Powered by Techcity

Hải Lăng đất của những dòng sông sử thi


Không hiểu sao, mỗi lần chạm đất Hải Lăng, trong lòng tôi lại vấn vương câu văn đẹp như một bức tranh của nhà văn Nga Ilya Ehrenburg nói về lòng yêu nước mà tôi đã đọc từ thời trẻ tuổi: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùa cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh…Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dãy trường giang Volga, con sông Volga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc…”. Tôi cũng nhận ra một điều khác lạ và dung dị của miền đất Hải Lăng so với nhiều nơi khác ở Quảng Trị, đó là nơi đây sông nước phân bổ đều khắp trên địa bàn huyện; mỗi dòng sông đều lấp lánh sử thi và thắm đỏ sự tích anh hùng.

Hải Lăng đất của những dòng sông sử thi

Cổng chào làng Diên Khánh -Ảnh: Đ.T.T

Trong bài viết nhỏ này, xin được gọi tên những làng xã theo cách gọi cũ để thể hiện sự gắn bó, hòa quyện lâu đời giữa con sông với miền quê, con người với nước non xứ đồng cò bay thẳng cánh kế bên bạt ngàn đại trường sa mà cứ đến mùa khắc nghiệt nhất, hoa xương rồng lại kiêu hãnh nở trên cát trắng tít tắp chân biển, chân trời.

Ở miệt ngoài, sông Thạch Hãn bắt nguồn từ các chân núi miền Tây Quảng Trị về Hải Phúc, xuôi dòng qua Hải Lệ xuống thị xã Quảng Trị đến ngã ba Cổ Thành thì nối với dòng Vĩnh Định. Sông Vĩnh Định từ ngã ba Cổ Thành, chợ Sải đi ngang qua Hải Quy nhập với sông Nhùng chảy về Hải Xuân, Hải Vĩnh; đi vào ngã ba Hói Dét nhập với sông Ô Lâu đổ ra phá Tam Giang và cửa Thuận An.

Người xưa cho rằng sông Vĩnh Định vốn có mối liên hệ mật thiết với sông Nhùng và sông Thạch Hãn nhưng không nối được vì sông Thạch Hãn thẳng, sông Nhùng lại uốn khúc quanh co. Đến thời hậu Lê, Vua cho dân đào từ Quy Thiện (Hải Quy) nối với Cổ Thành để tạo ra một con đường thủy từ cửa Thuận An đi ra Thạch Hãn. Sông Vĩnh Định uốn khúc lại nằm giữa vùng “rốn lũ” nên hằng năm thường hay bị lấp, lúc đầu là bị lấp đoạn từ chợ Ngô Xá đi qua Phương Lang, Hói Cộ ra đến Cồn Sở.

Thời Vua Minh Mạng đã cho dân đào thẳng đoạn từ Ngô Xá vào Phường Sở; đoạn từ ngã ba Hội Yên qua Trung Đơn, Phước Điền đi vào Hói Dét. Đoạn sông từ Kim Giao-Diên Khánh gọi là Tân Vĩnh Định; đoạn đi qua Trung Đơn-Phước Điền gọi là Cựu Vĩnh Định. Dân gian cho rằng, sở dĩ có tên Vĩnh Định là vì sông hay bị lấp, nên khi đào xong, Vua Minh Mạng đặt tên là sông Vĩnh Định với mong muốn là sông ổn định trường tồn. Nhà vua còn cho dựng hai cái bia tại Phường Sở để giữ lại dấu tích và ghi nhận nỗ lực đào đắp sông của người dân Hải Lăng.

Ở miệt trong, những dòng sông đều mang những cái tên thật dân dã, thật đẹp. Sách Đại Nam nhất thống chí do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn gọi sông Ô Lâu là sông Lương Điền; còn sách Hoàng Việt nhất thống dư địa chí của tác giả Lê Quang Định thì gọi là sông Lương Phước, là ranh giới thủy văn tự nhiên của hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế (nay là TP. Huế). Tên sông Ô Lâu gợi nhớ đến Châu Ô của Chiêm Thành mà vua Chế Mân đã lấy làm sính lễ cưới công chúa Huyền Trân.

