Powered by Techcity

Trở lại vùng càng


Vùng càng, mảnh đất đặc trưng nhất của huyện Hải Lăng không ch ỉbởi nơi đây là vựa lúa của tỉnh, mà còn là một vùng sông nước có nhiều đặc sản cá tôm. Mùa khô, người dânn ghiêng đồng hứng nước từ sông Ô Lâu để gieo sạ cây lúa. Mùa nước nổi, họ trở thành những ngư phủ trên cánh đồng mênh mông. Người dân nơi đây sống hồn hậu với thiên nhiên, tận dụng nguồn phù sa màu mỡ sau mỗi đợt l ũđể có thêm hạt lúa chắc đầy, căng sữa .

Trở lại vùng càng

Càng Hội Điền giữa mênh mông nước -Ảnh: M.T

Tôi trở lại vùng càng, huyện Hải Lăng trên chuyến đò sớm mai xuôi dòng Ô Lâu tình sử. Bình minh hửng sáng phía chân trời báo hiệu một ngày nắng ráo. Người dân ra bến nước giặt rửa, sinh hoạt, tiếng nói cười vang cả mặt sông. Hứng chí, bác lái đò nghiêng người tạo một vòng cua tuyệt đẹp. Phía bên kia tạo con sóng vỗ bờ thùm thụp, nơi ấy vang lên tiếng “ai giỡn hoài chi lạ rứa hè” của người xứ Huế, thôn Phước Tích, Hạ Viên của xã Phong Hòa và Phong Bình, huyện Phong Điền. Bác trả lái bờ bên này lại nghe nặng tiếng Quảng Trị của người dân thôn Văn Quỹ, Hưng Nhơn của xã Hải Phong, huyện Hải Lăng: “Ơ eng ni hay chưa tê, dám chọc bọn tui à”. Thế đấy, một dòng sông Ô Lâu giao thoa hai miền văn hóa đậm đà bản sắc, thấm đẫm thêm trang tình sử bến nước – con đò ngày xưa. Sông mang nặng phù sa tưới mát cho lúa thêm vàng những cánh đồng vùng càng chiêm trũng.

Ký ức xưa…

Tương truyền, cách nay hơn 500 năm về trước, trong hành trình mở cõi, lập làng, các bậc tiền nhân đã chọn mảnh đất phía Đông huyện Hải Lăng, nơi có cánh đồng cò bay thẳng cánh, có dòng Ô Lâu khởi nguồn từ Trường Sơn hùng vĩ để mở mang không gian sản xuất, sinh hoạt. Một số người dân thuộc các xã Hải Thọ, Hải Hòa, Hải Chánh, Hải Tân, Hải Thành (Hải Lăng) đã đến phần đất ruộng thấp trũng phía sau làng, cạnh bờ sông Ô Lâu để sinh cơ lập nghiệp. Các cụm dân cư này được gọi là càng. Cả thảy có 7 càng, gồm: Cây Da, Hưng Nhơn, An Thơ, Mỹ Chánh, Hội Điền, Câu Nhi và Trung Đơn.

Trở lại vùng càng

Dòng Ô lâu tình sử, nơi giao thoa hai miền văn hóa của tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế -Ảnh: M.T

Có lần, chúng tôi về công tác tại càng An Thơ, thấy nông dân hối hả gặt lúa đang độ vào chắc mang về nhà phơi cất. Hỏi ra mới biết bà con thu hoạch lúa vụ hè thu chạy lũ sớm. Một lão nông râu tóc bạc phơ chia sẻ: “Gặt bây giờ chỉ thu được 5 hoặc 6 phần, trừ hết mọi khoản chi phí coi như mất mùa. Nhưng nhìn ráng trời thì biết, khoảng mươi ngày nữa, lũ sớm sẽ tràn về ngập trắng đồng, lúc đó một hạt thóc lép cũng chẳng còn. Thôi thì “xanh nhà hơn già đồng”.

