Powered by Techcity

Ăn cơm với điện thoại

Thực tình, tôi không thích chiếc điện thoại cho lắm. Thế nhưng gần đây tôi nhận ra, những buổi trưa ở nhà một mình, tôi đã ăn cơm cùng với nó.

Ăn cơm với điện thoại

Minh họa: TA’S

Hồi sinh viên, tôi vẫn ăn cơm một mình. Bây giờ, chồng đi làm đến tối mới về nên bữa trưa chỉ có mình tôi. Khác với hồi trước, ngồi ăn trong yên lặng hoặc qua loa cho xong, bây giờ tôi ngồi nhìn điện thoại và kéo dài bữa ăn bằng các chương trình giải trí, các bộ phim ưa thích. Hóa ra, từ bao giờ, tôi đã ăn cơm cùng chiếc điện thoại mà không hay. Ngày trước, ăn cơm một mình là một kiểu cô đơn thật khó gọi tên. Còn giờ, ăn cơm cùng điện thoại cũng đâu khiến người ta bớt đi quạnh vắng.

Tôi luôn thích những bữa cơm đông đủ và chộn rộn. Mẹ vẫn bảo bữa nào có vợ chồng tôi cùng ăn thì ba mẹ ăn nhiều hơn, tại có không khí. Hiển nhiên, nhà càng đông người thì sức ăn càng nhiều nhưng đôi khi, chính “không khí” mới tạo cảm giác ngon miệng bởi sự kết nối và vui vẻ. Thử bữa nào chồng vợ giận nhau, cha mẹ con cái mặt nặng mày nhẹ coi, bạn ăn cơm có ngon không?

Người xưa có câu “trời đánh tránh bữa ăn”, ngụ ý khi ăn nên tránh la mắng, trách móc nhau. Có lẽ hàm ý sâu xa hơn, rằng trong bữa ăn, sự tập trung vào ăn uống là quan trọng nhất, các việc khác để sau. Đó chính là tập trung vào hương vị món ăn, tập trung nhai và thưởng thức, tập trung vào không khí sum họp của gia đình. Hơn nữa, nên để ý quan tâm xem thử hôm nay ai là người đứng bếp, người đó đã nấu nướng vất vả thế nào, mình cần biết ơn ra sao… Bây giờ, chiếc điện thoại vô duyên xuất hiện trên bàn ăn, cha mẹ check mail theo dõi công việc, con cái mê mẩn với chương trình giải trí, kết thúc bữa ăn thế nào không ai hay.

Bạn từng đay nghiến chiếc điện thoại, bảo nếu điện thoại không xuất hiện trong bữa ăn thì vợ chồng bạn đã không ly hôn. Những cuối ngày, ai cũng mong bữa cơm gia đình thật vui vẻ. Chồng vợ hỏi han nhau về một ngày làm việc, kể trên trời dưới đất chuyện này chuyện kia, khen nhau món này ngon, món kia ăn thấy nhớ… Đằng này, chồng bạn, tới bữa cơm lại đặt chiếc điện thoại trên bàn để xem chương trình gì đó. Bạn hỏi, chồng à ừ vài câu rồi thôi. Ăn xong, anh lại tiếp tục ôm điện thoại vào nhà tắm, đến lúc đi ngủ vẫn khư khư cầm điện thoại tới khi mắt ríu lại mới thôi. Nhiều bữa, chồng bạn ngủ khi điện thoại vẫn oang oang phát ra tiếng từ mấy chương trình đang xem.

Chuyện nhà bạn vẫn thường gặp trong nhiều gia đình hiện nay. Chúng ta đổ thừa do chiếc smartphone với đủ các ứng dụng giải trí đã thu hút thời gian và sự tập trung của mỗi người, dẫn tới thiếu sẻ chia đồng cảm. Tác hại của việc dùng điện thoại trong bữa cơm thì ai cũng biết. Từ sức khỏe thể chất đến tinh thần đều có thể tổn hại nhưng thật khó để thay đổi. Buồn thay, không chỉ người lớn, tụi con nít ngày nay, phần nhiều cũng ăn cơm cùng chiếc điện thoại. Ngoại trừ những bà mẹ nhẫn nại, nuôi con khoa học, cho con ngồi vào bàn ăn, hướng dẫn, chỉ rõ thức ăn này kia, thì nhiều bậc cha mẹ khác thường dụ dỗ con trẻ ăn với một thiết bị công nghệ nào đó. Tụi trẻ nhai rồi nuốt trong vô thức bởi ánh mắt bận chăm chú theo chương trình hay clip giải trí lôi cuốn trên Ipad, điện thoại. Xem những thứ đó dễ nghiện lắm, người lớn còn nghiện huống chi con nít. Thành ra như thói quen, bữa cơm thiếu điện thoại, đố hòng trẻ chịu ăn.

Không chỉ trong bữa cơm gia đình, những bữa ăn hàng quán với bạn bè, đồng nghiệp, với đối tác, chiếc điện thoại cũng chiếm giữ không gian và thời gian. Hết chụp ảnh rồi bấm lướt, từ lướt Facebook qua lướt Tiktok, đến Instagram, qua Youtube, sau theo dõi nhưng tin hot, giật gân… những câu chuyện trong chiếc điện thoại kia hấp dẫn hơn câu chuyện của người đối diện. Tôi còn thấy nhiều người nhắn tin giỏi nhưng lười bắt chuyện, siêng tương tác với nhau trên mạng xã hội nhưng lại ngại giao tiếp ngoài đời. Gặp nhau bên ngoài thì không chào hỏi nhưng trên mạng, sau chiếc điện thoại, người ta thân thiện đến lạ lùng.

Hình dung, ăn cơm một mình hay với ai khác cùng chiếc điện thoại, theo dõi những câu chuyện cà lơ phất phơ trên đó, thấy vậy chứ cô đơn lạc lõng lắm. Nhiều lúc tôi thấy giận chiếc điện thoại ghê gớm, thứ tưởng đâu gắn kết con người đôi khi lại khiến người ta xa nhau. Chiếc điện thoại xuất hiện trong bữa cơm dường như làm ta quên đi hương vị của món ăn, quên luôn cả giọng nói và ánh mắt của người mình yêu dấu…

Diệu Ái

Nguồn

Cùng chủ đề

Nông dân phường Đông Giang hối hả chăm sóc hoa Tết

Nhằm chuẩn bị đủ lượng hoa phục vụ nhu cầu tăng cao trong dịp Tết sắp tới, những ngày này, các hộ trồng hoa trên địa bàn phường Đông Giang, đặc biệt là ở làng hoa An Lạc (TP. Đông Hà) đang tất bật xuống vườn chăm sóc, phòng chống rét, cắt cành, tỉa nụ để có được những chậu hoa đẹp mắt.Người dân phường Đông Giang chăm sóc hoa cúc đại đóa - Ảnh: H.GVụ hoa Tết năm...

Bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu dịp cuối năm và tết Nguyên đán Ất Tỵ

Hôm qua 25/12, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng ký ban hành kế hoạch thực hiện chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu trên địa bàn tỉnh dịp cuối năm 2024 và tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025.Theo đó, ngoài các hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá được quy định tại Nghị định số 85/2024/NĐ-CP ngày 10/7/2024 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn...

PC Quảng Trị tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa để tri ân khách hàng

Hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam 21/12 (1954-2024), Tập đoàn Điện lực Việt Nam triển khai chương trình Tháng tri ân khách hàng năm 2024 với chủ đề “Đồng hành cùng khách hàng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm và hiệu quả”.Phó Giám đốc, Chủ tịch Công đoàn PC Quảng Trị Trần Quang Đông trao thưởng cho các hộ gia đình tiêu biểu từ chương trình thi đua tiết kiệm...

Hội nghị Chương trình du lịch về nguồn “Vĩnh Linh – Ký ức và hiện tại”

Chiều nay 25/12, tại huyện Vĩnh Linh, Quỹ Hỗ trợ phát triển du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL); Sở VH,TT&DL Quảng Trị phối hợp với UBND huyện Vĩnh Linh tổ chức hội nghị Chương trình du lịch về nguồn “Vĩnh Linh – Ký ức và hiện tại”.Ký kết bản ghi nhớ hợp tác để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch của huyện Vĩnh Linh - Ảnh: H.NChương trình du lịch...

Đồng hành để phụ nữ biên cương vươn lên

Bằng những việc làm thiết thực và mô hình hỗ trợ hiệu quả, những năm qua, Chương trình “Đồng hành cùng Phụ nữ biên cương” do Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Quảng Trị và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh phối hợp triển khai đã góp phần giúp đỡ nhiều hộ gia đình phụ nữ ở khu vực biên giới phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Từ đó, nâng cao nhận thức, trách...

Cùng tác giả

Bộ Nông nghiệp và PTNT triển khai kế hoạch năm 2025

Chiều nay 27/12, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai kế hoạch năm 2025. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo hội nghị.Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Quảng Trị - Ảnh: L.ANăm 2024, ngành nông nghiệp vẫn duy trì đà tăng trưởng cao, phát triển toàn diện, đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu....

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam kiểm tra công tác xóa nhà tạm, dột nát tại  Hướng Hóa, Đakrông

Hôm nay 27/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam đã kiểm tra, làm việc với huyện Hướng Hóa, Đakrông về thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát.Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam khảo sát thực tế tại xã Thanh, huyện Hướng Hóa - Ảnh: TNNhằm thực hiện tốt Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, các địa phương đã vận động các nguồn lực để hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ...

UBND tỉnh nghe báo cáo tiến độ các dự án tại Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị

Sáng nay 27/12, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng chủ trì cuộc họp nghe Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh báo cáo các dự án triển khai chậm tiến độ tại Khu kinh tế Đông Nam; tình hình giải quyết thủ tục đề xuất đầu tư dự án và quy hoạch sắp xếp đối với các dự án kho bãi, logistics khu vực Cảng Mỹ Thủy.Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng phát biểu kết...

Triển khai nhiệm vụ công tác khuyến công năm 2025

Chiều nay 27/12, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Trị (gọi tắt là Trung tâm) tổ chức hội nghị tổng kết công tác khuyến công năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025; trao giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) tiêu biểu cấp khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2024.Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác khuyến công năm 2025 - Ảnh: ĐVHoạt động khuyến...