Sông Thác Ma chảy qua cầu Mỹ Chánh trên Quốc lộ 1 bắt nguồn từ vùng đồi núi phía Tây xuôi về phía Đông qua đất Hải Lăng rồi nhập vào sông Ô Lâu. Sông Ô Lâu cũng từ phía Tây len lõi chảy qua vùng đồi núi Phong Điền, băng qua Quốc lộ 1 tại làng Câu Nhi, sang đất Hải Lăng thì gặp hai con sông Thác Ma và Ô Giang (một đoạn nối dài của sông Vĩnh Định từ Triệu Phong vào vùng trũng Hải Lăng), nhập dòng trước khi đổ ra phá Tam Giang.

Hải Lăng đất của những dòng sông sử thi

Chợ Diên Sanh -Ảnh: Đ.T.T

Ô Lâu là một dòng sông sử thi gắn với câu ca buồn thăm thẳm từ thuở xưa truyền lại đến bây giờ: Trăm năm vì lỗi hẹn hò/ Cây đa bến cộ con đò khác đưa/Cây đa bến cộ còn lưa/Con đò đã thác năm xưa tê rồi…Gắn với đó là câu chuyện chàng thư sinh miệt ngoài trên đường vào kinh thành Huế ứng thí đã gặp cô lái đò ngang trên sông Ô Lâu rồi hai người đem lòng cảm mến nhau. Sau khi ứng thí xong xuôi, chàng về quê và hẹn ước sẽ sớm quay lại gặp nàng. Nhưng rồi thời gian thấm thoắt thoi đưa, vẫn không thấy bóng dáng chàng trai đâu. Mòn mỏi đợi chờ, cô lái đò lâm bệnh mà chết. Khi chàng trai trở lại thì cô lái đò năm xưa đã không còn nữa…

Cho đến bây giờ, nếu ai có dịp bước xuống thuyền xuôi dòng Ô Lâu về phía hạ nguồn, thì câu chuyện nao lòng kia vẫn thường trở đi trở lại trong từng ý nghĩ mặc dù cốt chuyện tưởng như ta từng đọc qua, nghe qua như gió thoảng ở đâu đó rồi. Đi trên Ô Lâu, người ta sẽ gặp những cây đa, những bến sông có người giặt áo, tay trần khỏa nước xao động cả bóng cây, bóng hình, bóng nắng; gặp những tên làng dặt dìu theo mình sông xuôi về hạ lưu với những cánh đồng bát ngát, những trầm tích văn hóa sâu dày: Lương Điền, Câu Nhi, Văn Quỹ, An Thơ, Hưng Nhơn, Phú Kinh…

Có một điều đặc biệt là từ xa xưa, một số làng lân cận trong vùng thuộc huyện Hải Lăng có tên bắt đầu bằng từ “kẻ” như làng Kẻ Đâu thuộc xã Hải Trường, Kẻ Lạng thuộc xã Hải Sơn, làng Kẻ Văn thuộc xã Hải Tân (cũ), làng Kẻ Vịnh thuộc xã Hải Hòa (cũ). Thăm chợ Kẻ Diên thuộc xã Hải Thọ (cũ) nay đã là một khu chợ hiện đại của thị trấn Diên Sanh, ký ức một thời gian nan lại ùa về trong lòng du khách khi tên chợ từng được nhắc đến trong bài ca dao “Mười quả trứng” đúc kết thành một triết lý sống bất khuất của người Hải Lăng, người Quảng Trị: “Đừng than phận khó ai ơi, còn da lông mọc còn chồi nảy cây”.