Quả đúng như dự đoán, chỉ 5 hôm sau, lũ cuồn cuộn tràn về trắng đồng làm hàng nghìn ngôi nhà cùng tài sản bị ngập hoàn toàn. Địa hình các càng dạng lòng chảo nên bị ngập úng bởi nước sông: Thác Ma, Ô Lâu, Ô Khê, Tân Vĩnh Định, Cựu Vĩnh Định. Sản xuất nông nghiệp thường xuyên bị thiên tai đe dọa bởi 3 kỳ lũ. Lũ tiểu mãn xuất hiện từ 15/5 đến 15/6 hằng năm.

Đây là thời kỳ thu hoạch của lúa vụ đông xuân và gieo cấy vụ hè thu. Lũ đầu vụ xảy ra vào thời kỳ gieo cấy vụ đông xuân từ 15-31/12. Lũ sớm vào thời kỳ thu hoạch lúa hè thu từ 20/8 đến 10/9. Khu vực huyện Hải Lăng, mỗi năm trong mùa lũ chính vụ có 4 – 5 đợt lũ vừa và nhỏ gây ngập gần như toàn bộ vùng trồng lúa, hoa màu và một số khu dân cư. Đặc điểm chung là lũ ập đến nhanh nhưng rút rất chậm do địa hình vùng thấp trũng và chỉ có một hướng thoát ra phá Tam Giang.

Ông Trần Ngọc Sơn, Trưởng càng Cây Da, thôn Diên Trường, xã Hải Thọ, hài hước: “Người dân nói về lũ ở vùng càng như câu cửa miệng của dân nhậu “vào ba ra bảy”. Thời gian mỗi đợt lũ nhỏ kéo dài từ 2 – 3 ngày, lũ lớn kéo dài từ 4 – 5 ngày. Nhưng ngập lụt kéo dài thêm từ 3 – 7 ngày sau mới xuống mức bình thường”.

Dân càng đã hết đem bao chặn dòng…

Trước đây, người dân vùng trũng Hải Lăng thường truyền tụng câu ca: “Bao giờ có tuyến đê cao/ Dân tôi mới hết đem bao chặn dòng”. Cũng chẳng biết từ bao giờ, việc đem bao cát trấn đê, chống lũ cứu làng đã trở thành một tập quán mang đậm bản sắc của người nông dân vùng trũng. Và mong ước trở thành hiện thực khi năm 2010, Dự án Quản lý rủi ro thiên tai của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tiểu dự án Chống lũ cho vùng trũng Hải Lăng đã được UBND tỉnh Quảng Trị triển khai xây dựng tuyến đê bê tông ngăn lũ hiện đại với tổng kinh phí hơn 200 tỉ đồng .

Chúng tôi cập bến tại càng Hội Điền, bác lái thuyền cố ý chạy trên tuyến đường bê tông nối tuyến đê bao và càng, vừa dùng sào đo mực nước. Bác ngán ngẩm: “Ảnh hưởng của cơn bão số 4 khiến đường bê tông ngập khoảng 2 m, ruộng ngập sâu hơn nhiều lần, nguy hiểm lắm”. Giữa trời chang chang nắng, người dân các càng khác đang vệ sinh nhà cửa, đem thóc lúa ra phơi, thì ở đây vẫn mênh mông nước. Thế mới thấm câu “vào 3 ra 7” của ông Sơn.

Trở lại vùng càng

Một tiết học của điểm trường càng -Ảnh: M.T

Càng Hội Điền có 42 hộ với gần 200 khẩu, 30 học sinh các cấp học. Mùa mưa, phụ huynh đưa đón học sinh bằng đò máy. Trước kia, đê bao bằng đất thì mùa nước nổi, học sinh nghỉ học cả mấy tháng trời. Nay có tuyến đê bao vững chắc kiêm chức năng giao thông thì việc học bị gián đoạn chỉ trong các trận lũ lớn. Bởi cái “đặc biệt” này nên Hội Điền là càng duy nhất được công nhận ngang một thôn, trưởng càng được hưởng các chế độ của thôn trưởng, 6 càng còn lại không có. 7 càng của huyện Hải Lăng thì xã Hải Phong có 4 càng gồm: Hội Điền, An Thơ, Hưng Nhơn, Câu Nhi.

