Quảng Trị nằm ở điểm giữa của đất nước Việt Nam và là điểm đầu cầu về phía Việt Nam trên Hành lang kinh tế Đông-Tây với 2 cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và La Lay kết nối với 2 tỉnh bạn Lào Savannakhet và Salavan với vị thế địa chính trị – kinh tế đặc biệt này nên Quảng Trị có những giá trị, tiềm năng và lợi thế riêng cho phát triển kinh tế du lịch.
Tuy nhiên khó khăn hiện nay của du lịch Quảng Trị là chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được hết nhu cầu của du khách; công tác quy hoạch tại các khu di tích thực hiện chậm; nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng còn hạn chế; các doanh nghiệp lữ hành quy mô nhỏ, có hạn chế trong xây dựng tour đưa khách du lịch đến địa phương…
Cùng những tồn tại với nhiều điểm du lịch được đầu tư, xây dựng và phát triển theo các loại hình cộng đồng, du lịch canh nông và sinh thái nhưng không đúng pháp luật về mục đích sử dụng đất xây dựng trái phép trên đất trồng cây lâu năm, bên cạnh việc xây trái phép có những công trình còn có những vi phạm khác như nằm sát hành lang an toàn bờ hồ sinh thái và mở đường sát bên rừng thông của Ban quản lý rừng phòng hộ. Cùng với nhiều dự án du lịch nghỉ dưỡng được kỳ vọng là động lực, nhưng chưa thành công về quảng bá, cơ chế, xúc tiến và chuyển đổi số, hợp tác du lịch…chưa xứng tầm
Để đẩy mạnh phát triển du lịch gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế Quảng Trị đã đưa ra các nhiệm vụ như phát triển làng nghề, văn hóa và môi trường sinh thái của các địa phương, nâng cao chất lượng về du lịch toàn diện. Đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với quá trình chuyển đổi số, ít nhất 50% điểm du lịch nông thôn được công nhận được số hóa và kết nối trên trang quảng bá, xúc tiến du lịch bằng công nghệ số; mỗi huyện nông thôn mới có tiềm năng du lịch xây dựng ít nhất 01 mô hình chuỗi liên kết du lịch nông nghiệp nông thôn đặc thù; ít nhất 70% chủ cơ sở du lịch nông thôn được đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ quản lý du lịch, 80% lao động du lịch nông thôn được bồi dưỡng, tập huấn và nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng phục vụ khách du lịch, trong đó ít nhất 50% là lao động nữ, mỗi điểm du lịch có ít nhất 01 nhân viên thành thạo ngoại ngữ. Nâng cấp, đầu tư phát triển điểm du lịch nông thôn gắn với việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; phát triển sản phẩm du lịch nông thôn mang đặc trưng của địa phương; phát triển nguồn nhân lực du lịch nông thôn có chất lượng; truyền thông, xúc tiến, quảng bá du lịch nông thôn; xây dựng và triển khai các mô hình thí điểm về phát triển du lịch nông thôn theo hướng du lịch xanh, có trách nhiệm và bền vững…
Thu Hằng