Hải Lăng đất của những dòng sông sử thi

Sông Ô Lâu -Ảnh: N.V.TOÀN

Hải Lăng còn là mảnh đất địa linh nhân kiệt khi khắp các thôn làng bao bọc bởi những dòng sông thơ mộng đã sản sinh ra nhiều danh nhân lịch sử và văn hóa nổi tiếng như: Đặng Dung, Tiến sĩ Bùi Dục Tài, Nguyễn Đức Hoan, Nguyễn Văn Hiến, Nguyễn Trừng…; những anh hùng liệt sĩ như Phan Thanh Chung, Trần Thị Tâm, những anh hùng Văn Thị Xuân, Võ Thiết…; mẹ Trần Thị Mít ở xã Hải Phú, người mẹ chịu đựng hy sinh, hiến dâng cho Tổ quốc chồng và sáu người con trai, người con dâu và đứa cháu nội; người mẹ mà tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam ở Thủ đô Hà Nội ghi danh là một trong mười Bà mẹ Việt Nam anh hùng tiêu biểu nhất của đất nước.

Nói đến những dòng sông là cũng nói đến sự trường tồn của một vùng đất. Hải Lăng trong các cuộc kháng chiến vệ quốc luôn nhận lãnh trách nhiệm “đi trước về sau”. Mảnh đất thân thương này một thời đánh giặc là nơi luôn ở tuyến trước, lấy thân mình làm phên dậu, che chắn cho cả một vùng rộng lớn nơi cực Nam của tỉnh, nhưng lại là nơi hưởng yên ấm, thái bình sau cùng.

Phải đến hơn 18 giờ ngày 19/3/1975, huyện Hải Lăng mới hoàn toàn được giải phóng. Cũng chính nơi đây, thời đổi mới, Hải Lăng lại đang nhận lãnh trách nhiệm lớn lao là xây dựng một khu kinh tế động lực, có vai trò “đầu tàu” thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Quảng Trị.

Với bản lĩnh kiên cường, trí thông minh, sáng tạo và nhiều nội lực, đất và người Hải Lăng đang viết tiếp trang sử hào hùng thời đổi mới ngay chính trên quê hương mình…

Đan Tâm



Nguồn: https://baoquangtri.vn/hai-lang-dat-cua-nhung-dong-song-su-thi-191319.htm

Cùng chủ đề

Tỉnh Quảng Trị phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ

Sáng nay 3/2, tại thị trấn Diên Sanh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ - 2025. Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Long Hải; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang; Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Đào...

Phát triển hệ thống thủy lợi nơi vùng đồng Hải Lăng

Tháng 5/1976, thực hiện chủ trương của trung ương về việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh và huyện, ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và khu vực Vĩnh Linh hợp nhất thành tỉnh Bình Trị Thiên. Sau khi nhập tỉnh, ngày 5/3/1977, Tỉnh ủy Bình Trị Thiên ra Nghị quyết số 02 về sáp nhập các huyện trong tỉnh, hai huyện Triệu Phong và Hải Lăng thành huyện Triệu Hải. Thời kỳ...

Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm của huyện Hải Lăng

Thời gian qua, hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Hải Lăng nói riêng ngày càng được nâng cao cả về quy mô và chất lượng, từng bước khẳng định vị trí, vai trò hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh phát triển, tiếp cận các nhà đầu tư. Từ đó, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm và nâng cao thu nhập cho người...

Gần 650 triệu đồng để nâng cao năng lực chăm sóc nhãn khoa và khám, cấp kính cho học sinh THCS

Hôm nay 22/1, UBND tỉnh Quảng Trị có quyết định phê duyệt dự án nâng cao năng lực chăm sóc nhãn khoa và khám, cấp kính cho học sinh THCS một số huyện tại Quảng Trị do Tổ chức The DOVE Fund và Tổ chức Nhãn khoa Toàn cầu ISEPS tài trợ.Mục tiêu của dự án nhằm nâng cao năng lực chăm sóc nhãn khoa cho đội ngũ bác sĩ và cán bộ y tế tuyến xã tại thị...

Hội Báo Xuân Ất Tỵ 2025

Hội Báo Xuân Ất Tỵ 2025 - Nét đẹp truyền thống của người làm báo 21/01/2025 16:43 Anh Quân - Lê Trường ...

Cùng tác giả

Báo Nhân Dân – Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trao tặng tỉnh Quảng Trị 500 triệu đồng xây nhà Đại đoàn kết

Chiều nay 3/2, thừa ủy quyền của Bộ Biên tập Báo Nhân Dân, nhà báo Lâm Quang Huy - đại diện Báo Nhân Dân tại Quảng Trị trao tặng 500 triệu đồng đến Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Trị để hỗ trợ tỉnh xây nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn. Số tiền này được Báo Nhân Dân vận động Tập đoàn Dầu khí Việt Nam...

Những câu chuyện đẹp đầu xuân

Chiều 3/2, đại úy Hoàng Ngọc Minh - Trưởng Công an xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị cho hay, đã nhận được gần 160 triệu đồng tiền ủng hộ chị Nguyễn Thị Hoa (55 tuổi), ở thôn Tân Mạch, xã Vĩnh Thái từ rất nhiều tấm lòng hảo tâm không quen biết. Câu chuyện ấm lòng ngày đầu xuân này xuất phát từ hoàn cảnh éo le của gia đình chị Hoa và nỗ lực tìm...

Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng thăm Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh, Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng...

Hôm nay 3/2, ngày làm việc đầu tiên sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng đi thăm, động viên Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh và Công ty Cổ phần Nước sạch Quảng Trị.Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng thăm hỏi, chúc Tết đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh - Ảnh: Tiến NhấtNăm 2024, Trung tâm Phục vụ...

Giá các loại thực phẩm tăng nhẹ sau Tết

Bắt đầu từ ngày 3/2 (tức ngày mồng 6 Tết), hầu hết các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã hoạt động trở lại với lượng hàng hóa khá dồi dào, giá cả tương đối ổn định.Hình ảnh minh họa - Ảnh: STCác loại rau xanh, củ, quả là những mặt hàng được bày bán sớm và khá hút khách, giá cả các mặt hàng tuy có tăng so với ngày thường...

Lãnh đạo tỉnh Quảng Trị dâng hoa, dâng hương tại Di tích lịch sử Chi bộ An Tiêm 

Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2 (1930 - 2025), sáng nay 3/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Lễ dâng hoa, dâng hương tại Di tích lịch sử Chi bộ An Tiêm - Chi bộ Cộng sản đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Quảng Trị tại xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong.Ủy viên dự khuyết BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Long Hải; Phó Bí thư Thường...

Cùng chuyên mục

Xách vợt đi tập pickleball

Pickleball là môn thể thao thi đấu trong nhà hoặc ngoài trời, đánh đơn hoặc đôi trên sân hình chữ nhật (13,4 m x 6,1 m). Người chơi dùng một chiếc vợt mặt nhẵn để đánh một quả bóng nhựa rỗng, đục lỗ, qua lưới cao 0,86 m cho đến khi một bên không thể trả bóng hoặc phạm luật. Môn thể thao được phát minh vào năm 1965 tại Mỹ, trở thành cơn sốt thể thao ở Mỹ...

Chân thực và cảm động

Phim “Mưa đỏ”, một tác phẩm điện ảnh lịch sử về cuộc chiến tranh bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị, do Điện ảnh Quân đội nhân dân đang thực hiện mang dấu ấn sâu sắc không chỉ bởi nội dung cảm động mà còn nhờ sự chân thực và tỉ mỉ trong xây dựng bối cảnh.Sự đầu tư công phu Phim “Mưa đỏ” do Điện ảnh Quân đội nhân dân sản xuất là một dự án quy mô lớn,...

Độc đáo ẩm thực Lào

Nổi tiếng với những món ăn dân dã, mộc mạc, văn hóa ẩm thực nước bạn Lào làm hài lòng thực khách Việt chính là hương vị độc đáo, hấp dẫn riêng có. Vì thế, không ít người Việt nói chung và người Quảng Trị nói riêng đã lựa chọn đồ ăn Lào vào dịp Tết đến xuân về. Nhiều nhà hàng, quán ăn chuyên kinh doanh ẩm thực Lào cũng đã xuất hiện tại Quảng Trị, thu hút...

Gói trọn vị quê hương trong những món ngon ngày tết

Những món ngon ngày Tết là một phần không thể thiếu trong khung cảnh sum họp của nhiều gia đình. Bên cạnh yếu tố tâm linh thể hiện ở sự hiện diện đủ màu sắc của ngũ hành trong mâm cỗ Tết, người Quảng Trị còn khéo léo lựa chọn những nguyên liệu thân quen, dân dã nhưng không kém phần tươi ngon, đặc sắc để chế biến những món ăn tươm tất dâng lên ông bà, tổ tiên...

Nét đẹp văn hóa của hồi môn người Pa Kô

Sau những tháng ngày tìm hiểu, được gia đình đôi bên đồng ý, nhiều chàng trai, cô gái Pa Kô nên vợ, nên chồng. Họ được ông bà, bố mẹ, người thân thực hiện phong tục, nghi lễ cưới hỏi rất độc đáo. Trong đó, văn mun (của hồi môn) được người Pa Kô chuẩn bị đầy đủ với mong muốn tương lai con cháu có cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy.Mẹ Việt Nam anh hùng Hồ Thị Niêng...

Magazine: Làng nghề truyền thống vào xuân

Quảng Trị được biết đến với nhiều làng nghề nổi tiếng và ở mỗi vùng quê đều mang nét đặc sắc riêng. Mứt gừng Mỹ Chánh, bánh chưng, bánh tét Đại An Khê, bánh giầy Triệu Trung, bánh hộc Mai Xá đều là những sản phẩm có thương hiệu làm nức lòng người thưởng thức, đặc biệt là vào dịp Tết đến xuân về...Quảng Trị được biết đến với nhiều làng nghề nổi tiếng và ở mỗi vùng quê...

Khải hoàn ca sau chiến tranh

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc khi tôi tròn mười chín tuổi. Không thể nào quên được cái buổi trưa lịch sử 30/4/1975 ấy, khi Đài Tiếng nói Việt Nam đưa tin cờ Giải phóng đã tung bay trên dinh Độc Lập. Chúng tôi, những chàng lính trẻ hô vang đến khản giọng “Miền Nam được giải phóng rồi! Chiến tranh kết thúc rồi!”. Hai mươi mốt năm đánh trận trường kỳ, rất nhiều máu và...

Chùm thơ mới sáng tác của nhà thơ Bùi Phan Thảo

Nhà thơ Bùi Phan Thảo sinh năm 1963 tại làng Mai Xá, xã Gio Mai, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Anh là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam; hội viên Hội Nhà báo Việt Nam; hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh.Tác phẩm xuất bản: Lao xao hồn phố (thơ); Không chờ những giấc mơ (thơ); Búp bê áo rách (tập truyện ngắn); Những ngọn khói về trời (trường ca); Nụ cười trên phố ban...

Hai người tôi yêu quý nhất!

Trời trở lạnh! Khi những cơn gió lạnh mùa đông rít vào kh e cửa làm tê buốt những đồ vật xung quanh, đâu đây lời bài hát “ Tình cha ấm áp như vầng thái dương...” làm lòng tôi cảm thấy lạnh, cái lạnh không phải vì mùa đông rét buốt mà cái lạnh khi nhớ về ba tôi và thầy giáo chủ nhiệm, hai con người đáng kính đối với cuộc đời tôi. Minh họa: LÊ DUYTôi...

Khi người trẻ ngày càng hứng thú với thư pháp

Không chỉ đối với những người lớn tuổi, ngày nay, thư pháp, một bộ môn nghệ thuật tưởng chừng đã cũ dần chiếm được vị trí nhất định trong lòng giới trẻ. Với nhiều người, luyện thư pháp không đơn thuần để cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong từng con chữ mà còn là cách giúp người viết dưỡng tâm, rèn tính, tìm thấy sự cân bằng trong nhịp sống hiện đại.Anh Khánh viết chữ thư pháp...

Tin nổi bật

Tin mới nhất