Powered by Techcity

Kể chuyện sản phẩm OCOP


Không chỉ là những sản phẩm đặc trưng của địa phương, các sản phẩm OCOP còn mang trong mình những câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng của những người trẻ khát khao giữ gìn và nâng tầm bản sắc địa phương. Từ nghề truyền thống đến những giá trị văn hóa độc đáo, họ đã thổi hồn vào từng sản phẩm, biến chúng thành những “đại sứ” kể chuyện về quê hương và con người trên hành trình vươn ra “biển lớn”.

Kết hợp truyền thống và hiện đại

Sinh ra tại làng bún Linh Chiểu, xã Triệu Sơn, huyện Triệu Phong, một làng nghề truyền thống hơn 100 năm, năm 2015, Nguyễn Đăng Tôn Cảnh cùng với 2 người bạn là Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Phước Ánh quyết định từ bỏ công việc đáng mơ ước tại các thành phố lớn để quay về quê hương xây dựng thương hiệu bún sạch.

Anh Cảnh chia sẻ, bà cố nội của anh là một trong những bậc khai sinh ra làng nghề này. Nhờ làm bún mà người dân trong làng có thu nhập ổn định, con cái được học hành đầy đủ. Tuy nhiên, với yêu cầu ngày càng cao của đời sống, làm bún truyền thống dần lộ ra những bất cập, đặc biệt là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Chính vì vậy, anh Cảnh và cộng sự đã quyết tâm sáng lập Bún sạch Vạn Linh, một thương hiệu bún sạch, không chỉ ngon mà còn phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người tiêu dùng.

Kể chuyện sản phẩm OCOP

Sau một thời gian dài nghiên cứu, cơ sở Bún sạch Vạn Linh đã đưa ra thị trường sản phẩm bún tươi sấy khô mang thương hiệu Nhất Linh với nhiều ưu điểm vượt trội – Ảnh: L.A

Theo anh Cảnh, điểm khác biệt của Bún sạch Vạn Linh chính là nguyên liệu sản xuất bún. Gạo được chọn lọc từ những cánh đồng sản xuất lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ và VietGAP của Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị.

Quá trình sản xuất bún được thực hiện thủ công, kết hợp với công nghệ hiện đại, từ việc xay bột, tráng bột đến việc tạo ra những sợi bún dai, mềm, đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Quy trình sản xuất khép kín còn giúp sản phẩm luôn đạt chất lượng cao, đồng thời bảo vệ môi trường. Sau thời gian dài miệt mài quảng bá, đến nay Bún sạch Vạn Linh đã có mặt trong hầu hết các siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch ở khu vực miền Trung, từ Nghệ An đến Quảng Nam.

Mỗi ngày có khoảng 500 – 700 kg bún tươi mang thương hiệu Bún sạch Vạn Linh được xuất bán ra thị trường. Đặc biệt, bún sạch Vạn Linh đã được chứng nhận OCOP 3 sao, sản xuất theo tiêu chuẩn HACCP càng giúp khách hàng yên tâm tin dùng.

Từ thành công của bún tươi Vạn Linh, đầu năm 2023, nhóm của anh Cảnh bắt đầu nghiên cứu làm bún tươi sấy khô. Chia sẻ về ý tưởng mới này, anh Cảnh cho hay, ngày xưa mỗi lần bán ế, anh lại thấy bố mẹ mình đem bún tươi phơi nắng cho thật khô rồi cất lại ăn dần.

Sợi bún phơi khô giữ được lâu nhưng khi chế biến vẫn giữ được những nét đặc trưng của bún tươi. Từ đó anh nảy ra ý tưởng sấy khô bún tươi để khắc phục những hạn chế của bún tươi như khó vận chuyển đi xa, thời gian bảo quản ngắn…

Sau một thời gian nghiên cứu với hàng chục mẻ bún bị loại bỏ vì thất bại, cuối năm 2023, nhóm của anh Cảnh đã tự tin tung ra thị trường sản phẩm bún tươi sấy khô mang thương hiệu Nhất Linh dễ dàng sử dụng, có thời gian bảo quản lên đến 12 tháng. Hiện tại, mỗi tháng có khoảng 5.000 hộp bún tươi sấy khô Nhất Linh được đưa ra thị trường. Sản phẩm cũng đang trong quá trình dự thi sản phẩm OCOP và nhiều tiềm năng sẽ đạt tiêu chuẩn 4 sao cấp tỉnh.

