Powered by Techcity

Kiến tạo tương lai từ những cánh rừng


Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng, huyện Hải Lăng đang từng bước khẳng định vị thế là vùng kinh tế lâm nghiệp bền vững với chiến lược phát triển rừng gỗ lớn, rừng đạt chứng chỉ FSC. Không chỉ mở ra hướng đi mới cho người dân, mô hình này còn góp phần bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu và tạo nền tảng cho một Hải Lăng xanh – giàu – bền vững trong chặng đường tiếp theo.

Từ những cánh rừng trồng đầu tiên…

Theo lời giới thiệu của Chủ tịch UBND xã Hải Chánh Bùi Văn Sinh, chúng tôi tìm đến nhà anh Cáp Quốc Hà, người đầu tiên dám “cả gan” nhận hơn 200 ha đất trống, đồi trọc để trồng rừng cách đây hơn 30 năm. Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, giờ đây anh được mệnh danh là “vua rừng” ở vùng Tây Hải Lăng. Vừa lái xe chở tôi trên con đường đất đỏ uốn lượn qua những ngọn đồi xanh mướt, anh Hà vừa trầm ngâm kể về cơ duyên đến với rừng. Bố anh, ông Cáp Đình Hội (1924 – 2009) quê gốc ở xã Hải Xuân, huyện Hải Lăng. Ông tham gia kháng chiến và bị địch bắt, giam cầm tại Phú Quốc. Sau hòa bình, ông Hội quyết định ở lại Phú Quốc lập nghiệp. Anh Hà sinh ra và lớn lên ở đó. Khi cuộc sống ở đảo Phú Quốc dần ổn định, hằng năm ông Hội đều trở về quê hương, tìm đến những điểm đóng quân, chiến trường xưa ở huyện Hải Lăng tìm hài cốt đồng đội. Anh Hà là người luôn đi cùng ông trong những chuyến đi đó.

Kiến tạo tương lai từ những cánh rừng

Màu xanh từ những cánh rừng tại huyện Hải Lăng – Ảnh: L.A

Năm 1992, trong một chuyến đi tìm hài cốt đồng đội tại vùng khe Bướm Bạc, xã Hải Chánh, thấy tại đây có rất nhiều diện tích đồi núi bỏ hoang, nhận ra tiềm năng từ vùng đất hoang hóa này, ông Hội quyết định đưa cả nhà trở về quê và xin đất khai hoang lập nghiệp, trồng rừng để vừa phát triển kinh tế, vừa thuận tiện cho việc tìm hài cốt đồng đội. “Ngày trước ở đây đường sá chưa có, đất toàn sỏi đá, hoang hóa. Cây trồng thì chỉ có mỗi bạch đàn năng suất thấp, chất lượng kém, đầu ra không ổn định. Do vậy, dù được Nhà nước khuyến khích nhưng hầu như không có ai dám nhận đất để trồng rừng. Nên khi nghe tôi trình bày ý tưởng, UBND huyện Hải Lăng quyết định cấp ngay cho hai bố con tôi hơn 200 ha để trồng rừng”, anh Hà nhớ lại.

Theo anh Hà, quyết định của bố con anh thời điểm ấy được nhiều người cho là mạo hiểm. Bởi chưa thấy ai lại đem tiền đi “ném” vào đất trống, đồi núi trọc. Đường sá trắc trở, việc vận chuyển cây giống, phân bón chủ yếu bằng gùi cõng. Nhiều hôm trời mưa to, nước dưới khe dâng lên không về được, anh phải ngủ lại giữa rừng.

Cùng với đó là đất đai cằn cỗi, thời tiết nắng nóng, mưa rét ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng… Đặc biệt, nhiều lúc đang đào hố trồng cây, anh còn cuốc phải bom đạn sót lại sau chiến tranh, may mắn là không phát nổ.

