bàn huyện Hải Lăng đã và đang triển khai nhiều dự án động lực và trọng điểm của tỉnh, đặc biệt là các dự án lớn trong Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị như Khu bến cảng Mỹ Thủy và Khu công nghiệp Quảng Trị (giai đoạn 1). Đây chính là cơ hội thuận lợi, là dư địa để huyện Hải Lăng tiếp tục kêu gọi thu hút các nguồn lực đầu...

Vận hội mới từ phố núi Lao Bảo

Từ những tháng cuối năm Giáp Thìn 2024 đến thời điểm này, khác với các địa phương khác trong tỉnh, thời tiết ở thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa luôn khô ráo và ấm áp. Những vị khách “đi tìm nắng” đã tấm tắc khen ngợi xứ sở của nắng và hoa khi họ bỏ công vượt cung đường hàng chục cây số để lên với phố núi. Nhưng Lao Bảo mùa này không chỉ có nắng ấm,...

Cùng tác giả

Tái khởi động công trình đường Hùng Vương kết nối Hành lang kinh tế Đông

Sáng nay 23/2, thông tin từ Ban Quản lý dự án (QLDA) Đầu tư và Xây dựng tỉnh Quảng Trị cho biết, sau thời gian dài tạm dừng thi công, trong sáng qua 22/2, Dự án đường Hùng Vương kết nối Hành lang kinh tế Đông-Tây và Khu kinh tế Đông Nam đoạn qua huyện Triệu Phong thuộc Dự án Hạ tầng cơ bản cho phát triển toàn diện các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng...

Góp phần lan tỏa hình ảnh thể thao Quảng Trị

Với mong muốn lan tỏa nhiều hình ảnh đẹp của thể thao đến với cộng đồng, anh Ngô Đình Tuấn (sinh năm 1980) ở Khu phố 8, thị trấn Gio Linh, huyện Gio Linh, đã xây dựng kênh truyền thông “Xóm làng TV” chuyên tổ chức sự kiện thể thao - văn hóa; sản xuất hình ảnh, video cho các giải thể thao; livestream và tư vấn tổ chức các giải đấu. Kênh hiện có hàng chục ngàn lượt...

Người đàn ông đi qua hai cuộc chiến

Đã mấy năm nay, cứ vào cữ cuối tháng Bảy dương lịch, tức tháng Sáu ta, tôi cùng với một người bạn lại đi thăm những Bà mẹ Việt Nam anh hùng hiện còn sống trên địa bàn tỉnh. Thường thì tôi chạy chiếc ô tô cà tàng của mình, men theo các con đường làng xinh đẹp, ngóc ngách trong những xóm nhỏ yên bình để đến với các Mẹ. Trời tháng Sáu ở xứ mình nắng như...

Chùm thơ mới của nhà thơ Võ Văn Luyến

Võ Văn Luyến là một cây bút sống và viết vắt qua hai thế kỷ. Càng về sau, thơ Võ Văn Luyến càng “lót ổ” chắc chắn trong lòng bạn đọc. Anh là tác giả của gần 10 cuốn sách. Điều đáng nói là người viết đã giành 16 giải thưởng văn học trung ương và địa phương cùng với chính thức đứng trong đội ngũ những nhà văn Việt Nam hiện đại. Nhân kỷ niệm 50 năm ngày...

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam

Chiều nay 21/2, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Trị tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 (1955-2025), trao tặng danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú” cho 4 bác sĩ của bệnh viện. Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam dự lễ.Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam trao danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú” cho...

Cùng chuyên mục

Những điểm sáng trong công tác giải phóng mặt bằng của huyện Hải Lăng

Công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) là khâu quan trọng trong triển khai thực hiện các công trình, dự án. Đây cũng được xác định là nhiệm vụ khó, phức tạp do ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân, tổ chức. Thời gian qua, huyện Hải Lăng đã tập trung, quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở...

Cựu chiến binh thu nhập mỗi năm 300 triệu đồng từ trang trại nuôi lợn khép kín

Thành công với mô hình chăn nuôi lợn khép kín giúp cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Viết Phúc (sinh năm 1964), sống tại thôn Lam Thủy, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị trở thành một trong những tấm gương làm kinh tế giỏi tiêu biểu, được đồng đội và người dân địa phương thường xuyên đến học tập kinh nghiệm. Với ông Phúc, dù trong thời chiến hay thời bình, còn sức khỏe để cống hiến...