“Chính sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại đã mở ra hướng phát triển mới cho làng nghề làm bún Linh Chiểu. Nếu như trước đây sản phẩm bún tươi của làng nghề chỉ dừng lại ở mức độ cung cấp cho các địa phương lân cận thì giờ đây sản phẩm đã vươn ra ngoài tỉnh, tạo dựng được niềm tin của người tiêu dùng nhờ vào chất lượng sản phẩm vượt trội và sự sáng tạo trong sản xuất”, anh Cảnh khẳng định.

Níu giữ hương bồ kết

Bắt đầu tham gia chương trình OCOP từ năm 2018, đến nay Công ty TNHH Nhiên Thảo Quảng Trị đã có 5 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 4 sao gồm: Cao bồ kết thảo dược, Nước lau sàn bồ hòn, Xịt dưỡng tóc dầu bưởi, Bồ kết túi lọc và Nước súc miệng thảo dược. Điểm đặc biệt của các sản phẩm OCOP này là không chỉ tạo ra những sản phẩm chất lượng từ nguồn nguyên liệu thiên nhiên mà còn xây dựng mối liên kết chặt chẽ với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Chị Trần Thị Mỹ Dung, Giám đốc Công ty TNHH Nhiên Thảo Quảng Trị cho biết, để có mái tóc dày và mượt mà, óng ả, từ nhỏ chị đã được bà và mẹ nấu nước bồ kết để gội đầu. Lớn lên trong hương bồ kết, sau khi tốt nghiệp đại học và có công việc ổn định, chị đã có ý tưởng chế biến các loại thảo dược thiên nhiên thành các sản phẩm tiện dụng cho người sử dụng.

Bắt đầu từ năm 2014 với sản phẩm gội đầu bồ kết túi lọc, đến năm 2017 chị đã đầu tư xây dựng nhà xưởng, máy móc, thành lập Công ty TNHH Nhiên Thảo Quảng Trị để sản xuất cao gội đầu bồ kết. Theo chị Dung, cũng như bồ kết túi lọc, cao bồ kết cũng hội đủ mùi thơm của bồ kết, vỏ bưởi, hương nhu… những loại hoa đồng cỏ nội thân thuộc. Sản phẩm không chỉ giữ lại được những giá trị truyền thống mà còn là một giải pháp tiện dụng về thời gian cho người phụ nữ hiện đại.

Kể chuyện sản phẩm OCOP

Chị Trần Thị Mỹ Dung (thứ 2 từ phải sang) hướng dẫn đồng bào dân tộc thiểu số thu hái bồ kết đúng cách – Ảnh: L.A

Không chỉ dừng lại ở chất lượng sản phẩm, với sứ mệnh “hướng đến sản phẩm tự nhiên, an toàn, đóng góp cho phát triển bền vững”, đồng thời tạo việc làm cho phụ nữ vùng cao, Nhiên Thảo đã triển khai chương trình hợp tác thu mua các loại nguyên liệu thiên nhiên như bồ kết, bồ hòn, bưởi, chanh, tắc… với khoảng 300 hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

Đây là những nguyên liệu truyền thống, có vai trò quan trọng trong các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp của công ty. Theo đó, Nhiên Thảo cam kết thu mua nguyên liệu với giá ổn định và cao hơn giá thị trường, đồng thời cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, hướng dẫn bà con cách thu hái và bảo quản bền vững để đảm bảo chất lượng nguyên liệu.

Theo chị Dung, việc liên kết với cộng đồng địa phương không chỉ mang lại nguồn nguyên liệu chất lượng cao mà còn giúp Nhiên Thảo thực hiện trách nhiệm xã hội. Thông qua các chương trình hợp tác, công ty khuyến khích bà con trồng mới và bảo vệ các loại cây bản địa, tránh khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên.

