Powered by Techcity

Bảo đảm an ninh, an toàn trong thanh toán không dùng tiền mặt

Bảo đảm an ninh, an toàn trong thanh toán không dùng tiền mặt

Tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao trong lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng diễn biến phức tạp, gây ra những rủi ro, hệ lụy như đánh cắp thông tin khách hàng, lấy cắp tiền trong tài khoản ví điện tử… Thực trạng này đặt ra nhiều thách thức đối với việc quản lý và bảo đảm an ninh, an toàn trong lĩnh vực thanh toán. Liên quan đến nội dung này, phóng viên Báo Quảng Trị đã phỏng vấn Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh Quảng Trị NGUYỄN ĐỨC ĐỒNG.

-Thưa ông, hiện nay các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt được khách hàng quan tâm. Đề nghị ông cho biết tình hình tăng trưởng của các hình thức thanh toán này trên địa bàn tỉnh?

-Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt luôn là một trong những ưu tiên của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về phổ biến tài chính toàn diện và triển khai Chương trình chuyển đổi số quốc gia. Bám sát các chủ trương, định hướng của Đảng, Chính phủ về vấn đề này, ngành ngân hàng đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận, nhu cầu thanh toán thông suốt, an toàn cho tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế.

Số lượng khách hàng mở và sử dụng tài khoản thanh toán liên tục tăng qua các năm. Toàn tỉnh có 705.759 tài khoản cá nhân đang hoạt động (tăng 40% so với cuối năm 2022). Hơn 69% người dân trưởng thành có tài khoản thanh toán, trong đó mở tài khoản bằng phương thức eKYC tăng 114% so với cuối năm 2022. Dịch vụ thẻ ngân hàng phát triển, nhiều tổ chức tín dụng (TCTD) đã bổ sung và tích hợp thêm các tính năng thẻ ngân hàng, cho phép sử dụng để thanh toán và các dịch vụ tại các đơn vị cung ứng khác. Toàn tỉnh có hơn 769.000 thẻ đang lưu hành (tăng 32% so với cuối 2022).

Các TCTD luôn chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo thuận lợi cho khách hàng thông qua việc phát triển về số lượng, chất lượng và quy mô mạng lưới máy giao dịch tự động (ATM), thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán (quẹt thẻ thông qua máy POS). Đến nay, toàn tỉnh đã có 115 máy ATM, trong đó có 10 máy ATM đa chức năng (cho phép khách hàng rút, nộp tiền, gửi tiền tiết kiệm trực tiếp tại máy 24/7); 762 máy POS (tăng hơn 10% so với năm 2022).

Bảo đảm an ninh, an toàn trong thanh toán không dùng tiền mặt

Thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt tại một cửa hàng ở TP. Đông Hà -Ảnh: TÚ LINH

Có hơn 21.000 điểm chấp nhận thanh toán qua QR code (tăng 129% so với năm 2022) được đặt tại các doanh nghiệp, cơ sở/chuỗi phân phối, cửa hàng bán lẻ, nhà hàng, khách sạn, các cơ sở y tế, bệnh viện, trường học… Mạng lưới QR code được phủ sóng gần như toàn bộ các huyện, thị, thành phố. Thanh toán qua mobile banking với phương thức quét mã QR code tăng trưởng rất mạnh mẽ vì tính tiện ích của nó (tăng 468% về số lượng và 731% về giá trị so với năm 2022 (cao hơn giá trị bình quân cả nước 471,13%).

Thanh toán qua thiết bị chấp nhận thẻ POS tăng 99% về số lượng và 67% về giá trị so với năm 2022. Đặc biệt, giao dịch nộp tiền qua máy đa chức năng như CDM, CRM trên địa bàn đạt 134.989 món, tương ứng giá trị hơn 1.018 tỉ đồng. Việc chuyển tiền qua internet banking, mobile banking, POS có xu hướng tăng cả về số lượng và giá trị (tăng 28% về số lượng và 23% về giá trị so với năm 2022). Tỉ trọng thanh toán số so với tổng phương tiện thanh toán trên địa bàn đạt gần 80%.

-Xin ông cho biết những khó khăn gặp phải trong công tác bảo đảm an ninh, an toàn cho khách hàng với việc thanh toán không dùng tiền mặt?