Để giảm chi phí, không chỉ tự mình khai hoang từng mảnh đất để trồng rừng, anh còn mày mò học hỏi kỹ thuật rồi tìm mua hạt giống về ươm cây để chủ động về cây giống. Vừa trồng vừa khai thác theo dạng cuốn chiếu, với chu kỳ từ 5 – 7 năm, đến năm 1998 anh đã có trong tay gần 200 ha rừng trồng. Hiện tại mỗi năm anh khai thác khoảng 20 – 30 ha rừng, mang lại doanh thu khoảng 2 tỉ đồng.

“Với tôi, hành trình làm giàu từ rừng không chỉ là sự nghiệp, mà còn là ước mơ, là trách nhiệm với quê hương”, anh Hà nói.

Chủ tịch UBND xã Hải Chánh Bùi Văn Sinh khẳng định, chính những nỗ lực của anh Hà đã truyền cảm hứng mạnh mẽ cho người dân địa phương. Từ những diện tích trồng rừng thành công của anh, người dân trên địa bàn xã đã dần thay đổi nhận thức, tích cực khai thác tiềm năng đất rừng để phát triển kinh tế.

Đến nay, toàn xã đã có hàng trăm hộ tham gia trồng rừng với diện tích hơn 2.600 ha. Hải Chánh cũng là một trong những địa phương có diện tích rừng trồng lớn nhất huyện Hải Lăng. Nhờ trồng rừng, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhiều hộ vươn lên thoát nghèo, trở thành những hộ giàu từ rừng trồng. “Anh Hà không chỉ làm giàu cho bản thân mà còn góp phần thay đổi cả bộ mặt kinh tế nông thôn của địa phương”, ông Sinh nhấn mạnh.

…Đến những cánh rừng FSC

Bắt đầu tham gia vào trồng rừng gỗ lớn có Chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC) từ năm 2013, đến nay hơn 170 ha rừng keo tràm của Hợp tác xã (HTX) Phú Hưng, xã Hải Phú đều đã được đơn vị trồng theo tiêu chuẩn rừng gỗ lớn đạt chứng chỉ FSC. Ông Nguyễn Thể, Giám đốc HTX Phú Hưng cho biết, trước đây do thiếu chăm sóc nên hầu hết diện tích rừng của HTX đều có giá trị kinh tế thấp, mỗi héc ta chỉ cho thu nhập vài triệu đồng.

Đứng trước khó khăn đó, ông cùng với các thành viên HTX đã mày mò tìm hiểu và quyết định chuyển hướng sang trồng rừng gỗ lớn FSC. Theo ông Thể, chứng chỉ rừng FSC do Hội đồng quản trị rừng quốc tế xây dựng với bộ 10 nguyên tắc và 56 tiêu chí.

Để có chứng chỉ đạt chuẩn FSC, nhà sản xuất sản phẩm có nguồn gốc từ rừng phải cung cấp và chứng minh bằng các hồ sơ, tài liệu chi tiết về: nguồn gốc sản phẩm; các chương trình đã triển khai, bản kế hoạch về khai thác và trồng mới rừng; các chương trình đảm bảo lợi ích xã hội, môi trường và cho người dân bản địa. Chứng chỉ FSC có giá trị trong 5 năm và được chấp nhận trên quy mô toàn cầu bởi độ uy tín và xác thực.

Kiến tạo tương lai từ những cánh rừng

Anh Cáp Quốc Hà bên cánh rừng của mình tại xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng – Ảnh: L.A

Ban đầu HTX thành lập nhóm chứng chỉ rừng gồm 8 hộ tham gia với diện tích 87 ha. Lần khai thác đầu tiên, nhóm hộ này thu được hơn 800 tấn gỗ với giá bán cao hơn thị trường khoảng 1,2 triệu đồng/tấn. Trên cơ sở đó, tận dụng tối đa lợi thế địa phương trong việc trồng rừng, HTX đã mở rộng diện tích rừng trồng FSC lên 178 ha.