Những cánh rừng bồ kết, bồ hòn giờ đây không chỉ là nguồn sống của người dân mà còn trở thành “vườn ươm” bảo tồn hệ sinh thái địa phương. Nhiên Thảo còn phối hợp với các tổ chức phi chính phủ và địa phương triển khai các chương trình giáo dục môi trường, giúp người dân hiểu rõ hơn về giá trị của việc phát triển bền vững.

Đến nay, sau hơn 6 năm khởi nghiệp, các sản phẩm của Công ty TNHH Nhiên Thảo Quảng Trị chiếm được lòng tin của người tiêu dùng và đã phân phối đi khắp cả nước. Bình quân mỗi tháng công ty đưa ra thị trường hơn 5.000 chai cao gội đầu bồ kết và trên dưới 10.000 sản phẩm tinh dầu bưởi, canh, cam, nước lau sàn bồ hòn.

“Mong muốn của tôi là mỗi người khi sử dụng sản phẩm dầu gội, tinh dầu của Nhiên Thảo không chỉ lưu giữ ký ức, đưa ta về với tuổi thơ, trở về trong vòng tay của bà, của mẹ mà còn mang khát vọng xây dựng hệ sinh thái giúp phụ nữ vùng cao có việc làm ổn định”, chị Dung chia sẻ.

Nâng tầm giá trịnông sản

Anh Từ Linh Vũ, Giám đốc điều hành Công ty TNHH MTV Từ Phong cho biết, lạc là một trong những cây trồng chủ lực tại các địa phương như Cam Lộ, Gio Linh, Vĩnh Linh, Triệu Phong với diện tích canh tác hằng năm khoảng hơn 3.000 ha. Trong đó lớn nhất là huyện Cam Lộ với diện tích từ 1.000 – 1.200 ha, năng suất hằng năm từ 1.500 – 2.000 tấn lạc hàng hóa.

Tuy nhiên, việc tiêu thụ lạc hầu hết đều do thương lái, các hộ kinh doanh chế biến thu mua với giá cả bấp bênh, không ổn định; không có tổ chức, doanh nghiệp nào đứng ra ký kết bao tiêu sản phẩm hay sản xuất các sản phẩm từ lạc. Trước thực trạng trên, sau nhiều năm tìm hiểu kinh nghiệm sản xuất dầu lạc của các nhà máy trong nước, năm 2016, anh quyết định xây dựng nhà máy sản xuất tinh dầu lạc và các phụ phẩm từ lạc với thương hiệu Super Green được ép nguyên chất từ hạt lạc trồng tại quê hương Cam Lộ.

Kể chuyện sản phẩm OCOP

Quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 22000 – 2018 tại Công ty TNHH MTV Từ Phong – Ảnh: L.A

Một trong những điểm mạnh của Từ Phong đó là mối liên kết chặt chẽ với nông dân trồng lạc. Hiện công ty có 30 ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP theo liên kết với Tổ hợp tác nông nghiệp Quật Xá, xã Cam Thành với sản lượng thu hoạch hằng năm khoảng 120 tấn lạc nhân, cho ra khoảng 40 tấn thành phẩm, mang lại doanh thu khoảng 6 tỉ đồng.

Theo anh Vũ, sinh trưởng trên vùng đất nắng gió, cây lạc ở đây có hàm lượng tinh dầu cao, giàu dinh dưỡng. Tính ưu việt của sản phẩm là được làm từ 100% hạt lạc có chất lượng của địa phương, được ép nguyên chất từ 2,5 kg lạc nhân cho ra 1 lít dầu, đặc biệt sản phẩm không sử dụng chất làm màu, phụ gia. Bên cạnh đó, công dụng của dầu lạc không chứa cholesterol, có hàm lượng chất chống oxy hóa cao giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch và ung thư, ngăn ngừa lão hóa đã được các cơ quan chức năng chứng nhận. Ngoài ra, tận dụng ưu thế máy móc hiện đại, công ty còn hỗ trợ thu mua, sơ chế lạc theo yêu cầu của người dân trên địa bàn.

Anh Vũ cho biết, hiện tại, các sản phẩm của công ty như dầu lạc nguyên chất, dầu mè nguyên chất, bơ đậu phộng, dầu gấc đều vinh dự đạt chứng nhận OCOP 3 sao đến 4 sao cấp tỉnh. Mặc dù so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường, các sản phẩm mang thương hiệu Super Green có giá bán cao hơn nhưng vẫn được thị trường ưa chuộng.

Ngoài các cửa hàng nông sản sạch, dầu lạc Super Green còn có mặt trên kệ hàng của các chuỗi siêu thị lớn như Co.op Mart, Aeon Mall. “Thời gian tới công ty sẽ tiếp tục mở rộng quy mô nhà máy, cải tiến dây chuyền sản xuất để nâng công suất chế biến, nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm, sản xuất các sản phẩm mới.

Đồng thời, tiến hành mở rộng liên kết, ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với nông dân theo hướng bền vững, trong đó hướng đến đồng hành với nông dân tập trung sản xuất có chất lượng”, anh Vũ cho hay.

Lê An



Nguồn: https://baoquangtri.vn/ke-chuyen-san-pham-ocop-191189.htm

Cùng chủ đề

Chân thực và cảm động

Phim “Mưa đỏ”, một tác phẩm điện ảnh lịch sử về cuộc chiến tranh bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị, do Điện ảnh Quân đội nhân dân đang thực hiện mang dấu ấn sâu sắc không chỉ bởi nội dung cảm động mà còn nhờ sự chân thực và tỉ mỉ trong xây dựng bối cảnh.Sự đầu tư công phu Phim “Mưa đỏ” do Điện ảnh Quân đội nhân dân sản xuất là một dự án quy mô lớn,...

Đưa hương Ta Lư cà phê bay xa

Sau khi lấy chồng, chị Nông Thị Hanh (sinh năm 1972) - một phụ nữ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng - đã chọn Quảng Trị làm quê hương thứ hai. 27 năm gắn bó, chị đã để lại dấu ấn trên mảnh đất này bằng hành trình miệt mài và đầy tâm huyết với cây cà phê Hướng Hóa.Chị Nông Thị Hanh (thứ 3, từ trái sang) tại cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng...

Người Quảng Trị lập nghiệp ở phương Nam

Từ khúc ruột miền Trung đầy nắng gió khắc nghiệt, nhiều người con Quảng Trị đã bôn ba vào lập nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh. Phẩm chất bền bỉ vượt khó, sáng tạo vươn lên của người xứgió Lào cát trắng đã mang lại cho họnhững thành công trên hành trình lập nghiệp ở thành phố mang tên Bác.Khởi nghiệp từ nghề... tay trái Năm 2006, anh Tống Quang Phú rời quê hương thị trấn Cam Lộ, huyện...

Magazine: Làng nghề truyền thống vào xuân

Quảng Trị được biết đến với nhiều làng nghề nổi tiếng và ở mỗi vùng quê đều mang nét đặc sắc riêng. Mứt gừng Mỹ Chánh, bánh chưng, bánh tét Đại An Khê, bánh giầy Triệu Trung, bánh hộc Mai Xá đều là những sản phẩm có thương hiệu làm nức lòng người thưởng thức, đặc biệt là vào dịp Tết đến xuân về...Quảng Trị được biết đến với nhiều làng nghề nổi tiếng và ở mỗi vùng quê...

Tăng thu nhập trong dịp Tết từ sản phẩm đặc trưng

Khai thác tiềm năng thế mạnh và nguồn tài nguyên sẵn có ở địa phương, hằng năm, cứ đến dịp tết Nguyên đán, nhiều người dân tộc thiểu số (DTTS) miền sơn cước Quảng Trị lại tất bật với việc chuẩn bị những sản phẩm đặc trưng phục vụ thị trường. Để tạo niềm tin cho khách hàng, họ đặt tâm huyết vào việc lựa chọn, tạo ra những sản phẩm chất lượng, mẫu mã đẹp mắt với phong...