-Cùng với việc đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt thì tình trạng lừa đảo trực tuyến, tội phạm công nghệ, tội phạm trên không gian mạng tấn công vào hệ thống và hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng gia tăng trên quy mô toàn cầu, toàn quốc, không có ranh giới, không loại trừ đối với khách hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Việc lừa đảo diễn ra với nhiều cách thức, thủ đoạn tinh vi nhằm chiếm đoạt tiền trong tài khoản của khách hàng. Các đối tượng chủ động lừa đảo, lấy cắp thông tin tài khoản của khách hàng (tên đăng nhập, mã xác thực…) thông qua mạng xã hội như facebook, zalo, instagram..; hoặc mua, bán, thuê, mượn tài khoản thanh toán để thực hiện giao dịch cho mục đích bất hợp pháp, rửa tiền, trốn thuế, gian lận, lừa đảo…

Một số hình thức lừa đảo phổ biến hiện nay khách hàng cần chú ý tránh để đảm bảo an toàn tài sản.

Thứ nhất, các đối tượng xấu giả danh cơ quan công an, viện kiểm sát, thuế, bảo hiểm xã hội… để yêu cầu chủ tài khoản, thẻ cài đặt các ứng dụng giả mạo trên điện thoại. Sau đó, chúng sử dụng công nghệ thực hiện giao dịch chuyển tiền để chiếm đoạt.

Thứ hai, các đối tượng xấu tuyển cộng tác viên bán hàng online, phát triển đơn hàng, kêu gọi đầu tư chứng khoán… Sau khi chủ tài khoản, thẻ chuyển tiền, các đối tượng chiếm đoạt, thông qua tiền ảo chuyển ra nước ngoài hoặc chuyển tẩu tán qua rất nhiều tài khoản khác gây khó khăn cho việc truy vết đường đi của dòng tiền.

Thứ ba, các đối tượng xấu lập website, giả mạo nhân viên các ngân hàng, công ty tài chính đăng bài quảng cáo cho vay thủ tục nhanh, gọn… nhưng yêu cầu nộp các loại phí để chiếm đoạt tài sản. Thứ tư, các đối tượng xấu dùng các thủ đoạn mới của công nghệ AI để giả mạo khuôn mặt, giọng nói rồi liên hệ người thân, bạn bè nhờ chuyển tiền.

Ngoài ra, các đối tượng còn giả mạo dịch vụ lấy lại tiền đã bị lừa đảo hay lập doanh nghiệp “ma”, mở tài khoản ngân hàng để nhận tiền đầu tư chứng khoán… sau đó chiếm đoạt tiền.

Việc ngăn chặn, xử lý tin nhắn rác, sim rác, “tài khoản ảo” còn chưa triệt để, tình trạng lộ, lọt thông tin và dữ liệu khách hàng, rao bán thông tin cá nhân cũng tạo kẽ hở cho các đối tượng xấu lợi dụng. Các đối tượng lừa đảo tổ chức mua những sim điện thoại đã kích hoạt sẵn, thuê người mở tài khoản ngân hàng bằng số điện thoại trên. Khi lừa được nạn nhân chuyển vào tài khoản này, chúng nhanh chóng rút, hoặc chuyển sang nhiều tài khoản khác, khiến cơ quan công an truy vết, thu hồi tiền gặp rất nhiều khó khăn.

Ngoài ra, để đảm bảo an ninh, an toàn và bảo mật dữ liệu khách hàng, sự đồng bộ của các quy định pháp lý liên quan về giao dịch điện tử, chữ ký, chứng từ điện tử, thì cần đẩy nhanh phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử, chia sẻ dữ liệu và bảo mật thông tin khách hàng đối với thanh toán số, đây là nội dung hết sức cấp thiết.

-Thực tế đã xảy ra nhiều vụ vi phạm, lừa đảo trong lĩnh vực ngân hàng do các đối tượng xấu gây ra. Vậy công tác phối hợp tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn được thực hiện như thế nào, thưa ông?