Phó Chủ tịch UBND xã Hải Phong Cái Văn Cư cho biết: “Tổng diện tích lúa toàn xã là 1.132 ha, trong đó 4 càng gần 100 ha. Năng suất lúa đạt 70 tạ/ha/vụ. Có cuộc sống như ngày hôm nay, người dân vùng trũng Hải Lăng rất biết ơn chính quyền đã xây dựng tuyến đê bao vững chãi bảo vệ của cải, mùa màng, kết hợp làm đường phục vụ dân sinh, cứu hộ trong mùa lũ. Đây là huyết mạch quan trọng cho 7 vùng càng phát triển KT-XH”.

Minh chứng cho lời mình nói, anh Cư mượn chiếc xe máy chở tôi đến từng càng trên tuyến đê bao êm thuận. Nói thêm một chút về vị phó chủ tịch xã này. Cách đây 15 năm, tôi về công tác tại xã Hải Hòa trong một trận lũ rất lớn. Lúc đó, khoảng 3 giờ sáng ngày 4/9/2009, ông Nguyễn Mãnh, Chủ tịch UBND xã Hải Hòa bùn đất bê bết, giọng khào khào đánh thức tôi: “Cống Hạ Miếu bị vỡ do sức nước quá mạnh từ thượng nguồn đổ về…”.

Theo chân ông Mãnh, tôi chứng kiến người dân tập trung đông nghịt dùng tre, rơm, đất, rọ đá để hàn khẩu nhưng đều bị nước cuốn trôi. Dưới ánh điện sáng như ban ngày, một người đàn ông cao lớn, cởi trần, mặc chiếc quần đùi đứng giữa dòng nước lũ chảy xiết kêu gọi người dân lập một “hàng rào người” nhằm giảm bớt sức nước để thả rọ đá xuống hàn khẩu.

Và ngay lập tức hàng chục người lao xuống với anh. Họ kề vai sát cánh tạo thành một hàng rào vững như bàn thạch khiến dòng nước hung hãn phải chững lại. Người đàn ông này nói với tôi: “Biết là nguy hiểm đến tính mạng, phải chịu trách nhiệm nếu chuyện không may xảy ra, nhưng không còn cách nào khác bởi sau lưng là sự sống của hàng nghìn người dân vùng trũng, là hàng nghìn héc ta lúa chưa kịp gặt đang bị ngập…”. Người dũng cảm đó chính là anh Cái Văn Cư.

Vẫn còn nhiều trăn trở

Tôi gặp các trưởng càng: Trần Ngọc Sơn, càng Cây Da; Cái Vạn Thơi, càng An Thơ; Lê Văn Linh, càng Hưng Nhơn, tất cả đều khẳng định vị trí quan trọng của tuyến đê bao đối với cuộc sống người dân vùng càng.

Tuyến đê tựa con rồng khổng lồ uốn lượn theo các triền sông Ô Lâu, Ô Khê, Tân Vĩnh Định, Cựu Vĩnh Định, từ địa phận xã Hải Sơn kéo qua các xã vùng trũng đến xã Hải Thành của huyện Hải Lăng. Đê được kiên cố hóa 3 mặt bằng các tấm bê tông dày sau khi qua lớp bạt lọc dẻo dai. Mặt đê rộng trung bình 4 m, có những nơi rộng 5 m. Mái và đỉnh đê đảm bảo ổn định khi lũ chính vụ tràn qua. Những đoạn đê kết hợp làm đường giao thông cứu hộ trong mùa mưa bão thì cứ 500 m có một điểm tránh xe ô tô rộng rãi.