Xây dựng xã Cam Chính trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu toàn diện theo hướng thông minh

Đảng bộ xã Cam Chính được Huyện ủy Cam Lộ chọn là đảng bộ tổ chức đại hội điểm cấp cơ sở nhiệm kỳ 2025-2030, diễn ra trong 2 ngày 18-19/2/2025. Trước thềm đại hội, phóng viên Báo Quảng Trị có cuộc phỏng vấn Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Cam Chính NGUYỄN THANH LÂM về những kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ qua và định hướng đột phá xây dựng xã Cam Chính trở thành...

Hải Lăng – Nửa thế kỷ dựng xây và khát vọng phát triển. Bài 2: Hiện thực hóa tầm nhìn trở thành vùng kinh...

Những năm gần đây, trên địa bàn huyện Hải Lăng đã và đang triển khai nhiều dự án động lực và trọng điểm của tỉnh, đặc biệt là các dự án lớn trong Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị như Khu bến cảng Mỹ Thủy và Khu công nghiệp Quảng Trị (giai đoạn 1). Đây chính là cơ hội thuận lợi, là dư địa để huyện Hải Lăng tiếp tục kêu gọi thu hút các nguồn lực đầu...

Vận hội mới từ phố núi Lao Bảo

Từ những tháng cuối năm Giáp Thìn 2024 đến thời điểm này, khác với các địa phương khác trong tỉnh, thời tiết ở thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa luôn khô ráo và ấm áp. Những vị khách “đi tìm nắng” đã tấm tắc khen ngợi xứ sở của nắng và hoa khi họ bỏ công vượt cung đường hàng chục cây số để lên với phố núi. Nhưng Lao Bảo mùa này không chỉ có nắng ấm,...

Hải Lăng – Nửa thế kỷ dựng xây và khát vọng phát triển.

Huyện Hải Lăng là địa phương sau cùng của tỉnh Quảng Trị được giải phóng đã trải qua nửa thế kỷ kiến tạo và dựng xây. Từ hoang tàn đổ nát sau chiến tranh, Đảng bộ và Nhân dân huyện Hải Lăng đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách, phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có, khai mở thêm dư địa phát triển để dần khẳng định vị thế quan trọng là vùng kinh tế trọng...

Doanh nghiệp bắt nhịp sản xuất với khí thế mới

Ngay từ sau tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã nhanh chóng bắt nhịp sản xuất, với tinh thần lao động hăng say, quyết tâm đạt hiệu quả cao nhất. Nhiều doanh nghiệp mở rộng quy mô để đáp ứng đơn hàng gia tăng. Đây là tín hiệu tích cực, thể hiện sự ổn định của doanh nghiệp cũng như tinh...

Nhộn nhịp trên công trường xây dựng cảng Mỹ Thủy

Một công trường đồ sộ đang mọc lên giữa vùng cát trắng hoang vu với hàng chục giàn máy hoạt động rền vang suốt ngày, cùng hàng trăm công nhân đang hối hả làm việc. Đó là bức tranh ở cảng Mỹ Thủy hôm nay, mang đến nhiều niềm tin, hy vọng về một động lực lớn lao, thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Trị phát triển.Không khí làm việc khẩn trương trên công trường xây...

Gặp mặt doanh nghiệp người Quảng Trị tại TP. Hồ Chí Minh

Tổng Biên tập: Trương Đức Minh TứGiấy phép hoạt động báo điện tử số 51/GP - BTTTT ngày 11/02/2020 của Bộ Thông tin và Truyền thôngTòa soạn và Trị sự: Số 311 đường Hùng Vương, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng TrịTel: (0233).3.852528; Email: [email protected]ọi thông tin sao chép, khai thác và tổng hợp tin tức từ website đều...

Thú chơi gà cảnh lắm công phu

Là thú chơi đòi hỏi sự đầu tư về cả tiền lẫn công chăm sóc nhưng nhiều năm qua, gà cảnh vẫn thu hút không ít người dân Quảng Trị tham gia vì sự đam mê, yêu thích. Phong trào này đã tạo sân chơi lành mạnh, góp phần giữ gìn, nhân rộng các giống gà Việt đẹp thuần chủng.Ngoài chơi gà tre Tân Châu, ông Bùi Mạnh Dũng còn sở hữu những cặp gà Onagadori với bộ lông...

Tin nổi bật

Tin mới nhất