Đồng thời, liên kết với các doanh nghiệp như: Công ty Scansia Pacific, Công ty gỗ Thu Hằng… để có đầu ra ổn định, giá bán cao gỗ cao hơn thị trường từ 10% – 20%. Qua đó, tạo thêm việc làm và thu nhập ổn định cho thành viên HTX. “Ngoài diện tích rừng của HTX, nhận thấy hiệu quả từ loại rừng này, đã có 6 hộ trồng rừng tại địa phương với diện tích 130 ha cũng đã tham gia mô hình trồng rừng gỗ lớn FSC của HTX”, ông Thể cho biết thêm.

Theo Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hải Lăng Đào Văn Trẩm, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế rừng trồng, tạo vùng nguyên liệu gỗ lớn tập trung, rừng chứng chỉ FSC để cung cấp cho các nhà máy, cơ sở sản xuất, ngành nghề chế biến, xuất khẩu gỗ, nâng cao thu nhập cho người dân; đồng thời hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu rừng trồng gỗ lớn, rừng chứng chỉ FSC theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đề ra, UBND huyện đã ban hành kế hoạch phát triển rừng trồng gỗ lớn, rừng chứng chỉ FSC giai đoạn 2023 – 2025, định hướng đến năm 2030.

Cụ thể, theo kế hoạch, phấn đấu đến năm 2025 toàn huyện có trên 1.000 ha rừng trồng gỗ lớn, rừng trồng có chứng chỉ FSC và trên 2.000 ha vào năm 2030. Duy trì ổn định vùng rừng trồng gỗ lớn, rừng chứng chỉ FSC hiện có. Quy hoạch, khoanh vùng trồng rừng gỗ lớn, rừng chứng chỉ FSC. Đưa năng suất bình quân rừng trồng gỗ lớn bằng cây sinh trưởng nhanh đạt trên 25 m3/ha/năm.

Ông Trẫm cho biết, để hiện thực hóa mục tiêu trên, thời gian qua, huyện Hải Lăng đã tích cực phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp như Trung tâm tư vấn Corenarm, Công ty TNHH nguyên liệu giấy Quảng Trị tổ chức hội thảo, tập huấn giới thiệu về trồng rừng chứng chỉ FSC tại các xã vùng gò đồi như: Hải Chánh, Hải Sơn, Hải Lâm, Hải Phú, Hải Trường… và đã có hơn 445 hộ đăng ký tham gia với diện tích gần 4.500 ha. Trên cơ sở đó, Công ty TNHH nguyên liệu giấy Quảng Trị đã hỗ trợ toàn bộ chi phí cấp chứng chỉ FSC và chi phí duy trì chứng chỉ hằng năm, đồng thời cam kết bao tiêu gỗ có chứng chỉ FSC với giá bằng hoặc cao hơn thị trường tại thời điểm khai thác.

Theo ông Trẫm, tính đến thời điểm này, đã có hơn 3.200 ha diện tích rừng theo cam kết đã được cấp chứng chỉ FSC lần 1, nâng tổng diện tích rừng FSC toàn huyện lên gần 3.600 ha, vượt xa mục tiêu đề ra. “Trồng rừng theo tiêu chuẩn FSC không chỉ cho hiệu quả kinh tế cao mà còn mang lại những lợi ích về môi trường như độ che phủ cao, hạn chế nhiều thiệt hại khi có gió bão”, ông Trẩm khẳng định.

Kiến tạo tương lai

Hải Lăng có diện tích đất rừng hơn 20.600 ha, đạt tỉ lệ độ che phủ rừng 42,09%. Trong đó, rừng sản xuất hơn 15.300 ha, rừng phòng hộ khoảng 5.280 ha, tập trung chủ yếu tại các xã vùng gò đồi gồm: Hải Phú, Hải Thượng, Hải Lâm, Hải Trường, Hải Sơn, Hải Chánh và thị trấn Diên Sanh. Phó Chủ tịch UBND huyện Hải Lăng Dương Viết Hải cho biết, xác định thế mạnh về điều kiện tự nhiên, đất đai, nguồn lao động và thị trường, trong những năm qua, công tác lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ lâm sinh luôn được huyện Hải Lăng hết sức quan tâm. Nhiều chính sách đã được hỗ trợ cho người dân, qua đó đưa phong trào trồng rừng sản xuất đã và đang phát triển rộng khắp, bước đầu giải quyết việc làm tại chỗ cho hàng ngàn lao động nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân làm nghề rừng.

Đặc biệt đã bước đầu thiết lập được chuỗi liên kết tiêu thụ gỗ rừng trồng có chứng chỉ FSC với các doanh nghiệp với giá trị gia tăng từ 12% – 15% so với gỗ không có chứng chỉ. Một số doanh nghiệp đã chủ động trong khâu sản xuất, chế biến và liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh trong việc tiêu thụ sản phẩm.

Tuy nhiên, ông Hải cũng thừa nhận, ngoài một số diện tích rừng gỗ lớn, rừng có chứng chỉ FSC thì còn lại chủ yếu là rừng gỗ nhỏ. Nguyên nhân là do mặc dù mang lại giá trị kinh tế cao hơn so với trồng rừng gỗ nhỏ nhưng các chủ rừng vẫn còn e ngại việc trồng rừng gỗ lớn thời gian dài, rủi ro cao như cháy rừng, mưa bão gãy đổ. Đời sống của một số hộ dân trồng rừng còn khó khăn nên phải khai thác sớm để trang trải cho cuộc sống.

Việc thu mua rừng gỗ nhỏ có chứng chỉ FSC của các doanh nghiệp để chế biến, sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu còn hạn chế. Mặt khác, người dân trồng rừng gỗ nhỏ nhưng chưa chú trọng phát triển rừng có chứng chỉ FSC. Chưa tạo được nhiều chuỗi liên kết từ trồng, khai thác, chế biến và thương mại lâm sản bền vững.

Ngoài ra còn có thể kể đến là công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng vẫn còn hạn chế do cơ sở hạ tầng lâm nghiệp, trang bị dụng cụ, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ rừng chưa được đầu tư thỏa đáng với yêu cầu thực tế; hệ thống đường lâm sinh, đường vận xuất, đường ranh cản lửa, sân bãi tập kết chưa được đầu tư đúng mức; nhiều tuyến đường xe cơ giới tiếp cận một số vùng rừng rất khó khăn.

Theo ông Hải, định hướng phát triển rừng trồng của huyện là theo hướng thâm canh, kinh doanh rừng với luân kỳ dài để sản xuất gỗ lớn nhằm cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu, tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm gỗ rừng trồng. Trong thời gian tới, cùng với đẩy mạnh công tác tuyên truyền, huyện Hải Lăng tiếp tục nhân rộng và phát triển các mô hình liên kết sản xuất với mục tiêu gắn kết chặt chẽ sản xuất với thị trường; đặc biệt là các mô hình liên kết sản xuất theo hình thức liên doanh, liên kết, từng bước hình thành vùng sản xuất nguyên liệu gỗ rừng trồng tập trung có quy mô, diện tích lớn để tạo điều kiện thuận tiện cho hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng, chế biến, thực hiện quản lý rừng bền vững, đánh giá cấp chứng chỉ rừng FSC. Khuyến khích thị trường trong và ngoài huyện, quảng bá sản phẩm, phát triển các HTX sản xuất đồ mộc dân dụng, thủ công mỹ nghệ và tham gia chuỗi liên kết sản xuất với các cơ sở chế biến.

Huy động và gắn kết các nguồn lực, lồng ghép các chương trình, dự án, đề án để nâng cao hiệu quả trong công tác phát triển rừng và vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng có chứng chỉ FSC. Đưa vào sử dụng những giống mới có năng suất cao, chất lượng gỗ tốt, có sức chống chọi, thích ứng với các điều kiện bất lợi của thời tiết cho công tác trồng rừng. Đẩy mạnh chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật thâm canh rừng gỗ lớn đến các chủ rừng.