Trước khi vào vùng càng, tôi trò chuyện với ông Dương Viết Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện Hải Lăng và chia sẻ với những trăn trở của lãnh đạo huyện. Ông Hải cho biết, tuyến đê bao đã ngăn được lũ tiểu mãn và lũ sớm, bảo vệ vùng sản xuất 12 xã vùng trũng Hải Lăng. Tuy nhiên, đợt mưa lớn bất thường vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 năm 2024 đã vượt quá khả năng ngăn lũ của tuyến đê bao này. Sau mỗi mùa mưa lũ hàng năm, các bờ sông bị xói lở nặng, có đoạn lở sát vào tận chân đê bao, tạo thành hàm ếch. Mái taluy dương dọc đê bao được lát bằng tấm bê tông bị nứt. Huyện đang đề nghị cấp trên cho nâng cấp cao trình tuyến đê bao, hệ thống bơm tiêu úng để đảm bảo ngăn lũ, bảo vệ mùa màng cho khoảng 5.000 ha tại vùng trũng Hải Lăng.

Tôi điện thoại chào bác lái đò vui tính để anh Cư đưa về trung tâm huyện Hải Lăng bằng xe gắn máy. Trời tối thế này, lại có thông tin tuyến đê bao đang hư hại, nguy hiểm quá không? tôi lo lắng. “Chú yên tâm, anh có “bề dày” hơn 20 năm làm phó chủ tịch UBND xã (trước đây anh Cư là Phó Chủ tịch UBND xã Hải Hòa, nay sáp nhập Hải Hòa và Hải Tân thành xã Hải Phong, anh đảm nhiệm vị trí Phó Chủ tịch UBND xã Hải Phong). Đây là con đường anh đi ra huyện họp chừng ấy năm nên nhớ từng viên sỏi, từng tấm đan bị hỏng. Mong muốn của người dân ở đây là được Nhà nước hay các tổ chức tài trợ hệ thống điện mặt trời dọc tuyến đê bao để thuận tiện cho việc đi lại. Có thể lúc đầu khoảng 50 m một cột điện, nếu tiếp tục có kinh phí sẽ tăng dày thêm”, anh Cư chia sẻ.

Tôi đồng tình với nguyện vọng chính đáng của người dân vùng càng, cũng như trái tim nhiệt huyết, đầy trách nhiệm của vị phó chủ tịch xã này.

Minh Tuấn



Nguồn: https://baoquangtri.vn/tro-lai-vung-cang-190731.htm

Cùng chủ đề

Cùng người Hải Lăng “đi một ngày đàng…”

Từ ngày 10-17/9/2013, tôi có dịp cùng Đoàn công tác huyện Hải Lăng do Bí thư Huyện ủy Trần Ngọc Ánh làm trưởng đoàn và 22 thành viên sang công tác tại Thái Lan. Đây có thể xem là chuyến công tác “đi trước, mở đường”, góp phần hình thành nhiều ý tưởng sáng tạo trong việc định hướng phát triển kinh tế- xã hội của huyện Hải Lăng cũng như chủ động trong việc cùng với tỉnh Quảng...

Bừng sáng Mỹ Thủy

Những ngày cuối năm 2024, công trường xây dựng cảng nước sâu Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng, nhộn nhịp và hối hả hơn. Nhà thầu huy động tối đa máy móc, nhân lực để tăng tốc thi công công trình, phấn đấu đưa vào khai thác một cầu cảng trong năm 2025 theo đúng tiến độ đề ra. Sau gần 4 năm “im ắng”, dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy đã được tái khởi động...

Những bước “chuyển mình” trên cánh đồng lớn

Đến năm 2025 là chạm dấu mốc 35 năm nông nghiệp tỉnh Quảng Trị đồng hành với nền nông nghiệp nước nhà trên hành trình đổi mới. Tham khảo nhận định của một số chuyên gia nông nghiệp, có thể thấy, ngày 1/7/1989, thời điểm tỉnh mới lập lại, trên đồng ruộng Quảng Trị, sản xuất nông nghiệp đã có sự định hình và đem lại hiệu quả ở các mức độ khác nhau, nhưng phải đến năm 1990,...