-Bên cạnh việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển thanh toán không dùng tiền mặt thì đồng thời phải kiểm soát rủi ro, đảm bảo an ninh, an toàn cho hoạt động ngân hàng số. Đây là vấn đề rất quan trọng luôn được NHNN các cấp quan tâm. Ngày 29/1/2024, NHNN có công văn số 648/NHNN-TT về việc tăng cường các biện pháp quản lý rủi ro đối với mở và sử dụng tài khoản thanh toán, ví điện tử. Trước đó, ngày 15/1/2024, NHNN đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN về việc đẩy mạnh chuyển đổi số và bảo đảm an ninh, an toàn thông tin trong hoạt động ngân hàng.

Trên địa bàn tỉnh, Chi nhánh NHNN đã chủ động theo dõi, nắm bắt sát sao tình hình hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt; chỉ đạo các TCTD chú trọng, quan tâm công tác bảo đảm an ninh, an toàn thông tin và thanh toán; tăng cường các biện pháp quản lý rủi ro đối với mở và sử dụng tài khoản thanh toán.

Phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành liên quan để báo cáo, tham mưu, thông tin kịp thời cho UBND tỉnh, Thống đốc NHNN trong triển khai nhiệm vụ. Tăng cường phối hợp với các cơ quan và tổ chức liên quan trong công tác phòng, chống tội phạm về hoạt động thanh toán, cũng như ngăn ngừa việc lợi dụng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán cho các giao dịch bất hợp pháp; cập nhật thông tin, cảnh báo kịp thời phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cũng như khách hàng để có biện pháp phòng, chống hiệu quả.

NHNN Chi nhánh tỉnh đã phối hợp, trao đổi chặt chẽ với Phòng Cảnh sát kinh tế, Phòng An ninh kinh tế, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao của Công an tỉnh để nắm thông tin cụ thể, kịp thời đối với những vấn đề liên quan đến an ninh, an toàn hệ thống thanh toán, ví điện tử; đẩy nhanh tiến độ triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh nhằm đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng.

Yêu cầu các TCTD tăng cường công tác giám sát số liệu hệ thống thanh toán, đồng thời kiểm tra, rà soát toàn bộ quy trình, thủ tục, quy định về hồ sơ và hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán, thẻ ngân hàng để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định nội bộ đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin khách hàng và tuân thủ quy định pháp luật. Chú trọng đào tạo, hướng dẫn cán bộ, nhân viên ngân hàng các kiến thức, kỹ năng về nhận biết giấy tờ tùy thân thật, giả; thực hiện hậu kiểm 100% đối với tài khoản thanh toán và thẻ ngân hàng đã mở theo phương thức eKYC.

Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông để đăng tải kịp thời các thông báo, hướng dẫn, cảnh báo tới khách hàng đầy đủ thông tin về các hành vi bị cấm, hành vi không được thực hiện trong quá trình mở, sử dụng tài khoản thanh toán dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm nâng cao công tác đảm bảo phòng ngừa rủi ro cho khách hàng.

-Xin cảm ơn ông!

Tú Linh (thực hiện)

Nguồn

Cùng chủ đề

Điều chỉnh giá điện đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia thị trường điện

Ngày 11/10/2024, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã có Quyết định số 1046/QĐ-EVN về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân. Theo đó, từ ngày 11/10/2024 giá bán lẻ điện bình quân là 2.103,1159 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 4,8% so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.PC Quảng Trị tích cực tuyên truyền tiết kiệm điện -Ảnh: T.NBất cập...

Hoàn thiện hạ tầng lưới điện để cấp điện an toàn, liên tục

Hiện nay, tỉnh Quảng Trị có 100% xã, phường, thị trấn và 99,93 % số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia. Tổng số khách hàng sử dụng điện đến ngày 31/8/2024 là 218.551 khách hàng. Tổng sản lượng điện thương phẩm từ năm 2021 đến 8 tháng năm 2024 đạt 2,94 tỉ kWh, với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2024 là 6,31%, Công ty Điện lực Quảng Trị (PC Quảng Trị) đã đảm...

Đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động cung ứng điện

Hiện nay, hầu hết các hoạt động ở Công ty Điện lực Quảng Trị (PC Quảng Trị) đều diễn ra trên không gian mạng. Mọi văn bản hồ sơ được xử lý và thực hiện thông qua các ứng dụng chữ ký số, phần mềm CPC-eOffice, D-Office...Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất-kinh doanh đã mang lại nhiều lợi ích cho công ty như tối ưu hóa công việc, tiết kiệm thời gian, nâng cao chất...

Xây dựng, phát triển hệ thống cấp điện tại Khu công nghiệp Quảng Trị

Khu công nghiệp Quảng Trị được khởi công ngày 15/12/2023 có diện tích 481,2 ha, gồm 23 khu công nghiệp, với tổng vốn đầu tư 2.074 tỉ đồng được xây dựng theo 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 có quy mô 97,4 ha, tổng vốn đầu tư hơn 504 tỉ đồng.Khảo sát thực địa, trao đổi về thiết kế kỹ thuật, giải pháp cấp điện ở Khu công nghiệp Quảng Trị -Ảnh: L.KTheo đó, nguồn điện năng...

Nhiều sai sót được phát hiện qua công tác thanh tra chuyên ngành Kho bạc Nhà nước

Thanh tra chuyên ngành (TTCN) Kho bạc Nhà nước (KBNN) là một trong những nhiệm vụ quan trọng Chính phủ giao cho hệ thống KBNN tại Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 9/2/2012; chính thức triển khai từ năm 2016 (nay là Nghị định số 03/2024/NĐ-CP ngày 11/1/2024 quy định về cơ quan thực hiện chức năng TTCN và hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng TTCN).Đoàn Thanh tra chuyên ngành KBNN Quảng Trị làm việc...

Cùng tác giả

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam dự Ngày hội đại đoàn kết dân tộc ở Khu dân cư thôn Tích Tường, xã Hải...

(Cổng TTĐT) Ngày 9/11/2024, khu dân cư thôn Tích Tường, xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị sôi nổi tổ chức Ngày hội đại đoàn kết dân tộc và Ngày hội văn hóa quân - dân; phát động Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng khu dân cư có nếp sống văn minh, thân thiện, nghĩa tình”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam tham dự. Phó...

Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc và Ngày hội văn hóa quân

Hướng tới kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất 18/11 (1930 - 2024), sáng nay 9/11, khu dân cư thôn Tích Tường, xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị sôi nổi tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc và Ngày hội văn hóa quân - dân; phát động Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng khu dân cư có nếp sống văn minh, thân thiện, nghĩa tình”. Phó Chủ...

Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Trị thảo luận tại tổ về các dự án luật

Hôm nay 9/11, Quốc hội thảo luận ở tổ dự án Luật Hóa chất, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo và dự án Luật Nhà giáo. Đại biểu Hoàng Đức Thắng, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh; đại biểu Hồ Thị Minh, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh tham gia thảo luận.Đại biểu Hoàng Đức Thắng - Ảnh: NLTham gia thảo luận về dự án Luật sửa đổi bổ sung một...

Hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Ninh Thuận tại TP.Hồ Chí Minh

Sự cần thiết phải sửa đổi Luật Điện lực 2024-11-08 05:30:00QTO - Luật Điện lực năm 2004 là cơ sở pháp lý cho hoạt động điện lực và sử dụng điện, đồng thời bảo vệ lợi ích hợp pháp của khách hàng sử dụng điện và đơn...Công ty Điện lực Quảng Trị góp phần tích cực trong xây dựng nông thôn mới 2024-11-08 05:25:00QTO - Trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) điện...

Ngày hội đại đoàn kết dân tộc và Ngày hội văn hóa quân – dân ở Khu dân cư thôn Tích Tường

Hướng tới kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất 18/11 (1930 - 2024), sáng nay 9/11, khu dân cư thôn Tích Tường, xã Hải Lệ, thị xã Quảng Trị sôi nổi tổ chức Ngày hội đại đoàn kết dân tộc và Ngày hội văn hóa quân – dân; phát động Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng khu dân cư có nếp sống văn minh, thân thiện, nghĩa tình”. Phó Chủ...

Cùng chuyên mục

Hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Ninh Thuận tại TP.Hồ Chí Minh

Sự cần thiết phải sửa đổi Luật Điện lực 2024-11-08 05:30:00QTO - Luật Điện lực năm 2004 là cơ sở pháp lý cho hoạt động điện lực và sử dụng điện, đồng thời bảo vệ lợi ích hợp pháp của khách hàng sử dụng điện và đơn...Công ty Điện lực Quảng Trị góp phần tích cực trong xây dựng nông thôn mới 2024-11-08 05:25:00QTO - Trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) điện...

Quan tâm chuyển giao khoa học và công nghệ cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Đặc biệt, thực hiện Kế hoạch số 130/KH-UBND ngày 1/7/2022 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN)...

Công ty Điện lực Quảng Trị góp phần tích cực trong xây dựng nông thôn mới

Trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM) điện là 1 trong 8 tiêu chí thuộc nhóm hạ tầng kinh tế - xã hội. Vì vậy, để đảm bảo đủ tiêu chí và duy trì chất lượng điện trong xây dựng NTM, Công ty Điện lực Quảng Trị (PC Quảng Trị) đã triển khai nhiều giải pháp để mở rộng và nâng cao chất lượng điện đáp ứng đủ tiêu chí, đồng thời phục...

Nỗ lực thi công công trình đường tránh phía Đông thành phố Đông Hà

Công trình đường tránh phía Đông TP. Đông Hà có tổng chiều dài 17,5 km, trong đó đoạn từ Dốc Miếu - Quốc lộ 9 có chiều dài gần 13,3 km; đoạn từ nút giao đường Nguyễn Hoàng - Nam cầu sông Hiếu dài hơn 4,2 km. Hiện các địa phương đã bàn giao mặt bằng thi công lần lượt hai đoạn là 11,68/13,3km, đạt 88% và 3,54/4,26km, đạt 84,4%. Các nhà thầu đang tăng tốc thi công công...

Tiếp sức cho phụ nữ vùng khó thoát nghèo

Bằng nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực, hiệu quả, thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đakrông đã tiếp sức cho các hội viên vượt qua nghịch cảnh, vươn lên trong cuộc sống, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo của địa phương.Nhờ nguồn vốn vay quay vòng, chị Xiên có điều kiện mở rộng việc chăn nuôi - Ảnh: T.PTheo cán bộ phụ nữ xã Tà Rụt, chúng tôi đến thăm gia...

Kiểm soát chặt chẽ hoạt động giết mổ gia súc

Tình dịch bệnh gia súc trên địa bàn tỉnh thời gian qua diễn biến phức tạp, do đó, ngoài việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị còn đẩy mạnh công tác kiểm soát giết mổ nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm thịt gia súc, bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.Xử lý dịch bệnh trên gia súc ở Hướng Hóa -...

Mô hình trồng rau thủy canh với nhiều triển vọng

Với những kiến thức, kinh nghiệm học hỏi được sau 10 năm đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng tại các nông trại trồng rau thủy canh hiện đại ở Malaysia, anh Hồ Văn Thông (40 tuổi), ở thôn Đơn Quế, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị đã trở về quê và quyết tâm lập nghiệp làm giàu với mô hình này. Sau gần 1 năm bắt tay thực hiện, đến nay mô hình trồng...

Giảm tác động, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu

Quảng Trị là tỉnh có địa hình chiều ngang hẹp, ngắn, dốc; có bờ biển dài 75km, hệ thống sông ngòi khá dày đặc và khí hậu phức tạp. Do đó, Quảng Trị là một trong những tỉnh thường chịu ảnh hưởng của các loại hình thiên tai với tần suất và mức độ lớn. Bình quân mỗi năm tỉnh phải hứng chịu khoảng 2 cơn bão cùng với lũ lụt, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn, lũ...

Giải pháp tạo sinh kế bền vững cho người dân vùng núi

Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) năm 2024, thời gian qua, các địa phương ở Quảng Trị tích cực triển khai các hoạt động hỗ trợ sản xuất, tạo sinh kế bền vững cho người dân. Qua đó, giúp đồng bào DTTS có thêm động lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, quá...

Đảm bảo an toàn các công trình thủy lợi trong mùa mưa bão

Hiện nay, nhiều hạng mục hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh đang bị xuống cấp, hư hỏng, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố, đặc biệt khi mùa mưa bão đến. Để bảo đảm an toàn cho các công trình thủy lợi quan trọng này, giảm ngập lụt cho vùng hạ du, Công ty TNHH MTV quản lý khai thác công trình thủy lợi Quảng Trị đang triển khai nhiều giải pháp phòng ngừa, ứng phó hiệu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất