Powered by Techcity

Lắng lòng với “Bốn mùa thương nhớ”


Mấy hôm trước ở Sài Gòn, khi ngồi lại với nhau mừng Nguyễn Linh Giang, Hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh ra mắt sách mới “Bốn mùa thương nhớ” – NXB Thanh Niên, 2024 (là cuốn sách thứ tư của anh)- những nhà báo quê Quảng Trị, Quảng Bình chúng tôi: Bùi Phan Thảo, Nguyễn Linh Giang, Trần Yên, Nguyễn Hồng… nói với nhau những câu chuyện quê nhà, về tuổi thơ và những kỷ niệm thân thương, những sản vật – món ăn đi vào ký ức, một cách hào hứng và xúc động.

Trao truyền yêu thương từ bếp lửa quê nhà

Rõ ràng, “Bốn mùa thương nhớ” đâu phải chỉ riêng nhà báo – nhà văn Nguyễn Linh Giang mà cũng là của những nhà báo và những con dân Quảng Trị đang sống xa quê. Nghề báo giúp Nguyễn Linh Giang đi, đến nhiều nơi trên đất nước mình, nghề báo giúp anh có sự quan sát thấu đáo, ghi chép kỹ lưỡng, để khi những bài tản văn hình thành, có sự soi chiếu nhiều chiều, thấm sâu những tình yêu nuôi dưỡng theo tháng năm và cả sự trầm tích của bề sâu văn hóa quê hương, hàng trăm năm trước, từ thời người Chăm sinh sống đến những dân binh theo Đoan Quận công Nguyễn Hoàng vào mở cõi từ năm 1558…

Lắng lòng với “Bốn mùa thương nhớ”

Bìa sách “Bốn mùa thương nhớ”

Và cũng như sự ngẫu nhiên, những ngày qua tôi lại được đọc bút ký của Lê Đức Dục, một cây bút phóng sự – bút ký trên tạp chí Cửa Việt – “Những bài học bên bếp lửa của mạ dạy tôi”. Trong những câu chuyện, tôi nhớ nhất anh kể mạ anh ngồi chùi xoong nồi dịp tết Đoan Ngọ, mạ nói với anh: “Mình nấu ăn hàng ngày thì dùng xoong đã rửa sau bữa ăn, nhưng xoong nồi nấu cúng ông bà thì không như nấu cho mình ăn, phải chùi rửa thật sạch trước khi nấu”.

Lắng lòng với “Bốn mùa thương nhớ”

Cốt cách đó của người Quảng Trị thật đáng trân trọng. Cũng như Lê Đức Dục, bên bếp lửa quê nhà, Nguyễn Linh Giang được mẹ trao truyền tình yêu quê hương, trao truyền những bí quyết nấu ăn ngon cùng những bài học làm người. Xa quê, những món ăn thành niềm thương nỗi nhớ, những gia vị quấn quýt hồi ức đi vào trang sách thấm đẫm tình. Với Nguyễn Linh Giang: “Ẩm thực, vì vậy không chỉ là món ăn mà còn là sản vật riêng biệt của một vùng đất, nó có bề dày văn hóa, mang âm vang lịch sử”.

Tôi, quê làng Mai Xá, dĩ nhiên tâm đắc với bài tản văn về con chắt chắt bởi tuổi hoa niên từng chống ghe đi cào chắt chắt nhiều tháng, hết sông ở làng lại qua ngã ba Gia Độ vào những nhánh sông để chiều về chở đầy ghe chắt chắt nhưng bán ra chỉ được số tiền ít ỏi đủ mua gạo ăn cho cả gia đình những năm 1978 -1980; nay chắt chắt lên hàng đặc sản, sản lượng cũng ít dần đi nhưng giá đã cao hơn…

“Bốn mùa thương nhớ” còn làm tôi xúc động khi nhớ về những chiều hôm chạng vạng đi bắt rầy mốc vào những tháng sau Tết, lấy cành cây đập vào những nhành dương liễu hoặc trèo lên để bắt về, nướng ăn cùng lá bầu non.

Nguyễn Linh Giang làm tôi nhớ những cây thuốc lá ba tôi trồng trong vườn nhà, cây lớn lên, hái lá rồi xâu lạt, phơi nắng, phơi sương rồi đưa lên gác bếp. Thuốc nhà tôi ngon nhất làng, làng tôi thuở đó ai lớn lên cũng hút thuốc. Tôi cũng từ quê nhà dầm mình trong mưa gió trên đồng, dưới sông nên 13 tuổi đã biết hút thuốc, song đến năm 50 tuổi thì đã bỏ hẳn được…

Ngọn khoai lang và khí chất Quảng Trị

Đọc “Bốn mùa thương nhớ”, những người xa quê ai cũng lắng lòng, những kỷ niệm xa xưa bỗng trở về. Ai từng nhiều năm tháng sống với quê, biết làm lụng, bơi lội, cày bừa, cấy lúa, trồng khoai…, giờ xa quê đằng đẵng, tất cả trở thành ký ức lung linh qua từng trang sách. Hơn nữa, đó cũng là những tản văn chuyển tải nhiều thông tin, kiến thức cho người đọc, “nói có sách mách có chứng” khi dẫn nguồn cứ liệu cần thiết cho một câu chuyện, một vấn đề.

Tác giả có lối viết sinh động, giỏi đặc tả và gói lại tản văn bằng một lời kết nhẹ nhàng. Với người đi cào chắt chắt, đó là “ngọt ngào cho đi, nhọc nhằn giữ lấy”, vất vả ngược xuôi trên sông để người ăn có bữa cơm ngon, tô canh chắt chắt rau muống ngọt lành trong trưa Nam nắng.

Lắng lòng với “Bốn mùa thương nhớ”

Nhà báo – Nhà văn Nguyễn Linh Giang

Với “bữa tiệc” rầy mốc trên đồng, Nguyễn Linh Giang viết: “Vị béo ngậy, ngọt bùi quyện vào nhau khoan khoái khó tả. Không chỉ mùi vị thơm lừng của rầy nướng mà ta như còn được ăn cả mùi của đất đai, ruộng đồng, làng mạc, hương quê”…

Một điểm cộng nữa cho Nguyễn Linh Giang là anh đưa rất nhiều ca dao, câu đố, phương ngữ và thơ (của nhà thơ Tạ Nghi Lễ nhiều nhất) vào từng bài viết: “Nỏ lo bún ế chợ Sòng/ đi ra buổi chợ mặc lòng mà ăn”; “Ngày mùa tưới đậu trồng khoai/ ngày ba tháng tám mới ngồi mà ăn”; “Tu hú kêu bớ cá chuồn/ cô ả về nguồn có nhớ em không”; “Tám thằng dân vần hòn đá tảng/ hai anh xã vác giáo chạy theo” (con cua)… Từ đó các trang văn sinh động và duyên dáng hơn lên, người đọc cũng dễ nhập tâm với những điều anh viết…

Khá nhiều sản vật, món ăn trong tập sách này cũng có ở các vùng miền trong cả nước, song cũng có nhiều sản vật, món ăn chỉ có ở tỉnh Quảng Trị và một vài địa phương khác mà thôi. Cũng là khoai lang, song khoai lang đất cát Quảng Trị đã ngon lại bùi, cách ngọn khoai vươn lên, cho củ ngọt bùi cũng là một biểu hiện của khí chất người dân xứ này: “Ngọn khoai gục xuống mấy ngày, nhờ ăn gió ăn sương đến ngày thứ ba thì ngóc đầu dậy, sống. Khoai đất cát củ to nhưng vỏ mỏng, ăn rất bùi, không khi nào bị sâu”…

Một số món ăn như bánh ướt, bánh bột lọc thì từ Nghệ Tĩnh trở vào Thừa Thiên Huế đều có, song bánh ướt Phương Lang của Quảng Trị thì danh bất hư truyền. Gà nhiều nơi rất ngon, song gà Cùa (Cam Lộ) từng để tiến vua thì chắc chắn phải là ngon số một; nem chợ Sãi, bánh gai chợ Thuận hay rượu Kim Long là niềm tự hào của người dân Quảng Trị và từng trang viết của Nguyễn Linh Giang lúc nhẩn nha khi sôi nổi làm người đọc cũng theo anh trong mạch cảm xúc tự tình quê hương.

Thâm sâu như đất

Đặc biệt, ngòi bút Nguyễn Linh Giang thành công khi viết về những đặc sản của Quảng Trị, những món ăn Quảng Trị đặc trưng, như cá mát và món cheo của người Vân Kiều, về ớt và đẳng cấp ăn cay của người Quảng Trị. Cây ném (còn gọi là nén, hành tăm), ngoài Quảng Trị và Thừa Thiên Huế còn có ở Quảng Nam và một số tỉnh thành khác, song ba tỉnh, thành nói trên người dân dùng ném như một thứ gia vị hảo hạng.

Những món ăn như cháo vạc giường (cháo bột cá tràu) không thể thiếu củ ném giã ra, um lên, trên nồi cháo là lá ném xắt nhỏ, thơm lừng. Tác giả viết: “Ăn tô cháo bột ta như được thưởng thức một vũ điệu ba lê kinh điển, không có gì tuyệt vời hơn. Đó là khi ném đã lên tiếng, ném đã thể hiện vũ điệu thăng hoa của mình”…

Con nuốt, sản vật hiếm hoi ở vùng quê ven biển Quảng Trị, Thừa Thiên Huế trong món gỏi chỉ ngậm mà nghe, còn mắm thính cá chuồn thì người Quảng Trị nào mà chẳng quen với màu mắm đỏ au, màu thính rắc vàng và đọc tản văn về mắm thính ai mà không dậy lên mùi thơm từ ký ức vọng về.

Quê nghèo một thuở nhưng giàu có về tâm hồn, về chiều sâu văn hóa và vững bền cốt cách, tâm tính tử tế của người Quảng Trị. Tác giả thắc thỏm lo những biến thiên thời cuộc, lúc môi trường bị những tác động xấu thì một số sản vật sẽ mai một và chỉ còn trong ký ức.

Tập tản văn viết nhiều về những món ăn, mà trong kỳ cùng, cũng là những triết lý sống. Hẳn bạn đọc cũng thấm thía với cái tréc đất, nấu những món ngon cho người dân dã và cho vua chúa, trở lại chu trình: “Cái tréc, cái nồi đất, hành trình thuở con gái hây hây má hồng, đến khi già cả, đen đúa, nứt bể, đất đai lại đón về, thổ lại hoàn thổ. Cát bụi lại trở về cát bụi. Ai nói dân gian không thâm sâu như đất?”…

Bùi Phan Thảo



Nguồn: https://baoquangtri.vn/lang-long-voi-bon-mua-thuong-nho-189242.htm

Cùng chủ đề

Bế mạc Giải Bóng chuyền hơi chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Chiều nay 16/11, tại TP. Đông Hà, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Trị tổ chức bế mạc Giải Bóng chuyền hơi chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 18/11 (1930 - 2024). Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh...

Giải Bóng chuyền hơi chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Sáng nay 16/11, tại Nhà thi đấu đa năng tỉnh Quảng Trị, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh tổ chức khai mạc Giải Bóng chuyền hơi chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 18/11 (1930 - 2024). Tổng Biên tập Báo Quảng Trị, Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Trương Đức Minh Tứ; Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Nguyễn Quốc Khánh tham dự.Tổng Biên tập Báo...

Đề xuất xây dựng một trường học mới ở huyện Vĩnh Linh trị giá khoảng 54 tỉ đồng

Chiều nay 31/10, UBND tỉnh Quảng Trị làm việc với đoàn công tác của Công đoàn Văn phòng Chính phủ và Ngân hàng Công nghiệp Hàn Quốc (IBK) về kế hoạch triển khai một số công trình an sinh xã hội hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Văn phòng Chính phủ 28/8 (1945 - 2025). Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam; Phó Chủ tịch Thường trực Công đoàn Văn phòng Chính phủ Phạm Quang Tiến;...

Họp báo  về  thành tựu xây dựng TP. Đông Hà  đạt  đô thị loại II và kỷ niệm 15 năm thành lập thành phố

Chiều nay 26/9, TP. Đông Hà tổ chức họp báo thông tin thành tựu quá trình xây dựng TP. Đông Hà là đô thị loại II, trực thuộc tỉnh Quảng Trị và kỷ niệm 15 năm thành lập thành phố (2009 - 2024). Bí thư Thành ủy Đông Hà Lê Quang Chiến tham dự.Quang cảnh họp báo thông tin thành tựu quá trình xây dựng TP. Đông Hà là đô thị loại II, trực thuộc tỉnh Quảng Trị và...

Khánh thành, gắn biển 2 công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm truyền thống Vĩnh Linh

Sáng nay 25/8, huyện Vĩnh Linh tổ chức lễ khánh thành, gắn biển 2 công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm truyền thống Vĩnh Linh 25/8 (1954 - 2024) với tổng kinh phí đầu tư 13 tỉ đồng. Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị Hoàng Đức Thắng tham dự lễ.Các công trình như: Nhà hoạt động giáo dục đa năng tại Trường THCS Nguyễn Trãi, thị trấn Hồ Xá có nguồn vốn xây dựng...

Cùng tác giả

Không khí lạnh tràn về, Hà Nội chuyển mưa rét vào đầu tuần

.tdi_77{vertical-align:baseline}.tdi_77>.wpb_wrapper,.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_77>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_77>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_77{padding-bottom:30px!important} .tdi_78{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_78 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_78,.tdi_78>p,.tdi_78 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_78 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_78 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .wp-caption-text,.tdi_78 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78...

Không khí lạnh tràn về, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển lạnh​

.tdi_77{vertical-align:baseline}.tdi_77>.wpb_wrapper,.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_77>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_77>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_77{padding-bottom:30px!important} .tdi_78{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_78 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_78,.tdi_78>p,.tdi_78 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_78 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_78 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .wp-caption-text,.tdi_78 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78...

Chung kết Liên hoan tiếng hát Bông mai vàng năm 2024

Sáng nay 24/11, Nhà Thiếu nhi tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc vòng chung kết Liên hoan tiếng hát Bông mai vàng năm 2024 với chủ đề “Giai điệu tuổi học trò” dành cho thiếu nhi trên địa bàn tỉnh.Một số tiết mục dự thi của các thí sinh sau lễ khai mạc - Ảnh: ĐVSau hơn một tháng thông báo, ban tổ chức liên hoan đã nhận được 89 tiết mục của 93 thí sinh trong toàn...

Trao tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú và kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

(Cổng TTĐT) Chiều ngày 19/11/2024, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Quảng Trị tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú lần thứ 16 năm 2023 và kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 (1982 - 2024). Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hồ Đại Nam; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến tham dự. Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy...

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng làm việc với đoàn công tác của FAO và ECHO

(Cổng TTĐT) Ngày 20/11/2024, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng có buổi làm việc với ông Rémi Nono Womdim, Trưởng đại diện Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam và bà Valentina Auricchio, Trưởng đại diện của Ủy ban bảo vệ dân sự và Viện trợ nhân đạo Châu Âu (ECHO) tại khu vực D3 cùng các thành viên đoàn công tác. ...

Cùng chuyên mục

Chung kết Liên hoan tiếng hát Bông mai vàng năm 2024

Sáng nay 24/11, Nhà Thiếu nhi tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc vòng chung kết Liên hoan tiếng hát Bông mai vàng năm 2024 với chủ đề “Giai điệu tuổi học trò” dành cho thiếu nhi trên địa bàn tỉnh.Một số tiết mục dự thi của các thí sinh sau lễ khai mạc - Ảnh: ĐVSau hơn một tháng thông báo, ban tổ chức liên hoan đã nhận được 89 tiết mục của 93 thí sinh trong toàn...

Chùm thơ của cô giáo Hoàng Thị Kim Lịch

Trong những năm tháng đất nước chiến tranh, tháng 10/1954, khi mới 10 tuổi, cô giáo Hoàng Thị Kim Lịch được Đảng, Nhà nước đưa ra miền Bắc học theo tiêu chuẩn con cán bộ kháng chiến. Năm 1965, cô được sang Trung Quốc học đại học, trở thành giáo viên rồi trở về nước. Cùng với nhiều cán bộ trở về Nam chiến đấu, xây dựng vùng giải phóng, đầu năm 1972, cô viết đơn tình nguyện đi...

Huyện Gio Linh tăng cường quản lý lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Những năm qua, huyện Gio Linh thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chỉ đạo của cấp trên, chủ động triển khai nhiều kế hoạch, giải pháp tích cực nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý về lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch; tăng cường chỉ đạo tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, góp phần nâng cao đời sống văn...

Đã có một mối tình “tay ba” kỳ diệu như thế! *

Tôi muốn mời bạn trước khi đọc những dòng tiếp sau đây, vô trang Youtube nghe ca khúc “Mộng mơ” (Reverie) bất hủ của nhà soạn nhạc người Đức nổi tiếng R.Schumann (1810-1856) với lời Việt của Phạm Duy, do ca sĩ Lệ Thu trình diễn. “Ngồi im, nhìn lên vườn sao lấp lo... Người xưa...biết duyên bạc số vẫn chưa quên tình hờ...”Mấy chục năm trước, khi còn là một học sinh cấp hai, có một cô bé...

Người góp phần đưa thể thao hải lăng phát triển

25 năm làm giáo viên môn giáo dục thể chất của Trường THPT Hải Lăng cũng là ngần ấy năm anh Trần Quang Vinh (sinh năm 1975), ở Khóm 7, thị trấn Diên Sanh, huyện Hải Lăng, miệt mài ngày đêm đào tạo, dạy dỗ nên hàng chục thế hệ võ sinh môn Karate. Về chuyên môn, anh làm tốt công tác tổ chức các giải thể thao cấp trường, tuyển chọn học sinh tham gia các giải, hội...

Góp phần khôi phục và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số

Sau một thời gian tích cực triển khai thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, đến nay, dự án đã góp phần khơi dậy tình yêu giữ gìn, phát huy những...

Thầy Phan Đăng – Phan Hứa Thụy của chúng tôi!

“Chào các anh chị, năm nay tui được Ban chủ nhiệm khoa phân công chủ nhiệm lớp Văn K10 của các anh chị, tên tui là Phan Đăng”.Đó là một buổi sáng cuối tháng 10 năm 1986, lớp Văn K10 chúng tôi được gặp thầy. Gần bốn mươi năm trôi qua, khi những đứa sinh viên 18 - 20 tuổi lúc ấy nay đã ngấp nghé tuổi 60, đi gần trọn vòng hoa giáp đời người chợt nhận ra...

Truyện ngắn: Những nhành lan tím

Một chiều đầu hạ, trên bến xe thị trấn Cam Lộ, một ông già dáng người mảnh khảnh, cổ quấn chiếc khăn rằn đen, bước xuống một cách khó nhọc từ chiếc xe khách mang biển số 50C... Toàn thân ông cúi gập xuống phía cánh tay đang chống gậy. Khác với thân hình có vẻ tiều tụy, khuôn mặt ông cương nghị, vầng trán cao, đôi mắt sáng...-Minh họa: NGỌC DUYÔng bước dọc theo con đường Trần Hưng...

Những nhành lan tím

Một chiều đầu hạ, trên bến xe thị trấn Cam Lộ, một ông già dáng người mảnh khảnh, cổ quấn chiếc khăn rằn đen, bước xuống một cách khó nhọc từ chiếc xe khách mang biển số 50C... Toàn thân ông cúi gập xuống phía cánh tay đang chống gậy. Khác với thân hình có vẻ tiều tụy, khuôn mặt ông cương nghị, vầng trán cao, đôi mắt sáng...-Minh họa: NGỌC DUYÔng bước dọc theo con đường Trần Hưng...

Phát triển bóng đá phong trào không cạnh tranh trong trường học

Khoảng 2 năm trở lại đây, bóng đá phong trào trong các trường học trên địa bàn tỉnh Quảng Trị phát triển khá mạnh , thu hút số lượng lớn giáo viên và học sinh tham gia. Mô hình câu lạc bộ (CLB) bóng đá phong trào trong trường học trở thành một sân chơi thường xuyên, lành mạnh, mang đến nhiều cơ hội để rèn luyện sức khỏe, giáo dục toàn diện cho học sinh. Phong trào này...

Tin nổi bật

Tin mới nhất