Đồng thời, có chính sách hỗ trợ cây giống keo lai nuôi cấy mô, vật tư phân bón để phát triển vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng chất lượng cao tiến tới được cấp chứng chỉ FSC. Qua đó, phát triển ngành lâm nghiệp tương xứng với tiềm năng, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của huyện; đồng thời hiện thực hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020-2025.

“Hiện tại, ngoài Công ty TNHH nguyên liệu giấy Quảng Trị, trên địa bàn huyện còn có Công ty Cổ phần Năng lượng xanh Hải Lăng cũng đang tiến hành khảo sát và xây dựng vùng nguyên liệu để tiến đến thực hiện cấp chứng chỉ rừng FSC cho các nhóm hộ trồng rừng”, ông Hải thông tin thêm.

Từ những cánh rừng đầu tiên mọc lên trên vùng đồi hoang hóa, Hải Lăng đã vươn mình thành một vùng kinh tế lâm nghiệp bền vững, nơi mà mỗi cánh rừng không chỉ mang lại sinh kế cho người dân mà còn là biểu tượng của sự đổi thay mạnh mẽ.

Giờ đây, với chiến lược phát triển bền vững, sự liên kết chặt chẽ giữa chính quyền, doanh nghiệp và người trồng rừng đã không những mang lại giá trị kinh tế cao mà còn là “lá chắn xanh” vững chãi, giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và gìn giữ sự trù phú cho thế hệ mai sau. Từ màu xanh của những cánh rừng hôm nay, một tương lai thịnh vượng, bền vững của Hải Lăng đang dần hiện hữu – nơi con người và thiên nhiên cùng nhau kiến tạo một miền quê đáng sống.

Lê An



Nguồn: https://baoquangtri.vn/kien-tao-tuong-lai-tu-nhung-canh-rung-191890.htm

Cùng chủ đề

Những điểm sáng trong công tác giải phóng mặt bằng của huyện Hải Lăng

Công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) là khâu quan trọng trong triển khai thực hiện các công trình, dự án. Đây cũng được xác định là nhiệm vụ khó, phức tạp do ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân, tổ chức. Thời gian qua, huyện Hải Lăng đã tập trung, quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở...

Cựu chiến binh thu nhập mỗi năm 300 triệu đồng từ trang trại nuôi lợn khép kín

Thành công với mô hình chăn nuôi lợn khép kín giúp cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Viết Phúc (sinh năm 1964), sống tại thôn Lam Thủy, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị trở thành một trong những tấm gương làm kinh tế giỏi tiêu biểu, được đồng đội và người dân địa phương thường xuyên đến học tập kinh nghiệm. Với ông Phúc, dù trong thời chiến hay thời bình, còn sức khỏe để cống hiến...

Tập huấn kiến thức và kỹ năng PCTT cho lực lượng xung kích PCTT xã Triệu Trạch

Sáng nay 18/2, tại xã Triệu Trạch, huyện Triệu Phong, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Trị đã tổ chức khai mạc khóa tập huấn kiến thức và kỹ năng phòng, chống thiên tai (PCTT) cho 28 thành viên là lực lượng xung kích PCTT của xã Triệu Trạch.Quang cảnh khóa tập huấn kiến thức và kỹ năng PCTT - Ảnh: S.HCác thành viên là lực lượng xung kích PCTT của xã Triệu Trạch tham gia khóa tập huấn...

Hải Lăng – Nửa thế kỷ dựng xây và khát vọng phát triển. Bài 2: Hiện thực hóa tầm nhìn trở thành vùng kinh...

Những năm gần đây, trên địa bàn huyện Hải Lăng đã và đang triển khai nhiều dự án động lực và trọng điểm của tỉnh, đặc biệt là các dự án lớn trong Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị như Khu bến cảng Mỹ Thủy và Khu công nghiệp Quảng Trị (giai đoạn 1). Đây chính là cơ hội thuận lợi, là dư địa để huyện Hải Lăng tiếp tục kêu gọi thu hút các nguồn lực đầu...