Cùng tác giả

Xách vợt đi tập pickleball

Pickleball là môn thể thao thi đấu trong nhà hoặc ngoài trời, đánh đơn hoặc đôi trên sân hình chữ nhật (13,4 m x 6,1 m). Người chơi dùng một chiếc vợt mặt nhẵn để đánh một quả bóng nhựa rỗng, đục lỗ, qua lưới cao 0,86 m cho đến khi một bên không thể trả bóng hoặc phạm luật. Môn thể thao được phát minh vào năm 1965 tại Mỹ, trở thành cơn sốt thể thao ở Mỹ...

Chân thực và cảm động

Phim “Mưa đỏ”, một tác phẩm điện ảnh lịch sử về cuộc chiến tranh bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị, do Điện ảnh Quân đội nhân dân đang thực hiện mang dấu ấn sâu sắc không chỉ bởi nội dung cảm động mà còn nhờ sự chân thực và tỉ mỉ trong xây dựng bối cảnh.Sự đầu tư công phu Phim “Mưa đỏ” do Điện ảnh Quân đội nhân dân sản xuất là một dự án quy mô lớn,...

Độc đáo ẩm thực Lào

Nổi tiếng với những món ăn dân dã, mộc mạc, văn hóa ẩm thực nước bạn Lào làm hài lòng thực khách Việt chính là hương vị độc đáo, hấp dẫn riêng có. Vì thế, không ít người Việt nói chung và người Quảng Trị nói riêng đã lựa chọn đồ ăn Lào vào dịp Tết đến xuân về. Nhiều nhà hàng, quán ăn chuyên kinh doanh ẩm thực Lào cũng đã xuất hiện tại Quảng Trị, thu hút...

Đưa hương Ta Lư cà phê bay xa

Sau khi lấy chồng, chị Nông Thị Hanh (sinh năm 1972) - một phụ nữ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng - đã chọn Quảng Trị làm quê hương thứ hai. 27 năm gắn bó, chị đã để lại dấu ấn trên mảnh đất này bằng hành trình miệt mài và đầy tâm huyết với cây cà phê Hướng Hóa.Chị Nông Thị Hanh (thứ 3, từ trái sang) tại cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng...

Gói trọn vị quê hương trong những món ngon ngày tết

Những món ngon ngày Tết là một phần không thể thiếu trong khung cảnh sum họp của nhiều gia đình. Bên cạnh yếu tố tâm linh thể hiện ở sự hiện diện đủ màu sắc của ngũ hành trong mâm cỗ Tết, người Quảng Trị còn khéo léo lựa chọn những nguyên liệu thân quen, dân dã nhưng không kém phần tươi ngon, đặc sắc để chế biến những món ăn tươm tất dâng lên ông bà, tổ tiên...

Cùng chuyên mục

Đưa hương Ta Lư cà phê bay xa

Sau khi lấy chồng, chị Nông Thị Hanh (sinh năm 1972) - một phụ nữ người dân tộc thiểu số ở tỉnh Cao Bằng - đã chọn Quảng Trị làm quê hương thứ hai. 27 năm gắn bó, chị đã để lại dấu ấn trên mảnh đất này bằng hành trình miệt mài và đầy tâm huyết với cây cà phê Hướng Hóa.Chị Nông Thị Hanh (thứ 3, từ trái sang) tại cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng...

Người Quảng Trị lập nghiệp ở phương Nam

Từ khúc ruột miền Trung đầy nắng gió khắc nghiệt, nhiều người con Quảng Trị đã bôn ba vào lập nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh. Phẩm chất bền bỉ vượt khó, sáng tạo vươn lên của người xứgió Lào cát trắng đã mang lại cho họnhững thành công trên hành trình lập nghiệp ở thành phố mang tên Bác.Khởi nghiệp từ nghề... tay trái Năm 2006, anh Tống Quang Phú rời quê hương thị trấn Cam Lộ, huyện...

“Giọt vàng” giữa lưng chừng trời giữa trời

Dịp áp Tết năm ngoái, người bạn vong niên gửi cho tôi một món quà kèm theo lời nhắc bâng khuâng: “Đặc sản quê mình đó, ai nhớ, ai quên?”. Quà bạn tặng là một chai dầu sở vàng sóng sánh bọc kỹ trong lần lá chuối thơm như từgóc vườn thơm ra. Bạn không nhắc thì tôi vẫn nhớ. Những gì gắn bó với làng tôi, tôi không thể nào quên, huống nữa là cây sở, loài cây...

Doanh nhân Nguyễn Thanh Hải và câu chuyện truyền cảm hứng 

15 năm kể từ khi sáng lập và điều hành Hai Tran Media & Airs Group - một doanh nghiệp hoạt động về lĩnh vực khai thác quảng cáo và dịch vụ phi hàng không chính thức trên hệ thống sân bay toàn quốc, anh Nguyễn Thanh Hải (sinh năm 1983), ở xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị đã dành cho quê hương những tình cảm đặc biệt thông qua nhiều hoạt động từthiện, an sinh...

Doanh nhân Nguyễn Thanh Hải và câu chuyện truyền cảm hứng và hứng

15 năm kể từkhi sáng lập và điều hành Hai Tran Media & Airs Group - một doanh nghiệp dẫn đầu về lĩnh vực khai thác quảng cáo và dịch vụ phi hàng không chính thức trên hệ thống sân bay toàn quốc, anh Nguyễn Thanh Hải (sinh năm 1983), ở xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị đã dành cho quê hương những tình cảm đặc biệt thông qua nhiều hoạt động từthiện, an sinh xã...

Tăng thu nhập trong dịp Tết từ sản phẩm đặc trưng

Khai thác tiềm năng thế mạnh và nguồn tài nguyên sẵn có ở địa phương, hằng năm, cứ đến dịp tết Nguyên đán, nhiều người dân tộc thiểu số (DTTS) miền sơn cước Quảng Trị lại tất bật với việc chuẩn bị những sản phẩm đặc trưng phục vụ thị trường. Để tạo niềm tin cho khách hàng, họ đặt tâm huyết vào việc lựa chọn, tạo ra những sản phẩm chất lượng, mẫu mã đẹp mắt với phong...

Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm của huyện Hải Lăng

Thời gian qua, hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM) trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện Hải Lăng nói riêng ngày càng được nâng cao cả về quy mô và chất lượng, từng bước khẳng định vị trí, vai trò hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh phát triển, tiếp cận các nhà đầu tư. Từ đó, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm và nâng cao thu nhập cho người...

Tích cực chăm sóc các loại cây trồng vụ đông xuân

Vụ đông xuân 2024-2025, toàn tỉnh gieo cấy 25.500 ha lúa. Hiện nay, thời tiết có ấm dần, khá thuận lợi cho cây trồng phát triển, diện tích lúa trà đầu bắt đầu bước vào giai đoạn đẻ nhánh nên nông dân khắp nơi trong tỉnh tiến hành tỉa, dặm, bón phân thúc đợt 1 để đẩy nhanh sự sinh trưởng của các loại cây trồng, nhất là cây lúa.Nông dân xã Hải Quế, huyện Hải Lăng tỉa dặm...

Tháo gỡ vướng mắc trong chi trả kinh phí từ bán tín chỉ các

Quảng Trị là một trong 6 tỉnh được lựa chọn tham gia thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải (bán tín chỉ các-bon) và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ (ERPA) theo Nghị định số 107/2022/NĐ-CP của Chính phủ. Đây là cơ hội giúp người dân trên địa bàn tỉnh gắn bó với rừng có thêm thu nhập, đồng thời nâng cao trách nhiệm bảo...

Sản phẩm OCOP kể chuyện

Không chỉ là những sản phẩm đặc trưng của địa phương, các sản phẩm OCOP còn mang trong mình những câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng của những người trẻ khát khao giữ gìn và nâng tầm bản sắc địa phương. Từ nghề truyền thống đến những giá trị văn hóa độc đáo, họ đã thổi hồn vào từng sản phẩm, biến chúng thành những “đại sứ” kể chuyện về quê hương và con người trên hành trình...

Tin nổi bật

Tin mới nhất