Người dân Triệu Phong lo lắng vì hệ thống kênh mương nội đồng xuống cấp

Hệ thống kênh mương sau nhiều năm kiên cố hóa đã xuống cấp nghiêm trọng, gây thất thoát nước, ảnh hưởng đến việc phục vụ sản xuất nông nghiệp là thực trạng đang diễn ra tại huyện Triệu Phong. Điều này khiến nông dân trên địa bàn rất lo lắng, bởi nếu không có phương án giải quyết, nguy cơ thiếu nước cho vụ sản xuất lúa đông xuân 2024 - 2025 rất dễ xảy ra.Hệ thống kênh mương...

Hải Lăng tích cực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng luôn được huyện Hải Lăng quan tâm triển khai thực hiện và đạt kết quả tích cực. Qua đó, giúp người lao động tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, góp phần thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại địa phương.Người lao động huyện Hải Lăng tìm hiểu thông tin đi làm việc ở nước ngoài...

Cùng tác giả

Tỉnh Quảng Trị đã giải ngân 22,12 triệu USD vốn chương trình, dự án của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài

Thông tin từ Sở Ngoại vụ cho biết, từ 16/11/2023 đến ngày15/12/2024, tỉnh Quảng Trị đã vận động được 61 dự án phi chính phủ nước ngoài (PCPNN), viện trợ phi dự án mới với tổng giá trị cam kết đạt 9.197.672,08 USD, nâng số lượng các chương trình, dự án đang triển khai trên địa bàn tỉnh lên 109 dự án,giá trị giải ngân đạt 22,12 triệu USD nhằm phục vụ nhu cầu khắc phục hậu quả bom...

Hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh quy hoạch Khu kinh tế Đông Nam trước 30/4/2025

Đó là chỉ đạo của Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Long Hải tại buổi làm việc của Ban Thường vụ Tỉnh ủy với Ban cán sự Đảng UBND tỉnh về việc thông qua phương án, ý tưởng điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế (KKT) Đông Nam và phương án điều chỉnh ranh giới KKT Đông Nam Quảng Trị vào chiều qua 2/1. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh...

Khối thi đua Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị

Chiều nay 2/1, Khối thi đua MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh Quảng Trị tổ chức hội nghị tổng kết, bình xét thi đua - khen thưởng năm 2024 và ký kết giao ước thi đua năm 2025.Khối thi đua Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ký kết giao ước thi đua năm 2025 - Ảnh: K.STrong năm 2024, các đơn vị trong Khối thi đua MTTQ...

Tổng kết công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ năm 2024

Chiều nay 2/1, Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ (BVCSSKCB) tỉnh Quảng Trị tổ chức hội nghị tổng kết công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ năm 2024. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang; Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Trưởng Ban BVCSSKCB tỉnh Phan Văn Phụng tham dự.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang phát biểu chỉ...

Lần thứ hai tỉnh Quảng Trị không đề xuất Chính phủ hỗ trợ gạo cứu đói dịp tết Nguyên đán

Hôm nay 2/1, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Nguyên Hồng xác nhận, tỉnh Quảng Trị không đề xuất hỗ trợ gạo cứu đói dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ - 2025.Theo ông Hồng, ngày 25/12/2024, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề nghị tỉnh Quảng Trị rà soát, đề xuất hỗ trợ gạo dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ và giáp hạt đầu năm 2025. Sau khi rà soát, các huyện,...

Cùng chuyên mục

Cùng người Hải Lăng “đi một ngày đàng…”

Từ ngày 10-17/9/2013, tôi có dịp cùng Đoàn công tác huyện Hải Lăng do Bí thư Huyện ủy Trần Ngọc Ánh làm trưởng đoàn và 22 thành viên sang công tác tại Thái Lan. Đây có thể xem là chuyến công tác “đi trước, mở đường”, góp phần hình thành nhiều ý tưởng sáng tạo trong việc định hướng phát triển kinh tế- xã hội của huyện Hải Lăng cũng như chủ động trong việc cùng với tỉnh Quảng...

Một năm khởi sắc của ngành nông nghiệp Quảng Trị

Năm 2024, ngành nông nghiệp và PTNT Quảng Trị đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng và ổn định kinh tế - xã hội của tỉnh. Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như thời tiết bất lợi, dịch bệnh diễn biến phức tạp, thị trường biến động và một số cơ chế chính sách còn vướng mắc, song ngành đã chủ động tham mưu, triển...

“Đánh thức” tiềm năng trên Hành lang kinh tế Đông

Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) là một trong 5 hành lang kinh tế thuộc Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng được thành lập vào tháng 10/1998, đi qua 13 tỉnh, thành của 4 nước: Việt Nam, Lào, Thái Lan, Myanmar. Đây được coi là thành tố quan trọng để tăng cường hợp tác phát triển kinh tế ở Tiểu vùng sông Mê Kông.Bí thư Tỉnh ủy, Tỉnh trưởng tỉnh Sekong (Lào) Lếc-lảy Sỷ-vy-lay (bìa phải)...

Đưa gỗ Quảng Trị đi xa

Quảng Trị có diện tích rừng hơn 248.189 ha, trong đó diện tích rừng trồng hơn 121.495 ha. Toàn tỉnh có hơn 26.136 ha diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC. Đây là điều kiện lý tưởng để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm chế biến gỗ và hướng tới xuất khẩu, qua đó phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững.Mô hình trồng rừng gỗ lớn tại...

Kinh tế du lịch sẽ tạo đột phá lớn

Năm 2024, Quảng Trị đón hơn 3 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 168 nghìn lượt khách quốc tế, cao nhất từ trước đến nay và dự báo sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. Đây là tín hiệu đáng mừng khi du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, tập trung đầu tư, qua đó tạo đột phá giúp Quảng Trị chuyển mình, phát triển.Hạ tầng bãi tắm Gio Hải được đầu tư...

Từ làng văn hóa Tày Thái Hải, nghĩ về du lịch cộng đồng thôn Chênh Vênh

Từ vùng đồi núi trọc, tròn 20 năm sau ngày lập làng, làng văn hóa Tày Thái Hải được Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) trao tặng giải thưởng “Làng du lịch tốt nhất thế giới” năm 2022. So với làng văn hóa Tày Thái Hải, làng du lịch sinh thái cộng đồng thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, có nhiều lợi thế hơn. Tuy nhiên, việc khai thác phát triển du lịch cộng đồng...

Đi chợ thời 4.0

Mua hàng không dùng tiền mặt đang phát triển mạnh mẽ từ thành phố tới vùng nông thôn, từ trung tâm thương mại, siêu thị đến chợ truyền thống, cửa hàng bán lẻ trên địa bàn tỉnh. Không chỉ mang lại lợi ích cho người dân, doanh nghiệp, hình thức này còn góp phần thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số của tỉnh, tạo sự minh bạch trong các khoản chi tiêu, giao dịch.Người dân thanh toán bằng quét...

Bừng sáng Mỹ Thủy

Những ngày cuối năm 2024, công trường xây dựng cảng nước sâu Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng, nhộn nhịp và hối hả hơn. Nhà thầu huy động tối đa máy móc, nhân lực để tăng tốc thi công công trình, phấn đấu đưa vào khai thác một cầu cảng trong năm 2025 theo đúng tiến độ đề ra. Sau gần 4 năm “im ắng”, dự án Khu bến cảng Mỹ Thủy đã được tái khởi động...

Bán tín chỉ carbon, tiềm năng từ rừng đến thảm cỏ biển

Kinh doanh tín chỉ carbon từ giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng, suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng carbon rừng là hướng đi mới để phát triển kinh tế lâm nghiệp của các địa phương có rừng. Đối với Quảng Trị, nguồn thu từ bán tín chỉ carbon không chỉ đến từ rừng mà trong tương lai, tiềm năng về...

Kết nối cung – cầu để hỗ trợ doanh nghiệp vươn xa

Thời gian qua, hoạt động xúc tiến thương mại (XTTM), kết nối cung - cầu được tỉnh Quảng Trị triển khai tích cực, hiệu quả. Thông qua hoạt động này đã tạo cơ hội thúc đẩy các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, ký kết được nhiều đơn hàng có giá trị với đối tác trong và ngoài khu vực.Các...

Tin nổi bật

Tin mới nhất