Powered by Techcity

Chủ động ứng phó sạt lở đất và lũ quét ở miền núi


Vùng miền núi Quảng Trị có lượng mưa hằng năm khá lớn, trong khi dân cư phân bố ở hầu khắp các khu vực có địa hình đồi núi cao, nhiều sông suối. Vì thế, nơi đây thường xuyên phải đối mặt các nguy cơ sạt lở đất, lũ ống và lũ quét. Để ứng phó, các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh đã, đang và tiếp tục chủ động xây dựng các biện pháp phòng, chống hiệu quả nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.

Chủ động ứng phó sạt lở đất và lũ quét ở miền núi

Mỗi khi mưa lớn, khu vực cầu tràn La La trên tuyến ĐT.587 qua xã Húc, huyện Hướng Hóa bị ngập sâu gây nguy hiểm cho người dân – Ảnh: L.T

Hàng chục điểm ở khu vực miền núi có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét

Theo kết quả Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng bộ tiêu chí và xác định các khu vực rủi ro cao về trượt, sạt lở đất đá, lũ bùn đá, lũ ống, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam” do Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sát thực hiện vào năm 2021 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có 27 xã có nguy cơ rủi ro với sạt lở đất và lũ quét, tập trung chủ yếu tại 2 huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông.

Tại huyện Hướng Hóa, qua thống kê của cơ quan chức năng, năm 2024 toàn huyện có khoảng 45 điểm với gần 600 hộ dân/2.617 nhân khẩu nằm trong khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng do sạt lở đất. Trong đó, 19 khu vực có nguy cơ sạt lở rất cao phân bố tại các thôn thuộc xã: Húc, Hướng Tân, Hướng Việt, Ba Tầng với tổng gần 300 hộ dân/1.322 nhân khẩu bị ảnh hưởng.

Phần lớn các khu vực này nằm ở vị trí có địa hình bị chia cắt mạnh bởi hệ thống sông suối có độ dốc theo sườn núi. Nơi đây, hằng năm nhận lượng mưa khá lớn và tập trung cùng thời điểm nên dễ khiến các dãy núi bị đứt gãy, gây ra sạt lở. Có điểm độ dốc quá lớn nên khi có mưa lũ liên tục kèm tốc độ dòng chảy mạnh sẽ có nguy cơ xảy ra lũ quét với sức tàn phá rất lớn.

Theo ghi nhận tại thôn Miệt Cũ, xã Hướng Linh, khu vực này có rất nhiều nhà của đồng bào dân tộc thiểu số xây dựng 2 bên mép vực sâu, bao quanh là các đồi núi cao. Vào mùa mưa, nơi đây thường xuyên đối mặt với các nguy cơ sạt lở đất, lũ quét có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Sống cạnh tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, gia đình bà Hồ Thị Pun ở thôn Miệt Cũ, xã Hướng Linh làm nhà ngay trên một mỏm đất mới được san phẳng, phía dưới là khe suối, nhìn ra trước là hồ Thủy điện Rào Quán.

Mỗi khi có mưa, bà Pun và nhiều hộ dân gần đó phải thường xuyên kiểm tra xung quanh khu vực nhà mình. “Tôi và bà con trong thôn cũng lo sợ lắm vì nguy cơ sạt lở luôn chực chờ. Nhưng biết làm sao được, gia đình quá khó khăn, đi nơi khác thì không có đất làm nhà nên đành chấp nhận sống chung vậy thôi. Mỗi khi có mưa to dài ngày, chính quyền địa phương hỗ trợ để di dời tới các trường học nhưng mình cũng sợ mất nhà, mất đất”, bà Pun lo lắng.

Chủ động ứng phó sạt lở đất và lũ quét ở miền núi

Nhiều ngôi nhà xây dựng dọc tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây thuộc xã Hướng Linh, huyện Hướng Hóa trên những mỏm đất có nguy cơ sạt lở cao – Ảnh: L.T

Theo thống kê của Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Đakrông, năm 2024 toàn huyện có 13 xã với 78 thôn, bản nằm trong vùng nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất và lũ quét khiến gần 1.500 hộ dân/6.504 nhân khẩu bị ảnh hưởng buộc phải có phương án sơ tán khi vào mùa mưa bão. Bên cạnh đó, tại huyện Đakrông có 8 khu vực với trên 250 hộ dân/1.044 nhân khẩu được xác định sinh sống dọc các khu vực có nguy cơ sạt lở bờ sông.

Cấp thiết có phương án đảm bảo an toàn cho người dân

Để chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, hiệu quả nguy cơ sạt lở đất và lũ quét gây ra, hằng năm các địa phương miền núi luôn kiện toàn, nâng cao năng lực của Ban chỉ huy PCTT& TKCN cấp huyện, xã; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn.

Trưởng phòng Nông nghiệp&PTNT, Phó Trưởng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN, huyện Hướng Hóa Hoàng Đình Bình cho biết, để chủ động trong công tác phòng chống thiên tai nói chung, địa phương thường xuyên quan tâm công tác thông tin, tuyên truyền, cảnh báo và hướng dẫn các biện pháp ứng phó với thiên tai đến tận người dân, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số. Ưu tiên hàng đầu là công tác phòng ngừa từ sớm các tình huống rủi ro do thiên tai gây ra.

Trong đó, chú trọng xây dựng các phương án di dời dân khẩn cấp ra khỏi các khu vực có nguy cơ bị sạt lở đất, lũ quét ở vùng núi; bố trí nơi ăn ở đảm bảo khi tình huống xảy ra. Về lâu dài, địa phương có nhu cầu bức thiết hiện nay là xây dựng 8 khu tái định cư cho người dân tại các khu vực có nguy cơ cao về sạt lở đất và lũ quét, tuy nhiên, đến nay do tiềm lực chỉ mới xây dựng được 3 điểm.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho hàng ngàn người dân sống ở sườn núi, ven sông suối với nỗi lo thường trực về nguy cơ sạt lở và lũ quét mỗi khi mưa bão, huyện kiến nghị các cấp có thẩm quyền tạo điều kiện, huy động nguồn lực hỗ trợ địa phương sớm hoàn thành xây dựng các khu tái định cư, nhằm tạo nơi sinh sống an toàn cho người dân.

Chủ động ứng phó sạt lở đất và lũ quét ở miền núi

Khu tái định cư Ra ly Rào, xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa được xây dựng khang trang tại vị trí an toàn để di dời các hộ dân khu vực nguy cơ sạt lở đến sinh sống – Ảnh: L.T

Thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) cho biết, tháng 3/2024 vừa qua, Bộ TN&MT có ban hành kế hoạch giao Cục Địa chất Việt Nam chủ trì thực hiện nhiệm vụ điều tra, xây dựng bộ thông tin dữ liệu, lập bản đồ hiện trạng, bản đồ phân vùng nguy cơ, phân vùng rủi ro do sạt lở đất, lũ quét tỉ lệ 1:10.000 và lớn hơn cho 150 khu vực rủi ro cao với sạt lở đất và lũ quét thuộc Đề án “Cảnh báo sớm sạt lở đất, lũ quét khu vực miền núi, trung du Việt Nam” của Chính phủ thực hiện. Tuy nhiên, trong danh sách 150 khu vực dự kiến thực hiện nghiên cứu, đánh giá này không có phạm vi thuộc tỉnh Quảng Trị.

Do đó, để đánh giá mức độ ưu tiên, cung cấp đầy đủ danh mục các khu vực rủi ro với sạt lở đất, lũ quét trên địa bàn tỉnh, Sở TN&MT đã có kiến nghị gửi UBND tỉnh đề nghị có văn bản phản hồi Cục Địa chất Việt Nam xem xét bổ sung một số khu vực có nguy cơ cao về sạt lở đất và lũ quét vào đề án nói trên.

Từ đó, có căn cứ để thời gian tới đề xuất Cục Địa chất Việt Nam thực hiện các chương trình, đề tài nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ phòng, tránh sạt lở đất và lũ quét trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, nâng cao năng lực truyền thông, sử dụng thông tin cảnh báo sớm phục vụ công tác ứng phó với các hình thái nguy hiểm như sạt lở đất và lũ quét vào mùa mưa bão.

Mới đây, trong chuyến kiểm tra công tác phòng, chống bão số 4 và mưa lũ tại địa bàn huyện Hướng Hóa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến yêu cầu địa phương khẩn trương phối hợp các ban, ngành liên quan, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh rà soát chi tiết, cụ thể các vị trí có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét để lên phương án ứng phó trước mắt và lâu dài.

Trong đó, phải đặc biệt quan tâm triển khai các biện pháp chủ động ứng phó, sẵn sàng phương tiện và lực lượng di dời người dân đảm bảo an toàn khi có tình huống xảy ra; chủ động chuẩn bị đủ nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm để sẵn sàng cung cấp đủ cho người dân trong trường hợp thiên tai xảy ra dài ngày.

Lê Trường



Nguồn: https://baoquangtri.vn/chu-dong-ung-pho-sat-lo-dat-va-lu-quet-o-mien-nui-189503.htm

Cùng chủ đề

Ban  Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến  về chủ trương đầu tư Trường Chính trị Lê Duẩn và một số dự án

Chiều nay 6/11, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy Quảng Trị họp cho ý kiến một số nội dung KT-XH. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng chủ trì cuộc họp.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang kết luận các nội dung liên quan triển khai các dự án mới - Ảnh: T.TTại...

Giảm tác động, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu

Quảng Trị là tỉnh có địa hình chiều ngang hẹp, ngắn, dốc; có bờ biển dài 75km, hệ thống sông ngòi khá dày đặc và khí hậu phức tạp. Do đó, Quảng Trị là một trong những tỉnh thường chịu ảnh hưởng của các loại hình thiên tai với tần suất và mức độ lớn. Bình quân mỗi năm tỉnh phải hứng chịu khoảng 2 cơn bão cùng với lũ lụt, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn, lũ...

Góp phần khôi phục và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số

Sau một thời gian tích cực triển khai thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, đến nay, dự án đã góp phần khơi dậy tình yêu giữ gìn, phát huy những...

Phê duyệt quy hoạch các điểm đấu nối 2 khu tái định cư dự án cao tốc Vạn Ninh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Lê Đức Tiến vừa ký quyết định phê duyệt 3 điểm đấu nối vào đường Hồ Chí Minh nhánh Đông thuộc hai khu tái định cư xã Linh Trường và xã Gio An tại các lý trình km1065+230 (T), km1066+350 (T), km1067+319 (T). Điểm đấu nối kiểu ngã ba, là nút giao thông cùng mức.Con đường từ khu tái định cư xã Linh Trường đang chờ đấu nối với đường Hồ Chí...

Miền Trung đón mưa lớn đỉnh điểm

TPO - Dự báo từ ngày 4 - 6/11 là khoảng thời gian mưa lớn đỉnh điểm ở các tỉnh miền Trung với lượng mưa ba ngày từ 220mm - 400mm, có nơi trên 700 mm. Cảnh báo nguy cơ đặc biệt cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt diện rộng.Đêm qua và sáng sớm nay (4/11), khu vực từ Quảng Trị đến Thừa Thiên Huế có mưa vừa, mưa to và dông, các nơi...

Cùng tác giả

Tiếp sức cho phụ nữ vùng khó thoát nghèo

Bằng nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực, hiệu quả, thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đakrông đã tiếp sức cho các hội viên vượt qua nghịch cảnh, vươn lên trong cuộc sống, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo của địa phương.Nhờ nguồn vốn vay quay vòng, chị Xiên có điều kiện mở rộng việc chăn nuôi - Ảnh: T.PTheo cán bộ phụ nữ xã Tà Rụt, chúng tôi đến thăm gia...

Kiểm soát chặt chẽ hoạt động giết mổ gia súc

Tình dịch bệnh gia súc trên địa bàn tỉnh thời gian qua diễn biến phức tạp, do đó, ngoài việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị còn đẩy mạnh công tác kiểm soát giết mổ nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm thịt gia súc, bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.Xử lý dịch bệnh trên gia súc ở Hướng Hóa -...

Ban  Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến  về chủ trương đầu tư Trường Chính trị Lê Duẩn và một số dự án

Chiều nay 6/11, Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy Quảng Trị họp cho ý kiến một số nội dung KT-XH. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Hưng chủ trì cuộc họp.Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang kết luận các nội dung liên quan triển khai các dự án mới - Ảnh: T.TTại...

16 tỉnh, thành phố tham gia Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 tại tỉnh Quảng Trị

Chiều nay 6/11, Ban tổ chức Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại tỉnh Quảng Trị năm 2024 (gọi tắt là ngày hội) tổ chức cuộc họp nhằm rà soát, đánh giá công tác chuẩn bị và thông qua các nội dung liên quan đến việc tổ chức ngày hội. Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL), Trưởng Ban chỉ đạo ngày hội Trịnh Thị Thủy; Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị cho ý kiến một số nội dung về kinh tế xã hội

(Cổng TTĐT) Chiều ngày 6/11/2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị đã tổ chức cuộc họp nhằm cho ý kiến đối với một số nội dung về kinh tế xã hội theo thẩm quyền. Đồng chí Nguyễn Đăng Quang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và đồng chí Võ Văn Hưng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì...

Cùng chuyên mục

Tiếp sức cho phụ nữ vùng khó thoát nghèo

Bằng nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực, hiệu quả, thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đakrông đã tiếp sức cho các hội viên vượt qua nghịch cảnh, vươn lên trong cuộc sống, góp phần tích cực vào công tác giảm nghèo của địa phương.Nhờ nguồn vốn vay quay vòng, chị Xiên có điều kiện mở rộng việc chăn nuôi - Ảnh: T.PTheo cán bộ phụ nữ xã Tà Rụt, chúng tôi đến thăm gia...

Kiểm soát chặt chẽ hoạt động giết mổ gia súc

Tình dịch bệnh gia súc trên địa bàn tỉnh thời gian qua diễn biến phức tạp, do đó, ngoài việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị còn đẩy mạnh công tác kiểm soát giết mổ nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm thịt gia súc, bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng.Xử lý dịch bệnh trên gia súc ở Hướng Hóa -...

Mô hình trồng rau thủy canh với nhiều triển vọng

Với những kiến thức, kinh nghiệm học hỏi được sau 10 năm đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng tại các nông trại trồng rau thủy canh hiện đại ở Malaysia, anh Hồ Văn Thông (40 tuổi), ở thôn Đơn Quế, xã Hải Quế, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị đã trở về quê và quyết tâm lập nghiệp làm giàu với mô hình này. Sau gần 1 năm bắt tay thực hiện, đến nay mô hình trồng...

Giảm tác động, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu

Quảng Trị là tỉnh có địa hình chiều ngang hẹp, ngắn, dốc; có bờ biển dài 75km, hệ thống sông ngòi khá dày đặc và khí hậu phức tạp. Do đó, Quảng Trị là một trong những tỉnh thường chịu ảnh hưởng của các loại hình thiên tai với tần suất và mức độ lớn. Bình quân mỗi năm tỉnh phải hứng chịu khoảng 2 cơn bão cùng với lũ lụt, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn, lũ...

Giải pháp tạo sinh kế bền vững cho người dân vùng núi

Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) năm 2024, thời gian qua, các địa phương ở Quảng Trị tích cực triển khai các hoạt động hỗ trợ sản xuất, tạo sinh kế bền vững cho người dân. Qua đó, giúp đồng bào DTTS có thêm động lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, quá...

Đảm bảo an toàn các công trình thủy lợi trong mùa mưa bão

Hiện nay, nhiều hạng mục hồ thủy lợi trên địa bàn tỉnh đang bị xuống cấp, hư hỏng, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố, đặc biệt khi mùa mưa bão đến. Để bảo đảm an toàn cho các công trình thủy lợi quan trọng này, giảm ngập lụt cho vùng hạ du, Công ty TNHH MTV quản lý khai thác công trình thủy lợi Quảng Trị đang triển khai nhiều giải pháp phòng ngừa, ứng phó hiệu...

Nguy cơ mất an toàn từ những cây cầu xuống cấp

Nguy cơ mất an toàn từ những cây cầu xuống cấp05/11/2024 07:58 Anh Quân - Lê TrườngQTO - Trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hiện có 104 cây cầu xuống cấp. Đây là thực trạng đáng lo ngại trong đảm bảo an toàn, thông suốt giao thông phục vụ phát triển KT - XH, đảm bảo QP - AN. Thực tế này rất cần được các cơ quan chức năng sớm quan tâm giải quyết. Nguồn: https://baoquangtri.vn/video/nguy-co-mat-an-toan-tu-nhung-cay-cau-xuong-cap-189500.htm

Hiệu quả từ trồng rừng FSC

Bảo vệ môi trường hệ sinh thái, đa dạng sinh học, giảm nguy cơ cháy rừng, đồng thời mang lại giá trị kinh tế cao hơn trên cùng một diện tích canh tác là hiệu quả kép mà trồng rừng chứng chỉ FSC mang lại!Rừng được cấp cấp chứng chỉ FSC mang lại hiệu quả trên nhiều mặt - Ảnh: L.MPhó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phan Văn Phước cho biết, việc thực hiện...

Trồng rừng ngập mặn cải thiện môi trường sinh thái

Nhiều năm qua, Sở Tài Nguyên và Môi trường Quảng Trị cùng các sở, ngành, cơ quan chức năng liên quan đã triển khai các dự án trồng rừng ngập mặn nhằm phát huy tác dụng chắn sóng, bảo vệ đê điều, chống triều cường, xói lở đất, cải thiện môi trường sinh thái, giảm thiểu biến đổi khí hậu, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân ở một số vùng ven biển phát triển sản xuất, nâng...

Xây dựng các mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu (BĐKH) thực sự là một thách thức lớn cho sự phát triển bền vững, trong đó, nông nghiệp là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất, Do đó, để nông nghiệp phát triển ổn định, bền vững thì việc nghiên cứu, đưa ra các phương pháp canh tác nông nghiệp thông minh, thích ứng với BĐKH là yêu cầu cấp thiết.Mô hình sản xuất giống đậu xanh 12ĐX02 cho năng suất cao, rất phù...

Tin nổi bật

Tin mới nhất