17 cụm đèn tín hiệu giao thông trên các quốc lộ hư hỏng, không ổn định

Hôm nay 17/2, thông tin từ Công an tỉnh Quảng Trị cho biết, nhằm đánh giá việc chuyển giao nhiệm vụ vận hành, khai thác, sử dụng, điều chỉnh chu kỳ đèn tín hiệu giao thông cho lực lượng cảnh sát giao thông, đơn vị đã tiến hành kiểm tra, rà soát trên toàn địa bàn. Qua đó phát hiện trên các tuyến quốc lộ thuộc địa bàn tỉnh có 17 cụm đèn hư hỏng và một số cụm...

Cùng tác giả

Tín hiệu mới từ mô hình chợ phiên biên giới Lao Bảo

Vào dịp cuối tuần thời gian qua, phố núi Lao Bảo, huyện Hướng Hóa đã nhộn nhịp hơn bởi một sản phẩm du lịch mới vừa được hình thành: chợ phiên biên giới mang đậm văn hóa Việt- Lào. Sau những phiên thí điểm, chợ phiên biên giới đã để lại dư âm và ấn tượng tốt đẹp cho du khách. Nhưng để chợ trở thành một địa chỉ truyền thống có tầm ảnh hưởng chung trên tuyến Hành...

Đề xuất bổ sung, tích hợp chợ chuối xã Tân Long vào Quy hoạch tỉnh Quảng Trị

Theo Quy hoạch hệ thống chợ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Phương án phát triển thương mại tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thì trên địa bàn huyện Hướng Hóa có quy hoạch 9 chợ, gồm: Chợ Tân Liên (xã Tân Liên), chợ A Túc (xã A Túc), chợ Hướng Phùng (xã Hướng Phùng), chợ Khe Sanh (thị trấn...

Công bố nghị quyết, quyết định về tổ chức lại các cơ quan chuyên môn và công tác cán bộ thuộc UBND tỉnh

Chiều nay 24/2, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức hội nghị công bố nghị quyết của HĐND tỉnh về tổ chức lại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và các quyết định về công tác cán bộ. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang; Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng; các phó chủ tịch UBND tỉnh tham dự.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh...

Kịp thời hỗ trợ các hộ gia đình ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn sửa chữa, xây mới nhà ở

Đó là chỉ đạo của Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Quảng Trị Nguyễn Long Hải tại buổi làm việc của Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh với Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, nhà dột nát huyện Hướng Hóa về tình hình thực hiện công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn huyện vào sáng...

Triển khai kế hoạch giám sát của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Chiều nay 24/2, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức hội nghị triển khai các quyết định, kế hoạch giám sát của BTV Tỉnh ủy đối với các huyện, thị, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy. Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Long Hải; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang; Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng; các ủy...

Cùng chuyên mục

Tín hiệu mới từ mô hình chợ phiên biên giới Lao Bảo

Vào dịp cuối tuần thời gian qua, phố núi Lao Bảo, huyện Hướng Hóa đã nhộn nhịp hơn bởi một sản phẩm du lịch mới vừa được hình thành: chợ phiên biên giới mang đậm văn hóa Việt- Lào. Sau những phiên thí điểm, chợ phiên biên giới đã để lại dư âm và ấn tượng tốt đẹp cho du khách. Nhưng để chợ trở thành một địa chỉ truyền thống có tầm ảnh hưởng chung trên tuyến Hành...

Nhiều chuyển biến tích cực trong hoạt động thương mại biên giới

Những năm gần đây, nhờ được quan tâm đầu tư, nâng cấp, khuyến khích phát triển các loại hình thương mại nên hoạt động thương mại biên giới của tỉnh Quảng Trị có nhiều chuyển biến tích cực, đáp ứng nhu cầu đi lại, mua sắm của người dân. Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương biên giới, vun đắp và phát triển mối quan hệ hữu nghị đặc...