Khai trương HDBank Thành Cổ

Sáng nay 27/12, HDBank Thành Cổ khai trương và đưa vào hoạt động, trụ sở tại số 226 - 228 Trần Hưng Đạo, thị xã Quảng Trị. Đây là điểm giao dịch thứ 2 tại tỉnh Quảng Trị và là điểm giao dịch thứ 365 của HDBank trên toàn hệ thống.Cắt băng khai trương HDBank Thành CổTất cả điểm giao dịch mới của HDBank đều được thiết kế hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, không gian rộng rãi,...

Cùng chuyên mục

Bay xa hương sắc đại ngàn

Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, hội nhập và phát triển vì một thế giới hòa bình” và sự tham gia của các nghệ nhân, diễn viên, VĐV đồng bào các dân tộc, ngày hội diễn ra nhiều hoạt động với hình thức phong phú như: Không gian trưng bày ảnh “Các dân tộc thiểu số Việt Nam đồng hành cùng sự phát...

“Người lính với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và quê hương Quảng Trị” năm 2024

Trại sáng tác văn học nghệ thuật (VNHT) về đề tài người lính có chủ đề “Người lính với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và quê hương Quảng Trị” năm 2024 do Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (BCHQS) tỉnh Quảng Trị tổ chức. Mục đích của việc mở trại sáng tác nhằm tôn vinh, phản ánh một cách sinh động hoạt động của bộ đội Cụ Hồ nói...

Ngày hội thể thao thắm tình đoàn kết

Từ ngày 14-16/12/2024, 279 vận động viên (VĐV) đến từ 12 tỉnh, thành phố có mặt tại Nhà thi đấu đa năng tỉnh Quảng Trị để tranh tài ở 4 môn thể thao: đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ, bắn ná trong khuôn khổ của Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024. Đông đảo khán giả đã đến xem, cổ vũ, động viên cho tinh thần thi đấu thể thao trung thực, cao thượng, đoàn...

Sôi nổi Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Quảng Trị

Sôi nổi Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Quảng Trị 17/12/2024 10:10 Anh Quân - Lê Trường ...

Sôi nổi, độc đáo ngày hội văn hóa đa sắc màu và giàu cảm xúc của các dân tộc Việt Nam

Từ ngày 13-16/12/2024, nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnhQ uảng Trị năm 2024 diễn ra tại TP. Đông Hà. Đây không chỉ là một sự kiện văn hóa mà còn là dịp để các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên (VĐV) quần chúng các dân tộc được giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu những nét đẹp văn hóa của...

Độc đáo không gian văn hóa và ẩm thực truyền thống các dân tộc

Sáng nay 16/12, tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh Quảng Trị diễn ra hoạt động trưng bày, giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống địa phương; trưng bày chế biến, giới thiệu ẩm thực và hướng dẫn du lịch tại một địa điểm du lịch cộng đồng tiêu biểu trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024.Một góc trưng bày không gian văn hóa các...

Ấn tượng trang phục truyền thống và những khúc ca từ đại ngàn

Hôm nay 14/12, tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh Quảng Trị đã diễn ra các hoạt động: Liên hoan văn nghệ quần chúng; trình diễn trang phục truyền thống dân tộc trong khuôn khổ Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024.Phần trình diễn văn hóa văn nghệ quần chúng và trang phục truyền thống mở đầu chương trình của đoàn chủ nhà Quảng Trị - Ảnh: ĐVTừ giữa...

Sức sống trường tồn của các sắc màu văn hóa

Chiều nay 13/12, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Quảng Trị đã diễn ra hoạt động văn hóa với nội dung “Trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc tại địa phương” trong chương trình Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024.10 đoàn văn hóa nghệ thuật quần chúng của các tỉnh, thành phố tham gia đã lựa...

Nước sông Sa Lung chưng cất bầu rượu thơ

(Nhân đọc tập thơ “Căn cước niềm tin” của Nguyễn Hữu Thắng)Nhà thơ Nguyễn Hữu Thắng lớn lên bên dòng sông Sa Lung xanh trong. Có phải dòng sông Sa Lung là dòng sông thơ ca của đất Rồng- Vĩnh Long?. Những năm tháng mộng mơ ngồi trên ghế giảng đường sư phạm bên dòng Hương Giang, anh có thơ đăng đều đặn trên trang văn nghệ báo Dân và tạp chí Văn nghệ Bình Trị Thiên, lấy bút...

Chùm thơ mới sáng tác của nhà thơ Lê Thị Mây

Nhà thơ Lê Thị Mây tên thật là Phạm Thị Tuyết Bông, sinh năm 1949 tại Quảng Trị. Học xong phổ thông, chị tham gia Thanh niên xung phong thời chống Mỹ, sau đó trở về học Trường viết văn Nguyễn Du, cử nhân báo chí; nhiều năm làm báo và làm biên tập văn học của tạp chí Sông Hương, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt, chuyên viên cao cấp Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung...

Tin nổi bật

Tin mới nhất