Những giải pháp để Quảng Trị thực hiện hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025

Chủ trương của Đảng và Chính phủ về đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, quyết tâm đạt trên 8% trong năm 2025 là một hướng đi đúng đắn và cần thiết trong bối cảnh Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, cần có một chiến lược đồng bộ, tập trung vào cải cách thể chế, phát triển hạ tầng, nâng cao năng suất lao động và đảm...

Bảo vệ và phát triển tài sản trí tuệ

Việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) giúp đảm bảo cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp, người dân trong tạo lập và khai thác tài sản trí tuệ. Để bảo vệ quyền SHTT hiệu quả, hoạt động SHTT trên địa bàn tỉnh đã từng bước được thực hiện, tạo môi trường khuyến khích đổi mới sáng tạo, góp phần đưa SHTT trở thành công cụ thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội...

Những điểm sáng trong công tác giải phóng mặt bằng của huyện Hải Lăng

Công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) là khâu quan trọng trong triển khai thực hiện các công trình, dự án. Đây cũng được xác định là nhiệm vụ khó, phức tạp do ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người dân, tổ chức. Thời gian qua, huyện Hải Lăng đã tập trung, quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở...

Cựu chiến binh thu nhập mỗi năm 300 triệu đồng từ trang trại nuôi lợn khép kín

Thành công với mô hình chăn nuôi lợn khép kín giúp cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Viết Phúc (sinh năm 1964), sống tại thôn Lam Thủy, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị trở thành một trong những tấm gương làm kinh tế giỏi tiêu biểu, được đồng đội và người dân địa phương thường xuyên đến học tập kinh nghiệm. Với ông Phúc, dù trong thời chiến hay thời bình, còn sức khỏe để cống hiến...

Xây dựng xã Cam Chính trở thành xã nông thôn mới kiểu mẫu toàn diện theo hướng thông minh

Đảng bộ xã Cam Chính được Huyện ủy Cam Lộ chọn là đảng bộ tổ chức đại hội điểm cấp cơ sở nhiệm kỳ 2025-2030, diễn ra trong 2 ngày 18-19/2/2025. Trước thềm đại hội, phóng viên Báo Quảng Trị có cuộc phỏng vấn Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Cam Chính NGUYỄN THANH LÂM về những kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ qua và định hướng đột phá xây dựng xã Cam Chính trở thành...

Hải Lăng – Nửa thế kỷ dựng xây và khát vọng phát triển. Bài 2: Hiện thực hóa tầm nhìn trở thành vùng kinh...

Những năm gần đây, trên địa bàn huyện Hải Lăng đã và đang triển khai nhiều dự án động lực và trọng điểm của tỉnh, đặc biệt là các dự án lớn trong Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị như Khu bến cảng Mỹ Thủy và Khu công nghiệp Quảng Trị (giai đoạn 1). Đây chính là cơ hội thuận lợi, là dư địa để huyện Hải Lăng tiếp tục kêu gọi thu hút các nguồn lực đầu...

Vận hội mới từ phố núi Lao Bảo

Từ những tháng cuối năm Giáp Thìn 2024 đến thời điểm này, khác với các địa phương khác trong tỉnh, thời tiết ở thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa luôn khô ráo và ấm áp. Những vị khách “đi tìm nắng” đã tấm tắc khen ngợi xứ sở của nắng và hoa khi họ bỏ công vượt cung đường hàng chục cây số để lên với phố núi. Nhưng Lao Bảo mùa này không chỉ có nắng ấm,...

Hải Lăng – Nửa thế kỷ dựng xây và khát vọng phát triển.

Huyện Hải Lăng là địa phương sau cùng của tỉnh Quảng Trị được giải phóng đã trải qua nửa thế kỷ kiến tạo và dựng xây. Từ hoang tàn đổ nát sau chiến tranh, Đảng bộ và Nhân dân huyện Hải Lăng đã nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách, phát huy tiềm năng, lợi thế sẵn có, khai mở thêm dư địa phát triển để dần khẳng định vị thế quan trọng là vùng kinh tế trọng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất